Người Cũ Đường Mới

chương 8

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

.:. 08: Đỉnh giàn nho biếc xanh mềm rủ.:.

Đồng hồ báo thức của Lý Trì Thư vang lần đầu vào 5 giờ 50 bị em ấy ấn tắt ngay lập tức, tôi đang ngủ say giấc, phản xạ có điều kiện ôm em vào lòng giống vô số buổi sáng của mọi lần: “Ngủ thêm một lát đi.”

Em ấy cứng người, thử vùng vẫy hai lần trong vòng tay tôi, tôi vẫn chưa tỉnh táo, ghì chặt theo thói quen, chuẩn xác chôn mặt vào gáy em: “Ngủ tiếp đi, Lý Trì Thư.”

Em ấy bất động.

Hai giây sau tôi mở bừng mắt, ý thức bây giờ là lúc nào, tim nhảy lên.

Nhưng Lý Trì Thư không phản kháng nữa, yên lặng nằm lên gối, tôi không biết em ấy có đang ngủ tiếp không, chỉ đành giữ vững nhịp thở không dám động một đầu ngón tay.

Tôi mở miệng, chạm môi vào gáy Lý Trì Thư, trong hơi thở thoảng mùi sữa tắm, là nhãn hiệu Lý Trì Thư thích nhất lúc sinh thời. Hiện tại tôi ôm em ấy năm 17 tuổi, căng thẳng như nhãi con vắt mũi chưa sạch, buồn bã như đã qua mấy đời, mà cũng đúng là cách một đời.

Tôi mặt dày nhắm mắt, ôm em ấy ngủ lại.

Nhưng Lý Trì Thư bẩm sinh là người tự gò bó bản thân, ngủ không được bao lâu em ấy lặng lẽ nhấc bàn tay gác trên eo em của tôi lên, đi xuống dưới làm vệ sinh. Tôi ở trên lầu lắng nghe, bên dưới không có động tĩnh một lúc lâu mà Lý Trì Thư vẫn chưa đi ra. Tôi toan vén chăn đi xuống xem sao, vừa đứng dậy thì chết trân.

… Cơ thể 18 tuổi quả là dồi dào tinh lực.

… Tất nhiên 30 tuổi cũng dồi dào, nhưng tình trạng cơ thể khi ấy của Lý Trì Thư không cho phép tôi dồi dào như thế.

Tôi ngồi trên giường bình tâm một hồi mới đi xuống, hóa ra Lý Trì Thư ngồi xổm trước bếp lò, cầm thanh củi băn khoăn nên thả vào không, nhìn ra cửa như gặp kẻ thù.

Tôi xoa sống mũi bước qua: “Cậu làm gì thế?”

Em ấy ngửa đầu nhìn tôi: “Mình muốn nấu bữa sáng, nhưng mà…”

“Nhưng mà không biết nấu.” Tôi tiếp lời câu chuyện, kéo Lý Trì Thư, “Để mình làm, cậu đi làm bài tập đi, làm xong gọi cậu.”

Em đi được hai bước thì ngoái đầu, dừng lại: “Để mình theo học.”

“Được.”

Thật ra lúc mới đến tôi cũng không rành thứ này lắm, kiếp trước Lý Trì Thư không nói ra suy nghĩ muốn ăn cơm củi lửa nên tôi cũng không tìm hiểu. Ngày hôm kia đến đây, sau khi về mới tra cứu cách sử dụng, tối hôm qua lần đầu tiên bắt tay vào làm còn bỡ ngỡ, vừa gọi điện cho cha tôi hỏi cách dùng vừa làm theo —— Ông ấy rành việc này, lúc còn trẻ khởi nghiệp với mẹ tôi, xuống nông thôn sinh sống mấy tháng.

Cháo không quá tốt cho dạ dày, tuy không biết bây giờ Lý Trì Thư có mắc những bệnh đó không nhưng phòng bệnh trước khi nó xảy ra không bao giờ là sai, tôi chọn sủi cảo trong tủ lạnh còn sót lại hôm qua chưa nấu.

(*) Đối với những người có triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ không nên uống cháo để hỗ trợ dạ dày và ăn súp. Bởi vì uống cháo có thể dễ dàng làm cho chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược axit tồi tệ hơn. Ngoài ra, cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản – Báo Tiền Phong.

Lý Trì Thư vẫn ăn ngon lành giống như lần đầu ăn sủi cảo, vừa ăn vừa ra chiều đăm chiêu suy nghĩ câu hỏi. Ăn hai muỗng liền hỏi tôi: “Chỗ này thường có người ở không?”

“Có chứ,” mặt tôi tỉnh rụi, “Bình thường thuê người ở lại đây trông nhà giúp, quét tước dọn dẹp vệ sinh gì đó.”

Em ấy “à”, hỏi tiếp: “Vậy xe mô tô kia…”

“Mình nhờ Tưởng Trì mượn giúp mình để lỡ hai ngày nay có việc gấp nào đó.” Tôi gắp mấy cái sủi cảo còn trong đĩa vào bát em, “Buổi trưa cậu muốn ăn gì?”

Lý Trì Thư vùi đầu xuống gắp một cái vào miệng mình, ngước mắt lên nhìn tôi thăm dò: “… Sủi cảo.”

“…”

Tôi rửa bát xong cùng lên lầu hai làm bài tập với em —— Mặc dù mang tâm trí của tuổi 30 nhưng có lẽ phải gánh trọng trách tiến về tương lai thay cho bản thân 18 tuổi.

Dù sao tôi cũng là người từng trải qua thời cấp ba và thi đại học hoàn chỉnh, trí nhớ không kém, sau khi tốt nghiệp đại học còn nổi hứng làm lại đề đại học năm ấy với bạn cùng phòng, cũng có thể giải được câu quan trọng của đề Toán và Lý, có điều tốn thời gian hơn mấy phút so với lúc đi thi. Kể ra cũng hơn 10 năm rồi không chạm vào tài liệu cấp ba, nhưng việc học là thứ khắc sâu vào tận xương, tuần trước làm mấy bộ đề đối chiếu với đáp án, xem phân tích thì cơ bản cũng có thể nhớ được 8, 9, 10%, đừng nói chi là tiếng Anh dù rời trường cũng cần dùng đến bất cứ lúc nào. Còn Hóa và Sinh học thuộc là xong, hai môn dù không học được chỉ cần đọc sách cũng có thể học thì không cần bàn.

Tóm lại hiện giờ Thẩm Bão Sơn học những cái này dù là so với Lý Trì Thư hay là bản thân kiếp trước cũng dễ dàng hơn nhiều.

Thấy mặt trời sắp lên cao, gần đến thời gian ăn trưa, tôi vừa viết vừa từ tốn hỏi Lý Trì Thư: “Cậu muốn ăn kem không?”

“Kem?” Lý Trì Thư không từ chối thẳng thừng mà chỉ làm tôi sớm chết tâm, “Ở đây không bán mà đúng không?”

Tôi cười, không lên tiếng.

E rằng chính Lý Trì Thư cũng không nhớ mong muốn ăn kem của mình.

Đó là mùa hè tôi sống bên em chưa bao lâu, vào cuối tuần tôi đến một tòa nhà văn phòng ở trung tâm thành phố gặp đối tác của dự án kế tiếp, Lý Trì Thư đợi trong tiệm cà phê ở bên dưới, đợi suốt một buổi chiều. Tôi bàn việc xong đi ra ngoài tòa nhà, em ấy ngồi một mình chỗ ngoài trời của tiệm cà phê, thẫn thờ nhìn tòa nhà độc lập một tầng ở không xa, tôi đứng sau em bao lâu thì em nhìn bấy lâu, không cử động.

Tòa nhà đó không phải là mới ở khu thương mại này, là chuỗi cửa hàng quốc gia của Häagen-Dazs, đang làmùa Tết náo nhiệt nhất, cửa kính của cửa hàng mở ra khép lại, đoàn người không đứt đoạn.

Tôi ấn vai em từ phía sau, hỏi em muốn ăn kem phải không?

Em trả lời chỉ đang hoài niệm tháng ngày làm thêm sau khi thi đại học.

Sau khi tốt nghiệp thi tuyển sinh đại học, Lý Trì Thư mới thành niên được một năm rưỡi, kết thúc học nghiệp, em ấy bỗng không có mục tiêu cũng không có nhóm tổ chức nào, thứ duy nhất em ấy biết là không được ngừng kiếm tiền. Nhưng vòng bạn bè của em cực nhỏ, thời cấp ba độc lai độc vãng, suy nghĩ nói chuyện giao thiệp gần như không có, đi làm kỳ nghỉ hè cũng không tìm được cách kết giao. Học sinh tốt như em ấy, chỉ cần có một bậc trưởng bối biết nghe ngóng dò la thì rất dễ đi làm gia sư không chính quy bổ túc riêng cho học sinh cấp hai, cấp ba.

Nhưng Lý Trì Thư hiền như khúc gỗ còn không khéo đưa đẩy, thành tích thi vào đại học phải đợi hơn nửa tháng nữa, trong nửa tháng đó em ấy làm lao động giá rẻ nhất thành phố, đi phát tờ rơi.

Năm ấy nóng bức, nhiệt độ gần 39 độ, vì thế tiền công theo giờ cao nhất từ giữa trưa đến hơn 4 giờ chiều.

Lý Trì Thư chọn khoảng thời gian đó, tại quảng trường thương mại có tiệm cà phê, dang nắng chói gắt, mỗi ngày làm đầm đìa mồ hôi đến 6 giờ tối, chỉ mang theo khăn giấy và bình giữ nhiệt rẻ nhất bên người.

Tôi tưởng em ấy đang cố nói với tôi là em tha thiết thế nào khi nhìn thấy Häagen-Dazs trong điều kiện như thế, ai ngờ em ấy chỉ đang châm chọc mình: “Đứng trước cửa Häagen-Dazs bao nhiêu ngày, em còn không biết là người ta bán kem. Bao nhiêu người xách hộp đi ra, em cứ tưởng trong hộp là bánh bông lan.”

Em ấy không tiếp tục nhắc về Häagen-Dazs, trên đường về nhà cùng tôi chỉ nói về một ngày hè cũng nóng bức khác.

Ngày hè đó chói chang ánh nắng khiến người ta không thể mở mắt, đối với Lý Trì Thư nhỏ tuổi hơn, gầy gò hơn là sự giày vò cả đời không muốn trải nghiệm lần thứ hai.

Lý Trì Thư 7 tuổi bất thình lình bị tin cha mất đập choáng đầu, còn chưa kịp hoàn hồn thì bị mẹ kéo đến quỳ gối ở quảng trường trước cửa tòa thị chính, yêu cầu những ban ngành liên quan cho bọn họ, cô nhi quả phụ không khác gì vô số gia đình bần cùng khốn khổ khác, nhìn là biết ngay không có kết cục, một câu trả lời hợp lý.

Chính quyền đô thị hay là Cục giám sát quản lý thành phố, Lý Trì Thư đã không còn nhớ rõ, những con chữ to lớn bằng hợp kim nhôm với đứa trẻ như em ấy chỉ là những ký tự kỳ lạ nhìn thêm lần nào mắt sẽ bị đau nhức hơn lần ấy.

Lý Trì Thư cũng không nhớ mẹ kéo em ấy quỳ bao lâu, thứ duy nhất có ấn tượng là mồ hôi không ngừng nhỏ giọt từ trên mặt mình. Từng giọt rơi xuống, em đếm được mười giọt thì giọt mồ hôi bị ánh mặt trời thiêu đốt và mặt đất nóng cháy bốc hơi lên cát đá giữa hai đầu gối.

Lý Trì Thư khô miệng, người dân đi ngang qua dần tụ tập bàn tán xôn xao về em và mẹ ở bên cạnh, tầm mắt của em bám theo vô số đôi giày xăng-đan dưới mặt đất, cuối cùng phát hiện khuôn mặt của mấy bạn học cùng lớp trong dòng người nhốn nháo.

Họ được phụ huynh dắt đi, có người đi theo nhóm bạn, trên cổ đeo khăn quàng đỏ giống Lý Trì Thư, quăng ánh mắt hoặc hiếu kỳ hoặc đồng cảm với em ấy bị đám đông vây quanh —— Chỉ là đứa trẻ 7 tuổi thì biết gì chứ?

Lý Trì Thư cũng không hiểu, em ấy chỉ lo nhìn chằm chằm kem trong tay họ.

Phần chóp kem dần tan chảy trước khi kịp đưa vào miệng, chảy dọc trên thân cây kem xuống tay bọn họ, cuối cùng bị cái nóng oi ả ngày hè làm bốc hơi cùng với những giọt mồ hôi của Lý Trì Thư và nước mắt của mẹ.

Em ấy liên tục li.ếm đôi môi khô khốc, chỉ nếm được vị mặn chát của mồ hôi chảy xuống. Ngày hôm đó kem có vị thế nào? Lý Trì Thư vĩnh viễn không biết được.

“Sau đó thì sao?” Tôi vừa lái xe vừa hỏi em.

“Sau đó?” Lý Trì Thư hồi ức với dáng vẻ gần như là lặng đi, như lại đang đặt mình vào ngày hè khô nóng ấy, vô thức cầm lấy nước ấm tôi thường chuẩn bị trong xe cho em, “Sau đó công ty nhận thầu khu đất cha em ngã chết bồi thường tiền, mẹ em cũng đi xa, để tiền lại cho em dặn em học hành chăm chỉ. Bà nói đó là lối thoát duy nhất của em.”

Bữa trưa không ăn sủi cảo, tôi làm phần cơm trộn nấm cục đen và nấm mỡ phiên bản nấu củi lửa cho Lý Trì Thư, em ấy ăn rất mới mẻ, hỏi tôi đây là gì.

Tôi trả lời: “Nấm cục đen.”

Em nhìn bát lặp lại: “Nấm cục đen…”

Tôi hỏi: “Có ngon không?”

Em trầm tư cân nhắc, trả lời thành thật: “Ăn không được.”

“Vậy à, mình cũng không ăn được.” Tôi cầm muôi trộn cơm trong bát, “Cũng là do bạn làm ăn của cha mẹ mình tặng, nghe nói rất đắt, nhưng mình nghĩ đắt cỡ nào mùi vị cũng chỉ thế thôi.”

Em nâng bát cười với tôi, cúi đầu nghiên cứu bát cơm trộn.

Ăn xong Lý Trì Thư nằng nặc đòi rửa chén, tôi suy xét: “Ở sau vườn có giàn nho, cậu ra đó xem xem có hái nho được không, nếu có thì hái một ít, không thì thôi.”

Lý Trì Thư rất nghe lời đi ra đó.

Tôi rửa bát đĩa không ngừng nghỉ, đi qua căn phòng nhỏ kế bên nhà bếp mở cửa ra, tốn chút công sức mới có thể chuyển tủ lạnh ra ngưỡng cửa, chuẩn bị xong xuôi mọi chuyện, đứng đợi cả nửa buổi cũng không thấy bóng dáng Lý Trì Thư.

Hái nho cũng hái lâu thế ư?

Bên dưới giàn nho có chiếc bàn nhỏ, có lẽ là của chủ nhà dùng để uống trà giờ chiều. Lý Trì Thư đứng trước bàn quay lưng lại với tôi, cầm cái gì đó giống như lá cờ nhỏ chầm chậm vẫy nó, đa phần bị bóng lưng em ấy chặn lại, tôi chỉ nhìn thấy một phần góc.

“Lý Trì Thư.” Tôi gọi.

“Hả?”

Có vẻ em ấy vừa hoàn hồn, quay đầu lại dưới bóng râm lưa thưa.

Ánh nắng đan xen, trên đỉnh giàn nho biếc xanh mềm mại rủ xuống. Cành non phủ trên lá vàng cứ như nó đang lặng lẽ mọc dài ở độ hoang vắng.

Tôi vẫy tay ra hiệu em ấy lại đây: “Cậu làm gì đó?”

Em buông đồ vật trong tay xuống, quay người đi đến chỗ tôi: “Không có gì… Hình như ở đây không có nho.”

“Không có thì thôi.” Tôi đẩy em đi, “Đi, đi ăn kem.”

Lý Trì Thư mông lung: “Kem?”

“Kem.” Tôi lặp lại, đi mấy bước mà bất ngờ dừng lại, quay người đối mặt với em, móc chiếc khăn quàng đỏ từ trong túi mua lúc đến đây, trang nghiêm đeo ở cổ em rồi rảo bước kéo em đi.

Chiều thôn quê tĩnh lặng đến mức tâm người ta cũng mềm mại, tôi bảo em đứng trước tủ lạnh còn mình đi vòng ra đằng sau, một tay chống trên tủ một tay ấn công tắc ở nóc tủ, một luồng hơi lạnh mát mẻ xộc ra.

Lý Trì Thư đứng ngây ra, cứ như ngạc nhiên tôi có pháp thuật nào đó.

Tôi mỉm cười hỏi em: “Bé Lý Trì Thư, bé muốn ăn kem vị gì?”

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio