Đông Kinh Nam Việt ngày mùng một tết chật cứng người, Người Hán từ Nam Minh, Việt Nam, người Mông cổ thảo nguyên, người nam Triều tiên, người Nhật Bản, Người Việt của Đại việt, người Lê tộc, Việt tộc từ các thành trì khác mò tới. Tất cả họ phải ăn tết muộn rồi vì họ đến đây với mục đích chúc mừng thành hôn của vị Vương gia phong vân nhất khu vực, Nam Việt Vương Trần Nguyên Hãn, hắn lập Vương Hậu là Chu Tuyết, hai Quý Phi là Đặng thúy Hồng và Nhan Tiểu Đóa, hắn đã hết slot rồi nên ai muốn nịnh nọt thì đến mau, vị này sẽ không cưới thêm vợ nữa.
Thái tử Chu Lương đại diện cho Nam Minh đang tán phét cùng Nhan Bá, Nam Minh và Mông cổ đang trong tuần trăng mật, họ không có xung đột lợi ích, mà Mông cổ còn khẳng khái nhượng Thiểm Tây cho họ đấy. Giờ Mông Cổ lại còn kiềm chế phần lớn binh lực của Bắc Minh nên Nam Minh rơi vào tình hình hòa bình hiếm hoi. Lần này Trần Quý Khoáng đích thân đến chúc mừng hoàng hậu Đặng thúy Hạnh cũng đi cùng, em gái nàng làm quý phi nên đến cũng là hợp lý, dòng họ Đặng giờ mới thật sự là bá đạo. Quý Khoáng mà đích thân đến thì Trần Thiên lại càng phải tới, hắn đang nói cười nịnh nọt đi sau hoàng đế Đại Việt đó... Bởi vì họ phải đến trước vài ngày nên hôm qua đã được chứng kiến sức mạnh công nghệ khủng khiếp của Nam Việt, riêng đại Việt đã ngay lập tức lên kế hoạch xây dựng một con đập lớn gấp đôi của Nam Việt rồi. Nam Minh ngưỡng mộ nhưng không có ý định xây, họ nhiều tiền nên tính mua luôn vũ khí từ Nam Việt cho lành.... công nghệ của họ chả có gì nên chỉ sợ nhìn hổ vẽ mèo thì mệt. Triều tiên và Nhật bản dàn em thì càng phải đến rồi.
Lần này khuôn viên km vuông của Vương cung cũng chẳng thể chứa nổi người. Vì đám cưới này chính phủ và nội các quyết chi ra vạn lạng, quả thật ăn chơi hết mức, không cần biết bạn là ai, đến là khách sẽ nhập tiệc chung vui. Lần này tất cả đầu bếp của hơn nhà hành khắp các tỉnh thành lân cận được thuê. Một ngày cả Đông Kinh tràn ngập niềm vui, Nguyên Hãn thượng đài phía sau là người vợ. Thời điểm này đã đánh dấu sự trưởng thành hoàn toàn của Nguyên Hãn.
Tiệc vui ba ngày cũng tan, người nào cũng lục đục về nhà sau khi vơ vét một mớ các sản phẩm công nghệ cao của Nam Minh. Một năm mới đã đến năm Mậu Thìn này báo hiệu một năm đầy biến động khi ngay ngày tháng giêng chiến tranh đã nổ ra một cách khốc liệt không báo trước tại Mãn Châu giữa Mông Cổ và Nam Minh, vạn kỵ binh mông cổ với vạn hỏa thương binh các loại cung pháo mm tầm xa km, pháo mm cùng tầm xa, đối đầu cùng vạn bộ binh với vạn hỏa thương binh và pháo thuần một màu mm tầm xa tương đương.
Sự việc diễn ra quá sức bất ngờ kể ca Mông Cổ và Dương Lăng đều chưa chuẩn bị kĩ, hai bên đều rất khắc chế không xung đột mà chỉ đóng quân tại khu vực của mình. Thế nhưng Nữ Chân bộ lạc của Bắc Minh khống chế vì có súng đời cũ của Dương Lăng nên hung hăng tấn công Nữ Chân bộ lạc thuộc Mông cổ. vạn nhan với vạn súng kíp nặng kg đời đầu bị pháo binh và hỏa thương binh Mông Cổ tàn sát chi còn vài ngàn người. Quân Dương Lăng không thể nhìn không, vậy nên Lý Bân điều quân đáp trả. Hai bên lập trận địa bắt đầu pháo kích nhau liên hồi trong ngày tháng riêng. Vì được đào tạo cẩn thận và pháo Nam Việt cực nhẹ nên bên Mông Cổ liên tục thay đổi vị trí và bố trí trận địa giả, thế nên họ có chút chiếm ưu thế. Thế nhưng quân Dương Lăng cũng rất mạnh nên hai bên chiến đấu khá máu tanh. Kết quả vạn người hi sinh chia gần như đều cho hai bên. Thăm dò đủ sức mạnh của nhau nên họ rút về củng cố phòng tuyến của mình, rình rập đối phương.
Ngày tháng giêng thì Đại Việt cho ba vạn hỏa thương binh và vạn phụ bịnh tiến đánh Chiêm Thành, Trần Quý Khoáng và Hồ Nguyên Trừng cùng xuất trinh, binh chia hai lộ ập thẳng Chiêm Thành. Người dân Chăm Pa khốn khổ giỏi nhất là xây dựng công trình chứ không phải đánh nhau. Trước đây chưa có vũ khí nhiện đại thì Nhà Trần rồi đến nhà Hồ đều như vắt chanh mà tiến quân bắt nạt. Cũng may Vương Đô chiêm thành vững chắc nên nhiều lần vẫn thủ được thế nhưng lần này thì không xong rồi, một loạt khẩu pháo mm made in Đại Việt cùng khai hỏa m tường gạch vôi phía Bắc Chiêm Thành Đổ úp. Quân Đại Việt xếp hàng mà tiến lên, sau phút đồng hồ ngàn quân tiên phong đã tàn sát đến vạn lính Chăm và vẫn còn tiếp tục. Chính xách của đại Việt là biến dân Chăm thành tầng lớp nô lệ, có công được thưởng mới thoát ly giai cấp này trở thành công dân Đại Việt với đầy đủ quyền lợi. Chính sách này khác hẳn Nam Việt, chưa biết hai cách hiệu quả trong tương lai ra sau thế nhưng trong nhất thời thì cả một Chăm Pa rộng lớn bằng cả Đại Việt lúc này đã bị xát nhập thành công. Diện tích quốc gia Á Đông này bàn trướng chóng mặt trong chỉ có năm. Cả Xiêm La, Miến điện, Ai Lao run sợ và lo cho số phận của mình. Họ gửi thư cầu viện cho anh cả Trung Hoa nhưng bặt vô âm tín. Thế nên việc cử sứ giả cống nạp và xưng thần cùng Đại Việt tấp nập như cách bướm mùa xuân. Lúc này thì đại Việt cũng cần thời gian để tiêu hóa Chiêm Thành nên họ đồng ý dừng chinh phạt thế nhưng ai cũng biết hòa bình này sẽ quá ngắn ngủi. Việc chỉ trong tuần Đại Việt công hạ cả mảnh đất màu mờ Champa rất kích thích thần kinh Nam Việt. Các quan võ ngày đêm không ngớt gửi thư từ tới các cấp bộ ngành yêu cầu tiến đánh Luzông.