“Lâu rồi chú cháu mình không trò chuyện, hình như cháu thấy bất mãn với chú phải không?”
“Đâu có, chú Mã vẫn là chú Mã, cháu vẫn tin tưởng chú nhất mà. Thế nên chuyện vừa xảy ra cháu đã gọi ngay cho chú.”
“Cảm ơn sự tin tưởng và thẳng thắn của cháu, vậy chúng ta sẽ nói về chuyện lần này nhé?”
“Được ạ.”
“Cháu có thể kể lại chi tiết sự việc không?”
“Được chứ. Sau cuộc hẹn hò Mỹ Mỹ không cho cháu đưa về nhưng cháu vẫn muốn tận mắt thấy ấy về đến ký túc xá an toàn nên cháu bám theo ấy một lúc. ấy rời khỏi quán karaoke và một chiếc taxi, cháu không quen khu vực đó nên ấy mà không xuống giữa đường thì chắc là cháu mất dấu rồi. Lúc cháu theo đến nơi ấy đang bị người đàn ông đó quấy rối.”
“Cháu đợi bên ngoài suốt thời gian ta ở trong quán karaoke à?”
“Vâng ạ, cháu muốn thấy ấy về ký túc an toàn mà.”
“Tại sao cháu lại cầm bình chữa cháy khi xuống xe? Cháu linh cảm rằng sẽ có nguy hiểm hay cháu định giết tất cả những ai tiếp cận Mỹ Mỹ?”
“Ha ha ha ha, câu hỏi này của chú Mã có vẻ định hướng quá rồi nhé. Lúc đó Mỹ Mỹ không còn tỉnh táo mà rõ ràng là ấy không hề tự nguyện.”
“Sao cháu dám chắc là ta không tự nguyện? Thứ lỗi cho chú nói thẳng, trước mặt chú ta không hề phủ nhận việc mình bán thân kiếm tiền. Biết đâu họ chỉ đang có xích mích nhỏ thôi thì sao.”
“Sao chú cứ suy diễn cực đoan về một hành động đơn giản là phòng xa vậy chú Mã. Cháu không hề thấy vui khi giết người, cháu nghĩ là chú hiểu mà.”
“Nhưng cháu lại không hề do dự khi tấn công vào điểm yếu trí mạng của người đó… việc anh ta chính là tên tội phạm giết người đang lẩn trốn chỉ sau này chúng ta mới biết, vậy thì tại thời điểm đó cháu không suy nghĩ gì trước khi làm người khác bị thương à?”
“Mỹ Mỹ sắp bị bóp cổ chết, tại sao cháu còn phải suy nghĩ nữa, rõ ràng là không cần thiết.”
“Nói cách khác trong huống cháu cho là cần thiết cháu có thể tính đến việc ‘giết người’.”
“Đó là chuyện đương nhiên, sao chú phải nói nghe nghiêm trọng vậy.”
“Bởi vì người bị hại là Mỹ Mỹ nên cháu mới tức giận đến vậy phải không?”
“Đừng quy kết trách nhiệm cho Mỹ Mỹ như vậy, chú Mã, thế là không công bằng. Xét cho cùng Mỹ Mỹ chẳng liên quan gì đến lý do chúng ta ngồi nói chuyện trong huống này cả, phải không nào?”
“… Được, vậy chúng ta đổi sang câu hỏi khác, cháu muốn triển mối quan hệ như thế nào với Mỹ Mỹ?”
“Một mối quan hệ thân mật, thân mật đến mức nào thì cháu cũng không biết. Nhưng cháu muốn hiểu ấy hơn, muốn đến gần ấy, muốn thấy càng nhiều mặt của ấy, muốn cảm nhận được năng lượng từ ấy.”
“Năng lượng từ ta à? Năng lượng như thế nào?”
“Cháu đã bảo rồi mà, ấy là một quả bom nhỏ sống động, một con cá nóc cực độc nhưng ngon lành. Độc tố và sức công phá chính là năng lượng của ấy.”
“Cứ đam mê sức hấp dẫn nguy hiểm của ta như vậy cháu không sợ mình bị tổn thương à?”
“Tổn thương á? Trời ơi chú Mã, định nghĩa của chú về tổn thương làm cháu ngạc nhiên đấy. Hoàn toàn ngược lại… ấy chữa lành cho cháu, chưa bao giờ cháu sống tích cực như lúc này.”
“Tích cực ư, cháu cho là những gì cháu thể hiện từ khi gặp ta là tích cực, là tốt hơn trước kia à?”
“Đương nhiên rồi, việc này còn tùy vào góc nhìn của mỗi người, phải không? Dưới góc độ của chú và ông ngoại thì cháu trở nên nguy hiểm hơn chứ gì?”
“Chú không phủ nhận. Cháu nói rằng cháu muốn hiểu hơn về ta, vậy cháu có từng nghĩ nếu ta biết về những gì cháu đã trải qua ta sẽ nghĩ sao về cháu không?”
“Thú thật cháu cũng không chắc, cháu biết ấy cảm và tiền bạc từ cháu không có nghĩa là ấy có hứng thú với cháu. Nhưng nếu ấy hỏi cháu bất cứ điều gì cháu cũng sẽ không giấu giếm.”
“Ý cháu là ta chưa bao giờ đặt câu hỏi về những hành vi của cháu à?”
“Rất tiếc là chưa.”
“Dù cháu theo dõi ta cả đêm và đập vỡ sọ một người ngay trước mặt ta à?”
“Chú bị xúc động rồi chú Mã, chú dùng từ cực đoan quá. Bình tĩnh lại được không?”
“Xin lỗi…”
“Trở lại câu hỏi của chú nhé, Mỹ Mỹ đã ngăn cản hành vi ‘đập vỡ sọ’ của cháu, có thể ấy nghĩ về cháu đúng như cách chú hình dung, điểm khác biệt là ấy không quan tâm.”
“Nếu ta sợ cháu, không thể chấp nhận được cháu thì cháu có đau khổ không?”
“Đương nhiên là có rồi, nhưng cháu chưa bao giờ thấy ấy sợ. Thật ra cháu cũng muốn thấy đấy, nếu thế có lẽ cháu sẽ hưng phấn lắm.”
“Nếu sự sợ hãi của ta có thể khiến cháu hưng phấn thì cháu sẽ xoáy sâu hơn vào nó chứ?”
“Cháu không biết nữa, cháu phải cân nhắc trước.”
“Cân nhắc chuyện gì?”
“Cân nhắc giữa hưng phấn vì ấy sợ hãi và khao khát được gần gũi ấy thì thứ nào hấp dẫn cháu hơn.”
“Nghĩa là dù si mê ta, không cho phép chú đánh giá ‘bất công’ về ta, không cho phép người khác xâm hại ta nhưng vì vọng của bản thân cháu sẵn sàng làm tổn thương ta khi ta không tự nguyện. Có thể hiểu như vậy không?”
“Cháu không biết nữa, cháu đã nói rồi, cần phải cân nhắc. Cháu không biết ấy sẽ phản ứng thế nào, cháu cũng không biết ấy có thể khiến cháu phản ứng thế nào, tất cả đều chưa xảy ra.”
“…”
“Về vấn đề này chú có thể giải đáp cho cháu một việc được không, chú Mã?”
Mã Thiên Gia tắt bút ghi âm, tháo tai nghe, cất tất cả vào túi xách. Ông ngẩng nhìn sảnh lớn vắng vẻ ở tầng , mấy chữ to Phòng Điều Trị Theo Yêu Cầu treo vách tường đang nhìn xuống ông. Ông bấm thang máy tầng năm, đi đến gõ cửa phòng .
“Tiểu Mã đến đấy à?” Tôn Lệnh Nhàn ra mở cửa nhiệt chào hỏi ông. Dù đã có tuổi nhưng mái tóc ngắn uốn rất mốt của bà ta vẫn đen nhánh, bà ta khoác một tấm khăn choàng thêu bên ngoài chiếc váy dập hoa văn.
“Ông Quan đang đợi anh đấy, anh vào hai chú cháu nói chuyện đi, cô xuống đi dạo một lúc.” Tôn Lệnh Nhàn nói.
Mã Thiên Gia đáp “ồ” một tiếng. Đợi bà ta đi rồi ông đóng cửa lại, đi vào phòng khách bên trong. Quan Tĩnh Viên đang đứng quay lưng về phía ông ta để tưới cây, một chậu cây kim tiền sắp chết. Tưới hết nửa bình nước ông ta mới quẳng ấm bệ cửa sổ, nói: “Không cứu được rồi.”
“Mùa thu cây này nên tưới ít thôi.”
Quan Tĩnh Viên ra hiệu cho ông ngồi xuống, ông ta mái tóc trắng đã thưa ra sau đầu bằng cả hai tay: “Quan Tàng thế nào rồi?”
Mã Thiên Gia siết chặt túi xách trong tay, húng hắng ho: “Ổn, ổn cả, không có gì bất thường.”
Quan Tĩnh Viên nhìn ông rồi cười khùng khục. Cặp mắt đục ngầu tuổi tám mươi vẫn giấu đầy sắc bén, ông ta nhìn chăm chú đến mức Mã Thiên Gia nhột phải buột miệng nói: “Chuyện xảy ra bất ngờ, đó là vì cứu người…”
“Thôi thôi được rồi. Cục trưởng Lưu nói với tôi cả rồi, tôi biết hết.” Quan Tĩnh Viên ngắt lời ông, “Anh thương nó thật đấy Tiểu Mã ạ.” ông ta đưa tay định với ấm trà, Mã Thiên Gia vội lấy trước và rót cho ông ta.
“Anh cứ tự liệu xem có cần thì lo cho nó đi nước ngoài cũng được. Chọn chỗ nào phù hợp, nó nghiên cứu gì tùy ý, đằng nào thì tiền bạc cũng sẵn cho nó tiêu xài cả đời.”
Mã Thiên Gia im lặng không đáp, trong phòng chỉ có tiếng Quan Tĩnh Viên uống trà.
“Thằng bé này số khổ, mấy năm nay cũng may có anh chăm lo cho nó. Hồi đó gặp được anh là phải lắm, vất vả cho anh rồi. Cũng sắp năm mươi rồi còn gì, vẫn chưa lấy vợ nhỉ.”
Mã Thiên Gia cười khan.
“Ngày trước giá kể…” Quan Tĩnh Viên không nói hết câu, ông ta đặt chén trà xuống rồi vỗ hai tay vào đùi, “Thời nay khác nhiều lắm rồi, các lãnh đạo chỉ đợi có chút chuyện cỏn con để đe nẹt, xét nét, hễ chường mặt báo là cổ phiếu trượt dốc không phanh. Anh phải để mắt hết sức đến Quan Tàng nhé Tiểu Mã, đừng cho nó quan hệ giao du bừa bãi.”
“Tôi hiểu.”
“Để thành như mẹ nó thì hỏng hắn.”
Mã Thiên Gia nghiến răng, cúi gằm mặt nói nhỏ: “Không đâu, Quan Tàng sẽ không như vậy.”
Quan Tĩnh Viên im lặng hồi lâu rồi lại hỏi: “Còn việc gì nữa không?”
“Không, vậy thôi tôi về.” Mã Thiên Gia đứng dậy chuẩn bị ra về, đi đến cửa thì nghe Quan Tĩnh Viên hỏi: “Dạo này… Quan Tàng có hỏi gì tôi không?”
Mã Thiên Gia ngoảnh lại, Quan Tĩnh Viên lưng hơi còng đang cúi đầu nhìn chén trà không.
“Có hỏi, ấy bảo tôi nhắn với ngài rằng đừng sốt ruột, cứ thong thả dưỡng bệnh.”
Quan Tĩnh Viên gật gù, như định nói gì nữa mà lại thôi.
Mã Thiên Gia rời khỏi phòng bệnh, xuống dưới ông mới thấy Tôn Lệnh Nhàn đang ngồi trong sảnh ngắm hoa, “Ồ… đã về rồi à?”
“Vâng, về thôi.”
“Quan Tàng có khỏe không, học hành có bận lắm không, lúc nào rảnh bảo nó về nhà ăn bữa cơm nhé, lâu lắm không gặp nó.”
Mã Thiên Gia gật đầu liên , “Thật sự là bận lắm, tôi cũng không biết gì về ngành ấy học, chỉ thấy ra ngoài nghiên cứu suốt, toàn đi các tỉnh có khi xuống cả nông thôn.”
Tôn Lệnh Nhàn chép miệng: “Chà, thế đấy. Thôi thì như thế vẫn hơn đi làm, đơn giản, đỡ phải đau đầu lo nghĩ.”
“Vâng, phải phải.”
“Tiểu Mã này, thằng bé thân thiết với anh nhất, anh chịu khó lo cho nó nhé.” Tôn Lệnh Nhàn cầm bàn tay ông, vỗ vỗ, “Quan Tàng quá khổ rồi, cả nhà còn có mình nó.”
Đi hết hành lang dài dằng dặc bắt đầu có nhiều người qua lại hơn. Sảnh khu khám bệnh bên này khác một trời một vực so với khu khám bệnh theo yêu cầu, ở đây người chen chúc đến mức Mã Thiên Gia lách qua còn khó. Lúc được xe, khởi động máy rồi ông lại ngồi thừ tại chỗ hồi lâu rồi đột nhiên ông như nổi khùng, bắt đầu đấm thùm thụp vào tay lái.
Một tràng tiếng còi ô tô khó hiểu vang vọng trong bãi xe bệnh viện.
tiết xong cơn giận, ông ngồi bất động thêm một lúc lâu rồi đưa tay cầm túi xách, lấy bút ghi âm và tai nghe ra nghe tiếp.
“Về vấn đề này chú có thể giải đáp cho cháu một việc được không, chú Mã?”
“Việc gì?”
“Tại sao con người lại sợ nhiều thứ vậy?”
“Nhìn chung thì sợ hãi là một loại bản năng, một dạng ràng buộc tự nhiên giúp con người hay mọi vật sống khác tồn, để chúng ta có thể tránh được những điều nguy hiểm, điều chưa biết. Đôi khi sợ hãi có mối liên quan chặt chẽ với sự vật chúng ta quan tâm nhất, ví dụ như nỗi sợ của người mẹ thường liên quan đến con của mình. Không có ai hoàn toàn không biết sợ, chẳng qua là vì một số nguyên do mà người ta khắc phục được nỗi sợ. Chú cho là cảm giác sợ hãi ở một chừng mực vừa đủ có tác dụng tích cực với cuộc sống… lưu ý này, không phải chú đang khuyến khích cháu làm cho Mỹ Mỹ sợ hãi nhé.”
“Cháu hiểu, cháu chỉ đang tự hỏi người không sợ gì cả nghĩa là họ thiếu một thứ gì tất yếu à?”
“Chú cho là như vậy. Có một số người tuyên bố mình ‘Không sợ gì hết’, trong hầu hết các trường hợp thì điều đó cho thấy anh ta ‘Không quan tâm đến điều gì hết’.”
“Cháu quan tâm đến Mỹ Mỹ, cũng vì thế nên cháu đã sợ hãi à?”
“Việc này thì phải hỏi chính cháu: Khi thấy ta bị tấn công cháu có sợ sẽ đánh mất ta không?”
“Không, bởi vì cháu có mặt ở đó, cháu sẽ bảo vệ ấy.”
“Thử tưởng tượng nếu cháu không có mặt ở đó thì sao? Tưởng tượng lần tới khi cháu gặp ta ta đã ngừng đi.”
Một quãng im lặng dài, chỉ có tiếng hít . Rất lâu sau đột nhiên Quan Tàng mỉm cười, đáp: “Thế thì đáng tiếc thật, cháu lại phải gia đám tang thứ năm rồi.”