Hôm đó, mặt trời mới mọc lên cao, bầu trời tĩnh lặng không một gợn gió. Những nhành cây đứng im trong không gian, còn bồn hoa ven đường thì đua nhau khoe sắc.
Vịnh Lãnh Nguyệt là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong nước của thành phố Sở Nguyên, một nơi tuyệt vời để lặn biển. Nước biển ở vịnh Lãnh Nguyệt rất trong và sạch, những rặng san hô mọc lung linh tạo nên bờ biển trắng như tuyết. Cảnh quan dưới đáy biển rực rỡ đa thế, cứ đến dịp hè là lại thu hút nhiều lượt khách có niềm đam mê lặn biển tới đây.
Mã Cường lái xe tới khu nghỉ dưỡng vịnh Lãnh Nguyệt. Dạo gần đây anh ta rất thích lặn biển, cứ cách tuần là lại tranh thủ thời gian để đi nghỉ ngơi, thư giãn.
Mã Cường năm nay tuổi, là một phú thương có tiếng trong ngành công nghiệp giải trí, giàu nứt đố đổ vách, chủ sở hữu của ba khách sạn cao cấp và một sàn nhảy disco. Tài sản của anh ta chủ yếu đến từ sự nâng đỡ của bố vợ, là phó chủ tịch ủy ban nhân dân. Với tiềm lực tài chính và xuất thân của mình ở cái thành phố Sở Nguyên này, Mã Cường hô mưa là có mưa, gọi gió là gió đến, phong thái vô cùng ngạo nghễ.
Mã Cường gần đây đam mê bộ môn lặn biển. Thói quen sử dụng rượu bia cùng chất béo,chất đạm trong một thời gian dài đã khiến thể chất của anh ta trở nên suy nhược. Theo lời khuyên của bác sĩ, các bài tập lặn sẽ giúp anh ta gia tăng thể tích phổi, tăng cường cơ bắp, nâng cao kỹ năng bơi lội, rèn luyện ý chí, sức khỏe đồng thời giúp giảm cân hiệu quả. Vì thế mà anh ta coi môn thể thao này như một hoạt động giải trí chính trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Lặn biển được chia thành lặn bờ, lặn thuyền, lặn ống thở và lặn bình dưỡng khí,… Mã Cường đã chọn lặn bằng thuyền, tức là được trang bị các thiết bị lặn chuyên nghiệp bao gồm đồ lặn, bình dưỡng khí và kính lặn rồi ngồi cano để đi ra giữa biển, sau đó người tham gia sẽ nhảy trực tiếp từ trên thuyền xuống, từ từ lặn sâu từ đến mét xuống lòng biển. Lúc này, chúng ta có thể tận hưởng cảnh sắc mê hoặc lòng người dưới nước, cùng bơi lội với muôn vàn loài sinh vật biển phong phú và đa dạng.
Mã Cường ngồi trên chiếc cano, lướt như bay trên mặt biển mênh mông, gió biển thổi qua làn tóc, khiến anh ta có một cảm giác thật thư thái và dễ chịu. Dạo gần đây anh ta gặp phải chuyện không vui, tai nạn xe hơi của cậu con trai khiến hai cha con trở thành tâm điểm của dư luận. Tuy nhiên, dưới quyền lực và tài lực của bố vợ, cuối cùng vụ việc cũng im hơi lặng tiếng, nhưng cũng khiến cho anh ta điêu đứng mất nhiều ngày. Hy vọng lần lặn biển này sẽ giúp anh ta gỡ bỏ mọi âu lo trong lòng.
Cano ra đến giữa biển thì dừng lại, Mã Cường khoác bình dưỡng khí lên lưng rồi men theo mạn tàu từ từ lặn xuống biển. Làn nước trong mát, dịu nhẹ bao bọc lấy cơ thể khiến anh có cảm giác như đang nằm trong vòng tay mẹ. Thả mình lơ lửng trong làn nước giúp anh quên đi bao muộn phiền trong cuộc sống.
Lặn càng lúc càng sâu. Đáy biển thật đẹp, những rặng san hô hình thù kỳ lạ làm nền cho những đàn cá bơi lội tung tăng vui vẻ. Mã Cường thả trôi theo làn nước, cảm thấy cơ thể đã hòa nhập làm một với biển sâu. Anh ta trộm nghĩ: Có lẽ đây chính là cảnh giới của sự tự do, chỉ có ở biển ta mới nhận ra sự bé nhỏ của bản thân, hóa ra, những kẻ tiểu nhân bỉ ổi từng sỉ nhục mình, chẳng qua cũng chỉ là con giun cái kiến sống ký sinh tại thiên địa này mà thôi, làm sao có thể đạt tới cảnh giới giải phóng hoàn toàn bản thân như mình.
Đang nghĩ tới đây, đột nhiên lng nguc anh ta như bị búa đập mạnh, giống như có một con voi to lớn đang dẫm đè lên, hơi thở bị cắt đứt, cái ống thở duy nhất để duy trì sự sống ấy như bị một bàn tay thô bạo tước đoạt đi, vứt sang một bên. Mã Cường vùng vẫy trong vô vọng để cố vớ lấy cái ống thở, nhưng đã quá muộn. Mãi đến lúc này, anh ta mới nhận ra sự đáng quý và mong manh của cuộc sống. Vào giây phút ngay trước khi cái chết ập đến, đầu óc anh ta hoàn toàn trống rỗng. Hóa ra cái chết là như vậy sao, không biết cái cô gái bị con trai mình đâm chết, liệu có cảm thấy giống như vậy không.
Đã một tiếng đồng hồ trôi qua nhưng vẫn chưa thấy Mã Cường trồi lên khỏi mặt nước, nhân viên khu nghỉ dưỡng vịnh Lãnh Nguyệt bắt đầu nháo nhào. Để không làm kinh động đến du khách, một số hướng dẫn viên và nhân viên cứu hộ đã mặc quần áo và thiết bị, âm thầm men theo lối mà Mã Cường đã lặn xuống để tìm kiếm anh ta.
Sau hơn một giờ nỗ lực tìm kiếm đã nhanh chóng phát hiện ra thi thể của Mã Cường. Anh ta bị thả trôi giữa biển, nằm giữa một bãi cỏ, cơ thể đã cứng đờ, nhưng hai tay vẫn đang duỗi ra như cố nắm lấy thứ gì đó.
Đường Văn Tiêu, quản lý khu nghỉ dưỡng vịnh Lãnh Nguyệt đã báo cáo tình hình cho chủ tịch Phạm Đức Hoa đang đi du lịch nước ngoài, nhận được hướng dẫn xử lý cụ thể, sau đó mới thông báo cho gia đình của Mã Cường, đồng thời báo cho đồn công an ở vịnh Lãnh Nguyệt.
Từ Dự Đằng, đồn trưởng đồn công an, cùng một nhân viên cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường, lập biên bản và cho rằng đây là một tai nạn ngoài ý muốn, thuộc phạm trù dân sự nên đồn công an đứng ra thực hiện chức năng hòa giải.
Vợ của Mã Cường tên là Triệu Thục Hoa cùng cậu con trai Mã Dực Sinh một lúc sau cũng có mặt tại hiện trường. Khi Triệu Thục Hoa nhìn thấy thi thể Mã Cường được phủ một lớp vải trắng, cô ta đã khóc đến xé gan xé ruột, lao mình ôm chầm lấy thi thể người chồng quá cố, nước mắt tuôn chảy cùng tiếng khóc rung chuyển đất trời. Mã Dực Sinh cũng bật khóc, nhưng phải cố lấy lại bình tĩnh để an ủi người mẹ đang mất đi lý trí.
Triệu Thục Hoa cuối cùng cũng thoát ra khỏi trạng thái của người mất hồn, loạng choạng đi về phía Đường Văn Tiêu, quát lớn: “Đồ giết người, anh phải đền mạng, anh phải trả lại mạng sống cho chồng tôi!”
Đường Văn Tiêu đã quen với việc tiếp đón những vị khách là người thành công, ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự, chứ hiếm khi gặp phải một người đàn bà đanh đá như Triệu Thục Hoa. Anh ta vội vàng đưa tay ra chống đỡ, nói một cách né tránh: “Mã phu nhân, đừng quá kích động, chúng ta hãy từ từ nói chuyện.”
Từ Dự Đằng nhìn thấy những đường vân máu nổi trên mặt Đường Văn Tiêu, lại thấy thái độ không ra làm sao của Triệu Thục Hoa, không thể không đến tách hai người đó ra. Anh ta biết thân phận không tầm thường của Triệu Thục Hoa nên không dám lớn tiếng, chỉ biết khuyên nhủ: “Chị à, chị phải giữ gìn sức khỏe, đừng kích động. Chúng tôi sẽ giải quyết chuyện này một cách công tâm để trả lại công bằng cho chị.”
Triệu Thục Hoa cứng rắn quen rồi, nên cũng không thèm để mắt tới một tay đồn trưởng đồn cảnh sát, nhưng đối diện với xác chết của chồng, cô ta không sao bình tĩnh được, liên tục la hét: “Nếu các ông không tìm được kẻ giết người, không bắt hắn phải đền mạng, thì đồn trưởng như anh phải đứng ra chịu trách nhiệm.”
Từ Dự Đằng đâu dám nói rằng đây chỉ là một sự cố ngoài ý muốn, gật đầu lia lịa mà rằng: “Đúng, đúng, chị yên tâm, chúng tôi nhất định xử lý một cách công bằng, chị hãy ngồi xuống đã, ba người chúng ta cùng nói chuyện.” Vừa nói, anh ta vừa nhìn Mã Dực Sinh tỏ vẻ cầu cứu.
Dù sao Mã Dực Sinh cũng bình tĩnh hơn Triệu Thục Hoa, thấy vậy liền khuyên: “Mẹ, bây giờ có làm loạn lên cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, chi bằng chúng ta hãy cùng nhau bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết.”
Triệu Thục Hoa gào lên: “Còn bàn bạc cái gì chứ, lập tức đi bắt hung thủ, xử bắn hắn để đền mạng cho cha con.”
Do Triệu Thục Hoa không chịu chấp nhận hòa giải, càng không chấp nhận đây là một tai nạn ngoài ý muốn, nên Từ Dự Đằng chỉ còn cách báo lên đội cảnh sát hình sự để được hỗ trợ.
Được sự cho phép của Triệu Thục Hoa, tôi đã cho tiến hành khám nghiệm tử thi trên cơ thể Mã Cường. Kết quả cho thấy, Mã Cường chết do thuyên tắc khí mạch máu.
Tôi giải thích cho Thẩm Thư: “Thuyên tắc khí có nghĩa là, khí đi vào tĩnh mạch phổi theo máu chảy qua tâm nhĩ trái và tâm thất trái, cuối cùng chảy vào các nhánh của động mạch khắp cơ thể, làm tắc các nhánh của động mạch, gây thiếu máu cục bộ cho các cơ quan tương ứng, đặc biệt là não và cơ tim. Trường hợp nặng có thể cản trở dòng máu trở về tim trái, gây suy tuần hoàn, nặng có thể gây tử vong ngay lập tức.”
Thẩm Thư hỏi: “Mã Cường khi lặn có khả năng bị thuyên tắc hơi không?”
Tôi đáp: “Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng khả năng không quá cao. Kết quả giám định hiện tại cho thấy, Mã Cường bị áp lực quá lớn dưới nước gây tổn thương lng nguc, gây vỡ phế quản và mạch máu khiến khí quản thông với tĩnh mạch phổi. Khi áp suất vượt quá áp suất tĩnh mạch sẽ gây ra thuyên tắc khí.”
Tôi bổ sung thêm: “Ngoài ra, trên thi thể Mã Cường không có bất kì vết thương nào, nên có thể nói đây là nguyên nhân duy nhất dẫn đến cái chết.”
Thẩm Thư hỏi: “Liệu có thể nhận định đây là một vụ tai nạn ngoài ý muốn? Có phương pháp nhân tạo nào có thể gây ra hiện tượng thuyên tắc khí hay không?”
Tôi đáp: “Các dấu hiệu trước mắt cho thấy đây đúng là một vụ tai nạn. Tôi đã xem lại báo cáo sức khỏe của Mã Cường trước khi anh ta qua đời. Gan, phổi và các cơ quan khác của anh ta có các chứng bệnh tiềm ẩn, trong quá trình lặn phát tác là rất có khả năng. Nhưng việc gây tổn hại tới sức khỏe của Mã Cường bằng phương pháp nhân tạo, khiến phế nang của anh ta bị vỡ khi đang lặn là điều không quá khó. Trước mắt tôi có thể nghĩ ra, ít nhất cũng có một số cách sau đây, chẳng hạn như việc tích trữ nước trong mặt nạ, dẫn đến việc không đủ cung cấp oxy trong quá trình lặn; hoặc trước khi lặn, để nạn nhân tiếp xúc với nguồn gây dị ứng, dẫn đến hen suyễn; hoặc đơn giản là phá hủy các thành phần khí trong bình oxy cũng có thể khiến nạn nhân bất tỉnh ngay lập tức trong quá trình lặn. Những phương pháp này có thể gây thuyên tắc khí hoặc vỡ phế nang mà không gây sự khác biệt quá lớn về triệu chứng, không thể phát hiện ra bằng việc giải phẫu thi thể, chỉ có thể thông qua việc kiểm tra các thiết bị lặn của Mã Cường.”
Thẩm Thư đáp: “Thì ra là vậy, chúng ta hãy cho điều tra chu đáo một chút, dù sao thì cũng không loại trừ khả năng nạn nhân bị người khác giết.”
Trong quá trình kiểm tra chứng cứ, Triệu Thục Hoa liên tục gây áp lực cho đội cảnh sát hình sự thông qua nhiều kênh khác nhau nhằm can thiệp vào việc xử lý vụ án, gây khó chịu cho đội hình sự khiến Thẩm Thư phải liên tục làm công tác tư tưởng cho các nhân viên điều tra.
tiếng sau khi vụ việc xảy ra, kết quả giám định được công bố, tôi thông báo cho Thẩm Thư: “Bình dưỡng khí của Mã Cường đã bị bàn tay con người can thiệp, cơ bản có thể khẳng định đây là một vụ giết người, có thể lập hồ sơ vụ án.”
Thẩm Thư hỏi: “Bình dưỡng khí đã bị can thiệp ra sao?”
Tôi đưa cho cậu ta bản báo cáo từ phòng giám định. Bình oxy lặn thường được sử dụng có chứa khí nén, khoảng / là oxy và / còn lại là nitơ. Nitơ trong bình dưới áp suất bình thường sẽ không ảnh hưởng tới con người, nhưng dưới áp suất cao, các phân tử nitơ sẽ xâm nhập vào các tế bào thần kinh và gây hôn mê ở các mức độ khác nhau, quá trình này được gọi là nhiễm độc nitơ. Do đó, trong một số trường hợp thợ lặn cần ở dưới biển sâu trong một thời gian dài, người ta thường thay thế nitơ bằng heli. Phân tử heli có thể tích rất nhỏ, việc sử dụng hỗn hợp khí heli và oxy không những làm giảm hiện tượng tê liệt mà còn lợi dụng đặc tính khuếch tán nhanh của nó để rủ ngắn thời gian tăng giải nén.
Theo báo cáo được vịnh Lãnh Nguyệt cung cấp, bình lặn thường ngày của Mã Cường được bơm hỗn hợp khí heli và oxy. Nhưng vào hôm xảy ra tai nạn, trong bình lại chứa oxy tinh khiết với nồng độ hơn %. Việc hít phải oxy nồng độ cao liên tục không những có thể gây xẹp phổi mà còn làm cho dịch tiết đường hô hấp bị khô bất thường, gây tổn thương độc tính oxy cho phổi, tăng tính thấm của mao mạch phổi, gây thoái hóa tế bào mô phổi. Thậm chí nặng hơn có thể gây hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Mã Cường do hít thở khí oxy tinh khiết liên tục dưới nước đã khiến phổi chịu áp lực quá lớn, gây vỡ phế nang dẫn đến thuyên tắc khí.
Do đó, người bơm đầy oxy tinh khiết vào bình lặn của Mã Cường, hoặc người thay bình lặn cho anh ta chính là kẻ sát nhân trong vụ án này.
- -----oOo------