[Phần 1] Tỏa Sáng Cho Chàng

chương 25

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Edited by Bà Còm

Phạm Văn Siêu ngơ ngác nhìn Lâu Khánh Vân, bắt đầu bẻ ngón tay đếm cả nửa ngày mới xòe tay ra nói: "Có thể có mấy cô nương đây chứ? Tiết Kha không phải chỉ có một đích tôn nữ thôi sao? Ông ta có mỗi Tiết Vân Đào là nhi tử, lão bà của nhi tử này vừa chết trước đó không lâu, lão bà của Tiết Vân Đào chỉ lưu lại một nữ nhi mà thôi."

Lâu Khánh Vân nghe xong lời này bắt đầu đi tới đi lui như đang như suy tư điều gì, sau đó dừng trước bình phong bằng trúc vẽ tứ quân tử, híp mắt nhìn cây hương lan đặt cạnh bình phong, thật lâu sau mới giãn đôi mày nhếch khóe môi. Phạm Văn Siêu lập tức lộ ra vẻ mặt hóng hớt nhưng chỉ nghe hắn lẩm bẩm tự nói một câu: "Lại là nàng."

Phạm Văn Siêu thò mặt lại gần hỏi: "Cái gì mà "Lại là hắn" với không "hắn"? Ta phải nói gã Nghiêm Lạc Đông kia chính là đồ chày gỗ, ông ta cũng đã lên được chức Bách hộ của Bắc Trấn Phủ Tư. Trấn Phủ Tư là chỗ nào chứ? Vậy mà sau khi làm nhiều năm như thế, nói dễ nghe một chút là ông ta thanh liêm ra đi với hai bàn tay trắng, nói khó nghe chính là đầu óc ngu ngốc không biết hốt tiền, trách không được Lý Đại Hữu vừa chết thì ông ta liền từ quan, với tính cách này của ông ta, nếu không bị cô lập thì ai bị cô lập đây!"

(Tiếng Trung dùng ở đây là 她 (cô ta)_ta ngôi thứ để chỉ Tiết Thần, đọc cùng âm vs 他_tha (anh ta) nên bị hiểu nhầm là đang nói đến Nghiêm Lạc Đông ~ theo lời giải thích của bạn AnĐông)

Phạm Văn Siêu thấy Lâu Khánh Vân vẫn mang theo nét cười trên khóe miệng nghe hắn cằn nhằn, đây chính là vẻ mặt ôn hoà hiếm có. Phạm thế tử của chúng ta lập tức cảm thấy bay bổng bèn cố gắng thể hiện, biết gì nói hết: "Còn phải nhắc đến tiểu cô nương kia, cũng là loại người không thể hiểu được. Đang ở trên đường xem náo nhiệt, vừa ra tay là đưa ngay hai ngàn lượng cho Nghiêm Lạc Đông giúp ông ta giải vây, thật... thật đúng là... kẻ "Thế sự không thông" gặp được người "Thiên chân vô tà". Chỉ vì trả nợ cho cô nương này mà Nghiêm Lạc Đông từ một Bách hộ của Trấn Phủ Tư liền chạy tới làm hộ viện cho một tiểu cô nương, thật không biết phải nói ông ta là loại người gì mới đúng."

Lâu Khánh Vân cong một ngón tay vào trong tay vuốt , chậm rãi xoay người lại, rất có hứng thú hỏi: "Hai ngàn lượng? Tiết gia không phải rất thanh quý sao? Bạc từ đâu mà có?" Hai ngàn lượng bỏ ra giúp một người xưa nay không quen biết, nàng cũng thật biết vung tiền.

"Mẫu thân của cô nương này có tiền mà. Lư gia ở Đại Hưng, tám đời tổ tiên đều là thương nhân cá mập khổng lồ. Hiện giờ mẫu thân nàng ta đã chết, tất cả của cải không phải đều thuộc về nàng ta sao? Bất quá dựa theo cách tiêu xài này thì núi vàng núi bạc coi bộ cũng không đủ để nàng ta vung tay."

Phạm Văn Siêu thấy Lâu Khánh Vân có hứng thú với Tiết gia, chuyện này hắn cũng coi như đã điều tra kỹ, vì thế liền đem sự tình của Tiết gia từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ đều thuật lại cho Lâu Khánh Vân. Nghe nói qua mấy tháng nữa thì Tiết Vân Đào muốn đem một ngoại thất đã sinh cho ông ta hai hài tử về nạp làm thiếp, Lâu Khánh Vân càng giương mày lên cao hơn, trên mặt lộ ra một loại vui vẻ không diễn tả được, biểu tình cũng tuyệt đối buông lỏng. Bộ điệu như vậy làm Phạm Văn Siêu "thụ sủng nhược kinh", hận không thể móc tim ra đưa cho hắn.

Đôi mày Lâu Khánh Vân rốt cuộc đã giãn ra hoàn toàn. Lần trước hắn không cẩn thận nghe lén được những lời đó, vốn tưởng rằng cô nương này chính là một người lòng dạ hẹp hòi, nhưng hôm nay xem ra nàng ta thật sự có thâm ý khác.

"Thật là biết cách..."

Lâu Khánh Vân lẩm bẩm nói một mình làm Phạm Văn Siêu có chút không hiểu nghiêng người qua hỏi: "Cái gì mà biết cách?"

Đôi mắt lạnh lùng như băng tuyết liếc Phạm Văn Siêu một cái, Phạm Văn Siêu liền tự giác ngậm miệng lại, xua xua tay, ý bảo mình không hỏi nữa.

Vị này là tổ tông sống đấy!

Cuối tháng chín là sinh nhật Tiết Thần. Tiết Vân Đào thật ra không quên nhưng vì hiếu kỳ của Lư thị nên không thể tổ chức, chỉ ở trong phủ bày một bàn cơm rồi cha con ngồi ăn chung. Tiết Vân Đào tặng Tiết Thần một con dấu bằng ngọc thạch Thọ sơn, tay cầm được điêu khắc thành một chú thỏ con rất sống động.

Mấy ngày nay Tiết Vân Đào không ở trong phủ, bởi vì năm sau ông phải chuẩn bị ra làm quan quay về triều đình. Mấy hôm trước nàng thoáng thấy công văn của Bí thư tỉnh để trên bàn trong thư phòng của ông, xem ra Tiết Vân Đào vẫn đi theo quỹ đạo của đời trước muốn tiến vào Bí thư tỉnh. Sau khi mãn tang Lư thị, ông dựa vào chủ trương biên soạn đề dự thi văn bát cổ lục mà trở nên nổi bật vô song, một năm sau thăng làm Tư nghiệp của Quốc Tử giám. Đời trước chính là bắt đầu từ lúc ấy Tiết Vân Đào cơ hồ mặc kệ chuyện lớn nhỏ trong nhà một lòng bổ nhào vào sự nghiệp. Hai năm sau ông vào Bí thư tỉnh được thăng làm Bí thư Giám với chức quan văn tòng tam phẩm, xem như ông là người lên chức nhanh nhất. Nhưng khiến người mở rộng tầm mắt chính là, Tiết Vân Đào làm Bí thư Giám cũng không bao lâu, nửa năm sau bởi vì Chiêm sự của Thái Tử chết bất đắc kỳ tử, chức vị trống béo bở đó liền dừng lại trên người Tiết Vân Đào cần cù chăm chỉ lại hiểu rõ văn lý. Ở Chiêm Sự Phủ chỉ có ba năm là ông lại bò lên vị trí Thiếu sư của Thái Tử, quan chức tòng nhị phẩm. Nếu Tiết Thần không bị bệnh qua đời thì không biết còn có thể thấy được Tiết Vân Đào tiếp tục lên chức nữa không?

(Tư nghiệp: phó hiệu trưởng của Quốc Tử giám. Bí thư Giám: đứng đầu cơ quan chuyên về biên soạn sách học và sách sử. Chiêm sự: thư ký riêng của Thái Tử. Thiếu sư: thầy giáo của Thái Tử)

Đến năm sau, trước khi Tiết Vân Đào trở lại làm quan, Tiết gia nâng cỗ kiệu đi ngõ Miêu nhi đem Từ Tố Nga vào phủ bằng cửa sau.

Trải qua một đời Tiết Thần mới gặp lại Từ Tố Nga.

Bộ dáng ả ta không khác biệt so với trong ấn tượng của nàng. Từ Tố Nga rất để ý đến dung mạo, bảo dưỡng tương đối cẩn thận. Ả ta có thể ở hậu trạch của Tiết Vân Đào thịnh sủng không suy nhiều năm như vậy cũng không phải không có đạo lý.

Hôm nay ả ta phải mặc hỉ phục màu hồng phấn, di nương không thể mặc màu đỏ, không có khăn phủ đầu, cũng không thể có trưởng bối chủ trì, không thể đốt nến đỏ long phượng, không thể nhận lễ, thậm chí không thể có người chúc mừng trong hỉ phòng, bốn ngày sau khi gả vào cửa Tiết Vân Đào cũng không thể ở phòng ả ta qua đêm.

Nhớ tới kiếp trước, Từ Tố Nga nhập môn vào tháng năm, tuy là tục huyền nhưng trên dưới Tiết gia hầu như đều có mặt để chúc mừng, buổi lễ thập phần to lớn náo nhiệt. Ả ta vào cửa có khí thế như vậy cũng là nguyên nhân vì sao Tiết Thần kiệt lực đối nghịch với ả ta, rốt cuộc khi đó Lư thị vừa rời khỏi Tiết Thần mới có một năm, dĩ nhiên từ lý đến tâm lý nàng không thể nào có hảo cảm với kẻ được thay thế mẫu thân của mình.

Lúc Tiết Thần nhìn thấy Từ Tố Nga là ngày thứ năm sau khi ả ta vào cửa.

Tiết Vân Đào ở qua đêm trong phòng ả ta xong thì tự mình dẫn ả ta tới chủ viện. Tiết Thần gặp Từ Tố Nga đồng thời cũng gặp Tiết Uyển và Tiết Lôi. Biểu tình của Tiết Uyển nhìn rất hân hoan - có lẽ đã được Từ Tố Nga lén dạy dỗ qua - thập phần ngoan ngoãn trước mặt Tiết Vân Đào, đối với Tiết Thần kêu tỷ tỷ cũng thật chủ động. Tiết Thần ngồi yên chờ Từ Tố Nga kính trà, trước tiên sai Chẩm Uyên lấy đôi vòng vàng trên khay Khâm Phượng đang cầm đưa cho Tiết Uyển, là quà gặp mặt của đích tỷ cho nàng ta. Tiết Uyển "thụ sủng nhược kinh" cầm đôi vòng vàng ngơ ngác nhìn Tiết Thần.

Đây là món quà quý báu nhất mà nàng ta được nhận từ trước đến nay.

Ánh mắt kinh diễm của Tiết Uyển không lọt qua được mắt Tiết Thần, lúc này nàng đã có chút minh bạch nguyên nhân vì sao đời trước mẫu nữ Từ Tố Nga liều mạng nắm giữ của hồi môn của Lư thị không buông.

Tuy nói là ngoại thất nhưng Tiết Vân Đào vốn là người không hề để ý đến chuyện hậu trạch, ngay cả trong phủ mà còn không biết một chút gì, phí tổn gia đình trên dưới trong ngoài đều do Lư thị lo. Nếu là thiếp thị đã nạp vào phủ thì Lư thị còn không thể bạc đãi, đằng này chỉ là ngoại thất nên Lư thị cho dù có biết cũng sẽ không chủ động giúp Tiết Vân Đào chăm sóc cho ngoại thất. Vì thế suốt những năm qua, Từ Tố Nga là một nữ nhân không danh không phận sống ở ngoài phủ với hai hài tử, cuộc sống khẳng định không phải thật sung túc, dù cho không thiếu áo cơm nhưng tuyệt đối không dư dả.

Nhìn xiêm y trên người Tiết Uyển là biết, tựa hồ chỉ có hai bộ lấy ra thay đổi, trang sức trên người cũng là đồ xưa cũ được sửa lại. Vì thế Tiết Thần cho nàng ta một đôi vòng vàng cũng đủ khiến nàng ta mở to mắt.

Tiết Thần nhớ tới đời trước mình nghe lời Đồng nương "khuyên bảo" tặng một phần quà đặc biệt quý trọng cho Tiết Uyển và Tiết Lôi, một bộ trang sức bằng vàng giá trị cả ngàn lượng, hai đôi vòng cẩm thạch trắng, một rương vàng bạc châu báu, quà cho Tiết Lôi cũng giá trị như vậy. Hiện giờ nghĩ lại nhất định là Đồng nương muốn dùng quà của nàng để lấy lòng chủ mẫu mới nhập môn, vì thế liền cổ động nàng đưa quà thật quý giá. Có lẽ phần quà quá quý giá đó đã khiến Tiết Uyển và Từ Tố Nga mở rộng tầm mắt, biến thành lòng tham không đáy, sau mới dứt khoát động thủ chiếm của hồi môn của Lư thị làm của riêng.

Ngẫm lại bản thân mình đời trước thật đúng là buồn cười, tin vào lời nói của Đồng nương hoàn toàn, muốn dùng quà quý trọng để dành hảo cảm của kế mẫu và đệ muội. Nhưng hành động lấy lòng này về sau còn là lý do chính yếu cho Từ Tố Nga thủ thỉ với Tiết Vân Đào muốn để ả ta quản lý của hồi môn của Lư thị, ả lên án Tiết Thần ăn xài phung phí không biết quản lý tài sản, vừa ra tay chính là đem đồ quý trọng như vậy đưa ra, tương lai nhất định sẽ tiêu xài hết sạch của hồi môn của mình. Nghe vậy Tiết Vân Đào mới đồng ý để Từ Tố Nga thay Lư thị quản lý của hồi môn cho nàng, đợi đến khi Tiết Thần xuất giá thì sẽ trả lại.

Tiết Thần cho Tiết Lôi một nghiên mực cổ Đoan Khê cùng một hộp mực tùng hương của Ngọc Thạch đường. Món quà tuy không quá quý báu nhưng lại khiến Tiết Vân Đào vừa lòng, cho rằng nữ nhi rất có phẩm vị, vê râu cá trê gật gật đầu.

Tiết Lôi còn nhỏ, năm nay mới tám tuổi, bộ dáng thanh tú, thân thể nhỏ bé có chút gầy yếu, bất quá đầu óc lại thông minh lanh lợi, Tam Tự Kinh và Thiên Tự Văn đã có thể đọc thuộc lòng. Tiết Thần hỏi hắn mấy vấn đề hắn đều đáp được, quy quy củ củ cảm tạ đích tỷ rồi bê quà tặng đứng cạnh Tiết Uyển.

Hôm nay Từ Tố Nga mặc bộ áo dài gấm nhã nhặn với hoa văn cát tường, trang điểm thanh nhã, trên người cũng không mang nhiều trang sức, nhìn có chút nhạt nhẽo nhưng lại khiến người có tâm chú ý cảm thấy thập phần vui mừng. Dù gì đương gia chủ mẫu vừa mới mất qua một năm, trong phủ Đại tiểu thư vẫn còn để tang, là một thiếp thị thật sự không nên trang điểm hoa hòe lộng lẫy, điểm này Từ Tố Nga làm tốt hơn Điền di nương rất nhiều. Điền di nương ở trong phủ mặc đồ tang trắng một năm, chờ đến ngày Tiết Vân Đào nạp thiếp bà ta bèn ăn mặc hoa hòe lộng lẫy, tựa hồ cố ý muốn được sánh bằng tân di nương, sau đó chờ tân di nương kết thúc buổi lễ nhập phủ, Điền di nương cũng liền khôi phục việc trang điểm diễm lệ như trước.

Từ Tố Nga là thiếp thị, vốn dĩ phải đến thỉnh an kính trà cho chủ mẫu sau khi được thị tẩm, chẳng qua chủ mẫu không còn, chỉ có Tiết Thần là đích nữ, địa vị trong phủ cao hơn thiếp thị một đầu. Bởi vậy Từ Tố Nga tới thỉnh an thì Tiết Thần ngồi nhận lễ, lại vì di nương là người của phụ thân nên cùng phụ thân đồng lứa, vì thế Tiết Thần cũng không cần cho di nương quà gặp mặt. Nhưng Từ Tố Nga lại tỏ ra thập phần khéo léo, từ tay nha hoàn đứng ở cạnh cửa lấy một cái khay tự bưng vào, trên khay để giày vớ và mấy chiếc khăn thêu do ả ta tự làm, cung cung kính kính đưa cho Tiết Thần dịu dàng nói: "Đây là giày vớ do chính tay thiếp thân làm, vốn nên kính hiến cho chủ mẫu, hiện giờ hẳn nên hiến cho Đại tiểu thư, kích cỡ là lão gia nói cho thiếp thị. Mong rằng Đại tiểu thư đừng ghét bỏ."

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio