Nhất Phẩm Giang Sơn

quyển 4 chương 138: mưa liên tục

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Bầu trời mây đen cả ngày không tan, mưa cũng liên tục không ngớt.

Trận mư này bắt đầu từ đầu tháng năm năm Gia Hữu thứ nhất, liên tục cho đến tận ngày hôm nay và chưa hề có một dấu hiệu nào sẽ ngừng. Cờ thêu, rèm che được treo cao ở các kỹ viện, dịch quán quán rượu ở bên ngoài Chu Tước môn, đều buông thõng tiêu điều trong mưa. Từng con phố rộng lớn trong mưa đều sáng lên như những đai ngọc. Tiếng trống và tiếng chuông từ chùa Đại Tướng quốc vọng tới, âm thanh của việc mua bán làm náo loạn phố phường trên phố Khúc Viện, tiếng tụng kinh của người chèo thuyền trong đội thuyền trên sông Biện đều, tất cả đều chìm trong cơn mưa triền miên không ngớt, mất đi vẻ sáng sủa linh động mọi khi, trở nên ủ dột, trì trệ.

Nhưng mà cuộc sống vẫn cứ phải tiếp diễn. Đám quan viên một ngày không thể nghỉ, nếu không thì bộ máy nhà nước khổng lồ sẽ không thể hoạt động. Đám dân phu một ngày không thể nghỉ, nếu không thì thành phố trăm vạn dân này sẽ thiếu ăn thiếu mặc. Đám dân thành thị một ngày cũng không thể nghỉ, vì mưa dầm liên tục mà giá cả tăng vọt, khiến họ cảm thấy được áp lực của cuộc sống. Những Thái học sinh năm nay phải tham gia đại hội, tất nhiên càng không thể nghỉ. Họ che ô, đi guốc mộc, mưa gió cũng không thề ngăn cản họ lội nước đến trường học tập.

Trần Khác vẫn như vậy, hàng ngày buổi trưa đều đến quán trà bên bờ ao Nghênh Tường đọc sách. Hắn và một đám huynh đệ sẽ mua đồ ăn ở quán ăn bên đường, đến quán trà, gọi một bình trà nóng, lấy cơm trưa ra góp lại…Hơn mười ngày mưa, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, không chỉ bán kính hoạt động của mọi người nhỏ đi mà những yêu cầu trong cuộc sống cũng giảm xuống.

Lúc này, hắn đang đứng trong quán trà, nhìn ra xa xa ngoài ao Nghênh Tường. Đình đài lầu các lờ mờ trong mưa, không còn nhìn thấy được bãi niễng đầm sen, chỉ thấy mấy con le le đang run lẩy bẩy trên mặt nước.

- So với hôm qua lại tăng một thước.

Người vừa nói đó vừa gầy vừa đen, dáng người không cao, tướng mạo xấu xí. Nếu không phải cậu ta mặc đồ Thái Học Sinh thì sẽ không thể nhận ra cậu ta là người đọc sách. Tên cậu ta là Giáp Đản, tự là Chính Phu, người Côn Sơn - Tô Châu, năm nay mới mười chín tuổi, là cậu bạn học cùng lớp nhỏ tuổi nhất của Trần Khác.

Ngày thường, người khác quấn quít lấy Trần Khác đều là hỏi những nội dung liên quan đến ‘tự điển’. Giáp Đản cũng thích quấn quít lấy hắn hỏi này hỏi kia, nhưng hỏi nhiều vẫn là sông Lục Tháp, những vấn đề về thủy lợi như phương pháp phân tầng xây dựng đập… Năm đại hội này bàn bạc về vấn đề thủy lợi, theo người khác thì dường như là công việc không phù hợp. Nhưng Trần Khác phát hiện cậu em này không chỉ yêu thích thủy lợi mà còn rất có tư chất, liền đem hết những kiến thức mình có được về thủy lợi dốc sức cung cấp cho cậu. Thường xuyên qua lại, hai người trở thành những người bạn tốt, Giáp Đản cũng gia nhập vào nhóm của hắn.

Nói đến nhóm, Trần Khác và Ngũ Lã (năm anh em Lã gia) ở Phúc Kiến cũng càng ngày càng thân mật. Tuy rằng người ta có năm huynh đệ, cũng có nhóm nhỏ riêng của mình, nhưng mỗi lần nhóm nhà Trần gia ra ngoài yến tiệc, hoặc là tham gia văn hội gì đó, chỉ cần kêu một tiếng, huynh đệ Lã gia sẽ đến không thiếu ai.

Thêm vào đó, đám người Lâm Hi, Tưởng Chi Kỳ gia nhập vào thời gian này đã bầu Trần Khác làm trưởng nhóm, số lượng đã khoảng gần ba mươi người. Trong một lần tụ hội, cũng không biết là ai đề xướng, mọi người nhất trí đồng ý, cũng theo kịp thời thượng, thành lập một “Gia Hựu Học Xã”, trưởng xã tất nhiên đề cử là Trần Khác. Cũng không biết bởi vì hắn có nhân cách hấp dẫn hay là vì hắn có tiền có khả năng thanh toán…

Quán trà này đã trở thành nơi hoạt động cố định vào buổi trưa của Gia Hữu học xã.

Nghe những lời của Giáp Đản, Trần Khác hỏi lại:

- Cống nước ngầm thì sao?

Giáp Đản tuy rằng không biết Trần Khác vì sao lại quan tâm tới hệ thống nước ngầm đến như vậy, hàng ngày đều hỏi câu này, nhưng cậu vẫn thận trọng đáp:

- Bên trong cống chắc là có thể chèo thuyền được.

- Không có chỗ dừng chân sao?

- Không đâu, chỗ cao thì không vấn đề.

Giáp Đản xúc động nói:

- Hệ thống nước ngầm của thành Biện Kinh, không hổ là trăm năm xây dựng. Ngày đó chúng ta không phải đã xuống thăm dò qua một đoạn rồi sao? Thoát nước tương đối nhanh, mưa tuy là dài, nhưng không quá lớn, và cũng không thể uy hiếp được nó.

- Ôi…

Trần Khác có chút thất vọng, hắn cũng không hề nghĩ nếu mà mưa xuống thì người không thể ở dưới cống nước ngầm được, vậy có tư cách gì mà được xưng là Vô Ưu Động?

Cái gọi là Vô Ưu, như là vạn sự vô ưu vậy.

Nhưng Giáp Đản là một thiên tài về thủy lợi. Cậu không biểu hiện lơ là với sự tốt đẹp của cống nước ngầm ở Khai Phong, mà bình tĩnh nói:

- Nhưng nước thoát theo hướng nào là một phiền phức lớn. Thành Khai Phong địa thế bằng phẳng, tất cả việc trù úng đều dựa vào Sông Biện, sông Thái, sông Ngũ Trượng. Một khi mực nước của dòng sông nào đó dâng lên một mức độ nhất định thì rất có thể xảy ra tình trạng nước chảy ngược. Đến lúc đó, không chỉ trong cống ngầm toàn nước, mà thành Khai Phong cũng sẽ như chan canh.

- Dâng tới mức nào?

- Nước ao Nghênh Tường lại dâng năm thước.

Giáp Đản nét mặt hiện rõ vẻ ưu tư đáp:

- Địa thế thành Khai Phong như thế, bây giờ ai cũng không có cách nào, chỉ có thể cầu xin ông trời đừng mưa nữa…., nếu không nhiều nhất là năm ngày nữa nước sẽ tràn ngập thành Khai Phong.

- Năm ngày, ngươi chắc chắn chứ?

Trần Khác trầm giọng hỏi lại.

- Xem thế mưa, nếu như vẫn lớn như thế này, năm ngày, nếu như mưa càng lớn hơn thì còn không tới năm ngày.

Hai người đang nói chuyện thì lão Tiền, người phụng mệnh bí mật bảo vệ Trần Khác, khoác áo tơi bước vào quán trà.

Trần Khác vỗ vỗ vai Giáp Đản, đón lấy.

Lão Tiền nhẹ giọng nói:

- Tam ca, công tử nhà ta đến rồi.

- Ở đâu?

Trần Khác có vẻ hơi ngạc nhiên.

Lão Tiền bĩu bĩu môi, Trần Khác thấy một chiếc xe ngựa không có biển hiệu gì đang ở bên ngoài.

Theo lão Tiền lên xe thì liền thấy Triệu Tông Tích, người mà nhiều ngày nay hắn chưa gặp, đang nhìn mưa bên ngoài qua tấm rèm mỏng.

- Đến rồi à.

Nghe tiếng rèm xe mở ra, Triệu Tông Tích quay lại, nhìn Trần Khác trách móc, nói:

- Ngươi thật tốt quá, hơn một tháng không đến gặp ta.

- Mở mắt ra toàn là thi cử, ta còn phải đọc sách nữa.

Trần Khác kê chỗ ngồi của mình lên một cái kệ, chỉnh cho tư thế thoải mái rồi nói:

- Đâu giống ngươi, trời sinh phú quý.

- Ta tình nguyện đổi cho ngươi đấy..

Sông Lục Tháp vỡ đê, không chỉ làm thay đổi Trần Khác, cũng làm thay đổi cả Triệu Tông Tích. Sau trận đánh đó, y trầm lặng hơn rất nhiều, chỉ có ánh mắt thi thoảng vẫn hiện lên vẻ phẫn nộ, có thể thấy tấm lòng cao thượng của y.

- Kết quả xử lý vụ án Tháp Lục Hòa có rồi.

- …

Trần Khác không nói gì.

- Người bị xử phạt rất nhiều, sông Giáng Tu đều sắp xếp Lý Chương - Tri Tào Châu, Hà Bắc Chuyển Vận phó sứ, Đồng Quản Câu Tu hà Yến độ Tri Thái Châu, đề cử Khai Phong phủ giới huyện trấn công sự, đồng Quản Câu Tu hà, Độ chi Viên ngoại lang Thái Đình - Tri Trừ Châu; Tu Hà Đô Kiềm Hạt, Nội thị Áp ban Vương Tòng Thiện làm Bộc Châu Đô giám, Cung bị khố Phó sứ Trương Hoài Ân làm Nội điện Thừa chế, đề cử Hoàng Hà Tảo ngạn, Điện trung thừa Lý Trọng Xương làm Đại lý tự thừa…

-

Tuy nói không dự định hỏi lại những kẻ vô dụng xúi quẩy đó, nhưng sau khi nghe xong, Trần Khác vẫn nổi giận:

- Sao không thăng cho bọn chúng hai cấp!

Việc giáng chức vô thưởng vô phạt này gần giống như là không xử phạt:

- Hơn ngàn mạng người, tổn thất hàng trăm vạn quan tiền, dân chúng năm Châu trôi dạt khắp nơi mà chỉ đổi lấy mấy cái xử phạt giáng chức sao?

- Đừng vội, sự việc không đơn giản như vậy đâu.

Triệu Tông Tích lắc lắc đầu nói:

- Việc xử phạt này là do hai vị tướng công Cính sự đường quyết định. Họ xử lý như thế này là có căn cứ… Trước khi công bố quyết định xử phạt, Văn tướng công cố ý sắp xếp người dâng tấu, đem những quan viên bao năm qua trị thủy không thuận lợi, hoặc sai lầm, kết quả xử lý đều đăng lên công báo.

- - Tháng năm, năm Hàn Bình thứ ba, đê sông Hoàng Hà vỡ ở Vương Lăng Tảo (tảo=kè dùng để bảo vệ đê) thuộc Vận Châu. Tri châu Mã Tương không làm tròn nhiệm vụ, thông phán Khổng Mỗ vô cớ bị cách chức quan, phải đi tuần đê. Hữu Tàng khố sứ Lý Kế Nguyên bị đưa đến Hứa Châu làm phục dịch.

- Mậu Thần tháng chín năm Thiên Thánh thứ bảy, quan lại Thiền Châu cũng bị Vương Sở quyết định giáng chức một loạt….

-

Triệu Tông Tích xem bản công báo đó không dưới mười lần, có thể đọc thuộc lòng:

- Có thể thấy trước kia đa số là lấy những hình phạt như miễn quan, giáng chức buộc tội.. để trừng phạt quan viên không làm tròn trách nhiệm, nghiêm trọng nhất là đày đi nơi khác phục dịch.

- Chẳng trách đám người Lý Trọng Xương dám tùy ý làm bậy.

Trần Khác cười lạnh lùng, nói:

- Cho dù có thất bại, chẳng qua cũng chỉ là một viên quan bị giáng chức. Thành công rồi thì có thể thăng chức vùn vụt, lưu truyền thành giai thoại, cớ sao lại không làm?

- Nhưng lần này, Văn tướng công đã tính toán sai lầm.

Triệu Tông Tích cười nói:

- Tình hình không giống như vậy, do đó Lý Trọng Xương ngay từ đầu đã dựa vào việc mượn quyền thế để đàn áp mọi người, mạnh mẽ thúc đẩy việc mở sông Lục Tháp. Hơn nữa cho dù bọn họ có một mực chắc chắn, ngày Thương Hồ được đắp lại, không nhận được thánh chỉ, nhưng là tướng công của Chính sự đường, hiển nhiên nên sớm hạ lệnh để cho bọn chúng tạm dừng công trình, chờ kết quả đo đạc của chúng ta mới nói tiếp. Nhưng mà sông Lục Tháp vẫn không ngừng công việc, quan viên liên quan làm liều cũng khiến cho triều đình và dân chúng vô cùng phẫn nộ.

- Do đó sau khi sự việc thất bại, mặc dù đã có giáng chức, nhưng mà triều đình và dân chúng tất nhiên vẫn không hài lòng với việc thực hiện thông lệ, thậm chí xuất hiện việc Hà Sóc bị lụt lội, người dân của bốn Châu là Tân, Lệ, Đức, Bác đều quy tội cho đám người Lý Trọng Xương, Trương Hoài Ân, Thái Đình, xin xử trảm ba người này để tạ lỗi Hà Bắc.

- Không cần nói, đây là thành quả mà vị Cổ tướng công đó làm ra.

Trần Khác cười lạnh nhạt nói:

- Cơ hội tốt như vậy, sao ông ta có thể không lợi dụng được chứ.

- Không sai. Người của Cổ Xương Triều đều dồn dập dâng tấu, nói đám người Lý Trọng Xương gian mưu biện khẩu, vu cáo và nghi hoặc triều đình, nghiệp chướng nặng nề, thất bại đã nhiều.

Triệu Tông Tích nói tiếp:

- Yêu cầu vượt qua Chính sự đường, để cùng bàn bạc quyết định xử phạt mấy người.

- Nếu không như thế, bọn chúng vẫn còn nhắm vào hai vị tướng công, nói ‘người chấp chính đều không thường thấy địa thế dòng sông sâu cạn, cao thấp. Tuy nói có nghị luận, nhưng chỉ là xa vời không có chứng cứ xác thực’.

Triệu Tông Tích tiếp lời:

- Còn nói khi tể tướng lựa chọn phương án trị thủy, không phải là xuất phát từ tính khả thi của bản thân, mà là độc chiếm công lao, đả kích đối thủ, tất nhiên sẽ xuất hiện sai lầm ngây thơ này, tấu xin quan gia ban xử phạt hai vị tướng công.

- Kết quả thế nào?

Trần Khác thầm nghĩ, chắc cũng tương tự.

- Triều đình còn đang cân nhắc, nhưng đã triệu Cổ tướng công hồi kinh rồi.

Triệu Tông Tích cũng lạnh lùng cười nói:

- Những tháng ngày tới của nhị vị tể tướng e là sẽ càng thêm khổ sở.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio