Ngược Về Thời Minh

chương 266-1: vùng vẫy sinh tồn (p1)

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Bên ngoài thành Phúc Châu đã tập trung hơn ba mươi vạn lão bách tính chạy nạn từ khắp nơi đổ tới. Trong số đó có không ít những hộ nhà giàu chậm chân không có cách nào để vào trong thành nên chỉ đành cắm dùi ngoài thành, chỉ đành bất lực bị đám lái thương lương thực trong thành ép phải mua giá cao. Cho dù vậy đi chăng nữa thì bọn họ vẫn thấy rằng ở đây cảm thấy an toàn hơn một chút.

Phúc Châu quả là vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi, đất đai cằn cỗi đến nỗi mà cho dù có mưa thuận gió hòa thì miễn cưỡng lắm cũng chỉ đủ lấp đầy cái dạ dày mà thôi. Nếu muốn có cuộc sống tốt hơn thì chỉ còn cách ra khơi mà thôi. Nhưng từ khi nhà Minh ban lệnh cấm không được ra khơi thì ngay cả đến những thuyền cá lớn một chút cũng không được phép dùng đến.

Ngoại trừ những thư sinh được đọc sách thánh hiền, còn có thể mơ tưởng đỗ đạt xuất chúng, còn lão bách tính thông thường chỉ còn cách mạo hiểm ra khơi tìm con đường kiếm cơm, đi giao thương với Nam Dương, Lã Tống và Lưu Cầu, Đông Doanh. Nhưng nếu làm như vậy thì sẽ vi phạm vào quy định của triều đình, chính vì thế nên ngày càng có nhiều người rõ ràng là người dân lương thiện lại trở thành tội phạm của triều đình.

Giặc Oa càn quét một vùng tỉnh Mân vốn đã khiến cho mọi người ngày đêm lo lắng, cộng thêm có một số thổ phỉ bản địa thừa cơ quan phủ thối nát vô dụng bèn cướp bóc bắt bớ khắp mọi nơi, khiến cho một số phú hộ phải hoảng sợ vô cùng. Vậy nên chỉ còn đành trốn đến thành Phúc Châu thì mới có thể có được một giấc ngủ yên ổn.

Không ngờ Bộ Chính Sử Đại nhân của Phúc Kiến lại không cho phép bọn họ được vào thành, vậy mà thuế lại thu không có bớt đồng nào. Hàng ngày đều phái quan thu thuế ra ngoài thành thu "Chiến Thời Trừu Biên Thuế", nhưng lại chẳng thấy quân binh của y đánh thắng trận nào, bách tính đều chửi thầm nguyền rủa không dứt.

Lúc này bên trong thành Phúc Châu vẫn bình an yên ổn, cây xanh thẳng hàng, ve kêu văng vẳng. Cho dù hạt địa có bất an, giặc Oa hoành hành, quân cướp trỗi dậy, bách tính lê dân có nhà tan cửa nát, thê lương ngút trời, nhưng con phố mà đám cao quan tụ quý tộc tụ tập lại thì vẫn cứ thanh bình và yên ả như vậy.

Những phú hào quyền quý đánh xe hoặc ngồi kiệu đi lại trên đường phố, bọn chúng vẫn cứ nhẩn nhơ dạo quanh khắp đường cùng ngõ hẻm, những tên binh lính lười nhác uể oải vác theo những cây giáo dài đi qua đi lại trước cổng Nha môn Bộ Chính Sử. Người dân không dám lại gần chỗ đó, nếu không thì họ đã có thể nghe thấy những tiếng hát và tiếng sáo nhỏ xíu vọng ra từ bên vách tường.

Nguyễn Đại Văn ngồi trên chiếc ghế thấp, tay cầm chung rượu sứ mỏng nạm vàng tự đắc thưởng tửu. Sáu ả thiếu niên ca kỹ, thân hình yêu kiều, nhan sắc diễm lệ đang múa hòa mình trong tiếng nhạc.

Tuần Án Ngự Sử, Địch Than Sơn, bị vẻ đẹp của những ả ca kỹ đó hút mất hồn vía. Ngắm nhìn một hồi thật lâu mới giật mình tỉnh lại, vội vàng nâng chén rượu lên từ xa hướng về phía của Nguyễn Đại văn, mỉm cười nói: - Nguyễn Đại nhân, mời.

- Ha ha, Địch Đại nhân, Chu Đại nhân, Uông Đại nhân, nào xin mời xin mời, cùng uống một chung rượu nào. Nguyễn Đại Văn cũng hồ hởi nâng chung rượu lên, mời mấy người đó cùng uống. Nguyễn Đại Văn hơn bốn mươi tuổi, dáng người cao, gương mặt trắng trẻo thanh tú, vài sợi râu dưới cằm, tướng mạo anh tuấn xuất chúng.

Bên cạnh y có một cô ả sắc đẹp tuyệt trần đang kề má lên vai nói chuyện to nhỏ. Nguyễn Đại Văn uống một hơi hết nửa chung rượu, "Khà" một cái, cười vui đến lắc lư cả người.

Y véo nhẹ lên phần hông dưới cái váy mỏng manh của ả ca kỹ đó một cái rồi cười ha hả nói: - Đi đi, lão gia ta còn cần tiếp rượu cho mất đại nhân ở đây.

Ả ca kỹ đó hi hi cười, ưỡn ẹo đứng dậy, đáp một lễ với đám người Địch Thanh Sơn, rồi lặng lẽ lui xuống. Nguyễn Đại Văn xua xua tay, sáu ả ca kỹ còn lại cũng ngừng đàn hát nhảy máu, phủi áo rút lui qua đại sảnh.

Nguyễn Đại Văn nói: - Các vị đại nhân, thành Phúc Châu của chúng ta cũng coi như thoát được kiếp nạn lần này, nhưng giặc Oa lại cứ làm loạn ở vùng Mân của chúng ta. Ta và các ngài đều là quan viên cao nhất trong quân chính Phúc Kiến, cũng cần phải có báo cáo lên với Dương Tổng Đốc, không thể đợi đến lúc cho bọn chúng cướp bóc đủ rồi mới rút đi phải không? Chu Đại nhân, ngài có diệu kế gì không?

Chu Hồng là Thủy Sư Đề Đốc Phúc Kiến kiêm lãnh Tam Vệ Lục Quân, quân sự vùng Mân đều coi y là quan viên đứng đầu. Nhưng y lại sợ giặc Oa như sợ cọp, bọn chúng vừa mới vào đến đất vùng Mân thì Chu Hồng đã tìm cách tránh nạn chiến, để mặc cho bách tính tự tìm cách chống chọi, chỉ e sợ sẽ phải thực sự đối đấu với giặc Oa. Diệu kế "Tặng thuyền, tặng ngân lượng để ổn định một phương" của Nguyễn Đại Văn chính là do Chu lang đề xuất.

Thấy Nguyễn Đại Văn hỏi tới chyện đó, Chu Hồng khẽ chau màu, từ tốn nói: - Đại nhân, nay giặc Oa đã có tín hiệu di chuyển đến Quảng Đông, Quảng Tây, hơn nữa từ Bắc rời xuống Nam bọn chúng trước sau gì cũng khó mà ổn định được, có được sáu chiến hạm mà chúng ta đã tặng, bọn chúng đã có ý định tới Di Châu hoặc Mãn Thứ Gia để mà cư trú, tại hạ tin rằng không lâu nữa thôi thì sẽ rời khỏi nơi đây.

Nguyễn Đại Văn chẳng có hiểu biết gì về chuyện quân sự, chỉ nghe thấy câu nói đó thôi thì thấy yên lòng, y bèn thở dài nói: - Như vậy cũng được, sáu chiếc chiến hạm ngay cả đến pháo trên thuyền cũng tặng cho giặc Oa rồi. Ta trình công văn lên trên Tổng Đốc Phủ nói là quân ta thương vong quá nhiều, sáu chiếc chiến hạm đã bị phá hủy, nhưng quân ta thể chết không lui chiến đấu dũng mãnh với giặc Oa, tấc đất không nhường, giặc Oa cũng tổn hại không nhỏ. Nếu như giặc Oa không rời khỏi đây thì chiến báo sẽ không ngừng được gửi đến Tô Châu, tới lúc đó thì coi như bị bại lộ rồi.

Chu Hồng vốn dĩ biết rằng thực tế thì giặc Oa quả thật có ý định rời đến Di Châu và Mãn Thứ Gia, ý đồ là muốn tìm một nơi cư trú cố định, nhưng nghe thấy Nguyễn Đại Văn nói nghiêm trọng như vậy thì trong lòng y cũng cảm thấy bất an.

Chu Hồng miễn cưỡng cười đáp lại: - Xin Đại nhân yên tâm, vùng Phúc Kiến này khỉ ho cò gáy, tại hạ xem chừng bọn chúng cũng chẳng còn cái gì để mà cướp được nữa, phía Bắc đã không còn đứng vững được rồi mà bọn chúng vẫn tiếp tục Nam tiến thì tất nhiên....

Chu Hồng nói tới đó thì trong đại sảnh đột nhiên có tiếng nói lớn: - Báo, Đại nhân, Nguyễn Tam Nhi đã về rồi!

Chu Hồng tức thí ngậm miệng lại, rồi cùng với bọn Nguyễn Đại Văn hướng về phía cửa để ngóng, chỉ nhìn thấy có hai binh sĩ dìu một người ăn mặc như dân thường đi vào. Người đó khắp người toàn những đất bụi, gương mặt đỏ ửng, những giọt mồ hôi còn chảy ra trên tóc, đôi chân dường như cứng đờ ra rồi.

Nguyễn Đại Văn nhận ra Nguyễn Tam Nhi, gia tướng tâm phúc của mình thì vội vàng đứng dậy nói: - Nguyễn Tam Nhi, sao lại... Sao lại thành thế này? Ngươi đã gặp phải giặc Oa hai là.... Hay là bên phía Tô Châu...

Nguyễn Tam Nhi lập tức đứng thẳng người, vùng tay khỏi hai tên lính đang dìu mình, xua tay ra hiệu cho chúng lui xuống, đợi tới khí chúng ra khỏi đại sảnh rồi thì y mới bước lên trước một bước, hoảng hốt vội vàng nói: - Đại nhân, theo ý tiểu nhân thì tình hình không hay rồi. Chín ngày trước tiểu nhân tới thành Tô Châu thì có nghe nói Tổng Đốc Đại nhân sẽ đích thân tới Phúc Kiến tuần sát tình trạng quân sự...

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio