Có một bạn cùng phòng kí túc xá với Lý Gia Đồ chọn ban Xã hội nên học kỳ sau sẽ chuyển tới lớp khác, đương nhiên cũng sẽ ở phòng khác.
Sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, bảy người trong kí túc xá cùng nhau đến trung tâm thành phố ăn bữa cơm chia tay.
Trên đường trở về, Lý Gia Đồ gặp Phùng Tử Ngưng.
Người nhìn thấy Phùng Tử Ngưng trước không phải là Lý Gia Đồ mà là Chu Thư Uyên. Cậu ta thần thần bí bí giật áo của La Tử Hào đang đi phía trước, nói thầm, “Ôi, các ông nhìn bên kia kìa.”
Mấy người nhìn sang cửa sân vận động thì thấy một dáng người tinh tế đang đứng nơi đó. Màu trắng của bộ đồ cầu lông và sắc nhạt của giày thể thao chuyên nghiệp nổi bật trong bóng đêm. Dù khoảng cách có xa đến đâu, người ta vẫn có thể nhận ra tỉ lệ dáng người của cậu ta rất đẹp, cộng thêm gương mặt không chút biểu cảm và đôi chân thon dài khiến nhiều cô gái ghen tị.
“Đang đợi bạn trai?” La Tử Hào đoán mò.
Ứng Hiên giật mình hỏi, “Đã có bạn trai rồi?!”
“Cũng không rõ là ai bảo thế, hình như là đang có bạn trai, học lớp .” La Tử Hào không quá chắc chắn.
Chu Thư Uyên chậc chậc hai tiếng, cảm khái, “Cũng không biết là thần thánh phương nào đã thu nạp tên yêu nghiệt này.”
Trương Cạnh Tư liếc đểu cậu ta, “Ông sẽ không ‘cứng’ đấy chứ?”
“Ông thần kinh à?” Chu Thư Uyên nói xong thì đá đít cậu chàng.
Trương Cạnh Dư cười ha ha, chạy nhanh như chớp ra xa.
Bọn họ còn chưa biết Phùng Tử Ngưng đang đợi ai thì ở nơi đường xá cây cối sum xuê và thời điểm mùa hè sắp đến này, muỗi rất nhiều.
Đàm Hiểu Phong phủi lũ muỗi đang bổ nhào về phía cánh tay cậu ta, nói, “Chủ nhật tuần trước tôi đi đánh cầu lông, hình như có thấy cậu ta đang ở với một bạn nam, cực kì thân mật.”
“Thật hay giả đó?” Những người khác đều giật mình.
Lý Gia Đồ cười, “Ông có thể phân biệt được kiểu bạn bè này với bạn bè bình thường hả?”
“Tôi không phân biệt được nên không chắc lắm.” Đàm Hiểu Phong tự nhận.
Mỗi lớp đều có một hoặc hai người có vẻ ngoài mang khí chất khác với đám học sinh nam khác. Phùng Tử Ngưng cũng được xem là người được người khác chú ý trong khóa bọn họ. Có người có thể không biết tên của cậu ta, nhưng chỉ cần nhắc tới cái danh “Học sinh nam lớp giống gay” thì người mà bọn họ nghĩ đến đầu tiên là Phùng Tử Ngưng.
Lý Gia Đồ và Phùng Tử Ngưng không có điểm tương đồng nào. Cách chú ý tới cậu (Lý Gia Đồ)cũng hoàn toàn giống các học sinh khác, là kiểu đi dọc trên đường cũng gặp được, nên có thể phát hiện ra cậu ta (Phùng Tử Ngưng) khác hẳn với các bạn khác.
Cậu biết tên của Phùng Tử Ngưng là vào một lần buôn chuyện trong phòng. Không hiểu vì sao mà Trương Cạnh Dư lại mở đầu trước “Một học sinh nam như vậy” rồi mấy thằng cùng phòng mỗi đứa tiếp một câu ngay lập tức ——
“Có phải cái tên đi giày trắng như tuyết không?”
“Trên lưng đeo một cái ba lô vải phải không? Hình như tôi thấy Lưu Mặc Nam cũng có một cái cùng loại. Là cái này?”
“Có phải người bên câu lạc bộ cầu lông không? Mấy lần tôi đi qua sân vận động đều thấy cậu ta.”
“Là gay thật hả?”
“Ai biết đâu, nhìn qua thì giống vầy.”
“Cậu ta tên gì, ai biết không?”
“Đừng hỏi mấy câu nhạt nhẽo ấy được không?”
“Hỏi baidu ý, hay weibo vạn năng cũng được.”
Lúc ấy La Tử Hào tiện tay lôi laptop từ dưới giường lên mạng, tìm trong tieba một lúc. Quả nhiên trong tieba của trường có mấy bài post nói về cậu bạn này, tuy không có hình ảnh gì nhưng dựa theo những câu trả lời trong post thì có thể hoàn toàn suy đoán được là những người dùng mạng đang nhắc đến cùng một người. Người này tên là Phùng Tử Ngưng, hiện giờ đang là học sinh lớp /, đồng thời là thành viên của câu lạc bộ cầu lông và âm nhạc, không biết đã có bạn gái hay bạn trai chưa nhưng cậu ta có quan hệ rất tốt với các bạn nữ trong lớp.
Nói chung là Phùng Tử Ngưng đã thành chủ đề bàn tán của bọn Lý Gia Đồ ở kí túc xá khoảng hai lần. Lần đầu là khi bọn họ biết được lai lịch của cậu ta, lần thứ hai là khi Ứng Hiên ở trong phòng vệ sinh công cộng của thư viện nhìn thấy tờ giấy tìm bạn của Phùng Tử Ngưng kẹp ở vách cửa.
“Không phải ông vào WC nữ đấy chứ?” La Tử Hào nghi ngờ nói.
“Ông mới là người song tính ấy.” Ứng Hiên không khách sáo mà cãi lại.
(Ý bảo Ứng Hiên là người song tính nên mới có thể vào WC nữ =)))
Đêm hôm đó, mọi người buôn chuyện một lúc mới ra được kết quả, Phùng Tử Ngưng đã đắc tội ai đó nên mới bị người ta hãm hại sau lưng. Dù sao cũng không có người nào thật sự ngu ngốc để số điện thoại của mình ở cửa buồng vệ sinh như vậy.
Chu Thư Uyên tò mò hỏi, “Thế Ứng Hiên này, ông có gọi điện vào số đó không?”
“Đương nhiên là không rồi!” Cậu ta cạn lời.
Sau khi buôn với nhau xong, Lý Gia Đồ không để trong lòng, quên rất nhanh.
Cũng không biết đã qua bao lâu, mãi đến khi câu lạc bộ mời công ty dọn vệ sinh điều nhân viên đến dọn rửa buồng vệ sinh, Lý Gia Đồ nhìn thấy tờ giấy tìm bạn giường với những dòng chữ lẳng lơ đầy khoa trương đó mới giật mình nhớ ra chuyện này.
Thời gian trôi qua đã lâu, số điện thoại và tên đã bị người dùng xóa bằng nước rồi sửa lại, sau đó lại bị bong tróc ra. Bên cạnh và xung quanh tờ giấy còn có nhiều người viết thêm vào, có mắng chửi và cũng có bình luận. Còn có người viết nơi góc xa xa: “Đã từng thử, ngon vl” và đánh một mũi tên vào phần tên.
Lý Gia Đồ đoán Phùng Tử Ngưng cũng biết chuyện này. Nhưng việc cậu ta có phải là người đồng tính hay không, Lý Gia Đồ lại đoán không ra.
Về điểm này, chính cậu cũng thấy hơi bất ngờ. Bởi vì bình thường, người ta có phải gay hay không thì chỉ cần nói chuyện mấy câu, Lý Gia Đồ đã đủ để cảm giác được, cũng như việc Phùng Tử Ngưng biểu hiện ra ở bên ngoài khác với các học sinh khác, cậu chỉ cần liếc mắt một cái là biết. Nhưng kì lạ là tuy cậu vẫn thường gặp cậu ta ở sân trường, còn từng đối mặt với nhau vài lần, Lý Gia Đồ vẫn không thể xác định nổi.
Nhiệt độ thời tiết đến ba mươi mấy độ rồi lên lên xuống xuống hơn một tháng, rốt cuộc học sinh cũng đón kì nghỉ hè đầu tiên. Bạn bè trên mạng bình luận, năm nay trường học của Lý Gia Đồ vẫn cho nghỉ hè dài nhất toàn thành phố, bởi ngay cả thời gian nghỉ hè của các trường cấp ba dân lập cũng ít hơn nửa tuần so với bọn họ.
Các thầy cô vẫn giao bài tập hè cho các học sinh trước khi nghỉ hè, hơn nữa còn phát những “quà” bự cho đời sống học tập thêm phong phú. Lý Gia Đồ ôm một chồng sách và vở bài tập về phòng, thảo luận với mấy đứa cùng phòng xem cái nào đáng làm, cái nào đáng đọc, cái nào đáng để lại trong phòng rồi cuối cùng mới bỏ bài tập hè và “quà” đã giản lược vào trong ba lô.
Cậu gửi tin nhắn cho Dương Bồi Thanh bảo cả hai cùng nhau về nhà. Cậu đang định đi thì thấy Trương Cạnh Dư vội vàng chạy về, đóng cửa lại rồi kích động nói, “Chết rồi chết rồi, đúng là không ngờ được!”
“Gì vậy? Tự nhiên kích động thế.” Đàm Hiểu Phong đang ngồi trên giường dọn đồ, ngạc nhiên hỏi.
“Thông tin đã được xác thực, các vị nghe xong đừng kinh ngạc quá đó.” Trương Cạnh Dư lén lút liếc về phía cửa một cái, nhỏ giọng nói, “Phùng Tử Ngưng sắp chuyển sang lớp chúng ta.”
“Gì?!” La Tử Hào và Chu Thư Uyên đồng thanh kêu lên.
Trương Cạnh Dư vội dùng tay ra hiệu để hai người im lặng rồi mới khẳng định chắc chắn, “Thật đấy, còn thật hơn cả ngọc trai nữa là. Tôi hỏi cô Đinh có ai sẽ chuyển tới lớp bọn mình không, cô ấy nhắc tới tên cậu ta đầu tiên!”
Mọi người cực kì ăn ý mà đồng thời nhìn về chiếc giường trống trong phòng.
“Ngàn vạn lần không thể để cậu ta ở phòng chúng ta được!” La Tử Hào kêu lên.
Chu Thư Uyên bất mãn nói, “Ông có còn nghĩ đến nhân quyền nữa không đó? Có còn xét đến chuyện bình đẳng nữa không đó? Chẳng lẽ nhà cậu ấy không cống hiến GDP cho tổ quốc à?”
“Ừ nhỉ… Mà tôi cũng không thấy cậu ta mặc trùng đồ bao giờ, trong nhà còn mở tiệm bán quần áo thì phải?” La Tử Hào thì thào nói hai câu, khua khua tay, “Không phải lí do này được không!”
“Nếu nhà cậu ta có tiền thật thì bọn mình để cậu ta mua máy giặt đi?” Trương Cạnh Dư sau khi im lặng một lúc mới nói.
Lý Gia Đồ không nói gì, chỉ chống mắt khinh bỉ, đeo ba lô lên, “Đến thì tính sau, dù gì cũng phải rút thăm mới quyết định mà, ông trời nào có bỏ quên ai bao giờ. Tôi đi đây, nghỉ hè vui vẻ nhé.”
“Nghỉ hè vui vẻ, đi đường cẩn thận!” Những tên bạn cùng phòng vẫy tay nói lời tạm biệt, nhìn Lý Gia Đồ ra khỏi kí túc xá.
Ngày hôm sau khi Lý Gia Đồ về đến nhà mới biết, thì ra người mẹ nhàn rỗi ở nhà của mình lại tìm được một công việc mới vào tháng trước, là người phụ trách nấu ăn của một nhà trẻ tư nhân.
Nghe được tin này, Lý Gia Đồ kinh ngạc đến mức sửng sốt một lúc mới nói, “Mẹ không ngồi yên ở nhà được sao…”
“Con nói gì đó.” Bà đút một quả vải đã bóc vỏ vào miệng cậu.
Mẹ cậu làm việc ở một nhà máy làm giấy ở trấn trên, nhưng lúc Lý Gia Đồ còn đang học tiểu học, hiệu suất và lợi nhuận của nhà máy không quá ổn, đến mùa đắt hàng mới có việc làm; còn vào mùa ế hàng, nhóm công nhân hầu như đều rảnh rỗi. Tiền nhận sau mỗi quý đối với những công nhân muốn dựa vào nó để nuôi gia đình chẳng khác nào muối bỏ biển, hơn nữa khâu quản lý cũng không tốt, hai năm nay lại còn liên tiếp bị sở bảo vệ môi trường xử phạt. Mãi đến năm trước, khi nhà máy nhận một bản đơn phạt hơn năm trăm vạn thì hoàn toàn ngừng sản xuất.
Ba của Lý Gia Đồ là lãnh đạo của một trạm phòng dịch trong huyện. Với mức tiền lương của ông thì việc chèo chống cho gia đình không là vấn đề gì nhưng mẹ cậu luôn không cam lòng làm một bà chủ cứ khư khư trong nhà. Từ khi việc bên nhà máy bắt đầu nhàn đi, bà đã nghĩ ra cách kiếm tiền ở bên ngoài rồi.
Mấy năm nay, bà làm một chân chạy vặt trả tiền theo giờ ở một quán đồ ăn vặt bán sỉ, làm nhân viên thu ngân ở một siêu thị, làm người phụ trách nấu ăn ở trường cấp hai của Lý Gia Đồ —— Thế nên bạn học của cậu từng tưởng là kinh tế trong nhà cậu khó khăn.
Có một đoạn thời gian ngắn nổi lên phong trào thêu thùa, mẹ cậu cũng mua mấy bức về rồi thêu từng đường ở nhà, định kiếm tiền từ những bức tranh thêu này. Lúc ấy bà cũng thêu được mấy tấm, cũng bán được mấy bức —— Lý Gia Đồ nhớ mang máng, hình như là về bộ tứ mai, lan, trúc, cúc thì phải. Sau đó bà vẫn tin tưởng rất kiên định vào bản thân, thậm chí còn mua một bức “Thanh minh thượng hà đồ” về nhà. Ai ngờ lúc thêu được một nửa lại vì người thêu tranh rất nhiều khiến những bức tranh này trở nên rẻ đi, mẹ cậu nghe ngóng thấy giá của “Thanh minh thượng hà đồ” ngày càng thấp hơn mà dừng lại. Bà lập tức bỏ luôn phần công việc vừa khổ cực vừa không thu được kết quả gì này.
Nhưng mãi đến tận bây giờ, lúc nhìn thấy bức tranh mình đã thêu được hơn một nửa, bà vẫn thấy tiếc nuối. Mỗi lúc như thế, ba vẫn luôn động viên bà, nếu có thời gian thì có thể thêu rồi để trong nhà cũng được. Mẹ cậu lắc đầu, nói rằng, “Tôi già rồi, mắt hoa cả, không thấy rõ ô vuông nữa.”
“Nếu biết mình đã già rồi thì mẹ cứ ở nhà hưởng phúc cũng được mà.” Lý Gia Đồ nói thẳng với mẹ.
Mẹ cậu bóc vải, hừ một tiếng, cứ như bà đang nghe lời châm chọc nào đó vậy, “Có phúc gì đâu mà hưởng? Con không cần tiền đi học nữa à? Cấp ba, đại học, nghiên cứu sinh, rồi học lên tiến sĩ, giờ con còn chưa bước được một nửa con đường đâu! Vậy mẹ lấy đâu ra phúc mà hưởng? Rồi sau này con cưới vợ cũng không cần tiền à? Tiền mua nhà mỗi năm đều tăng lên, ngay cả ở chỗ chúng ta đây thôi cũng khó mua rồi. Lỡ sau này con đòi lấy vợ ở Thượng Hải, ở Bắc Kinh thì phải dùng bao nhiêu tiền mới đủ?”
Lý Gia Đồ vừa nghe liền trầm mặc, không tranh luận với mẹ nữa.
“Thôi được rồi, được rồi, qua đây ăn cơm đi. Đừng ăn vải nữa.” Ba bưng thức ăn từ bếp lên, nhìn thấy vợ mình đang dạy con, bình tĩnh hòa nhã bảo hai mẹ con ăn cơm tối.
Chẳng qua mẹ cậu chỉ cảm thấy cậu không hiểu chuyện, trừng mắt nhìn cậu một cái rồi đút quả vải đã bóc vỏ vào miệng cậu. Lý Gia Đồ cắn vài miếng, nhổ hạt ra trước, cắn thịt quả ngọt ngào rồi đứng dậy vào phòng giúp ba bưng đồ ăn lên.