Nói đến công nghệ tuabin đốt trong Brayton thì công nghệ chế tạo không quá khó khăn, khó khăn ở đây là làm sao có được hiệu suất cao, công suất cao mà thôi. Khó khăn tiếp theo là độ bền của động cơ chúng cần các kim loại chịu nhiệt tốt hơn các loại động cơ khác. Bản chất của động cơ tuabin hơi đốt trong cũng không khác nhiều tuabin hơi nước. Thế nhưng buồng hơi thì cấu tạo hơi khác. Từ việc cung cấp nhiệt bằng than đá đốt nóng nước tạo thành hơi nước làm thành luồng khí dẫn vào cánh quạt tuabin với sự lãng phí nhiệt năng cực lớn thì giờ đây chuyển thành lò hơi mini nhỏ hơn nhiều dầu Diesel được bơm vào và đốt bên trong lò hơi tạo thành sự giãn nở không khí tạo luồng hơi đẩy cánh quạt tuabin. Tại sao công nghệ này lại được Malen lựa chon trong khi với sự hiểu biết công nghệ của mình Malen có thể hoàn toàn chế tạo động cơ Diesel thì. Thật ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyện này, thứ nhất nếu chế tạo động cơ Diesel thì piston thì buồng đốt cũng chính là piston, với chất lượng dầu kém cỏi của công nghệ chưng cất lúc này, cộng với các chất phụ gia cho xăng dầu chưa có thì chắc Piston chạy được vài tháng là phải bổ ra một lần mà vệ sinh. Thứ là dầu máy cho Piston cũng sẽ bị đốt ngay lập tức tại buồng đốt thế nên chắc hoạt động tháng thì piston và xilanh sẽ mài mòn với nhau mà hở toác ra. Lý do thứ là công suất của động cơ tuabin hơi cùng trọng lượng động cơ Diesel đốt trong luôn luôn lớn hơn rất nhiều. Mặc dù sự lãng phí nhiên liệu thì Tuabin hơi sẽ lớn hơn % với động cơ Diesel thế nhưng với tên thực dân khắp nơi chỉ để phục vụ cho hạm đội bé tí ti của mình thì kể cả lãng phí % nhiên liệu họ cũng ok. Đây là lý do chính mà hai tên cự đầu công nghệ Malen à Nguyên Hãn cùng lao về Ả rập mà đấm nhau túi bụi. Họ đều biết rằng không sớm thì muộn với sự phát triển của mình thì việc thiếu nhiên liệu là tất yếu. Mặc dù Malen chiếm được vài vùng ven của Bắc Mỹ thế nhưng trong thời gian ngắn hắn đừng mong khai thác được dầu ở đây. Chính vì vậy Malen mới chuyển ánh mắt về Ả rập. Còn Nguyên Hãn chỉ sở hữu vài giếng dầu tại Đại Minh thế nhưng đây là một minh hữu không hề chắc chắn, nếu có vấn đề quan hệ sảy ra thì chả nhẽ toàn hạm đội của hắn đắp chiếu? Vậy nên chiếm Kuwait, Dubai.... nhằm đảm bảo an toàn năng lượng là quá bức thiết. Thế nên hắn phải tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Đông Á nhằm tạo môi trường an toàn để hắn tập trung viễn chinh. Khi chiếm đủ nguồn năng lượng thì hắn chấp hết cả bố con nhà thằng Dương Lăng và Malen. Những bên đều có những bước đi mang thâm tính sâu xa mà không chỉ nhìn bề ngoài mà xem xét được. Chính trị là một ngành nghề cần quá nhiều noron thần kinh.
Quay lại với oto của chính phủ Nam Việt thì chính là động cơ tua bin hơi thu nhỏ của các chiến hạm, một động cơ chỉ nặng tổng toàn bộ kg mà có tới công suất mã lực thì phải nói là rất tốt với công nghệ hiện nay rồi. Ngay cả Malen chắc cũng chỉ chế tạo được đến thế này thôi. Tuabin hơi gồm hai dãy cánh quạt chạy dọc hai bên trục dài có m. Đường kính cánh quạt từ nhỏ đến to là đến cm, Đừng nhìn động cơ nhỏ mà nhầm, chúng được nối với lò đốt mini dung tích chỉ xx cm, nêu cả lò này đều hoạt động thì sẽ cung cấp luồng hơi mạnh để tuabin công suất lên tới mã lực. Thế nhưng động cơ tuabin hơi tốn xăng dầu kinh dị thế nên cần bình xăng dầu rất lớn nếu muốn đi xa.
Nguyên lý hoạt động của động cơ xe oto Nam Việt không hề khác động cơ chiến Hạm chút nào. Chúng khởi động bằng hệ thống Ắc quy điện. Chiếc xê oto kiểu này sẽ không thể tăng tốc đột ngột như kiểu piston thế nhưng khi đạt được đà thì chúng vận hành cực tốt, với tiếng động cơ còn nhỏ hơn tiếng động cơ Diesel rất nhiều. Đây là đặc điểm chung của động cơ tuabin hơi.
Chiếc xe này hiện tại chỉ có hơn chiếc được sản xuất và phục vụ cho hội nghị lần này, vận tốc tối đa lên tới km/h và có thể di chuyển km với bình xăng dầu khá lớn. Nhìn những chiếc xe sang trọng không kém gì nhiều so với đầu thế kỷ này Dương Lăng quả thật cũng nản trí rồi. Khoảng cách khoa học kỹ thuật của Nam Việt đã tiến bước quá xa, và có thể ngày càng nới rộng hơn.