Da của cái xác khô đều có màu nâu đen, nếu điều kiện môi trường bình thường thì hẳn là thây khô này được ít nhất cũng phải tháng rồi.
Quần áo trên người cái xác khô khá cũ, nhưng lại chưa mục nát bằng xác, dù là áo cũ nhưng khách quan mà nói lại hơi “mới” hơn một chút so với quần áo trên xác khô.
Trước ngực, trên mặt và đỉnh đầu của cái xác đều có vết máu rõ ràng, dù giờ đã khô nhưng vẫn còn màu đỏ tươi, hẳn là vừa hình thành gần đây, khá mới, nhưng lại không trùng khớp với thời gian hình thành xác khô.
Thôi Đào đã kiểm tra những nơi có vết máu, không hề có vết thương nào tương ứng.
Các mô mềm của xác chết đều đã co cứng lại, trọng lượng chỉ còn lại khoảng / trọng lượng ban đầu.
Tóc tai bù xù, trên tóc không có phụ kiện gì, vì trong quá trình khô cái xác sẽ bị co lại, vì vậy quần áo mặc trên người cũng rộng thùng thình.
Tuy nhiên quần áo bên dưới của cái xác lại được cố định rất chặt, vì thế không xuất hiện hiện tượng quần áo bị bung và rơi ra sau khi phơi khô.
Giới tính là nam nữ, vì không có vết thương ngoài rõ ràng nên hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân tử vong.
Do phương tiện kỹ thuật có hạn nên phải đợi chở xác về nhà xác rồi mới xem kỹ được, chưa thể biết chắc được điều gì.
Lúc này, Lý Viễn báo cáo lại những gì mình đã tìm hiểu được cho Hàn Kỳ và Thôi Đào.
Chủ nhà này là một cặp vợ chồng trung niên, tên là Văn Sơn Tuyền và Đường thị.
Cả hai có đứa con, năm nay đã tuổi nhưng bị ngốc, trí tuệ chỉ như một đứa nhóc – tuổi.
Hôm nay là tiết Thiên Huống, mới sáng Đường thị đã định ra ngoài cây liễu già trước cổng để giăng dây phơi quần áo.
Nhưng vừa buộc được đầu dây thừng thì thị đã nghe con trai mình nhao nhao kêu đói bụng, Đường thị đành phải vội chạy đi nấu cơm.
Văn Sơn Tuyền chồng thị thì làm công trong phòng bếp tửu lầu, đi làm từ sáng sớm, ngày bữa không ăn ở nhà nên trong nhà thường chỉ có người là Đường thị và Văn đại lang.
Đường thị đang nấu ăn dở thì nghe một tiếng thét chói tai từ ngoài cổng truyền tới, hàng xóm hô hào rằng nhà thị có người chết.
Đường thị liền chạy ra xem, thấy trên dây phơi đồ của nhà mình có cái thây khô dính máu trông rất khủng khiếp, mà thằng con ngốc của mình lại đang đứng nhìn rồi cười ngờ nghệch.
Đường thị bị dọa tới mức ngất xỉu, là La đại nương hàng xóm sai con trai La đại lang đi báo quan.
Sau đó quân tuần trải nhận được tin liền bắt đầu phong tỏa hiện trường, báo cho bọn Vương Chiêu và Lý Viễn, sau đó Hàn Kỳ và Thôi Đào cũng nhận tin rồi chạy tới đây.
Giờ Đường thị vẫn còn thẫn thờ trong sân, Văn đại lang đang quỳ bên cạnh thị, khóc lóc gọi mẹ.
Vì trước cổng nhà treo cái xác khô nên chẳng ai dám bước vào quan tâm tới họ.
Lúc Vương Chiêu tới hiện trường thì Đường thị đã tỉnh táo lại, nhưng vẫn sợ đến mức chân tay bủn rủn.
Văn đại lang dù bị ngốc nhưng rất biết chở che mẹ mình, không cho phép bất cứ ai tới gần cả.
Vương Chiêu thấy Đường thị không sao thì cũng không dùng vũ lực với gã, dù sao đại phu cũng chưa tới.
Gã cũng bị hoảng sợ nên họ không dám tùy tiện đưa đi đâu, cứ để mẹ con ở đó.
Lúc này Thôi Đào đã nghiệm thi xong, thi thể cũng được dọn đi rồi, Vương Chiêu bèn nhờ Thôi Đào xem giúp tình trạng của Đường thị.
Văn đại lang lập tức bảo vệ mẹ mình, cực kỳ đề phòng nhìn Thôi Đào chằm chằm.
Vương Chiêu không nói gì, sai nha dịch áp Văn đại lang sang một bên.
Đường thị đưa mắt nhìn, nước mắt rơi lã chã, thị há miệng rên hừ hừ vài tiếng, muốn nói gì đó nhưng không thể nói ra được.
Thôi Đào kiểm tra sơ qua tình trạng của Đường thị xong, thấy vấn đề không có gì lớn, sau khi châm cứu cho thị xong liền kê một đơn thuốc an thần, sai người đi bốc thuốc rồi đỡ Đường thị đứng dậy.
Bấy giờ Đường thị mới phát hiện mình đã cử động được, nức nở nói cảm ơn Thôi Đào.
Không biết Văn đại lang lấy sức đâu ra mà cũng vùng tránh khỏi sự khống chế của nha dịch, bổ nhào tới cạnh Đường thị, ôm chặt lấy cánh tay của thị.
Lý Viễn đã báo lại lời khai điều tra được cho Hàn Kỳ, không ai để ý cái xác được treo lên từ khi nào cả.
Lúc đó mọi người chỉ nhìn thấy Văn đại lang đang hí hửng vỗ tay cười trước mấy cái xác.
Thôi Đào quan sát Văn đại lang rồi hỏi gã: “ bộ quần áo đó là do anh treo lên à?”
Nàng cố tình không nói là thây khô, chỉ bảo là “ bộ quần áo”.
Văn đại lang sợ người lạ nên trốn ra sau lưng Đường thị, sợ hãi nhìn Thôi Đào.
Đường thị vẫn còn hơi hoảng hốt, nhưng đã chịu phối hợp với Thôi Đào, run giọng hỏi Văn đại lang có phải như thế không.
Văn đại lang khẽ gật đầu.
“Trời ạ! Cái thằng khốn này, sao lại treo thây khô trước cửa nhà chúng ta chứ hả!” Đường thị tức tới mức khóc rống lên.
“Đường nương tử đừng kích động, chuyện này hơi kỳ lạ, tôi thấy có vẻ như anh ta không phân biệt được thây khô đâu.” Thôi Đào nói.
Nhờ có Thôi Đào nhắc nhở, Đường thị mới nhớ ra, liên tục gật đầu giải thích với nàng rằng gã bị ngốc thật.
“Vâng vâng vâng, lúc tôi thấy nó, nó còn vỗ tay cười với thây khô nữa, đúng là không biết được thứ đó khủng khiếp tới mức nào.” Đường thị buồn bực nói, “Nhưng tôi không hiểu sao chỉ mới nấu có vài món ăn mà nó đã lôi từ đâu ra cái xác khô cơ chứ!”
Thôi Đào nhìn khung cảnh xung quanh ngôi nhà, trong sân có một chiếc xe đẩy, bên cạnh là những cái bình, ky hốt rác và các vật dụng khác chất thành đống, cực kỳ lộn xộn, vẫn chưa được phân loại ra.
Ở góc tường còn có củi vung vãi tán loạn, nhưng không nhiều lắm.
Thôi Đào nhìn xuyên qua cửa sổ, thấy bày trí trong nhà cũng không mấy gọn gàng.
“Vừa mới chuyển tới căn nhà này à?” Thôi Đào hỏi.
Đường thị hơi ngạc nhiên, quay đầu nhìn căn nhà hơi lộn xộn của mình rồi xấu hổ nói với nàng: “Đúng ạ, mới chuyển tới được ngày, còn rất nhiều thứ chưa dọn xong.
Còn có nó quậy quọ nên tôi lại dọn dẹp chậm hơn nữa.”
Căn nhà này xây theo bố cục gian bình thường, phòng chính và sương phòng.
Phòng bếp nằm ở góc giữa phòng chính và phòng phía Tây, không lớn lắm.
Góc giữa phòng chính và phòng phía Đông cũng có căn phòng nhỏ dùng để chứa đồ linh tinh.
Thôi Đào nhẹ nhàng hỏi Văn đại lang: “Anh tìm bộ quần áo đã phơi giúp mẹ mình ở đâu vậy?”
Văn đại lang vẫn hơi sợ Thôi Đào, không dám nói chuyện lớn tiếng.
Thôi Đào nhớ ra mình vẫn còn túi mận nữa, vốn định cho Hàn Kỳ nhâm nhi, nàng lập tức lấy ra cho Văn đại lang ăn miếng, đợi tới lúc gã thèm bèn dỗ gã dẫn mình đi đến chỗ tìm thấy thây khô rồi mới cho gã nguyên túi.
Đừng nghĩ trí tuệ của Văn đại lang chỉ như đứa trẻ – tuổi, gã cực kỳ đề phòng người ngoài, cũng rất ỷ lại Đường thị mẹ mình.
Thôi Đào cho gã ăn mận ngọt, dù thèm ăn như gã vẫn không bị nàng dụ dỗ.
Nhưng cuối cùng Thôi Đào lại đưa cả túi mận thơm phức tới trước mũi gã, gã nhịn không được nữa bèn cướp lấy túi mận, sau đó xoay người chạy về phía phòng kho.
Thôi Đào cũng đi theo Văn đại lang.
Văn đại lang không bước vào phòng kho mà đi vòng ra phía sau, gỡ đống rơm rạ trên đất ra để lộ một tấm ván có tay cầm.
Gã nắm lấy tay cầm, mở tấm ván gỗ, hóa ra bên trong là một căn hầm.
“Sao ở đây lại có hầm chứ? Đến tôi cũng chẳng biết nữa!” Đường thị kinh ngạc.
Căn hầm không sâu, thực ra chỉ sâu tới bả vai của người trưởng thành, nhảy xuống đi vào phải cong lưng như mèo, lúc mở cửa ra cũng không quá tối tăm.
Vương Chiêu và Lý Viễn dẫn đầu nhảy xuống, lục soát trong hầm.
Căn hầm khá trống, không có quá nhiều đồ vật, chỉ tìm được vài chiếc váy rách, cái túi vải bố và sợi dây thừng dùng để buộc bao tải.
Thôi Đào phát hiện trên những chiếc váy rách vẫn còn dính đất cát, vải cũng hơi xấu, chỉ cần mạnh tay một chút là có thể xé rách.
So với kiểu quần áo “bền” trên người bộ xác khô, đáng lẽ đây mới là quần áo những các xác nên mặc mới đúng.
Nhưng một đứa trẻ như Văn đại lang thì khó mà mặc quần áo cho cái xác khô như thế được.
Thôi Đào bèn xác nhận lại với Đường thị.
Đường thị đồng ý: “Đúng vậy, bình thường tôi đều phải mặc quần áo cho nó, nó mà tự mà là sẽ rối tung lên, đến cả thắt lưng cũng chẳng buộc lại được.”
Đường thị bèn hỏi Văn đại lang chi tiết mọi chuyện, làm sao gã vào được căn hầm này, rồi dùng cách nào để chuyển cái xác khô ra.
“Ừm… Mẹ nấu cơm, muốn phơi quần áo giúp mẹ!” Văn đại lang túm lấy tay áo của Đường thị, háo hức nhìn thị.
Từ vẻ mặt của mọi người, gã cảm thấy như mình lại phạm lỗi gì rồi, tất cả mọi người đang trách móc gã, nhưng gã lại không biết mình sai ở đâu, gã tủi thân lắm.
Thôi Đào xác nhận lại với Đường thị xem liệu quần áo trên người cái xác có phải là của nhà họ không.
Đường thị lắc đầu, “Quần áo của người trong nhà đều do tôi giặt cả, bộ nào tôi cũng nhớ, quần áo trên người họ không phải của nhà tôi đâu.”
“Trong ngày dọn tới đây, bà vẫn luôn ở trong nhà à?” Thôi Đào hỏi lại.
Đường thị vừa gật đầu vừa giữ chặt Văn đại lang, không để gã chạy lung tung nữa.
“Mới dọn nhà nên có nhiều chỗ phải quét dọn, lại còn có đứa con như nó nên tôi chỉ có thể ngồi trong nhà, chẳng làm gì khác được cả.”
Thấy Văn đại lang đang dắt lấy ống tay áo của mình tỏ ý muốn đi chơi, Đường thị không khỏi sầu muộn, liên tục thở dài.
“Nếu không phải Văn đại lang thay đồ cho họ thì phải có kẻ khác làm chuyện này, hơn nữa còn giội máu lên người họ nữa.” Thôi Đào nói với Hàn Kỳ, “Hẳn là cái xác khô đã ở trong căn hầm này từ trước khi cả nhà họ chuyển tới.”
“Thay quần áo, cố tình giội máu, có vẻ như có kẻ đang định dùng thây khô để dọa người khác.” Hàn Kỳ cân nhắc.
Thôi Đào gật đầu, “Em cũng nghĩ thế.
Môi trường dưới hầm này không đủ để hình thành xác khô, rất có thể cái bao tải kia là dùng để đựng cái xác, hẳn là được chuyển từ nơi khác tới.”
Thôi Đào lập tức giải thích với Hàn Kỳ về điều kiện tự nhiên để hình thành xác khô, trong điều kiện nóng bức và khô ráo hoặc hoàn toàn bị bịt kín, thi thể mới có thể nhanh chóng mất nước.
Thấy quần áo ban đầu của xác có dính đất cát, Thôi Đào nghĩ hẳn cái xác này đã được chôn dưới phần đất cát khá nóng và khô ráo.
Bình thường chỉ có những nơi như hoang mạc mới thỏa mãn điều kiện này.
Địa giới Biện Kinh tất nhiên không hề đáp ứng được điều kiện này.
Giờ ưu tiên hàng đầu là điều tra ra xem ai đã cất giấu cái xác khô trong căn hầm này, lại còn thay quần áo và đổ máu lên người thây khô nữa.
Đường thị bèn nói mình thật sự chẳng biết gì hết, “Tôi còn chưa dọn dẹp hết đồ trong nhà nữa là, căn bản không hề biết sau nhà này còn có một căn hầm, lúc mua nhà cũng chẳng ai nói gì với tôi cả.”
Sau đó Đường thị nói cho Thôi Đào biết, họ mua căn nhà này từ một vị Chưởng quỹ cửa hàng đèn lồng.
Vì chủ nhà chuyển tới Giang Nam, bảo là thừa một căn nhà chưa xử lý xong, vì bán gấp nên giá rất rẻ, sau khi chốt giá xong bèn sang khế đất, đến nha môn nộp thuế rồi sang tên.
Những ai định cư ở Biện Kinh đều sẽ có hộ khẩu, vì giao dịch vừa phát sinh gần đây nên Vương Chiêu nhanh chóng tra ra được hộ khẩu của người chủ trước đây, họ Tiết tên Ngải, đúng thực trước đây từng kinh doanh lồng đèn, tháng trước đã sang tay cửa hàng lồng đèn rồi.
Còn tra ra được dưới tên hắn từng có căn nhà, trong vòng tháng đều đã chuyển nhượng hết thảy, đúng là chỉ còn căn nhà này là bán ra cuối cùng.
“Trước khi các người mua nhà, chủ nhà có ở đây không?” Thôi Đào hỏi.
Đường thị lắc đầu, “Hình như căn nhà này bị bỏ trống một thời gian rồi.
Lúc chúng tôi tới xem nhà, trên cửa và bệ cửa sổ xung quanh đều đầy bụi, trong nhà cũng trống rỗng, hình như đồ dùng cũng chẳng có nữa.”
Bọn Lý Viễn đi điều tra những hàng xóm cũ của Tiết Ngải, người nhà Tiết Ngải đã lên đường từ tháng trước để chuyển tới Giang Nam cả rồi.
Tiết Ngải ở lại kinh một mình để giải quyết tài sản, tháng nay hắn luôn ở nhà bạn thân của mình là Lý Tử Minh.
Theo lời khai của Lý Tử Minh, sau khi Tiết Ngải giải quyết xong căn nhà cuối cùng thì sang ngày hôm sau, cũng là hôm trước, đã rời kinh về Giang Nam rồi.
Lý Tử Minh cũng không nghe nói trong căn nhà đó có hầm hay không, chưa từng thấy Tiết Ngải kể qua.
Nhưng Lý Tử Minh nói hắn đã từng bảo mình ở căn nhà lớn nhất, căn còn lại đều cho thuê, vì thế căn nhà đó hẳn là được người khác thuê đến giờ.
Thôi Đào: “Tiết Ngải mua căn nhà này năm, nếu vẫn luôn cho người khác thuê thì không loại trừ khả năng là người thuê đã đào hầm, đến hắn cũng không biết chuyện này.”
Tìm người thuê trước đây cũng không khó, hỏi La đại nương sát vách là biết được ở nhà này đúng là có vợ chồng Tôn thị, cả nhà người, trên có cha mẹ, dưới có đứa con, hơn nữa còn có em vợ ở cùng.
“ vợ chồng bán chè hạt sen ở chợ đêm Châu Kiều, súp hạt sen nhà họ rất đặc biệt.” La đại nương nói.
Nghe nhắc tới chợ đêm Châu Kiều, mắt Thôi Đào đã sáng rỡ lên, hơi hăng hái hỏi La đại nương có ý gì.
“Không bàn tới chuyện trong chè hạt sen này có nguyên liệu khác nhau, chỉ hương vị thôi cũng đã khác rồi.
Cốt chè có rất nhiều loại, nấu từ lá gạo, lá tre, lá trà, còn có tương thủy nữa.
Trong đó tương thủy bán chạy nhất, chúng tôi cũng thích ăn, thường mua một bát lớn ở chỗ bọn họ!”
() Dạng như siro.
La đại nương lập tức cảm khái, tiếc là cả nhà họ đã dọn đi hơn tháng rồi, nhưng vẫn còn mua bán ở chợ đêm Châu Kiều, sau này họ muốn ăn chỉ có thể đi bộ tới chợ đêm mà mua thôi.
“Mùa hè thế này có ướp lạnh không?” Thôi Đào hỏi.
La đại nương vội gật đầu, “Có có có! Nhưng lạnh thì đắt hơn, giống như mấy hàng bán bánh trôi lạnh ấy, phải lấy tiền đến hầm mua băng về, lần nào cũng phải tính toán, mua nhiều thì sợ lỗ, mua ít lại sợ bán ít tiền.”
Thôi Đào gật đầu, nói cảm ơn với La đại nương xong bèn báo cáo lại với Hàn Kỳ, hầm đó rất có thể là do vợ chồng Tôn thị đào để trữ băng tạm thời.
Rất có thể chủ nhà Tiết Ngải cũng không biết gì, vì thế lúc bán nhà không báo trước, người nhà họ Văn vừa mua nhà xong còn đang bận dọn dẹp nên không chú ý, chỉ có Văn đại lang trong lúc ham chơi mới phát hiện ra.
“Em thấy có thể hôm nay không phải là lần đầu tiên gã phát hiện ra mà đã thấy từ sớm rồi.
Vì hôm nay Đường thị định phơi quần áo, gã nghĩ quần áo trong hầm chưa được phơi nên chắc chắn sẽ muốn phơi lên, thế là khiêng ra đây.
Gã có sức khỏe của một người đàn ông trưởng thành, thây khô lại nhẹ, với gã mà nói không quá khó.
Vì thế nên mới làm được món ăn mà cái xác khô đã được phơi ra trước cổng rồi.”
Hàn Kỳ khẽ gật đầu, đồng ý với suy đoán của Thôi Đào.
Thôi Đào liếc nhìn Hàn Kỳ, phát hiện chàng đang đứng dưới tán cây, đứng yên lặng không biết đang nghĩ gì, nhưng vì dung mạo phi thường mà đã trở thành một cảnh đẹp.
Tiếc rằng ở đây là hiện trường vụ án, lượng khách đi qua không nhiều, nếu không Thôi Đào còn nghĩ có thể dựng một gian hàng thu phí chụp ảnh chung để kiếm một mớ cũng nên.
Thực ra vụ án thế này, quan cấp Thôi quan không cần tới hiện trường, chỉ cần bọn lâu la như họ tới điều tra, chàng hoàn toàn có thể nghỉ ngơi rồi hỏi sau cũng được.
Khó khăn lắm Hàn Kỳ mới có ngày nghỉ, từ trước tới giờ ngày nào chàng cũng bận cả.
“Ôi em sơ ý quá, không nên để Lục lang tới đây làm gì.
Bên này có em lo rồi, Lục lang nên nhân cơ hội trốn ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe, làm những chuyện mình cảm thấy vui vẻ mới đúng.”
“Vẫn đang làm đây,” Ánh mắt Hàn Kỳ yên bình mà dịu dàng nhìn Thôi Đào, “Chờ em xong việc.”
Ghép hết lời của Hàn Kỳ lại thì nội dung chính là: “Chờ em xong việc” chính là việc khiến ta vui vẻ.
Trái tim Thôi Đào đập nhanh, nàng từ từ hít một hơi.
Tốc độ tiến hóa của mấy lời sến súa này thực sự quá lợi hại rồi, nói mập mờ nhưng khiến người ta hiểu hết, càng nghĩ càng thấy vui.
“Muốn ăn chè hạt sen quá.”
Sau khi nghe La đại nương giới thiệu, Thôi Đào vốn đang đói bụng há có thể không muốn ăn? Lúc nàng đi dạo chợ đêm Châu Kiều chỉ lo ăn mấy món mới lạ, tạm thời bỏ qua những món nghe tên bình thường như chè hạt sen.
“Sao này lúc ăn đồ ngon không được phân chia cao thấp, phải đối xử công bằng với tất cả các món, dù tên có đặc biệt hay tầm thường đi nữa.” Thôi Đào không quên kiểm điểm bản thân sâu sắc.
Dáng vẻ của Hàn Kỳ vốn lạnh lùng, chợt nghe những lời này của Thôi Đào cũng không nhịn được mà bật cười, trong nháy mắt đã như ánh mắt trời xán lạn.
“Làm sao, em kiểm điểm không đúng à?” Thôi Đào liếc Hàn Kỳ.
“Thôi quan Hàn, quả nhiên có phát hiện ạ!” Vương Chiêu hô.
Vừa rồi theo lệnh của Hàn Kỳ, hắn đã cẩn thận lục soát hết tường vây của căn nhà này, quả nhiên phát hiện được dấu trèo tường ở bức tường giáp với nhà của La đại nương.
Bên kia tường La đại nương có trồng vài loại rau trong sân, ngay sát tường có vài thửa đất, hẹ và rau thơm đang lên xanh tốt, đã có thể hái ăn được.
Mấy thửa đất này đều là đất đen, thoạt nhìn có vẻ là đất mùn có bón phân.
Đất bên nhà bên này thì có màu vàng, giống với đa phần đất ở Biện Kinh.
Mà trên bức tường đất màu vàng ngăn cách giữa nhà họ Văn và nhà họ La còn nhìn thấy một lượng ít đất đen vương lại, nếu bằng chứng này còn chưa đủ rõ ràng thì vẫn có thể nhìn ra một nửa dấu giày đen trên phần trên bức tường.
So với tường đá và tường gạch, bề mặt tường đất được đúc tương đối trơn nhẵn và màu sắc cũng rất đồng đều.
ngày trước vừa đổ mưa, mặt đất khi đó ắt hẳn là rất ẩm ướt, lúc leo tường giày giẫm đất đen rồi mượn lực giẫm lên tường mới có thể nhảy qua được, dấu giấy cũng để lại như thế.
Thôi Đào thấy dấu vết này, không thể không nhớ tới vụ án của vợ chồng Mạnh Đạt và Cừu đại nương.
“Sao lại là hàng xóm gây án chứ?”
“Chưa chắc là hàng xóm gây án đâu, lúc nãy em chăm chú nghiệm thi nên không để ý, ta thấy vẻ mặt của La đại lang đứng cạnh người báo án có gì đó, có vẻ lo lắng hơn là kinh ngạc và sợ hãi.” Hàn Kỳ nói với Thôi Đào, “La đại lang chỉ mới tuổi, đang trong độ tuổi nổi loạn.
cái xác khô bị thay quần áo, lại còn cố ý giội máu lên, mục đích là để cho đám xác khô này trông càng kinh tởm hơn.”
Thôi Đào đã hiểu ý của Hàn Kỳ.
“Một nhà người Tôn thị ở đây, vốn lại kinh doanh, dù thế nào đi nữa cũng không cần phải giữ cái xác khô trong hầm làm gì.
Cho dù là có thì cũng không đợi tới lúc dọn nhà để rồi không xử lý kịp thế này.
Chủ nhà Tiết Ngải cũng không có bao nhiêu khả năng.
Rất có thể ai đó biết rằng chỗ này không có người mà lại có hầm bí mật, vì thế mới tạm cất thây khô ở đây.”
Người biết có hầm, trừ những kẻ quen biết với nhà Tôn thị ra thì chỉ có hàng xóm gần đó.
Hơn nữa Hàn Kỳ cũng đã nói rồi, biểu hiện của La đại lang rất khả nghi, vậy nên hiềm nghi của y là rất lớn.
Một cậu trai tuổi, có thể hận đời, có thể muốn đùa ác để dọa người, có thể… Tóm lại y có thể có rất nhiều ý định, ở độ tuổi của y cũng chẳng có gì lạ cả.
Dấu chân trên tường không nhỏ, Thôi Đào nhớ mang máng rằng La đại lang hình như cũng khá cao to, hẳn là chân y cũng chẳng nhỏ, lại có thêm một điểm trùng khớp.
Người được gọi tới, so sánh chân của y với dấu giày trên tường cơ bản là trùng khớp.
Lại hỏi chân người trong nhà y, chẳng ai có kích thước giống thế cả.
Giờ chỉ mới hỏi vài câu, nhìn nét mặt cực kỳ sợ hãi của y cũng càng có thể chắc chắn được.
Bọn Vương Chiêu chỉ mới hăm he một chút, La đại lang đã bị dọa đến khóc sướt mướt, khai ra toàn bộ.
“Tôi phát hiện ra cái xác khô này trong đống các ở lò nung, thế là định đào ra để hôm sinh nhật Trần tam lang ném vào chỗ chúng ăn cơm để dọa chúng.
Ai bảo nó mời sinh nhật tất cả mọi người mà không mời mỗi tôi cơ chứ! Tôi muốn bắt nó phải hối hận!”
Hỏi thêm mới biết, Trần tam lang cũng làm công ở xưởng gốm như La đại lang.
Cả hai trạc tuổi nhau, trước đây quan hệ rất thân thiết.
Sau này vì La đại lang thầm cười nhạo “hàng” của Trần tam lang nhỏ, cuối cùng bị gã biết được.
Trần tam lang bèn lôi kéo người người khác để cô lập y.
La đại lang tức quá, suốt mấy ngày nay vẫn luôn nghĩ cách làm thế nào để trả thù Trần tam lang.
ngày trước, La đại lang vô tình phát hiện thây khô trong đống cát ở xưởng gốm, vốn định đi báo quan, nhưng nghĩ lại nếu y báo quan thì nha môn sẽ niêm phong xưởng gốm, chuyện xưởng gốm có người chết cũng sẽ bị lan truyền, sẽ gây khó khăn cho chuyện làm ăn của người ta.
Lúc đó mình là người báo quan ắt sẽ bị ông chủ ghi thù, y sao có thể làm gốm để kiếm tiền nữa chứ?
Thế là La đại lang bèn giả vờ như mình không hề phát hiện ra cái xác khô đó, nếu sau này có ai xui mà phát hiện thì cứ để kẻ đó chịu trận đi, dù sao y cũng không liên quan.
Nhưng sau đó chẳng bao lâu, La đại lang nghe người ta nói Trần tam lang tổ chức tiệc sinh nhật, mời tất cả những người đồng trang lứa trong xưởng gốm, chỉ có y là không được mời.
La đại lang lại càng tức hơn, càng muốn trả thù Trần tam lang, thế là nghĩ ngay tới cái xác khô.
“Tôi thu dọn hết cái xác khô, thay quần áo cho chúng, tạt máu lợn để trông chúng như quỷ cho đáng sợ hơn.
Đợi ngày nữa tới sinh nhật của Trần tam lang thì làm như gã xúi quẩy, dọa chúng tè ra quần luôn.
Ai ngờ căn nhà bỏ trống lâu như thế lại đột nhiên bán được, có người dọn vào ở cơ chứ.”
La đại lang bị đánh trở tay không kịp, y rất muốn chuyển cái xác ra ngoài để xử lý, nhưng mấy ngày nay trong nhà luôn có người, y không có cơ hội nào để ra tay cả.
Sau đó bọn Thôi Đào bèn dẫn La đại lang đến xưởng gốm để xác nhận lại địa điểm phát hiện thây khô.
Các lò nung gốm xanh thường dùng cát để làm gạch, vì thế bên cạnh lò gạch lúc nào cũng có vài đống cát.
Chỗ La đại lang phát hiện thây khô là bên cạnh một lò gạch bỏ hoang trong xưởng gốm.
Chỗ đó vốn có một cái hố đất, sau này mới chất cát trên đó.
Sau đó nữa lò gạch này bị bỏ hoang, chẳng ai quan tâm tới đống cát bên cạnh cả, dần dà đống cát cũng vơi đi.
Ngày đó La đại lang lười nên định lẻn vào đây tiểu, kết quả lúc “nước cuốn trôi cát” đã thấy được một ngón tay khô quắt, y lập tức lấy tay đào ra, thấy đó là một cái xác khô.
Lúc đó La đại lang không biết có đến tận cái, bị dọa sợ đến bỏ chạy.
Sau đó y trở lại, định lấy thây khô ra hù dọa Trần tam lang, lúc đào lên mới phát hiện có tới cái.
Vì nghĩ nhiều hơn sẽ dọa đám Trần tam lang sợ hơn, y bèn phóng lao phải theo lao, mang đi hết tất cả.
Bọn Vương Chiêu nghe La đại lang kể lại quá trình chuyển xác để dọa người thì không khỏi cảm khái thằng nhóc này to gan nhưng lại quá ngây thơ.
Chỉ vì thế mà phạm tội phải vào đại lao, bị ăn đòn, hơi uổng.
“Có câu “Cây sống bằng vỏ, người sống bằng hơi”.
Lúc anh đang ở trong độ tuổi của y có giống thế không? Vừa bốc đồng vừa muốn thể hiện, thích tính toán chi li với người khác?” Lý Viễn hỏi Vương Chiêu.
() Ý chỉ ai cũng cần phải có sĩ diện, mặt mũi thì mới sống ở đời yên ổn được.
“Cũng đúng, nhưng ta sẽ không nói “hàng” của người khác nhỏ như thế đâu.” Vì những lời này không mấy hay ho nên Vương Chiêu cố tình nhỏ giọng với Lý Viễn.
“Chưa biết chừng là nhỏ thật đấy, người ta chỉ đang nói thật mà thôi.” Lý Viễn nói.
“Dù có nhỏ thật thì cũng không thể nói ra được, đàn ông không có nhỏ, chỉ có lớn và rất lớn thôi! Không cần biết là gì, chỉ cần phóng đại lên là được, đó mới là đàn ông chứ!” Vương Chiêu nhỏ giọng sửa lại.
Hai người Lý Viễn và Vương Chiêu lập tức giao lưu ánh mắt, hiểu ý nhau rồi bật cười, vì những người khác không nghe những gì họ nói nên cũng chẳng hiểu nổi sao họ lại như thế.
Thật ra Thôi Đào đứng cách họ hơi xa, nhưng tai lại khá thính, nghe được hết luôn.
Bấy giờ Hàn Kỳ không rảnh, trong lúc Thôi Đào bới cát xem có tìm thêm được chứng cứ nào liên quan tới thây khô nữa không thì chàng bước vào lò gạch hoang.
Thôi Đào dẫn người đào được đôi giày từ trong đống cát, đôi giày nữ và đôi giày nam.
Giày nữ thêu hoa, từng được ngâm trong dầu trẩu, mặt giày được ngâm dầu trở nên như lông vịt vậy, bóng loáng, không dễ bị ướt, có khả năng chống nước hiệu quả.
() Dầu được ép từ hạt cây trẩu, có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam.
Dầu trẩu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, có vai trò như một chất bảo vệ gỗ tự nhiên và đã được người Trung Quốc sử dụng để bảo vệ và chống thấm nước cho tàu thuyền.
Kiểu giày thêu hoa lại được ngâm dầu trẩu thế này, bình thường đều là người có chút thân phận mới đặt mua.
Lúc trời đổ mưa rất thích hợp để mang những đôi giày như thế ra ngoài.
Nhưng xét theo quần áo ban đầu trong căn hầm thì chất vải quần áo của người nữ kia rất bình thường, không hề tương xứng với đôi giày này.
Còn giày nam thì chỉ là giày vải rất bình thường, tương đồng với quần áo.
Có lẽ vẫn có điểm bị bỏ sót, Thôi Đào vẫn bảo bọn Lý Tài sàng cát lần nữa để tìm một thứ khác.
Một bông hoa ngọc bích lớn bằng móng tay ngón út.
Đây là một phần nhỏ từ những thứ trang trí trên trâm cài các thứ rơi ra.
Chất lượng ngọc không kém, đế được làm bằng bạc, tay nghề làm hoa tinh tế, chắc chắn không phải từ một người bình thường làm ra.
Thôi Đào đã lờ mờ hiểu ra, rất có thể thây khô nữ là con nhà giàu giả trang làm người bình thường, nhưng ví dụ như đồ trang sức và giày vẫn chưa làm tới được.
Không biết thây khô nam là cải trang đúng nên nhìn không ra hay thật sự là người có xuất thân bình thường nữa.
Nếu thân phận bình thường thì họ là người làm cho người nữ này, hay là ai khác đây?
Bằng chứng có hạn, không dễ để tiến hành phân tích tỉ mỉ.
Nếu thi thể đã xuất hiện ở xưởng gốm, vậy chắc chắn phải xem xét thật kỹ chỗ này, chắc chắn là có liên quan.
“Lò gạch này bị bỏ hoang từ khi nào vậy?” Thôi Đào muốn lọc lại thời gian tử vong của cái xác khô, vì không thể kết luận thời điểm tử vong của thây khô, phạm vi quá rộng nên lúc điều tra nếu có thể thu nhỏ thì phải gắng mà thu nhỏ thôi.
Giống như suy đoán trước đó vậy, điều kiện để hình thành thây khô là phải làm khô, khiến nó mất nước nhanh chóng.
Nếu chỉ có cát thì môi trường này chưa đủ, nhưng nếu là trong lò gạch đang hoạt động thì sẽ thông ngay.
Nhiệt độ lò gạch khi đốt thải ra sẽ khiến đống cát trở nên nóng bức và khô ráo, đạt tới tiêu chuẩn hình thành thây khô.
Ngoài ra Thôi Đào còn phát hiện gần đống cát này còn có chất thêm một ít than củi, than củi cũng có tác dụng hút nước làm khô.
“Đã bỏ xó được gần nửa năm rồi ạ.” Quản lý Vương phụ trách xưởng gốm nói.
“Vậy đống cát này chất ở đây bao lâu rồi?” Thôi Đào lại hỏi.
“Chắc cũng khoảng năm rưỡi rồi.
Cái lò này vốn là để nung gạch nên phải dùng cát.
Nhưng ông chủ chúng tôi nhận thấy nung gạch bán không chạy, bình thường mọi người xây nhà đều chuộng đắp đất hơn, năm rưỡi trước bèn đổi thành nung nồi đất.
Vì thế không cần dùng tới cát nữa, vẫn cứ chất đống chỗ này thôi.” Quản lý Vương giải thích.
Phải mất khoảng tháng để hình thành thây khô trong môi trường này.
Lò gạch này đã bỏ hoang được nửa năm, cũng vừa đủ tháng, vậy ít ra người chết đã bỏ mạng năm rồi.
“Có cái xác được phát hiện trong xưởng gốm của bọn ông, nên giải thích thế nào đây?” Thôi Đào hỏi thẳng quản lý Vương.
Quản lý Vương bị dọa tới mức ngớ người ra, “Chuyện này… Tiểu nhân thật sự không biết gì hết!”
Thôi Đào lại bảo quản lý trả lời thêm một câu: “Tại sao hung thủ lại giấu thi thể trong đống cát chứ?”
Quản lý Vương lại lắc đầu, xin tha nói mình cũng chẳng biết.
“ năm trước, tất cả mọi người đều biết sau này lò gạch sẽ không dùng cát nữa à?” Thôi Đào lại hỏi.
Quản lý Vương hơi sửng sốt, “Lúc đó cũng có nhiều người biết chuyện này, ông chủ đã sớm nói muốn đổi từ nung gạch sang nung nồi đất rồi, tôi bèn giao phó xuống dưới bảo họ sắp xếp chuyện này, khoảng hơn nửa tháng sau mới bắt tay vào làm.
Thời gian cụ thể, chắc tầm đầu năm ngoái thôi.”
Tất nhiên Thôi Đào không thể hoàn toàn tin lời một phía của quản lý Vương, nàng nhờ bọn Lý Viễn đi kiểm chứng lại một phen để xác nhận những lời của ông ta là thật.
Từ đó có thể suy ra, khoảng thời gian cái xác khô bị hại là từ đầu năm kia tới tháng , tháng năm ngoái.
Lúc này Hàn Kỳ cũng phái người tới gọi nàng.
Thôi Đào đi theo vào lò gạch, dưới sự chỉ dẫn của Hàn Kỳ, nàng nhìn về phía bức tường gạch xây trong lò.
Trên bề mặt gạch có một số dấu vết bị cào xước.
“Đây là do người cào sao?” Thôi Đào sờ lên, “Nếu thật sự là do người tạo thành thì hẳn là người đó đã bị nướng sống trong lò này.”
“Trước giờ chưa từng thấy, cứ âm thầm điều tra trước đi.” Vì bằng chứng chưa đủ mà cố tình hỏi thì cũng chẳng ai thừa nhận, với cái miệng của chưởng quỹ Vương kia hoàn toàn có thể tùy tiện viện cớ để thoái thoát trách nhiệm, nói không chừng còn dễ đánh cỏ động rắn nữa.
Hàn Kỳ luôn có cảm giác rằng xưởng gốm này không hề đơn giản như vẻ bề ngoài của nó.
Sau đó nàng lại hỏi quản lý Vương rằng ông chủ cai quản xưởng gốm này hiện đang ở đâu.
“Đúng lúc ông chủ chúng tôi sẽ tới Biện Kinh vài ngày tới đây, đợi ông ấy tới rồi tiểu nhân sẽ lập tức báo lại, mời ông ấy tới phủ Khai Phong để hỗ trợ Thôi quan Hàn và các vị điều tra ạ.” Quản lý Vương cười gượng đáp.
Sau đó những người liên quan tới xưởng gốm đều chịu sự giám sát của phủ Khai Phong, trước khi tình tiết vụ án này sáng tỏ và loại bỏ hết tất cả mọi hiềm nghi, những người trong xưởng gốm đều không được phép rời khỏi Biện Kinh.
Rời khỏi xưởng gốm, Thôi Đào định về phủ Khai Phong để nghiệm thi lần thì bị Hàn Kỳ kéo lại.
“Ai đã từng nói công việc sẽ mãi mãi không làm hết được, quan trọng nhất là ăn cơm đúng giờ nhỉ?”
Hàn Kỳ bảo Thôi Đào nhìn mặt trời đã ngả về Tây, giờ là lúc nào rồi mà nàng chưa ăn bữa cơm nào hết chứ.
“Em muốn đi ăn chè hạt sen mà, hôm nay là tiết Thiên Huống, không thể không ăn hoành thánh được.”
Thôi Đào đồng ý, vươn cái lưng mỏi ra để thả lỏng một chút, cùng Hàn Kỳ đi tới lầu Bát Tiên trong ánh hoàng hôn, ăn một bát mì hoành thánh trăm vị.
Món mì hoành thánh trăm vị là món ăn mà Tiến sĩ trà trong lầu Bát Tiên đã tiếp thu ý kiến của Thôi Đào, gộp nhiều hương vị mì hoành thánh vào cùng bát để thỏa mãn nhu cầu của những thực khách muốn thưởng thức hết tất cả các vị.
Vị thịt dê, vị tôm, lại còn có vị cây tể thái… Nước lèo của mì hoành thành được hầm từ xương và da gà suốt cả đêm, nước rất trong, còn vương lại cả thịt gà xé nhỏ và giá đỗ.
Tóm lại với một người không kén ăn như Thôi Đào mà nói, bát mì hoành thánh trăm vị này ăn miếng nào là khác miếng đó, bát là đủ thỏa rồi.
Sự thực đã chứng minh dạng người như Thôi Đào rất nhiều, hôm nay mì hoành thánh trăm vị của lầu Bát Tiên bán ra nhiều nhất.
Trước khi Thôi Đào rời đi, chưởng quỹ còn sai tư ba Hà An tới đưa một túi tiền nhỏ.
Túi tiền lần này rất nhẹ, tất cả đều là giao tử.
Có lẽ vì Hà An khéo hiểu lòng người đã nhận ra giờ nàng không thiếu tiền nữa, không cần cố tình chuẩn bị mấy đồng tiền nhỏ lẻ làm gì, cứ đưa giao tử dễ giữ là được.
Ra khỏi lầu Bát Tiên, Thôi Đào mở túi tiền ra xem, phát hiện bên trong có mười mấy tấm trị giá xâu, còn nhiều hơn cả bổng lộc của Thôi quan Hàn nữa.
Hàn Kỳ thấy vậy bèn khẽ cười với Thôi Đào: “Hóa ra là mời được thần tài vào nhà rồi.”
“Chà, không nhìn ra Thôi quan Hàn cũng rất mê tiền nhỉ?” Thôi Đào không khỏi cảm khái hỏi chàng, dạng công tử thế gia phong nhã như chàng lúc nhắc tới tiền không sợ bị thô tục sao?
“Chỉ cần là em thì ta đều tham cả.”
“Lục lang ơi!” Thôi Đào nhân lúc xung quanh không để ý, đột nhiên nắm lấy Hàn Kỳ.
Hàn Kỳ hơi sửng sốt, dừng bước rồi vừa nghi ngờ vừa nghiêm túc nhìn Thôi Đào, lo lắng nàng có chuyện gì.
“Đừng ngọt thế nữa, em hoảng đấy.” Thôi Đào thở dài nói, nàng đã bị “những lời ngọt như mía lùi của Hàn lục lang” đả kích cả ngày nay rồi.
“Ta lại không sợ ngọt, vậy em nói cho ta nghe nhé?” Hàn Kỳ nhìn Thôi Đào cười.
Thôi Đào lập tức gật đầu, thần bí nói với Hàn Kỳ, “Em giỏi nói những thứ này lắm đấy! Hôm nay em mới nghe người ta đồn rằng đàn ông các chàng thích nhất là chữ! Chỉ cần nghe là thấy vui rồi!”
“Hở? Là gì vậy?”
“Lớn lớn lớn lớn lớn lớn…”
“Lớn lớn lớn lớn lớn lớn…”
Thôi Đào vừa nhìn Hàn Kỳ vừa lảm nhảm như đọc thần chú..