Cả tuần sau trôi qua lặng lẽ, duy chỉ có việc là cái thằng gầy gầy ở chỗ tôi tập boxing thì lặn đâu mất tiêu. Vậy nên tôi đành phải quay qua tập chay với thằng Đức.
Buổi lễ bế giảng diễn ra cực kỳ hoánh tráng, cứ như tổ chức. . . lễ khai giảng. Bóng bay đủ các loại màu treo khắp sân trường. Có mấy phòng học được mở ra để duyệt lại các tiết mục văn nghệ, tiếng cười nói ồn ào vang lên mấy tầng mây. Đồng phục con gái trường tôi là mặc váy, nên chả mấy khi thấy con gái mặc áo dài, thành ra mấy bố xóm nhà lá lại xúm vào bàn tán này nọ. Quả thật tôi vẫn thích cảnh nam sinh chở nữ sinh mặc áo dài trên chiếc xe đạp. Nhưng hiện thực phũ phàng là nam sinh (tôi) phải chở nữ sinh mặc váy (Thùy) đi lòng vòng tứ tung.
"Ủa thằng Hiếu không đi coi xem tí diễn như nào à mà còn đứng đây." – Thằng Lộc đen quay sang tôi hỏi.
"Không, bữa duyệt hôm thứ ngon lành rồi. Tí chúng mày cứ há mỏ mà nghe đi." – Tôi cười thích thú.
"Em yêu mày chưa tới hả, tao đang chờ coi nó mặc áo dài thì như nào?" – Thằng Mạnh liếm môi nói.
"Bữa khai giảng có thấy rồi còn gì?" – Tôi nhíu mày nói.
"Lúc đó biết ai với ai quái đâu mà nhớ." – Nó trợn mắt vặc lại.
"Tao nhớ mọi khi, hễ nhìn thấy em ấy thì mày là đứa chạy nhanh nhất mà." – Tôi gãi gãi cằm nói.
"Chuyện tao chạy với chuyện ngắm gái chả liên quan." – Thằng Mạnh cười hề hề - "Với lại tao đi ra chỗ khác là để đứa mày. . . có vùng trời riêng để tâm sự. Không biết cảm ơn lại còn hạch sách."
"Mẹ, nói cho cố vô. Mới hôm nọ mày còn than với tao giờ mày về nhà, gặp mẹ mày còn không sợ bằng lên lớp gặp em Thùy mà." – Thằng Tú ngứa miệng chen vào.
Cả đám cười ngất, thằng Mạnh nghiến răng nghiến lợi tính nhảy bổ vào ăn thua với thằng Tú. Nhưng đành bỏ qua vì thằng này. . . to con quá.
"Thảo nhà mày kìa Hiếu. Chậc chậc con nhỏ này bình thường cười đã dễ thương, mắc áo dài nhìn còn tươi nữa." – Thằng Dũng chậc lưỡi nói.
"Ủa nay nhỏ Thục mặc gì Hiếu, áo dài luôn à?" – Thằng Hưng quay qua hỏi tôi.
"Nó mặc gì sao mày lại đi hỏi tao, tao có phải cái tủ đồ nhà nó đâu." – Tôi gắt ầm lên.
"Ý là nó mặc áo dài luôn, hay trang phục tự do để lên biểu diễn." – Thằng Hưng chán nản lắc đầu.
"Mặc tự do, mày cứ đứng đó mà tăm tia đi. Tí tao nói nhỏ Hân thì có đứa lại khóc." – Tôi liếc nhìn nó, đâm một câu ngang hông.
Thằng Hưng câm như hến.
"Ủa bữa giờ tập nhạc, con nhỏ Thục có gì khác không?" – Thằng Mạnh thắc mắc.
"Khác là khác gì?"
"Thì ý là. . . có giống như bị ma ám hay không?"
"À vẫn thế, tao có hỏi thì nó nói do nó quen vậy rồi." – Tôi nhún vai. Nhớ lại hôm bữa có hỏi tại sao mỗi lần nó đánh đàn thì lại như vậy, thì nó trả lời xanh rờn là quen rồi. Tôi chỉ biết dở khóc dở cười, lại còn tưởng bở ra "vật ngã lưỡng vong" trong truyền thuyết.
"Ủa sao nó chưa tới ta, nó trong đám văn nghệ mà."
"Chịu, chắc tới rồi nhưng bị thằng gà mái kéo đi chơi đâu đó." – Tôi nhún vai.
"Ê Hiếu, đi với tao." – Thằng Việt ở đâu nhảy bổ đến chỗ tôi hét toáng lên.
"Đi đâu?"
"Lên văn phòng đoàn, thay đồ, lẹ mày."
"Thay đồ gì? Ế ế để tao đi, đừng có kéo." – Tôi đang nhíu mày hỏi thì bị thằng này dứt khoát kéo tôi đi xềnh xệch.
Lễ bế giảng được bắt đầu bằng tiết mục chào cờ như bao buổi lễ khác, sau đó là tiết mục. . . diễn văn của thầy hiệu trưởng. Nào là khen ngợi tất cả các thành tích học tập lẫn ngoại khóa của trường trong kỳ, nào là khen thưởng cá nhân hoặc đoàn đội có thành tích xuất sắc. Sau đó là màn vỗ tay rào rào của. . . các con chiên ngoan đạo đang há mỏ ngồi nghe bên dưới. Và tràng vỗ tay to nhất khi thầy hiệu trưởng nói. . . kết thúc diễn văn, nhường chỗ cho văn nghệ. Bài mở đầu là tiết mục rock của đám lớp . Tôi trợn mắt khi thấy mấy ông đó khuân lên sân khấu nào là trống thùng to thùng nhỏ các loại, keyboard, đàn. . . Phía dưới là khán giả đang hú hét ủng hộ, cổ vũ inh ỏi.
Quả thật tiết mục thực sự rất bùng nổ, mấy ông nội gào thét bài Teenager của My Chemical Romance, sau đó khán giả tung hô dữ quá, mấy ông hứng chí làm thêm bài Numb của Linkin Park xong mới nghênh ngang vác đàn đi xuống.
Mấy tiết mục sau thì có kém hơn xíu nhưng cũng khá đặc sắc, đặc biệt có trường hợp một ông lớp lên hát. Nhưng trước khi hát thì đứng ngập ngừng trên sân khấu nói lan man nào là thích một người từ năm lớp nhưng chưa dám nói, có thể người đó không biết này nọ. Và bài hát này cũng dành tặng cho người ấy. . . Nói chung là ướt át hết mức có thể. Tôi bực bội nghĩ thầm, ông đứng đây nói cho cho cả ngàn người nghe thì không sao, sao không đến thằng trước mặt người ta mà nói, bày đăt lên đây nhút nhát này nọ. Sau khi kết thúc bài "Nam sinh nữ sinh", đang chuẩn bị đi xuống thì có một bà cầm theo mấy bông hoa phi lên tặng. Cả sân trường ồ lên khi thấy bà chị này nói gì đó, cuối cùng người dắt tay nhau xuống.
"Nốt tiết mục này là tới mình rồi đó." – Tôi đang chậc lưỡi thì có tiếng con gái vang lên bên cạnh.bg-ssp-{height:px}
Tôi quay sang nhìn, trước mặt tôi lúc này vẫn là cô gái với dáng vẻ. . . khá ma mị. Nay Thục mặc bộ váy đỏ. Đặc biệt chiếc váy còn dài đến. . . mắt cá chân, tóc vẫn xõa ra trùm kín lấy bên vai, tóc mái bay phất phơ xéo qua cặp mắt ngây dại. Mặt Thục nhìn hơi trắng, không phải do phấn trang điểm mà là do tự nhiên, đôi môi cũng nhợt nhạt hơn người bình thường. Tôi nuốt nước miếng rồi dời ánh mắt về phía sân khấu.
"Mặc đồ đẹp đó." – Thục vẫn thói quen cũ, khi đứng cô ấy hơi lắc lư người, quay sang nhìn tôi một lượt rồi che miệng cười.
"Cấm cười." – Tôi khẽ nạt.
Nhưng đáp trả lời nói của tôi chỉ là những tiếng cười rúc rích, mấy đứa lớp khác đi ngang qua cũng nhìn tôi đánh giá một lượt, sau đó là. . . vừa đi vừa cười. Tôi bực bội nghĩ, văn phòng Đoàn nghĩ gì khi ình mặc cái bộ độ này không biết, đến giày còn không cho đi. . . Đúng là. . .
"Trong số rất nhiều bạn ngồi ở đây, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua một bản sonate hay các bản nhạc hòa tấu dương cầm được chiếu trên tivi. Đó là một giai điệu nhẹ nhàng mang theo chút phong cách của quý tộc phương Tây. Nhưng ngày hôm nay, giai điệu dương cầm sẽ kết hợp cùng với âm thanh vùng quê Việt Nam được hiện diện ngay trên sân khấu chúng ta. Sau đây là bản "Sad Angel" của bạn Lê Hiền Thục lớp A và Trần Trung Hiếu lớp A, xin các bạn ột tràng pháo tay." – Bà chị MC lớp đứng nói liến thoắng ở trên sân khấu. Sau đó là tiếng vỗ tay của toàn trường, tôi còn nghe thấy tiếng hú hét của đám lớp tôi bên dưới.
"Đi thôi." – Thục huých nhẹ vào cánh tay tôi cười.
"Ờ." – Tôi thở dài, rồi cầm cây sáo chán nản đi kế bên Thục.
Khi tôi vừa bước lên sân khấu, dưới sân trường ồ lên ngạc nhiên. Tôi liếc mắt thấy có người đang chỉ chỏ, rồi cười cười. Mấy đứa lớp tôi, có cả đứa tôi không chơi cùng cũng đứng lên vỗ tay cổ vũ. Bên cạnh tôi là cô công chúa hoa lệ với chiếc váy đó, tóc bay phất phơ cùng với nụ cười ma mị. Còn bên cạnh cô công chúa đó. . . là một chàng nông dân. Vâng nông dân chính hiệu. Chả biết văn phòng Đoàn lấy đâu ra cho tôi một bộ đồ nâu từ đầu đến chân. Đã thế còn. . . sắn ột bên quần lên tới đầu gối, bên kia thì để dài. Giày dép không ang, tôi dù không muốn nhưng cũng đành. . . đi chân đất lên sân khấu. Chưa hết, trên đầu còn cột thêm cái khăn rằn trắng đen, tay cầm cây sáo. Nhìn rất khoa trương và. . . không kém phần hài hước.
Theo như kế hoạch bàn trước, thì tôi là người bắt đầu với phần nhạc dạo nhẹ nhàng. Sau đó là Thục với giai điệu chính, cuối cùng phần cao trào sẽ là cả song tấu. Đến lượt thứ là đổi vị trí cho nhau. Một bên là cô gái ma mị với chiếc đàn dương cầm, một bên là anh chàng. . . nông dân. . . chất phác và cây sáo miền quê. Khán giả bên dưới chỉ chỏ bên nọ bên kia rồi thấp giọng bàn tán. Thục vẫn bộ dáng cũ, khi đánh đàn ánh mắt cô ấy lơ đãng nhìn về phía đằng trước, ánh mặt tựa hồ như không cần quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh. Cộng thêm với vẻ đẹp. . . ma ám (câu này do Dũng rồng với thằng Mạnh nhận xét) nên càng nhiều người chú ý.
Khi kết thúc bản nhạc, tôi phi ngay xuống dưới rồi chui ra đằng sau cánh gà. Quả thật bộ đồ này khiến tôi chỉ muốn. . . nhét đầu vào đũng quần. Nhưng vừa vào cánh gà thì tôi lại nhớ ra một điều, lúc này chỉ muốn đâm đầu vào tường cho rồi. Số là lúc tôi thay đồ xong, nhét đồ của tôi vào balo, đúng lúc thấy Minh mái đang đứng nói chuyện gì đó với Thục. Thế là tôi quăng ngay balo cho nó kếu giữ hộ. Giờ thì nó đang ngồi yên vị trong đám khán giả, đồng nghĩa là nếu tôi muốn lấy đồ thay thì phải đi ra đó. Chậc lưỡi một hồi, thôi kệ, đằng nào cũng ra chi bằng khỏi thay luôn. Đứng lải nhải với đám văn nghệ xung kích bên Đoàn đã đời, tôi lủi ra ngoài sân trường để tránh phiền phức.
Chen lần một hồi cũng về được đến lớp, mấy phước là mấy thằng bạn trời đánh cũng nhường một chỗ trống cho tôi. . . ngồi kế bên Thùy (hoặc chắc là do bọn nó. . . không đủ can đảm để ngồi chỗ đó). Chui vào hàng, vừa ngồi yên vị, ngồi chưa nóng chỗ thì bị thằng Minh mái túm ngược lại hỏi.
"Thục đâu mày?"
"Trong đó, không chắc lắm."
"Sao mày không đi cùng nó."
"Mắc gì tao phải đi cùng nó, nó về lớp nó thì tao đi cùng làm gì." – Tôi bực mình cắt ngang.
Minh mái chán nản khi không làm gì được tôi, nó hết đứng lên rồi ngồi xuống, ánh mắt ngó vào trong phía khu vực cánh gà để xem. . . mùa xuân của nó đi ra chưa.
"Đâu ra bộ đồ chất vậy mày." – Thằng Đức quay xuống hỏi.
"Bên Đoàn kiếm đâu ra, ai biết. Mà mày đừng có hỏi về cái này, tao đang chán nó lắm rồi đây."
"Nhìn đẹp mà, nhìn mày khác khác." – Thằng Đức cười cười.
Tôi đảo mắt lườm nó, từ chối cho ý kiến. Chả biết đẹp ở đâu nhưng thỉnh thoảng cứ có mấy đứa lớp khác chỉ chỏ vào tôi, sau đó là quay sang bàn tán với nhau là tôi lại cáu.
"Không đi thay đồ à?" – Thùy quay sang tôi hỏi.
"Kệ đi, chạy tới chạy lui mệt lắm. Tí về thay sau." – Tôi nhún vai nói.
"Mà Đức nói đúng mà, nhìn Hiếu khác khác, hì." – Thùy khẽ cười.
Tôi chán nản cực độ, chả hiểu đẹp ở chỗ nào. Đang bực bội xỏ chân vào giày thì Thùy nói tiếp.
"Nãy hình như mình thấy một người quen."
"Ai quen?" – Tôi đang cắm đầu buộc dây giày, cũng không quá quan tâm.
"Không chắc lắm, hình như đúng là người đó."
"Nhưng là ai mới được chứ?"
"Thì cái bạn hôm bữa mình gặp ở bên nhà Hiếu, cái bữa Hiếu bị bệnh đó."
"Ta kháo. . ." – Tôi nghe như sét đánh ngang trời, buột miệng nói.