Chú Lê mở tài liệu, rút tấm ảnh chụp một nữ diễn viên ra. Tuy trên ảnh là một cô gái vui vẻ, tươi sáng, khác xa so với gương mặt trắng bệch vừa xuất hiện trên màn hình, nhưng tôi vẫn có thể nhận ra đó là cùng một người.
Cô ấy là Hứa Lệ Nhã, vừa tốt nghiệp học viện Điện Ảnh, còn một cô gái đi cùng tên Mã Sảng, cũng là diễn viên mới vào nghề.
Chúng tôi quan sát màn hình, nhận ra Hứa Lệ Nhã đang trôi nổi trong cabin. Vì cửa sổ quá nhỏ, bên trong lại tối đen nên chỉ có những thứ trôi sát cửa sổ mới nhìn thấy được.
Xác định được đây chính là máy bay chúng tôi muốn tìm, tổ trưởng Ngô nhanh chóng đưa thuyền trục vớt đến vị trí trên máy bay, để mấy người nhái dùng dây kéo cố định máy bay lại, sau đó chuẩn bị kéo máy bay lên…
Đội tìm kiếm cứu nạn của Ngô Tiễn Lâm cũng thuộc dạng chuyên nghiệp số một số hai trong nước, nên chúng tôi không cần lo lắng tới việc vớt máy bay lên. Bây giờ đã tìm được máy bay, nhiệm vụ của chúng tôi cũng hoàn thành.
Tuy nói vậy, nhưng tôi vẫn muốn xem lại sau khi vớt được máy bay, vì sao họ lại đâm đầu xuống hồ. Dù sao cũng là bảy mạng người, không phải cứ chết là được.
Tất nhiên việc trục vớt cũng không đơn giản như tôi nghĩ, bảo vớt là vớt ngay lên được, đoán chừng cũng phải mất khoảng hai ngày mới hoàn thành. Vì thế tôi với chú Lê lên bờ trước, chú Lê nói khu vực nước sâu âm khí quá nặng, không nên ở lâu.
Không ngờ lúc ở khách sạn chờ tin, chúng tôi lại nhận được tin dữ. Trong quá trình trục vớt, một dây kéo đột nhiên đứt mất, khiến thuyền vớt mất trọng tâm nên bị lật.
Mọi người nhanh chóng cứu thuyền viên lên, sau khi kiểm tra mới phát hiện thiếu một nữ đội viên, lúc thuyền lật không kịp chạy ra….
Không ngờ đến bước này lại xảy ra án mạng, xem ra chuyện không đơn giản như chúng tôi vẫn nghĩ, vì thế tôi gọi điện cho chú họ. Sau khi nghe tôi kể mọi chuyện, chú ấy nghiêm trọng nói: “Trước mắt phải tạm dừng việc trục vớt, nếu không sẽ lại có chuyện thôi.”
“Vậy phải làm sao bây giờ ạ? Cũng không thể cứ ngâm trong nước như vậy được?” Tôi sốt ruột.
Chú tôi lại nói: “Gấp cũng không được, nếu không muốn tiếp tục xảy ra chuyện, thì cháu bảo chú Lê làm lễ tam sinh hiến tế, chắc sẽ thành việc.”
“Tam sinh hiến tế? Là gì thế ạ?” Tôi không hiểu hỏi lại.
“Cháu cứ bảo lão Lê, bảo ông ấy thay gà bằng trâu, như vậy mới thể hiện đủ thành ý…” Chú họ nói.
Sau khi ngắt điện thoại, tôi chuyển lời của chú họ cho chú Lê, ông ấy trầm tư một lúc: “Tam sinh hiến tế, sao ta lại không nghĩ đến chứ?”
“Chú Lê, tam sinh hiến tế là gì ạ?” Tôi tò mò hỏi.
Chú Lê giải thích: “Chính là dùng ba loại gia súc để hiến tế, sau đó thành tâm khẩn cầu thì sẽ thành việc. Bình thường thì dùng lợn dê gà, nhưng nếu muốn thành tâm hơn thì sẽ đổi thành tế sống lợn dê trâu.
“Tế sống! Không phải quá tàn nhẫn sao?” Tôi không đành lòng nói.
Nhưng chú Lê lại bảo: “Cái này là do chuyện cháu sắp tế bái, còn có sở cầu lớn nhỏ gì đó. Nếu chỉ bái tổ tiên và thần linh thì không cần tế sống, nhưng lần này tế bái là thứ dưới nước đã quen giết chóc, chỉ có tế sống mới được!”
Vì thế ngày hôm sau, chú Lê gọi điện cho Ngô Tiễn Lâm, nói đại khái, anh ta lập tức nói mình không có ý kiến. Nếu chúng tôi có yêu cầu gì, anh ta sẽ nhanh chóng chuẩn bị.
Tôi cảm thấy rõ ràng, thái độ của tổ trưởng Ngô đã thay đổi, nếu lần đầu gặp mặt anh ta tỏ ra khách sáo, thì bây giờ có thể nói là rất rất khách sáo rồi.
Vì chúng tôi không phải người địa phương, nên đi mua những thứ đó có hơi khó khăn. Tổ trưởng Ngô đã có lời, nên chúng tôi đọc danh sách những thứ cần thiết cho anh ta.
Tổ trưởng Ngô này làm việc đúng là rất hiệu suất, chưa hết buổi sáng mà đã mua đủ những thứ chúng tôi cần. Vì thế chú Lê dự tính, giờ lành trưa hôm đó sẽ mang những thứ này đến vịnh Hiệp Thạch.
Có lẽ lần này làm việc hơi khoa trương, nên ven đường có không ít người cầm điện thoại quay chụp. Nhưng họ đều biết chúng tôi làm lễ hiến tế, nên chỉ đứng từ xa chứ không ai dám lại gần…
Khi thuyền gần vào khu vực vịnh Hiệp Thạch, mặt nước gió êm sóng lặng, sắc trời có hơi tối tăm. Chú Lê đã tính giờ lành, canh giờ tương đối bình lặng trong ngày. Dù sao bây giờ chúng tôi không phải đến gây sự mà là đi cầu hòa.
Lúc này chú Lê nhìn đồng hồ nói: “Giờ lành đã đến, tam sinh tế bắt đầu!”
Tôi vội vàng nhìn ba gia súc đang bị cột chặt trên boong, đặc biệt là con bò. Dường như cảm thấy được mình sắp chết, hai dòng nước mắt của nó chảy ra.
Nói thật, tôi không quen với tình huống này, sau khi nghe tiếng mấy con vật kia kêu thảm thiết, tôi vội ôm đầu ngồi xuống một bên. Lúc đó tôi không nhìn nên không biết từng dòng máu đỏ của mấy con vật hòa vào nước…
Tiếp đó, có vài người cầm mấy quả pháo châm lửa lên, trong phút chốc tiếng pháo nổ rung trời.
Trước đó chú Lê đã nói với tổ trưởng Ngô, chỉ cần tiếng pháo ngừng lại, phải lập tức kéo máy bay lên, chỉ có thể làm một lần này thôi. Quả nhiên, khi tiếng pháo cuối cùng vang lên, thì nghe trên mặt nước truyền đến âm thanh cách cách, mấy dây kéo đồng loạt di chuyển lên….
Rốt cuộc, chiếc máy bay chìm trong nước hơn một tháng cũng vững chắc nằm trên sà lan. Tuy đã được kéo lên, nhưng máy bay vẫn không ngừng chảy nước.
Chiếc sà lan đứng gần thuyền, tôi có thể cảm nhận rõ có bảy thi thể trong đó. Trừ phi công vẫn ngồi ở phòng điều khiển, những người khác đều trôi nổi trong nước.
Việc này chứng minh khi chuyện xảy ra, họ đều rời khỏi chỗ ngồi, không ai thắt dây an toàn cả. Tôi muốn cảm nhận nhiều hơn, nên bảo bác lái thuyền lái lại gần xà lan thêm chút nữa.
Bất chợt, tôi tiếp nhận một đoạn ký ức ngắn ngủi có hơi hỗn loạn. Tôi cố gắng lắp ráp chúng thành một bức tranh hoàn chỉnh….
Lê Quốc Đống đưa theo hai nữ diễn viên mới và hai phó đạo diễn cùng lên máy bay. Nhà sản xuất Phương còn cho một người phục vụ đi theo họ, lo việc ăn uống suốt hành trình. Ban đầu, mọi chuyện đều bình thường, đến tận khi máy bay đi vào không phận của tỉnh An Huy mới xảy ra sự cố, là một chuyện cực kỳ khủng khiếp.
Lúc đó hai nữ diễn viên mới thực ra là đang tranh giành một vai diễn, đó là vai nữ chính Đỗ Quyên trong phim điện ảnh. Lúc ấy, ba đạo diễn vẫn đang thảo luận xem trong hai nữ diễn viên kia, ai là người có khí chất phù hợp với nhân vật Đỗ Quyên nhất.