Bố phi ngay từ công ty về sau khi nghe điện thoại của mình. Lần đầu tiên sau khi bố bỏ nhà ra đi, mình mới tự nguyện tím đến nơi bố ở. Một căn hộ nhỏ trên đường An Dương Vương. Hình như bố còn ở với một ai đó. Và ai đó là… phụ nữ. Hic. Mình thấy đồ đạc treo trong nhà quần áo đàn bà, tầm tuổi. Biết là bố cũng có cuộc sống riêng nhưng vẫn thấy buồn buồn. Nếu thế này chắc không ở nhờ chỗ bố được rồi.
- Con muốn rời thành phố vài ngày bố ạ!
- Cả Vi à? Hai đứa phải bỏ học à?
- Chẳng biết làm thế nào nữa. Nhưng chú Tùng lúc này hăng máu lắm. Để Vi ở đây nguy hiểm rình rập thì làm sao con yên tâm được.
- Thế giờ Hoàng muốn đi du lịch ở đâu? Ra Cát Bà nhé
- Không, con không lấy tiền của bố nữa đâu. Hic
Bố lại cười, rồi lúi húi vắt nước cam cho hai đứa. Mình ngồi nghĩ vẩn vơ đến ngôi nhà này. Về một mái ấp giữa bố và một người phụ nữ không phải mẹ mình. Trong lòng trống rỗng kinh khủng. Quay sang nắm tay em, thấy bàn tay em lạnh ngắt và hơi run. Vội xoa đi xoa lại cho em ấm lên. Em ngoảnh sang nhìn mình cười hiền hiền. Chắc em hết giận mình vụ thằng Hưng gây ra hôm qua rồi. Sướng!
Bố đưa cốc cam đường cho Vi, giục Vi uống lấy sức. Em cứ chần chừ mãi không chịu uống. Chỉ muốn cậy mồm em ra đổ hết vào họng cho em đỡ bướng.
- Hay Hoàng về Thái Nguyên thăm bà nội đi. Về giúp bố. Lâu lắm rồi bố chưa về.
- Đưa cả Vi về có sao không bố?
- Càng tốt chứ sao. Bà còn vui gấp vạn lần ý chứ.
Bố cười lớn. Mình biết bố trêu Vi rồi. Nhìn em đã thấy mặt em đỏ tưng bừng. Nhưng mà sao trong lòng mình vẫn thấy lo lo.
- Bố bảo mẹ giúp con nhé
- Ôi giời. Lớn rồi, lúc nào cũng mẹ mãi thế. Cứ ỏn ẻn thế còn bị mẹ bạo hành dài dài.
Cả hai bố con đều cười. Mình trả lại bố triệu đi Đà Nẵng. Chiều đưa Vi đi mua mấy bộ đồ thể thao. Nếu về quê thì em không mặc váy như bình thường được. Sao giờ thấy em ngoan thế. Không quậy như mọi khi làm mình lại thấy thiếu thiếu.
Ngồi xe oto tiếng mới về đến thị xã. Dắt em đi trên con đường bê tông vào xóm. Em lại trở về vẻ nghịch nghịch thường ngày. Mà bà cô này hình như chưa được nhìn đồng lúa bao giờ thì phải. Mắt hấp ha hấp háy chạy loăng quăng khắp nơi. Trong khi mình thì lo nơm nớp. Thằng Hưng bảo về quê cẩn thận không trai làng ngứa mắt là nó đánh. Kinh bỏ mẹ.
- Hoàng ơi, hồ sen đây à? – Em chỉ vào cái hồ nước rộng mênh mông, chỗ lấy nước ra đồng lúa của cả làng
- Ừ, nhưng giờ lấy đâu ra sen. Sắp vào đông rồi mà!
- Chán nhỉ! Thế hè năm sau Hoàng đưa em về đây chơi tiếp nhé. Thích sen!
Mình ứ cổ chả nói được gì luôn. Em vừa xưng em với mình. Nghe lạ lạ gai gai. Hic. Chưa quen nên thấy khó mà tiếp nhận được ngay. Gọi em lại đi cho nhanh, không em cứ thế này đứng đợi đến tối mịt chắc vẫn chưa về được nhà.
Từ lúc chú út lấy vợ, bà nội sống một mình ở ngôi nhà cũ từ ngày xưa ông còn sống. Lúc mình gọi cổng, bà tưởng thằng bé hàng xóm nên chạy ra mở. Nhìn thấy mình bà vừa cười vừa khóc. Ngày xưa còn bé đứng đến bụng bà, mỗi lần ôm bà là bà cúi xuống cho mình dụi dụi mặt vào ngực. Giờ bà đứng đến ngực mình, cứ ôm mình dụi dụi vào ngực mình mà khóc. Về thăm bà mới hiểu, nhiều khi con cháu vô tâm quá mức mà không biết. Quanh năm làm ăn, quên đi mẹ già hàng ngày lầm lũi ở xóm quê với những nỗi cô đơn màu đen đặc. Bà ôm mình chán, bước qua ngắm Vi, nắn vai Vi một hồi, xoa má em mãi rồi mới dắt hai đứa vào nhà.
Nhà cửa vẫn thế. Vẫn cái nồi cơm điện từ bao giở bao giờ. Một cái võng từ thời xưa xửa xừa xưa, móc hai bên lên cột nhà. Bà chẳng chịu sửa nhà vì sợ đập vỡ mất những kí ức từ thời bố và các chú còn bé tí. Càng ngắm mình càng thấy buồn mà không hiểu vì sao. Vi thì thích lắm. Em cứ quấn lấy bà, bóp tay bóp chân rồi tíu tít hỏi chuyện. Mình ra sân, tiện thể thấy vườn rau cải nên nhảy vào hái để lát nữa bà nấu. Cứ nghĩ đến cái hồi vài tuổi, hè đến là bố mẹ gửi mình về ở với bà cho bà đỡ buồn. Hằng ngày bà vác ghế ra sân cho mình ngồi xem bà trồng rau. Ôm bát xôi bà nấu cho vừa ăn vừa hát. Lúc lúc bà lại lên sờ trym mình cái rồi hỏi “Cái gì đây Cò?”. Mình lại toe toét móc ra khoe: “Cái chim!”. Bà lại cười móm mém: “Chim của ai?” để nhận câu trả lời “Của bà! Hế hế”. Mọi thứ vẫn vẹn nguyên y như hôm qua. Giờ mà bà hỏi mình câu ấy chắc mình vẫn móc ra bảo của bà mất.
Bà xuống bếp bới mấy củ khoai lang trong góc ra rồi bắt đầu nhóm bếp nấu cơm. Vi chạy đi chạy lại, chọc ngoáy khắp nơi. Nhiều lúc phát cáu.
- Ơ, nồi cơm có sao bà lại nấu bếp củi?
- Ăn cơm điện chán lắm, bà nấu bếp củi cho thơm. Với lại nướng khoai cho con Vi ăn luôn. Vi ăn khoai nướng bao giờ chưa cháu?
- Dạ cháu ăn nhiều rồi ạ!
Mình cấu em một phát. Trả lời thì mà chẳng khéo tí nào.
- Khoai đấy người ta luộc đấy, rồi đưa qua bếp cho vỏ nó cháy tí thôi. Khoai nướng là phải vùi than củi này này.
- Ơ thế ạ!
Em cười toe toét. Mình tiện tay véo má một cái. Đáng ghét!
Bữa cơm của bà dọn ra sau nửa tiếng ba bà cháu lúi húi cạnh bếp lửa. Bà luộc rau cải và rim thịt với mắm và tép khô. Khỏi phải nói chứ mình ăn như lợn luôn. Vả Vi cũng thế. Lần đầu tiên Vi được ăn đồ của đồng quê. Em chơi bát. Còn mình thì không đếm được. Nạo hết cả cháy mà ăn. Xong bữa còn phải tháo cúc quần ra để thở. Em nhìn mình cười rũ rượi. Kệ. Yêu nhau có gì mà ngại. Nhắc đến từ yêu tự nhiên lại đỏ mặt vì nhớ đến lúc sáng mình có nói với em “Hoàng yêu Vi lắm!”. Chẳng hiểu sao có đủ dũng khí nói thế chứ giờ cho nói lại thì còn lâu mới cậy được miệng ra.
Tối bà bắt đi ngủ từ h. Ở thành phố có bao giờ ngủ sớm thế. Nhưng vẫn phải nghe lời. Đưa em ra ngoài giếng đánh răng, thấy em cứ ngồi bóp hàm mãi. Hỏi thì em cười bảo “Tại từ lúc về cười nhiều quá nên giờ hàm đau đau”. Trời ạ. Từ lớn đến bé ngậm mồm suốt hay sao mà giờ cười có tí đã bị đau mồm. Đang đánh răng choe choét bọt, em quay ra quết bàn chải lên mặt mình rồi lại cười phá lên.
- Lại quậy rồi đấy, vứt vào thùng nước phân của bà bây giờ.
- Lần đầu tiên em đánh răng ngoài giếng!
- Hả?
- Thiệt luôn. Mọi lần đánh răng toàn có nóng lạnh và gương soi. Nay đánh răng bằng gàu nước giếng và dưới đèn sân mờ mờ à.
Nói xong lại nhe răng cười. Hất cho em gáo nước rồi chạy vào nhà trước. Em hét toáng lên rồi lôi mình lại, bắt đợi em làm xong mới được vào. Nhà giờ có mỗi cái giường. Mình bảo mình nằm võng ngủ thì bà không chịu. Bắt chui hết vào màn nằm không muỗi. Thành ra ba bà cháu trong một cái giường. Vi nằm trong, bà nằm giữa, mình nằm ngoài. Thấy bà vui mình thích lắm. Bà kể hai đứa nghe đủ thứ truyện từ ngày xưa trở lại. Lúc lúc ba bà cháu lại cười váng nhà. Kể mệt, bà ngủ quên mất. Còn mình và em thức. Em chống tay ngẩng cao lên nhìn mình mãi. Mình cũng nhìn em nhưng chẳng dám với tay sang sợ động vào bà làm bà thức. Thành ra hai đứa cứ nhìn nhau mủm mỉm cười. Mãi sau mình ra hiệu em nằm xuống, kéo chăn lên và ngủ. Mong em có một giấc ngủ thật ngon mà không mộng mị hay giật mình sợ hãi.
Vì ngủ sớm nên mình tỉnh dậy lúc h sáng. Chui ra khỏi màn đã thấy em và bà đang lúi húi dưới bếp. Hóa ra bà dậy sớm nấu xôi. Mình khỏi đánh răng rửa mặt, lao vào bóc lạc cùng em luôn. Em cứ tủm tỉm cười. Nhìn ghét ghê. Ăn xong lúc gần h. Bà phải đi chùa nên gửi mình cho một thằng em hàng xóm dẫn đi chơi. Thằng này mới lớp mà cao khiếp. Đầu húi trọc, da ngăm đen. Nhìn mình ẻo lả bé con nên cứ vênh mặt.
- Bao tuổi?
- Ờ, năm nay lớp ! – Nghe lời bà nên mình khai man tuổi cho dễ chơi
- Ôi hơn tao có một lớp, mà năm cấp tao đúp năm. Thành ra vẫn hơn tuổi mày.
- Ừ thì tao nói gì đâu
- Biết đá bóng không?
- Biết
- Thế ra đê đá bóng đi
Từ nãy giờ thấy mình nói chuyện, em cứ bụm miệng cười. Mình thấy chơi với lũ trẻ này có vẻ vui nên kéo em đi.
- Mà mày tên gì?
- Hoàng
- Tiên sư, tên đẹp như cứt. Ở đây chúng nó toàn tên lởm thôi.
- Thế mày tên gì?
- Tao tên Học. Bố tao đẻ thằng, đặt tên Đại với Học. Thế mà bọn tao đi học bị đúp suốt.
Quay sang em nhe răng ra, thấy em cố nín cười đến nỗi đỏ cả má. Bọn này nói chuyện thật thà dã man.
- Ở nhà bố hay gọi anh tao là Cu, gọi tao là Buồi. Tao cứ đi đâu là ông đi khắp làng tìm, gặp đứa nào cũng hỏi “Mày biết Buồi bác đâu không?”. Có lần bị chúng nó trêu “Buồi bác trong quần ý”. Ha ha
Thấy thằng Học cười nên mình và em lựa thời cơ cười ầm lên. Cười cho đã vì từ nãy giờ nghe chuyện nó kể cứ phải nín không dám toét miệng ra sợ nó đấm.
- Anh tao đi học trung cấp được một năm thì bị đuổi. Tại lớp anh có ông thầy giáo ăn tiền rồi cho cả lớp toàn điểm F, hôm sau bị anh tao chọi cho hòn gạch về hưu luôn. Thế là lại về làm ruộng
Cười rũ. Đang định bảo thế thì mày đừng giới thiệu tao cho anh mày lại thôi. Bọn này chưa quen, sợ lỡ lời nó cho quả đấm thì vỡ hàm. Học dẫn mình và em qua một nhà bên đường đi ra đê. Vào nhà thì thấy có ông cụ ngồi cửa đợi. Thấy thằng Học, cụ với tay lấy cái kèn đồng đã có đôi ba chỗ rỉ màu xanh lè, đầu kèn còn lủng lẳng mấy sợi tua rua màu đỏ bạc phếch, tay kia cụ cầm chiếc đồng hồ quả quýt lòng thong sợi dây bạc. Thấy ông cụ tụt quần dài vứt ở nhà, cụ bà làu bàu:
- Ông này đi đâu ra chỗ đông người thì ăn mặc cho đàng hoàng vào nhá
- Bà ếu biết gì. Trọng tài ai lại mặc quần dài? – Xong quay ra mình – Thằng này cháu nội bà Thanh hở?
- Dạ!
Nói xong ông dẫn ba đứa ra sân bóng. Vừa chạm đến bãi cỏ rộng là ông đưa kèn lên mồm thổi tí te. Vài phút sau là một lũ trẻ từ đâu lao đến bao quanh cụ. Đứa nào cũng chăm chú nhìn mình Thằng Học ghé tai mình
- Đây là cụ Phiên, hay hóng hớt mỗi khi bọn tao đá bóng
- Ờ.
Có đứa dỏng mỏ lên hỏi
- Ông ơi đá ngay bây giờ ạ?
- Chứ sao nữa
- Nhưng ai làm trọng tài bây giờ.
- Tao chứ còn ai! – Cụ Phiên hạ kèn xuống, xoa xoa chiếc đồng hồ quả quýt bấm giờ
- Cháu sợ cụ không biết gì về bóng đá…
- Bố láo! Tao chơi bóng từ khi bố mẹ chúng mày còn chưa lấy nhau. Chúng mày có đủ mỗi bên mười đứa không đấy?
Thằng Học chạy qua đếm người, rồi chạy lại chỉ vào mình
- Cả thằng này nữa là đủ!
Cái gì? Đá bóng với cả lũ trẻ này á? Đùa không vậy?
- Thế thằng này cởi quần ra. Vào đá!
Biết không chối được, nhỡ đâu cả lũ xông vào đấm. Lại còn phải làm thân với cả bọn để dẫn em đi ra đồng chơi mà không bị trẻ trâu đánh. Đành cởi quần dài ra chuẩn bị tinh thần. Vừa cởi được cái quần thì có thằng lại gắt
- Cởi nốt áo đê. Không có áo riêng nên một đội mặc áo một đội cởi trần. Mà thế đéo nào con trai mà trắng thế?
Thiệt không có cái khổ nào bằng cái khổ của lính mới. Cởi quần áo ra mà rét run. Thế mà em cứ đứng vỗ tay. Chả nhẽ lại ôm cho phát. Thằng Học đứng chỉ cho mình từng thằng trong đội để lúc đá còn gọi tên.
- Thằng cao nhất kia là thằng Lực, thằng nhìn lác lác giống nó là thằng Sỹ em nó. Thằng Đạo có cái vòng cổ dây chuyền móc đồng xu kia kìa. Thằng Môn béo béo. Thằng Ngọ tóc dài quá tai. Thằng Biên với thằng Giới sinh đôi, mặc quần đùi sọc. Thằng Điều mặt rỗ. Bên kia là làng bên không quan tâm, nhưng thằng Bính Toét là thằng cứ sụt sịt trông bẩn bẩn kia kìa. Đá thì tránh nó ra vì nó chuyên môn sì mũi rồi lau vào áo người khác.
Khiếp. Thấy ghê! Cả lũ trẻ ra chạy loanh quanh khởi động rồi vào đá. Em ôm áo cho mình tìm chỗ ngồi xem. Nhìn em nổi bật giữa đám con gái trong làng. Em cứ cười toe toét rồi xua tay nhắc mình tập trung. Dù đá bóng không giỏi mấy nhưng mình cố gắng vậy. Chẳng mấy khi được thấy em vui. Tiếng kèn của ông Phiên lại vang lên tí toe. Báo hiệu những phút đầu tiên của trận bóng.
Ôi trời! Trẻ con đá bóng thì thôi rồi. Chẳng cần luật lệ gì hết, cứ thấy bóng chỗ nào là lao vào chỗ ấy. Mình khều mãi mới được dẫn bóng thì tự nhiên có thằng đội bên lao tới túm tay kéo giật lại. May mà được tiếng kèn của ông Phiên vang lên gắt gỏng đòi lại công bằng.
- Cụ thổi cái gì thế?
- Mày bị phạt!
- Sao lại thế ạ?
- Mày túm tay thằng Hoàng chứ sao nữa!
- Nhưng bóng có chạm tay cháu đâu? – thằng bé vẫn gân cổ để cãi.
- Vẫn phạt! – Cụ Phiên vẫn ôm bóng nói nghiêm khắc.
Một thằng bé loắt choắt chạy từ giữa sân lại giật giật tay cụ.
- Cụ đừng thiên vị nhé. Tối cháu xin mẹ cháu bao thuốc du lịch cho cụ.
- Không nói nhiều. Đây là luật. – Xong rồi cụ cúi xuống thì thầm với thằng bé – Cơ mà tối mang sang rồi trận sau cụ xử nhẹ cho.
- Bên kia đứa nào sút?
- Để tao
- Để tao
- Tao sút cho
Thằng Đạo và thằng Biên nhao nhao lên. Thằng Học tiến đến bảo thằng Biên
- Thôi mày để thằng Đạo đá. Mày sút có ra cái đéo gì đâu mà tranh
- Được, mày nhớ đấy nhé!
Thằng Biên nói thế nhưng vẫn ngoan ngoãn đi về phía sân mình. Bọn trẻ con trong làng đang chăm chú theo dõi trận đấu, thấy quân mình được phạt, hò nhau đổ xô ra bao quanh thằng Biên. Vi cũng thích chí chạy lại phía mình cười toe toét.
- Dẹp ra! Khán giả không được vào sân!
Giọng cụ Phiên khàn đi, tay khua rối rít vẫn không cản được đám trẻ lộn xộn. Mấy ông già ra xã họp thấy đông tưởng có chuyện gì cũng sấn vào xem.
Thằng Đạo đứng nhún nhún rồi lao đến quả bóng. Bóng bay bổng lên hai đầu tay chới với của thằng thủ môn bên kia. Bọn trẻ trong làng gào to “Vào, vào rồi”. Chúng nó quay lại nhìn cụ Phiên chờ đợi, nhưng đôi tay xương xẩu của cụ xua rối rít. Mồm cụ hô to: “Cao quá, không được tính!”. Cả đội mình xúm lại quanh cụ nhưng mặt cụ vẫn tỉnh queo. Thằng Học khều tay cụ thì thào
- Cụ đừng vì bao du lịch mà thiên vị bên nó
- Mày nói cái gì?
Thấy nét mặt cụ, mình kéo thằng Học ra sân không cho nó cãi nữa
- Thôi không cần, đá tiếp đi.
Một thằng đội bên được thể vênh mặt
- Cóc thèm ăn gian. Trọng tài như thế là đúng!
Cứ lôi thôi thế này đánh nhau chứ chẳng chơi. Mấy thằng đội mình đang nổi khùng choành chọe với bọn làng bên. Vi thấy thế chạy ra kéo mình vào bãi. Mình sợ lắm nhưng cứ ra oai
- Em cứ vào kia. Để anh lo!
Thằng Học đang định xông ra sân nói lý thì nhảy dựng lên như bị bọ đốt đít khi nghe thấy tiếng gọi thất thanh.
- Đ. mẹ thằng Buồi, bố bảo cắm máy bơm nước vào ruộng mà mày nhảy ra đây đá bóng. Tiên sư mày.
- Chết tao rồi Hoàng ơi, bố tao gọi.
Thằng Học chạy về cũng đồng nghĩa với thiếu người nên trận đấu bóng giải tán. Chưa đá được mấy nên lũ trẻ hậm hực lắm. Riêng mình thì sướng chạy ngay vào chỗ em mặc quần áo lại. Thằng Học về rồi, còn lại mình và em với lũ trẻ chưa quen. Thấy hơi ghê. Đang định dắt em về thì cả lũ gọi lại.
- Mày là bạn thằng Học à?
- Ừ!
- Thế còn đứa này?
- Là bạn tao!
- Thằng Học về rồi! Đi chơi với bọn tao không?
- Đi đâu?
- Thích ăn ổi không?
- Có!
- Thế thì cứ đi đi.
Mình dắt Vi theo lũ trẻ chạy qua mấy cánh đồng. Vi thích lắm. Em lon ton sau mình như bé con. Em cười nhiều và quên hẳn đi những gì mới xảy ra ngày hôm qua. Cũng chẳng bận tâm gì đến chuyện bố mẹ. Em tíu tít chỉ cho mình cái nọ cái kia, hỏi han đủ thứ. Đế giày và ống quần em chẳng mấy mà bết đầy bùn. Em cứ dừng lại cọ bớt đất đi rồi lại chạy tiếp.
Mấy đứa dẫn mình đến trạm điện của làng. Trong trạm có một khu đất trồng toàn ổi là ổi. Cả bọn phân công Vi đứng ngoài cổng trạm canh gác. Còn mình đứng dưới gốc nhặt ổi. Còn lại cả lũ mỗi đứa một cây, trèo lên oanh tạc. Ngó qua là biết đi ăn trộm. Trò này thích cái là cảm giác cận kề nguy hiểm mà vẫn lao tới. Ổi quê ngon kinh khủng. Quả nào quả nấy ngọt lịm và thơm lừng. Cắn một cái sướng cả miệng. Mình lúi húi nhặt ổi dưới gốc mà chúng nó cứ trên cây ném nhau đôm đốp.
Thấy bóng người, em hú cả bọn cùng nhau chạy. Mấy thằng trên cây vội quá ngã dúi dụi. Nhìn cái cảnh chạy trốn mà như lũ chuột mất tổ. Em vừa chạy vừa cười ha hả. Nhìn là biết lại bày trò
- Em lừa đúng không?
- Chứ còn gì nữa. Vui ha!
Em đểu quá đi. Cũng may chúng nó không biết chứ không mình bị tế sống. Thò tay vào túi lấy cho em mấy quả ổi mình để dành. Em cất hai quả vào túi áo rồi cho mình một nửa. Em ăn một nửa. Đang chạy thì thấy bọn trẻ gọi thất thanh.
- Ngu rồi Hoàng ơi. Đừng đi vào đấy!
Vừa dứt lời, mình hụt chân ngã luôn. Bọn khốn nạn này chơi gì mà ác. Đào hố rõ sâu rồi đổ phân xuống, phủ rơm lên che đi để bẫy người. Làm mình rơi xuống, cứt ngập mắt cá chân thối khỉnh.
- Mày chạy nhanh quá bọn tao không kịp ngăn.
- Thế chúng mày đào hố cứt làm gì? Dấm để ăn à?
- Để bẫy bọn làng bên. Nó chuyên sang bãi làng mình đào khoai trộm.
Mình ngồi rũ rũ chân. Ghê dã man. Cáu thế không biết. Chơi gì mà bẩn khiếp.
- Đi ra sông mà rửa!
- Rửa sao hết mùi được. Cứt này phải ủ mấy ngày rồi. Thối khắm
- Sao không hết. Bọn tao toàn vật nhau ở đây, có thằng cắm mặt vào bãi cứt chó. Đứng dậy nhổ nước bọt phù phù rồi lại vật nhau tiếp.
Trời ạ. Mấy bố chẳng biết tí vệ sinh nào. Lụi hụi xuống sông rửa chân. Lúc sau lên đã thấy thằng Học ra từ bao giờ. Mặt nó sa sầm lại. Hằm hằm không nói với ai câu nào.
- Sao thế? Có bị bố mày tẩn không?
- Sao không? Đây này!
Không ngại Vi. Thằng bé đứng dậy tụt quần giơ mông ra, hiện rõ mấy lằn roi đỏ còn hằn in trên da. Mình thấy thương quá. Trong khi cả lũ bò ra bãi cát cười rũ rượi. Em ngồi bó gối bên cạnh mình, cười khúc khích. Mình biết em vui. Trẻ con làng quê cả ngày chỉ biết đến đồng ruộng với con bò. Đứa nào đi học về là vứt ngay cặp sách chạy ra bãi tụ tập. Ngày nào cũng bày trò đùa nghịch. Chẳng giống như cuộc sống lặp đi lặp lại theo chu kì của mình và Vi khi còn ở thành phố.
Lũ trẻ dạy mình đào khoai rồi ngồi nướng ăn. Ăn chán thì dạy mình cưỡi trâu, cưỡi bò. Lúc đầu không quen mấy lần ngã lộn cổ. Chơi trò gì cũng thấy tiếng em cười khanh khách. Người gì cười hoài. Thế này tối nay về thế nào cũng đau hàm cho xem.
Thằng Học có trò chơi phát tởm. Cứ mỗi lần nó buồn đánh rắm là lại đứng trên lưng trâu, tay chỉ lên trời hô “Anh em chú ý, anh em chú ý. Tàu bay địch tới. Tàu bay địch tới.” Xong rồi nổ rắm một tràng. Mà cái thằng. Không biết ăn gì mà đánh rắm rõ to. Cứ bẹp bẹp từng hồi. Trò này mình nhìn còn thấy ngại mà em cứ cười hoài. Lạ. Cái gì em cũng tít mắt cười thấy vui.
- Mày tránh xa thằng Học ra Hoàng ạ. Thằng mất dậy chuyên bủm rắm ủ vào tay xong ném vào mặt bọn tao, thối kinh!
Cả lũ lại bò ra lưng trâu cười. Lúc sau thằng Giới cưỡi con trâu ngay cạnh mình cũng làm trò. Đứng lên hô nhanh “Anh em chú ý. Tàu bay địch tới”. Nó làm một tiếng Bủm rõ to, nhưng sau chỉ nghe thấy tiếng toẹt toẹt nhẹ nhẹ. Đít quần nó phồng phồng lên. Thằng Học ngước lên nhìn rồi cười hô hố một cách thô bỉ.
- Dm thằng Giới đánh rắm mạnh quá ỉa mẹ ra quần rồi! =)))))))
- Tiên sư mày, đã đang bị đi ỉa còn đú
- Mẹ nó, cứt ướt lưng trâu luôn! =))))
Em cứ bụm miệng cười. Không phải nói chứ mình cười gần chết. Cười nghiêng ngả tí ngã gãy cổ. Thằng Giới méo mặt đi về phía sông, bỏ mặc đằng sau những tiếng rú man rợ trong cơn cười của lũ trẻ