Khi mùa xuân sắp đến cũng là lúc sinh nhật tôi sắp tới, mẹ đã gửi rất nhiều sách về làm quà sinh nhật cho tôi.
Tôi đến bưu điện để lấy gói hàng, lúc lấy xong đi ra, bước qua lớp lớp đỉnh đầu đen nhánh và đám đông quần áo nhiều màu sắc, nhưng chỉ liếc mắt một cái tôi đã nhận ra một gốc cây bạch dương cao ngất nổi bật giữa dòng người.
Đó là Trương Dịch.
Trên tay cậu là một phong thư và cậu đang thả vào hòm bưu điện.
Thả xong, lúc xoay người lại, ánh mắt cậu lướt qua, sau một thoáng ngẩn ngơ cậu ấy đột nhiên mỉm cười.
Cách một đám đông, cậu ấy vẫy vẫy tay.
Tôi xấu hổ gật đầu đáp lại, sau đó cậu sải bước tới.
Cậu ấy đi tới trước mặt tôi, thấy gói hàng trên mặt đất, trông cậu ấy có vẻ ngạc nhiên: “Gói hàng lớn này là của cậu hả?”
Tôi gật đầu: “Mẹ tôi gửi về.”
“Nhiều vậy.” Cậu ấy không thể tin được.
Tôi khẽ cười: “Quà sinh nhật đó.”
Cậu ấy sửng sốt: “Sinh nhật cậu? Ngày nào vậy?”
“Mùng tháng , thứ năm tuần sau.”
Tôi cố gắng khiến giọng nói của mình nghe có vẻ hờ hững.
Cậu ấy “Ồ” một tiếng rồi nhanh chóng bê gói hàng lên: “Tôi bê giúp cậu nhé.”
Tôi lập tức ngăn lại: “Tôi có thể tự bê được.”
Cậu ấy cúi đầu nhìn gói hàng cực lớn trước mắt sau đó đưa mắt đánh giá tôi: “Bằng cái vóc dáng này của cậu, thôi, để tôi bê giúp cậu.”
Khi nói chuyện, tay cậu hơi dùng lực, gói hàng được cậu bê cực kỳ vững vàng, mà tôi chỉ có thể cun cút nhắm mắt theo đuôi cậu ấy.
Có lẽ cuộc chạm trán bất thình lình đã tăng thêm yếu tố bất ngờ cho nên chúng tôi im lặng suốt quãng đường.
Nhưng không hiểu sao trong lòng vẫn hơi kích động, tựa như ba tia pháo hoa vụt sáng giữa bầu trời đêm, hay vài giọt nước bắn lên khi cá nhảy ra khỏi ao —— không mạnh mẽ nhưng cực kỳ sống động.
Mặc dù không nói gì nhưng bước chân bước rất nhanh, nhoáng cái đã đi tới đầu ngõ.
Tôi dừng bước, cậu ấy liếc nhìn tôi một cái rồi nhẹ nhàng đặt gói hàng xuống đất.
Lúc ăn cơm tối, bà hỏi tôi: “Cậu bé hôm nay lấy sách giúp cháu là ai thế?”
Tôi đáp bằng giọng không kiên nhẫn: “Bạn cùng lớp ạ.”
Bà lại hỏi: “Tại sao cậu bé đó bê sách giúp cháu vậy?”
Tôi không còn kiên nhẫn nữa: “Tình cờ gặp ạ, vừa ra khỏi bưu điện đã gặp rồi.”
Bà không nói nữa.
Buổi tối, tôi về phòng viết nhật ký.
Cuốn nhật ký có chiếc khóa nhỏ màu xanh nhạt hơi lóe sáng dưới ánh đèn bàn.
Tôi đề bút ghi lại những khoảnh khắc rung động lòng người ấy: Nụ cười dịu dàng, dấu vết màu đỏ sậm trên tay cùng với bóng lưng tản ra tựa sương mù nơi góc phố.
Cả bà ngoại hay cằn nhằn và thích lo chuyện bao đồng.
Trong thành phố nhỏ này, tôi và bà ngoại sống nương tựa vào nhau.
Ông bà nội tôi mất sớm, năm tôi lên tuổi, bà ngoại đã nuôi nấng tôi.
Bà là người phương Nam, tới giờ khi nói chuyện giọng vẫn mang khẩu âm người miền Nam.
Nghe nói năm đó vì ông ngoại bà mới lặn lội xa xôi theo quân tới thành phố chỉ có biển mà không có Trường Giang này.
Cả đời bà chỉ sinh được một người con chính là mẹ tôi.
Nhưng ngay cả đứa con duy nhất cũng không ở bên cạnh bà.
Bà là một bà lão quật cường, trước giờ chưa bao giờ thấy bà nói nhớ mẹ tôi, nhưng tôi biết trong những đêm dài yên tĩnh, bà luôn lật lại cuốn album cũ xem dáng vẻ mẹ tôi từ năm tuổi cho tới năm tuổi.
Đương nhiên tôi thừa nhận bà rất yêu tôi.
Hồi nhỏ tôi ốm yếu, sinh bệnh liên tục.
Bà thà ngồi canh nồi thuốc Đông y trên bếp than tổ ong giữa ngày hè nóng nực chứ quyết không tin thuốc Tây.
Mùi thuốc Đông y lan khắp khoảng sân nhỏ, cái mùi đắng ngắt ấy đã xâm chiếm cả tuổi thơ tôi.
Ánh dương chói mắt, bà ngoại không ngừng phe phẩy chiếc quạt hương bồ dưới ánh nắng cùng với lò than tổ ong nho nhỏ đã hợp lại thành một bức họa khổng lồ —— có rất nhiều kẽ hở vụn vặt, nhưng rất hoàn chỉnh và long trọng.
Loại chất lỏng màu nâu này quả thực rất đắng, cực kỳ đắng.
Có nhiều lúc tôi vừa khóc vừa hất bát thuốc đi, bà vẫn kiên nhẫn rót thêm một bát rồi dỗ tôi: “Tiểu Đào, uống đi, uống xong bà ngoại cho cháu ăn kẹo.”
Trong tay bà là chiếc kẹo socola hình trái tim vị rượu, tôi vươn tay nhưng bà không đưa nó cho tôi.
Bà đặt bát thuốc bên miệng tôi trước, dỗ dành tôi: “Nín thở một lúc, uống một ngụm không đắng đâu, uống xong chúng ta ăn kẹo nhé!”
Nhưng đó là những ký ức rất xưa rồi, sự thật là khi số tuổi của bà càng lớn, bà càng ngày càng thích xen vào chuyện của tôi, dường như bà luôn hiếu kỳ, luôn muốn quản tất cả mọi thứ liên quan đến tôi.
Bất kể là cổ áo đồng phục của tôi có giặt sạch hay không, đi học quên mang huy hiệu trường hay là thành tích không tốt, bà đều có thể mang ra càm ràm suốt cả ngày.
Từ sự cẩu thả bất cẩn của tôi đến lười nhác làm cho có lệ chứ không chịu chăm chỉ,… sự càm ràm của bà khiến tôi càng ngày càng thấy phiền, bắt đầu chống đối bà theo thói quen.
Mỗi khi tôi chống đối, bà luôn nổi giận và mắng tôi, mặc dù luôn quanh đi quẩn lại mấy câu: “Mày là đồ không có lương tâm, bà nuôi mày từ nhỏ đến giờ dễ dàng sao? Đến mẹ mày cũng không quản mày, từng ấy năm không về nhà lấy một lần…” Dần dần, nó trở thành một buổi ngầm chỉ trích phê bình mẹ tôi.
Nhưng bà giận thì giận, bình thường không quá nửa giờ là hết ngay, lại bắt đầu một vòng tròn quan tâm, càm ràm, trách cứ mới…
Bà đã già rồi, lưng bà còng, tai bị lãng và tóc đã bạc trắng.
Đôi khi tôi sẽ nghĩ, có khi nào theo số tuổi càng tăng, lòng của tôi cách bà càng xa hay không?
Nếu không thì tại sao khi tôi dần lớn khôn, cuộc đối kháng giữa chúng tôi càng ngày càng gay gắt?