- Không đi không đi.
Trần Khác dúi hết đống thiệp cho Ngũ Lang:
- Bọn họ mời ta chỉ là tò mò, ta không đi làm con rối cho người ta soi mói.
Lại dừng một lát:
- Trừ phi mời tất cả mọi người cùng đi.
Kỳ thật hắn là đang nghĩ đến cảm nhận của các bằng hữu, không muốn một mình mình đi để nở mày nở mặt.
- Đây chính là chuyện người khác cầu còn không được.
Tằng Bố có chút tiếc nuối.
- Không đi là không đi.
Tô Thức lại cười nói:
- Cha ta hôm nay ra khỏi thành đi tham gia văn đàn, tiện đường đi dạo thành Đông Kinh.
- Vậy chúng ta cùng đi dạo thành Biện Kinh.
Trần Khác cười nói:
- Đi dạo xong rồi ta mời mọi người đi Phàn Lầu, chúng ta chơi sang một phen.
- Phàn Lầu phải hẹn trước ít nhất mười ngày.
Tằng Bố hiển nhiên vô cùng quen thuộc tình hình trong kinh:
- Giờ chúng ta đi cũng bị đuổi thẳng cổ.
- Trâu bò vậy kia à?
Trần Khác cùng vài người khác trợn tròn mắt.
- Đó là động tiêu tiền hạng nhất nổi danh khắp Kinh thành đấy.
Tằng Bố cảm khái:
- Đến Kinh thành nửa năm, cũng chỉ có thể đi ngang qua cửa, đã được vào đâu.
- Chẳng lẽ tửu điếm nổi danh Kinh thành chỉ có một tòa Phàn Lầu?
- Còn có vài tửu điếm nổi danh nữa, nhưng cũng phải hẹn trước. Còn Ngộ Tiên Lâu ở chợ đêm Châu Kiều nữa…. ở đó không cần hẹn trước.
- Vậy tới Ngộ Tiên Lầu. Phàn lầu để khi khác ăn.
Trần Khác cười cười.
- Hôm nay người giàu có làm chủ, có thể nào không cướp phú tế bần một phen!
Mọi người hưng phấn xoa tay, cười nói đi ra khỏi Học nhai, tới Ngự nhai.
Ngự nhai chính là từ Nam Huân Môn nối thẳng tới cửa chính Tuyên Đức môn ở Hoàng thành, chạy thẳng một mạch, ước chừng rộng trăm trượng, rộng rãi kinh người. Nó chia làm năm thông đạo, kỳ thực chỉ có một con đường chính giữa là chuyên dụng cho Hoàng đế, bai bên lại có hai con dòng sông, đều dùng đá lớn xây thành kênh, trên bờ đủ loại hải đường, ngọc lan, phù dung và nhiều loài hoa quý.
Hiện tại đúng vào thịnh xuân, đủ loại hoa rực rỡ tranh nhau khoe sắc, một gợn gió nhỏ lướt qua, vô số cánh hoa nhỏ sà xuống mặt sông, trên đường, rơi trên mái tóc người qua đường. Bên bờ sông là một hàng rào ngăn cách với dòng sông, người triều Tống lãng mạn, trên hàng rào trồng kín cây tử đằng, không biết bao nhiêu cặp tình nhân, du khách nghỉ ngơi, du ngoạn dưới bóng râm, hoặc thì thào nói chuyện… Nếu như không có những bộ quần áo vải bồi, những chiếc khăn vấn đầu, bạn thực sự không thể tin, bản thân đang sống trong xã hội đế chế người ăn thịt người.
Một bên kề mặt phố hoa lan gọi là Ngự Lang, nền đường được lát bằng đá xanh, tuy cái tên rất oách, nhưng lại có vô số cửa hàng thượng vàng hạ cám chi chít, dân cư và quan thự, những kiến trúc này đáng ra nên được xây cách nhau rõ ràng, lại chen lẫn với nhau, cái loại quan không ra quan, dân không ra dân này, chính là phong cách triều Tống độc nhất trên dưới năm ngàn năm.
Nhưng xét về tổng thể, trên con đường này vẫn thiếu một chút hơi thở cuộc sống. Bọn Trần Khác đi theo dòng người về hướng Bắc, chỉ chốc lát sau đã tới cầu Long Tân bên Chu Tước Môn. Nơi này thương gia bắt đầu nhiều lên, nhưng thương phẩm cao cấp cũng không quá nhiều, đều là vật dụng hàng ngày bình dân mua dùng.
Nơi này hiển nhiên không thể để cho cả đoàn dừng lại ăn cơm, bọn họ tiếp tục đi dọc theo Ngự nhai về hướng Bắc, tới trung tâm thành Biện Lương – đoạn cầu Biện Hà Châu. Đường phố dòng người bắt đầu đông như nước chảy, nhộn nhịp hẳn lên, nào là Trương gia tửu điếm, Vương lâu sơn động hoa bao tử, cửa hàng hương nến Lý gia, bánh thịt Tào bà bà, Lý Tứ phân trà, Tiết gia phân già, cơm thịt dê …. Trong vòng không đến một dặm, chỉ một bên đường, chi chít quán cơm, khách sạn đủ mọi nhà. Giống như một con phố ẩm thực điển hình của đời sau.
Từng cửa hiệu với mặt tiền trang trí sặc sỡ, từng tấm bảng quảng cáo, còn có những thiếu nữ xinh đẹp đứng ở các cửa hàng mời chào, khiến người ta mắt không kịp nhìn, ngón tay lắc lắc, nhưng động lòng người nhất vẫn là khi đi qua chợ đêm Châu Kiều ở con phố này. Lúc này trời đã tối đen, mặt cầu rộng lớn cùng với hai bên con sông đều được thắp đèn sáng ngời, quán liền quán, lều liền lều san sát nhau.
Từ khi đèn mới rực rỡ cho đến khi khuya khoắt, mặc kệ ngươi đến lúc nào, nơi này vẫn luôn tấp nập, hơn một ngàn hàng quán sẽ đáp ứng tất cả các loại đồ ăn, nướng, nấu, cách thủy, chưng luộc, rau trộn, da gà, thận, tràng, cá khô ướp muối, cá nướng, thỏ nướng, vịt trời…. Vân vân, chỉ có một điều không tưởng tượng được, là ở đây không chỉ có đồ ăn chín. Nếu cảm thấy ngấy, trên Châu Kiều còn có đủ loại cửa trái cây (lê đào hạnh nhân, sơn trà, khế, đu đủ, dứa… đủ loại), chỉ mất mấy văn tiền, đảm bảo sẽ thấy dễ chịu thoải mái, miệng thơm phức.
Tuy rằng ai cũng biết là muốn tới chỗ xa hoa hơn để ăn chơi tiêu tiền, nhưng đến đây rồi ai có thể nhịn, trừ phi hắn không có mũi và dạ dày. Đám Trần Khác ghé quán này mua một xâu thịt nướng, lại tới quán kia mua một hộp gà sấy khô… Vừa thấy hợp mắt muốn ăn liền bỏ tiền ra mua, vừa đi vừa ăn.
Mới đi được một nửa Châu Kiều, tên háu ăn Tô Thức đã nhét xong vào bụng một miếng cá, một xâu thịt nướng, một phần vịt trời, cùng với lòng gà. Nhìn hàng quán nối hàng quán trước mặt, y thật sự là có lòng mà không có lực.
Tằng Phụ tiến lên đi bên cạnh y, cười ha hả:
- Tử Chiêm huynh ăn nhiều như vậy còn bụng tới tửu lầu không đó?
- Ha ha…
Tô Thức lại không đồng tình, lắc đầu:
- Thử một chút hương vị không? Ăn sẽ thích, tửu lầu cũng sẽ không bỏ, lần này ăn không nổi còn có lần sau.
Giọng y tuy lớn, nhưng tất cả đều thấy đó là điều hiển nhiên, bởi ai cũng biết tài hoa hơn người, quả thực có thể lấp đầy Biện Hà bên cạnh kia, tin rằng tương lai không xa, Mi Sơn Tô Thức sẽ trở thành cái tên sáng chói nhất Biện Kinh!
Vừa đi vừa nói, mọi người đã tới trước Ngộ Tiên lầu ở góc rẽ của Châu Kiều Nam Đoan và phố Khúc Viện. Tòa tửu lầu này cao bốn tầng, mặt tiền vô cùng hoành tráng, một chuỗi đèn lồng treo từ mái nhà buông xuống đến tận lầu một, các tiểu thư công tử ngồi trên lầu, người ở dưới nhìn lên cũng thấy rõ.
Lúc này đúng vào thời điểm kinh doanh náo nhiệt nhất, trước tửu lầu người hô ngựa hí, hô to gọi nhỏ, có người một mình một ngựa đến, cũng có xe cao ngựa to, nhưng đông nhất vẫn là như bọn Trần Khác Tô Thức lững thững đến, đi qua hàng rào gỗ ngăn xe ngựa, mấy người liền đi vào trước cửa tửu lầu.
Chưa bước chân vào, đã thấy một đám nam nhân mặc áo lụa hoặc đứng hoặc ngồi chồm hỗm ở cửa tửu lầu, trợn mắt nhìn khách vào cửa.
Vừa thấy đám Trần Khác vào, một người lao mạnh ra, nhưng động tác còn hơi chậm thì đã phát ra tiếng thở dài… Thật sự là chân chậm hơn não mà.
Những người này gọi là “Nhàn hán” (kẻ nhàn rỗi), làm cái nghề gọi là Nhàn hán. Bọn họ không phải là người của tửu lầu, chuyên môn xem có khách đến chưa, rồi trước sau đón tiếp, dựa vào tiền thưởng của khách mà sống. Người như thế vốn rất thức thời, đối với tửu lầu giống như hai mặt của một bàn tay vậy, không chỉ có khách mới thích sự tiếp đón của họ, tửu lầu cũng không thể thiếu những người này giúp đỡ, đây là một loại quan hệ cộng sinh.
Người đàn ông kia lao tới trước mặt đám người Trần Khác, đứng vững lại, mới hít thật sâu:
- Mấy vị quan nhân, xin mời, tiểu nhân là Trương Ngũ, xin hỏi có đặt trước không?
- Không có. Vừa mới tới.
Trần Khác lắc đầu.
- Tầng hai tầng ba đều đã đầy, tầng một còn một phòng trang nhã.
Trương Ngũ cười cười.
- Vậy ở tầng một đi.
Trần Khác thầm thở dài, luôn khinh thường Tống triều, nhưng đây chính là đô thị trăm vạn người đó.
- Được.
Trương Ngũ xoay người vén rèm cửa, mời đoàn người đi vào, đồng thời cao giọng hô vào trong:
- Mười hai vị khách quý tầng một, mời lên lầu…
Ở Tống triều, ở sát mặt đất không gọi là tầng một, tới tầng thứ hai của mình mới gọi là tầng một. Trần Khác lần đầu nghe được, ngơ ngẩn hồ đồ, tầng một sao còn cần phải lên? Sau đó mới hiểu, thì ra người triều Tống cũng giống như người Anh. Đương nhiên vì tránh cho mọi người khỏi hồ đồ, chúng ta vẫn gọi theo cách đời sau.
Từ trong nhìn ra, bên trong tòa nhà này, giống hình chữ “hồi - 回, ở giữa là sân nhà, trên sân có sân khấu, trên đài có nhạc ban, khách nhân mọi tầng đều có thể nhìn rõ nghe rõ.
Đoàn người Trần Khác đi lên tầng hai, tìm một bàn đầu ngồi xuống, tuy không phải là một gian, nhưng giữa các bàn có một tấm rèm che, cũng để cho khách một khoảng không gian riêng, cũng sẽ không cảm thấy khó chịu.
Đợi đến khi mọi người ngồi xuống cả, Trương Ngũ liền cố sống cố chết chăm chút, vừa thu xếp trà bánh trong ngoài, vừa đi tìm tiểu nhị trong điếm, tiện đó còn hỏi nhỏ Trần Khác:
- Cần mấy tiểu thư không ạ?
Ở Tống triều, Tiểu thư chính là các cô gái hành nghề giải trí.
Trần Khác nhìn mọi người, tuy tiệc tùng của người Tống không có kỹ không vui, nhưng ai cũng đều có quá trình lột xác từ chú gà choai trong trắng, đến một kẻ lưu manh háo sắc. Cho nên một đám đều nóng lòng muốn thử nhưng xấu hổ không dám mở miệng.
- Ha ha ha, tìm mười hai nàng văn nhã một chút, mấy huynh đệ của ta da mặt hơi mỏng, đừng dọa bọn họ.
Trần Khác nói xong, không khỏi thầm than, lão tử đây cuối cùng lại phải làm cái việc này.
Chỉ chốc lát sau, oanh oanh yến yến đã nối đuôi nhau vào, đứng dàn hàng cùng làm lễ vạn phúc, sau đó chờ khách nhân lựa chọn.
- Tùy ý ngồi đi, đối với bọn họ thì cũng như nhau thôi.
Trần Khác cười ha ha.
Chư vị tiểu thư cũng nhìn ra mấy chàng thư sinh này đều non cả, lập tức cảm thấy thú vị. Nhìn thêm một lần nữa, lại thấy tất cả khí chất đều không tầm thường, tướng mạo đều thượng đẳng, lại mở cờ trong bụng, cười duyên chọn lựa lang quân vừa ý, sau đó các nàng ngồi xuống bên cạnh, ân cần bưng trà ướp khăn, chu đáo hầu hạ.
Nhưng cũng có ngoại lệ.. Ngũ Lang ngồi đằng kia giống như một ngọn núi nhỏ, hơn nữa còn trợn mắt ngược lên như tượng Kim Cang, dọa cô nương bên cạnh y không dám thân mật.
- Nàng sợ ta sao?
Ngũ Lang trừng mắt hỏi.
- Sợ…Không sợ…
Nàng sợ tới run rẩy.
- Ôi, Ngũ Lang…
Kiếp trước của Trần Khác, trước là làm cho người, sau là tự làm cho mình. Mỗi ngày từ sáng tới đêm luôn phải ở ngoài đường, có cái gì là chưa thấy qua? Hắn lấy ra một mẩu bạc từ trong ống tay, nhẹ nhàng búng ra, dừng trúng trên cơ thể nõn nà của nàng, cười nói:
- Đây là đệ đệ của ta, nàng xem rồi làm.
Tiểu thư nọ vội vàng lấy mẩu bạc từ trong người mình ra, ước chừng bảy tám tiền, nhất thời mở cờ trong bụng, có cái này rồi, nhìn Ngũ Lang cũng thấy đáng yêu hơn tất cả.