Tại thị trấn nhỏ Steklovsk, tên trước đây là Troitsk, thuộc tính Costromskaia, huyện Steklovski, một người đàn bà đầu vấn khăn, mặc áo vải hoa xám bước ra thềm ngôi nhà trên phố Nhà Thờ cũ, nay đổi thành phố Cán Bộ, và òa ra khóc. Người đàn bà đó là vợ góa của vị cựu linh mục nhà thờ Đrozđov; bà ta khóc to đến nỗi chỉ loáng sau từ ngôi nhà ở phía bên kia đường một cái đầu đàn bà chít khăn lông thò ra cửa sổ và hỏi:
- Sao thế, chị Stepanovna, hay lại bị nữa?
- Con thứ mười bẩy! - Vừa khóc nức nở, bà góa Đrozđova vừa đáp.
- Úi chu cha, - người đàn bà chít khăn lúc lắc mái đầu và kêu lên the thé , - mà sao lại như thế nhỉ? Đúng là Đức chúa Ngài nổi giận rồi. Mà chẳng lẽ nó chết thật.
- Thì cô xem đấy, xem đây, Mat rena, - bà cố đạo góa lẩm bẩm, tiếp tục rên rỉ thật to và thật thảm thiết, - cô xem nó đây này.
Chiếc cổng vườn xiêu vẹo cót két mở ra, những bàn chân đàn bà để trần lạch bạch bước qua con đường đất mấp mô đầy bụi, và bà góa linh mục đầm đìa nước mắt dắt Mat rena vào khu chuồng gà của nhà mình.
Cần phải nói rằng bà vợ góa của ông linh mục Savvati Đrozđov - ông ta tạ thế năm một nghìn chín trăm hai sáu vì những nỗi đau khổ phản tôn giáo, - đã không chịu bó tay ngồi yên sau khi chồng chết, mà lập nên một trại nuôi gà cực tuyệt. Nhưng khi công việc làm ăn của bà góa vừa phất lên, thì người ta đặt cho bà một mức thuế cao đến nỗi sự nghiệp nuôi gà của bà thiếu chút nữa phải chấm dứt. May mà có những người tốt bụng, họ bày cho bà góa gửi đơn lên chính quyền địa phương xin thành lập tổ hợp tác nuôi gà. Thành phần của tổ gồm có bà Đrozđova là một, cô người ở trung thành Mat reska là hai và cô cháu họ câm điếc của bà là ba.
Người ta miễn thuế cho bà góa, và trại nuôi gà của bà phát đạt đến mức năm một nghìn chín trăm hai tám trong khoảng sân bụi mù nằm giữa các chuồng gà đã có đến hai trăm năm mươi ả gà mái chen chúc, trong số đó thậm chí có cả cokhinkhinki() . Trứng của bà góa các ngày chủ nhật xuất hiện ở chợ Steklovsk, trứng của bà góa được người ta buôn đến tận Tambov, và có khi chúng còn được bầy trong các quầy kính của cửa hiệu trước đây vốn là "Pho mát và bơ Tritkin ở Moskva".
Vậy mà hôm nay mới từ sáng đến giờ con gà thứ mười bẩy, một ả gà cưng mào đỏ, đang đi lại trong sân bỗng lăn đùng ra đất.
"Khe - khe - ục - ục ô - ô" - ả phát ra tiếng rên và đảo cặp mắt buồn thương về phía mặt trời như thể đây là lần cuối cùng ả được trông thấy nó. Một tổ viên của tổ hợp tác, Mat reska, ngồi xổm trước mũi ả gà với chén nước trong tay.
- Nào mào đỏ, cưng nào, nào-nào-nào... uống nước đi, - Mặc reska nài nỉ và đưa chén nước vào dưới mỏ ả mào đỏ. Nhưng ả không muốn uống. ả há mỏ ra thật rộng, ngẩng đầu lên thật cao, rồi bắt đầu khạc ra máu...
- Trời đất ơi! - Người khách vừa vào hét lên, vỗ đèn đẹt vào hai đùi. - Sao lại thế này? Cứ như bị cắt tiết. Chưa bao giờ tôi thấy gà cũng đau bụng như người cả.
Đó là những lời tiễn biệt cuối cùng nói với ả gà mái. Nó bỗng đổ nghiêng về một bên, bất lực cắm mỏ vào mặt đất lầm bụi, mắt đảo liên hồi. Rồi nó lật ngửa người ra, hai chân chĩa lên trời, nạm bất động. Mat reska òa lên khóc giọng trầm, làm đổ hết cả nước trong chén; bà linh mục góa, tổ trưởng tổ hợp tác, cũng khóc; còn cô khách thì ghé sát miệng vào tai bà góa, thì thầm :
- Chị Stepanovna này, em xin thề sẽ ăn đất là gà của chị bị người ta phá hoại rồi. Đời thuở nào lại thế này. Gà làm gì có thứ bệnh như vậy! Đúng gà của chị bị ai phù phép bỏ bùa rồi.
- Ôi! Những kẻ thù của đời tôi ơi! - Bà vợ góa ông linh mục ngứa mặt lên trời than. - Tại sao chúng lại muốn giết chết ta như thế này!
Đáp lại lời bà là tiếng gà trống kêu rất to, rồi từ trong chuồng con gà trống lớn gân guốc nhảy vọt xuống, dáng liêu xiêu hệt như một gà say hốt hoảng chạy ra từ quán bia. Nó giương mắt dữ tợn nhìn mấy người đàn bà, dẫm chân tại chỗ, hai cánh dang ra như chim ưng, nhưng nó không bay đi đâu cả mà bắt đầu chạy quanh sân theo vòng tròn như ngựa bị giữ một đầu dây. Đến vòng thứ ba nó dừng lại và bắt đầu nôn, vừa thở khò khè vừa khạc ra xung quanh mình những bãi máu, rồi nó lật ngửa người, hai chân chống thẳng lên trời như hai cột buồm. Tiếng la khóc của mấy người đđn bà inh ỏi khấp sân. Đáp lại, từ trong các chuồng gà là tiếng cục tác, tiếng đập cánh, tiếng xô đẩy đầy bất an.
- Thấy chưa, chẳng phải bùa phép là gì? - cô khách đắc thắng hỏi. - Gọi cha Serghi đến cúng đi thôi.
Vào sáu giờ chiều, khi mặt trời treo rất thấp lơ lửng như một chiếc đĩa lửa đỏ rực giữa những bông hướng dương non, ở sân trại gà, cha Serghi, cha xứ của nhà thờ sở tại, vừa kết thúc lễ tạ ơn, cởi chiếc áo choàng lễ ra. Những mái đầu tò mò của đám hàng xóm ngấp ngó trên hàng dậu gỗ và giữa các khe hở của nó . Bà vợ góa của ông linh mục đau khổ hôn lên cây thánh giá, nhỏ nước mất làm ướt đẫm đồng rúp sứt mẻ vàng khè rồi trao nó cho cha Serghi; đáp lại, cha thở dài và lẩm bẩm một câu gì đó ý nói rằng đức Chúa trời đã nổi giận đối với chúng ta. Vẻ mặt của cha Serghi lúc đó cho thấy rằng cha biết rất rõ vì sao đức Chúa trời nổi giận, chỉ có điều cha không nói ra mà thôi.
Liền đó đám đông giải tán ai về nhà nấy, và vì loài gà đi ngủ rất sớm nên không ai biết rằng ở nhà hàng xóm của bà góa Đrozđova có ba con gà mái và một con gà trống chết ngay một lúc trong chuồng. Chúng cũng bị nôn hệt như lũ gà của bà Đrozđova, chỉ khác là cái chết của chúng xảy ra lặng lẽ trong ngăn chuồng đóng kín. Một chàng gà trống bị rơi từ trên sào đậu xuống và lìa dời trong tư thế đó. Còn nói về bầy gà của bà góa, chúng đã đồng loạt từ giã cõi trần ngay khi buổi lễ tạ ơn kết thúc, và đến tối thì trong các ngăn chuồng dều im ắng đầy tang tóc, những thân gà cứng đờ nằm chất thành từng đống lớn.
Sáng hôm sau thành phố thức dậy sửng sốt như sét nổ ngang tai, vì rằng tai họa đã mang một quy mô quái dị và khủng khiếp.
Đến trưa trên phố Cán Bộ chỉ còn lại ba con gà còn sống ở ngôi nhà cuối cùng, nơi viên thanh tra tài chính của huyện thuê trọ, nhưng tới một giờ chiều thì chúng cũng tịch nốt. Buổi chiều cả thị trấn Steklovsk sôi sục, ồn ào như ong vỡ tổ, mọi người truyền nhau một từ đáng sợ: dịch gà. Họ tên của bà góa Đrozđova được nhắc đến trên tờ Chiến sĩ Đỏ trong bài báo với đầu đề "Chẳng lẽ là dịch gà?", và từ đó tin tức bay thẳng về Moskva.
Cuộc sống của giáo sư Persicov từ nay mang thêm một sắc thái kì lạ, bất an và đầy biến động. Nói ngắn gọn, là trong trạng thái như thế thì không thể nào làm việc được. Sang ngày hôm sau kể từ khi thoát khỏi tay gã Alfred Bronski, ông buộc phải gỡ bỏ điện thoại của mình trong phòng làm việc ở Viện; còn buổi tối, khi đi xe điện qua phố Okhotnưi, giáo sư nhìn thấy mình trên mái một ngôi nhà rất to với hàng chữ đen "Báo Công nhân". Ông, giáo sư, mặt tái nhợt, run rẩy, mắt nháy liên hồi, đang chui vội vào thùng xe taxi, còn bám theo sau, túm chặt lấy tay giáo sư, là gã chân giả tròn như một quả bóng mặc vải nỉ chăn. Giáo sư trên màn ảnh trắng trên nóc nhà đang lấy tay che mặt khỏi luồng ánh sáng màu tím. Tiếp liền đó hiện ra hàng chữ lửa: "Giáo sư Persicov ngồi trong ô tô đang trao đổi với phóng viên nổi tiếng của chúng tôi, thuyền trưởng Stepanov". Mà quả đúng vậy: một chiếc ôtô ọp ẹp bò ngang qua nhà thờ Đấng Cứu Thế trên phố Volkhonca, trong xe là giáo sư Persicov với bộ mặt của một con sói bị săn đuổi.
- Quân này đúng là quỷ sứ chứ không phải người, - nhà Động vật học rít qua kẽ răng và đi ngang qua.
Cũng vào buổi chiều hôm đó, trở về nhà trên phố Pretristenca, giáo sư Động vật học nhận được từ tay bà giúp việc Maria Stepanovna mười bẩy mẩu giấy có ghi số điện thoại của những người gọi điện đến cho ông trong thời gian ông vắng mặt, cùng lời tuyên bố miệng của bà Maria Stepanovna, rằng bà đã bị hành hà đến kiệt sức đi rồi. Giáo sư đã định xé tan tập giấy, nhưng vội dừng lại, vì đối diện với một trong những số điện thoại đó ông kịp đọc thấy hàng chữ: "ủy viên Dân ủy Y tế".
- Cái gì thế này? - nhà bác học ương gàn thực sự ngơ ngác. - Bọn họ làm sao thế này nhĩ?
Mười giờ mười lăm phút cùng buổi tối hôm đó vang lên tiếng chuông cửa, và vị giáo sư già buộc phải nói chuyện với một người ăn mặc cực kì sang trọng. Giáo sư tiếp ông ta là vì tấm danh thiếp ghi (không có họ tên người):
"Tổng Giám đốc thương vụ các đại lí nước ngoài tại Cộng hòa Xô Quỷ tha ma bắt hắn đi, - Persicov gầm gừ, ném chiếc kính lúp cùng một tờ giản đồ nào đó xuống mặt bàn phủ nỉ xanh và nói với bà Maria Stepanovna: - Gọi hắn ta, cái lão Tổng Giám đốc kia, vào thẳng phòng làm việc này.
- Anh cần gì? - Persicov hỏi bằng giọng khiến ngài Tổng Giám đốc hơi giật mình. Persicov đẩy cặp kính từ sống mũi lên trên trán, rồi lại hạ nó xuống và ngắm kĩ vị khách. Toàn thân ông ta bóng lộn như đánh vecni, rực rỡ các loại đá quý, trên mắt phải chễm chệ chiếc kính một mắt. "Một bộ mặt tởm lợm", - không hiểu sao Persicov thoáng nghĩ.
Ông khách bắt đầu từ xa, cụ thể là xin phép được hút một điếu xì gà, kết quả là Persicov hết sức miễn cưỡng mời ông ta ngồi.
Tiếp đến ông khách nói một thôi một hồi về chuyện ô ng ta đến muộn. Nhưng ban ngày thì... không thể nào chộp... hì-hì...
pardon()... gặp được ngài giáo sư (ông khách cười nấc lên hệt như một con linh cẩu).
- Vâng, tôi bận? - Persicov đáp cộc lốc khiến người khách lại rùng mình một lần nữa.
Tuy nhiên ồng ta vẫn buộc phải quấy rầy nhà bác học danh tiếng - thời gian là vàng bạc mà, như người ta nói... Ngài giáo sư có phiền vì xì gà không ạ?
- Mừm-mừm-mừm, - Persicov ậm ừ. Ông cho phép...
- Có phải giáo sư đã phát minh ra tia sáng cuộc sống không ạ?
- Xin lỗi, cuộc sống cuộc chết nào? Đó chỉ là những điều bịa đặt của đám nhà báo! - Persicov linh hoạt hẳn lên.
- Ôi không phải thế, hi-hi-hê ... - Ô ng ta rất hiểu sự khiêm tốn vốn thực sự làm tôn quý thêm tất cả các nhà bác học chân chính... điều đó không cần phải nói... Hôm nay có những bức điện... Trong các thành phố lớn của thế giới, như Varsava và Riga, người ta đã biết về tia sáng kì diệu đó. Tên của giáo sư Persicov được cả thế giới nhắc đến... Cả thế giới nín thở theo dõi công việc của giáo sư Persicov... Nhưng tắt cả mọi người đều biết rằng hoàn cảnh của các nhà bác học ở nước Nga Xô viết rất khó khăn. Entre nous soit - dit()... Không có người ngoài ở đây chứ ạ?... Thật đáng buồn là ở đây không biết đánh giá lao động của các nhà bác học, vì vậy ông ta muốn thảo luận với ngài giáo sư... Có một quốc gia muốn đề nghị với giáo sư Persicov sự giúp đỡ hoàn toàn vô tư trong việc tiến hành các thí nghiệm khoa học. Chẳng tội gì mà ở đây để gảy đàn vào tai trâu, như trong Kinh Thánh nói. Quốc gia đó đã biết giáo sư phải khốn khổ như thế nào vào những năm một nghìn chín trăm mười chín và một nghìn chín trăm hai mươi trong thời gian cuộc cách mạng kia. Vâng, tất nhiên, tuyệt đối bí mật...
ngài giáo sư sẽ thông báo cho quốc gia đó kết quả của công trình, ngược lại quốc gia đó sẽ cấp kinh phí cho giáo sư. à hình như ngài giáo sư đã thiết kế một camera, sẽ rất thú vị nếu được xem sơ đồ của camera đó .
Nói đến đây người khách rút từ túi trong của áo vét ra một tập giấy trắng như tuyết.
À một chút quà mọn thôi mà, chẳng hạn năm ngàn rúp đưa trước, ngài giáo sư có thể nhận ngay bây giờ... và không cần kí nhận... giáo sư có thể làm phật lòng ngài Tổng Giám đốc thương vụ nếu như nói đến việc kí nhận.
- Bước!!!. - Persicov đột ngột gầm lên dữ tợn đến nỗi cây đàn dương cầm đặt trong phòng khách bật lên âm thanh ở các nốt cao.
Người khách vụt biến nhanh đến mức một phút sau, vẫn còn run bắn người lên và giận dữ, Persicov không dám tin chắc rằng ông ta là có thật hay chỉ là ảo giác.
- Ủng của hắn à? - một phút sau Persicov hét lên ở p hòng ngoài.
- Ông ta quên, - bà Maria Stepanovna run rẩy đáp.
- Vứt ra ngoài kia!
- Tôi vứt đi đâu được. Ông ta sẽ quay lại lấy.
- Nộp cho hội đồng quản lí nhà. Kí nhận. Sao cho tôi không thấy bóng chúng nữa. Đưa đến hội đồng ngay! Cứ để cho họ giữ ủng của bọn gián điệp!...
Maria Stepanovna làm dấu thánh, nhặt đôi ủng da tuyệt đẹp mang ra cửa sau. Đứng một lúc bên cánh cửa, cuối cùng bà mang đôi ủng giấu vào nhà kho.
- Nộp chưa? - Persicov sôi sục hỏi.
- Nộp rồi ạ.
- Đưa giấy biên nhận cho tôi.
Nhưng mà ông chủ tịch hội đồng không biết chữ, thưa bác Vlađimir Ipatievich!...
- Đi Lấy về ngay. Phải có giấy biên nhận. Bảo một thằng chó đẻ nào đấy biết chữ kí thay vào.
Bà Maria Stepanovna chỉ biết lắc đầu, bước đi, và mười lăm phút sau quay lại với tờ giấy biên nhận:
"Nhận vào quỹ công của giáo sư Persicov (một) đôi ủng cao su. Kí tên: Colesov.
- Còn cái gì thế này?
- Tích kê ạ.
Persicov ném tấm tích kê xuống đất, lấy chân dẫm lên, còn tờ giấy biên nhận thì đem giấu vào cặp. Rồi một ý nghĩ nào đó làm u ám vầng trán rộng của giáo sư. Ông chạy vội đến bên diện thoại, gọi đến Viện cho Pankrat, hỏi anh ta xem mọi chuyện có yên ổn cả không. Pankrat lắp bắp một hồi vào ống nghe, qua đó có thể hiểu được rằng theo ý kiến của anh ta thì mọi chuyện đều ổn.
Nhưng Persicov chỉ yên tâm được một lúc. Nhăn mày nhăn mặt, ông lại túm chặt láy ống nghe và hét vào đó như sau:
- Cho tôi nói chuyện... với, cái gì nhỉ?... Lubianca(). Merci...
Tôi phải nói với ai trong số các anh dáy... ở chỗ tôi có những kẻ đáng ngờ đi ủng cao su lảng vảng... vâng... Giáo sư Persicov, trường Đại học Tổng hợp số Bốn.
Ống nghe bỗng đột ngột cắt ngang câu chuyện. Persicov bỏ di, lẩm bẩm qua kẽ răng những câu chửi thề.
- Bác có dùng trà không ạ, bác Vlađimir Ipatievich? - bà Maria Stepanovna thò đầu vào phòng rụt rè hỏi.
- Không trà với trét gì hết!... Mưm-mưm-mưm, quỷ tha hết tất cả các người đi... Tất cả hóa rồ lên cả rồi.
Đúng mười phút sau giáo sư lại tiếp những vị khách mới trong phòng làm việc của mình. Một trong số họ trông có vẻ dễ chịu, to béo và rất lịch sự mặc áo cổ đứng nhà binh giản dị và quần bó đùi cưỡi ngựa.
Cặp kính không gọng gần vào sống mũi ông ta như một con bướm bằng pha lê. Nhìn chung ông ta trông giống như một thiên thần đi ủng đánh vecni. (Người thứ hai thấp bé, vẻ nhặt cực kì cau có, mặc đồ dân sự, nhưng bộ đồ dán sự đó có vẻ như làm cho anh ta chật chội. Người khách thứ ba có một thái độ đặc biệt, anh ta không bước hẳn vào phòng làm việc của giáo sư, mà đứng lại ở phòng ngoài tranh tối tranh sáng. ở đó anh ta quan sát rất rõ cả căn phòng làm việc được chiếu sáng và dầy đặc khói thuốc lá. Trên bộ mặt người thứ ba này, cũng mặc thường phục, là một chiếc kính đen to tướng.
Hai người trong phòng làm việc quay Persicov đến mệt bã người, xem đi xem lại tấm danh thiếp, hỏi đi hỏi lại về năm ngàn rúp và bắt ông mô tả bề ngoài của người khách.
- Ma quỷ nào biết được hắn, - Persicov làu bàu, - một bộ mặt kinh tởm. Một kẻ thoái hóa.
- Mắt hắn ta có phải mắt giả không? - người thấp bé hỏi khàn khàn.
- Có quỷ nào biết được. Nhưng mà không, không phải mắt giả, nó cứ đảo liên hồi .
- Rubinstein? - Người giống như thiên thần quay lại phía người thấp bề mặc thường phục nói khẽ, vẻ dò hỏi. Nhưng người này lắc đầu.
- Rubinstein đừng hòng trao tiền mà không đòi giấy biên nhận, không bao giờ, - anh ta lẩm bẩm, - đây không phải bàn tay của Rubinstein. Đây là một kẻ nào bự hơn nhiều.
Câu chuyện về đôi ủng cao su khiến những vị khách đặc biệt quan tâm. Người giống như thiên thần nói ngắn gọn vào ống nghe đến văn phòng hội đồng quản lí nhà: "Cục Chính trị Quốc gia cho gọi thư kí hội đồng nhà cửa Colesov đến ngay căn hộ của giáo sư Persicov, mang theo đôi ủng cao su!, - thế là ngay tức thì Colesov, mặt tái nhợt, xuất hiện trong phòng làm việc của giáo sư, tay ôm đôi ủng.
- Vasenca? - Vị khách thiên thần khẽ gọi người ngồi ở phòng ngoài. Anh ta lừng khừng đứng dậy và như cáu kỉnh lê bước vào phòng làm việc. Cặp kính đen che kín hết đôi mất của anh ta.
- Gì? - Anh ta hỏi ngắn gọn và uể oải.
- Đôi ủng.
Cặp kính đen nhìn lướt qua đôi ủng, và Persicov có cảm tưởng như từ phía dưới mặt kính trong một thoáng vụt lóe lên không phải cặp mắt lờ đờ uể oải mà ngược lại, cực kì sắc sảo.
Nhưng chúng ngay tức khắc tắt lịm đi.
- Thế nào, Vasenca?
Người có tên là Vasenca đáp bằng. giọng ngái ngủ:
- Chẳng thế nào cả. Của Pelenzcovski.
Ngay tức thì công quỹ của hội đồng nhà cửa bị tước mất món quà của giáo sư Persicov. Đôi ủng biến mất trong tờ giấy báo. Tột cùng mừng rỡ, vị khách thiên thần mặc áo nhà binh đứng dậy bắt tay giáo sư và thậm chí còn đọc một bài diễn văn, nội dung tóm tắt như sau: Đây là một vinh dự cho giáo sư... Giáo sư có thể yên tâm... Sẽ không có ai quấy rầy giáo sư nữa, cả ở Viện cũng như ở nhà riêng.... Sẽ có những biện pháp, camera của giáo sư sẽ tuyệt đối an toàn...
- Thế các anh có thể bắn hết bọn nhà báo đi được không? - Persicov nhìn qua phía trên cặp kính, hỏi.
Câu hỏi đó làm cho các vị khách cực kì vui vẻ. Không chỉ người đàn ông nhỏ bề lầm lì, mà cả tay đeo kính đen ở phòng ngoài cũng phải mỉm cười. Vị khách thiên thần như phóng ra hào quang rạng rỡ giải thích rằng điều đó là không thể được.
- Thế cái thằng cha đến chỗ tôi là ai thế?
Lần này thì tất cả đều thôi cười, và vị khách thiên thần trả lời lảng đi rằng có lẽ chỉ là một tay lừa lọc nào đó, không đáng để tâm, tuy nhiên ông ta cũng đề nghị công dân giáo sư giữ bí mật tuyệt đối sự việc vừa diễn ra tối nay; và các vị khách ra về.
Persicov quay vào phòng làm việc, trở lại với những tấm giản đồ của mình, nhưng rốt cuộc ông vẫn không làm việc được. Điện thoại réo, và một giọng đàn bà đề nghị hiến cho giáo sư, nếu ông muốn lấy một bà góa thú vị và say đắm, một căn hộ bảy phòng.
Persieov hét vào ống nghe:
- Tôi khuyên bà đến chữa ở giáo sư Rossolimo()... - và nhận ngay cú điện thoại thứ hai.
Lần này Fersicov hơi xẹp xuống, vì người gọi, một nhân vật khá nổi tiếng, từ điện Cremli hỏi han Persicov rất lâu và đầy thông cảm về công việc của ông và bày tỏ nguyện vọng đến thăm phòng thí nghiệm.
Nói xong chuyện, Persicov lau mồ hôi trán và gỡ ống nghe ra khỏi máy. Ngay lúc đó từ căn hộ ở tầng trên vọng xuống tiếng kèn đồng vang rền và tiếng gào rú của Valkiria - chiếc rađiô của ông giám đốc nhà máy dệt dạ đang phát buổi trình diễn vở nhạc kịch của Vagner(") ở Nhà Hát Lớn. Trong tiếng rú rít ầm ầm từ trên trần nhà dội xuống, Persicov tuyên bố với bà Ma ria Stepanovna rằng ông sẽ đưa tay giám đốc nhà máy dệt dạ ra tòa, rằng ông sẽ đập tan cái đài kia, rằng ông sẽ đi biệt tăm khỏi Moskva, vì rõ ràng là người ta đang tìm cách đẩy ông đi. Ông đánh vỡ một chiếc kính lúp, rồi nằm xuống đi văng trong phòng làm việc và thiếp đi giữa tiếng đàn dương cầm du dương của nhà nghệ sĩ nổi tiếng đang chơi trong Nhà Hát Lớn.
Những việc bất ngờ tiếp diễn cả ngày hôm sau nữa. Đi tàu điện đến Viện, Persicov gặp ở bậc tam cáp một người đàn ông đội chiếc mũ nồi xanh rất hợp mốt. Anh ta nhìn Persicov chằm chằm nhưng không hỏi gì ông cả, vì vậy Persicov bỏ qua. Nhưng trong tiền sảnh của Viện, ngoài Pankrat có vẻ cực kì bối rối, còn có một người đàn ông đội mũ nồi thứ hai đứng lên đón Persicov và nhã nhặn cất lời chào:
- Xin chào công dân giáo sư.
- Anh cần gì? - Persicov cáu kỉnh hôi, với sự trợ giúp của Pankrat cố trút bỏ chiếc áo khoác ra khỏi người. Nhưng tay đội mũ nồi đã tức khắc làm cho Persicov xẹp xuống, bằng giọng hết sức dịu dàng anh ta thì thầm vào tai ông rằng công dân giáo sư không có gì phải lo lắng cả. Anh ta có mặt ở đây chính là để bảo vệ giáo sư khỏi những ông khách đủ loại cứ bám dai dẳng... Rằng giáo sư có thể yên tâm không chỉ với cửa chính mà cả với các cửa sổ nữa.
Nối xong người đàn ông lạ mặt lật nhanh vạt áo ngực của mình ra và chỉ cho giáo sư thấy một tấm huy hiệu nào đó.
- Hừm... nhưng các anh làm việc bợm thật, - Persicov hầm hừ, rồi hỏi thêm một cách ngây thơ:
- Thế các anh sẽ ăn gì ở đây?
Đáp lại người đội mũ nồi cười khẩy và giải thích rằng sẽ có người khác đến thay anh ta.
Ba ngày tiếp đó trôi qua thật tuyệt vời. Hai lần có khách từ điện Cremli đến thăm giáo sư, một lần các sinh viên đến để persicov hỏi thi. Tất cả số sinh viên đó đều bị đánh trượt vỏ chuối, và qua vẻ mặt của bọn họ có thể thấy rõ là đến nay thì Persicov gợi lên trong họ một nỗi kinh hoàng đầy mê tín.
- Anh nên đi bán vé tàu điện thì hơn! Anh không thể nghiên cứu Động vật học được đâu, - từ trong phòng vang lên tiếng quát của Persicov.
- Nghiêm lắm à? - Người đàn ông đội mũ nồi hỏi Pankrat.
- Chà, còn phải nói, - Pankrat đáp. - Nếu có cậu nào qua được, ra khỏi phòng cũng mặt xanh mày xám. Mồ hôi đổ ra như tắm. Và lập tức chui vào quán bia.
Bận bịu với những việc đó nên giáo sư không nhận thấy ba ngày đã trôi qua, nhưng sang ngày thứ tư người ta lại buộc ông phải quay trở về với thực tại mà nguyên nhân của việc đó là một giọng nói the thé từ ngoài phố vọng vào.
- Giáo sư Vlađimir Ipatievich? - Giọng nói chõ vào ô cửa sổ để ngỏ của phòng làm việc hướng ra phía phố Gerrsen. Giọng nói thật gặp may: Persicov đã quá mệt mỏi sau mấy ngày vừa qua. Vào đúng thời điểm đó ông đang ngồi hút thuốc trong ghế bành, thư giãn cặp mắt nằm giữa những quầng tròn đỏ thẫm. Ông không thể làm gì thêm. Và vì vậy ông liếc nhìn qua ô cửa sổ với chút ít tò mò, trông thấy trên hê phố gã Alfred Bronski. Giáo sư lập tức nhận ra chủ nhân của tấm danh thiếp sang trọng nọ qua chiếc mũ đinh nhọn và cuốn sổ tay.
Bronski ân cần và ngưỡng mộ cúi chào ô cửa sổ.
- Ủa, anh đấy ư? - giáo sư hỏi.
Ông không còn sức lực để nổi giận nữa và thậm chí còn cảm thấy tò mò muốn biết tiếp theo sẽ là cái gì? Được ô cửa sổ che chở, ông cảm thấy mình an toàn đối với Bronski. Người đàn ông đội mũ nồi túc trực trên phố lập tức dỏng tai hướng về phía Bronski. Một nụ cười tột cùng xun xoe nở trên khuôn mặt tay nhà báo.
- Xin ngải đôi phút, thưa giáo sư quý mến, - từ ngoài hè đường, Bronski cao giọng nói, - tôi chỉ xin có một câu hỏi bé, thuần túy Động vật học. Giáo sư cho phép chứ ạ?
- Kính anh, - Persicov mỉa mai và ngắn gọn đáp rồi nghĩ bụng: "Dù sao ở cái tay đểu giả này vẫn có một cái gì kiểu Mĩ".
- Ngài sẽ nói gì đối với gà, thưa giáo sư quý mến? - Bronski chụm hai tay lại làm loa, hét to.
Persicov sửng sốt. Ông ngồi phịch lên bệ cửa sổ rồi lại tụt xuống, ấn nút chuông và hét toáng lên, chọc chọc ngón tay ra ngoài cửa sổ.
- Pankrat, cho anh kia vào nhà.
Khi Bronski xuất hiện trong phòng làm việc, Persicov tỏ ra thân mật đến mức quát lên với anh ta:
- Mời anh ngồi.
Và Bronski, mỉm cười thán phục, ngồi lên chiếc ghế đẩu quay.
- Anh làm ơn cho tôi biết, - Persicov nói, - anh viết bài cho các báo này của anh à?
- Đúng thế ạ, - Alfred Bronski kính cẩn đáp.
- Chỉ có điều tôi không hiểu, anh làm thế nào có thể viết được một khi anh thậm chí không biết nói tiếng Nga? "Đôi phút" và "đối với gà" nghĩa là gì? Có lẽ anh muốn hỏi "về loài gà" phải không?
Bronski cười nhạt hoét và kính cẩn:
- Valentin Pet rovich sẽ chữa ạ.
- Valentin Pet rovich là ai thế?
- Trưởng ban văn nghệ ạ.
- Thôi được. Thực ra, tôi không phải là nhà ngữ văn. Nhường cho ông Pet rovich của các anh. Thế anh muốn biết điều gì về loài gà?
- Nói chung tất cả những gì giáo sư nói ra ạ.
Ngay tức khắc cây bút hiện ra trong tay Bronski. Một ánh đắc ý vụt loé lên trong cặp mắt của Persicov.
- Anh hỏi tôi là không đúng chỗ rồi, tôi không phải là chuyên gia về chim. Tốt hơn là anh nên đến gặp Emelian Ivanovich Portugalov ở trường Đại học Tổng hợp số Một. Bản thân tôi biết rất ít...
Bronski mỉm cười thán phục rạng rỡ, tỏ ra là mình đã hiểu câu nói đùa của vị giáo sư quý mến.
"Nói đùa - rất ít!!!" - anh ta ghi vào sổ tay.
- Tuy nhiên, nếu anh quan tâm... Gà là một giống chim thuộc bộ gà. Họ trĩ... - Persicov cất tiếng nói oang oang, mắt không nhìn Bronski, mà hướng ra xa như thể trước mặt ông đang có hàng nghìn con người lắng nghe, - thuộc họ trĩ... Phasianidae.() Là một loài chim có mào thịt và hai thùy ở dưới hàm dưới... e-hèm... mặc dù cũng có khi chỉ có một thùy ở giữa cổ... Còn gì nữa? Cánh ngắn và tù... Đuôi dài trung bình, xếp thành lớp, những lông đuôi giữa cong hình liềm... - Pankrat... mang từ phòng vật mẫu ra đây mô hình số bảy lẻ năm, con gà trống nhồi... nhưng hình như anh không cần cái đó? Pankrat, thôi đừng mang hình mẫu ra nữa...
Xin nhắc lại với anh rằng tôi không phải chuyên gia, hãy đến gặp Portugalov. Bản thân tôi chỉ biết có sáu loài gà hoang... e-hèm...
Portugalov biết nhiều hơn... ở ấn Độ và quần đảo Mã Lai. Chẳng hạn, loài gà cỏ, hay Cazintu, sống ở các triền núi Himalaia,ở khấp ấn Độ , ở Assam,() ở Miến Điện... Gà đuôi chạc hay Gallus Vạrius sống ở Lombok, Sumbavả và Fl~res(). Còn trên dào Giava cố loài gà trống nổi tiếng Gallus Eneus, trên miền Đông Nam ấn Độ tôi có thể giới thiệu loài gà Zouneratov rất đẹp... Để sau tôi sẽ chỉ cho anh xem tranh. Còn về Xâylan, thì ở đó có gà Stenli không gặp ở nơi nào khác.
Bronski ngồi trố mắt chép lia lịa.
- Anh cần gì nữa không?
- Tôi muốn biết ít nhiều về các loại bệnh gà, - Alfred Tronski khẽ đáp.
- Hừm, tôi đáu phải chuyên gia... anh hãy đến hỏi Portugalov... Tuy nhiên... có thể kể sán xơ mít, sán lá, bọ mát, bọ ghẻ, rận gà, hay là bọ ăn lông, bọ nhảy, dịch tả gà, viêm màng giả bạch hầu niêm mạc... Rồi bệnh nấm phổi, lao, bệnh lở gà... còn bao nhiêu là thứ bệnh khác (những tia lửa nhảy múa trong mất Persicov)... Sự trúng độc dại, bệnh u bệnh còi, bệnh vàng da, bệnh thấp khớp, nấm Achorion Senlaini... một loại bệnh rất thú vị: Khi mắc bệnh, trên mào xuất hiện những vệt mốc...
Bronski rút chiếc khăn mùi xoa màu lau mồ hôi trán.
- Thế thưa giáo sư, theo giáo sư thì cái gì là nguyên nhân của thảm họa hiện nay?
- Thảm họa nào? .
- Chẳng lẽ giáo sư không đọc báo ư? - Bronski ngạc nhiên rút từ trong cặp ra một tờ Tin tức nhàu nát.
- Tôi không đọc báo, - Persicov cau mày đáp.
- Nhưng vì sao, thưa giáo sư - Alfred Bronski dịu dàng hỏi.
- Vì rằng chúng chỉ viết những chuyện ngớ ngẩn,- không nghĩ ngợi, Persicov đáp.
- Sao lại thế, thưa giáo sư? - Bronski khẽ thì thầm và trải tờ báo ra.
- Cái gì thế? - Persicov hỏi và thậm chí còn nhổm người lên.
Bây giờ đến lượt những tia lửa nhảy nhót trong mắt Bronski. Anh ta đưa móng tay nhọn gạch dưới đầu đề một bài báo in bằng chữ cực to chạy suốt trang giày: "Dịch gà ở nước ta".
- Sao? - Persicov hỏi, đẩy cặp kính lên phía trán...