Phế Đô

chương 25

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Trong mấy ngày liền, Chu Mẫn đi sớm về muộn. Ngày nào cũng bám trụ ở toà soạn tạp chí. Lúc về nhà cũng chẳng buồn nô đùa vui vẻ với Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi không yên thân. Mấy lần ca cẩm lâu lắm rồi cũng không đi Nhà ca múa "Hỉ lai đăng", Chu Mẫn chỉ lần hứa hôm nay bảo ngày mai, ngày mai bảo ngày kia

Đường Uyển Nhi lại nhắc tới chuyện thầy giáo Điệp mở một hiệu sách trên phố ở bên trái bảo tàng Rừng Bia, cũng nên đi xem, một là xem có sách nào hay không, hai nữa cũng là để tỏ ra quan tâm đến chuyện của thầy giáo. Chu Mẫn gạt đi, bảo:

- Anh làm gì có tâm sự nhàn rỗi như em, muốn đi thì em cứ việc đi là xong.

Không cầm cái huyên lên tường thành tập thổi, thì Chu Mẫn lăn ra ngủ. Đường Uyển Nhi cũng giận dỗi. Ngày đêm chẳng ai nói chuyện với ai. Ban ngày Chu Mẫn đi làm rồi, thì thật ra Đường Uyển Nhi không đi chơi phố một mình, chỉ ở nhà ra công chưng diện, kem phấn bôi tới mức thơm ngào ngạt, lông mày tỉa thật mảnh, thật đều, vểnh tai nghe vùng sắt ở cổng va chạm, tưởng là Trang Chi Điệp đã đến. Hôm ấy lần đầu tiên việc ấy thành công, Đường Uyển Nhi mừng đến mức tờ giấy dán cửa sổ cuối cùng đã chọc thủng, cứ tưởng tấm thân này đã thuộc về Trang Chi Điệp, không ghìm nổi tâm trạng toàn thân rạo rực, nét mặt đỏ bừng, nhìn khách đi đi lại lại, nhìn vào cây lê trong sân và Đường Uyển Nhi ở dưới gốc cây một cách lạnh nhạt. Trong nỗi tức giận chị ta đã cười một cách lạnh lùng, cứ đợi đến một ngày nào đó biết ta là người như thế nào của Trang Chi Điệp, xem các người có đến xum xoe nịnh bợ ta không,ta sẽ vẩy bẩn lên mặt các người để các người không có chỗ nào mà nấp! Nhưng ngần ấy ngày rồi Trang Chi Điệp không đến, liền mình tự giận mình, dũ rối tinh mái tóc đã chải óng mượt, hà cái miệng bôi son đỏ chói sát vào mặt gương thành hình vòng tròn đỏ, rồi lại hà vào cánh cửa một vòng tròn đỏ nữa. Đêm nay trăng sáng vằng vặc. Chu Mẫn lại lên tường thành thổi huyên. Đường Uyển Nhi khép cổng, tắm trong bồn tắm. Sau đó khoác cái áo ngủ trên thân thể loã lồ ngồi trên chõng tre dưới cây lê, ngồi lâu lắm, vô cùng yên tĩnh, nghĩ đến Trang Chi Điệp, tự hỏi tại sao anh không đến nữa nhỉ? Giống như những người đàn ông khác trên đời, cái hôm ấy chỉ là sự rung động đột ngột, xong việc một cái là quên sạch, chỉ còn nhớ một con số là đã chiếm hữu thêm được một người đàn bà có phải không? Hay Trang Chi Điệp là một nhà văn, anh chỉ cần thể nghiệm một cảm xúc trên người ta để sáng tác chăng? Cứ thế nghĩ đi nghĩ lại. liền nhớ tới cảnh tượng của ngày hôm ấy lại hoàn toàn phủ định. Trang Chi Điệp không như thế đâu. Anh ấy lần đầu tiên bắt gặp ánh mắt ấy của mình, cử chỉ nhút nhát sờ sợ của anh ấy tiếp cận mình và hành vi phát cuồng phát điên sau đó, làm cho Đường Uyển Nhi tự tin. Trang Chi Điệp thật lòng yêu mình. Trong kinh nghiệm đã qua, người đàn ông đầu tiên của Đường Uyển Nhi là một công nhân, lần ấy anh ta đã cưỡng ép, giằn chị ta xuống giường, thì chị ta từ đó lấy anh ta luôn. Nhưng ngày sau khi cưới, chị ta là ruộng của anh ta, anh ta là cái cày của chị ta, anh ta muốn cày lúc nào thì cày, anh ta trèo lên trong đêm tối mò mò, chị ta chưa kịp có cảm giác thì anh đã xong việc. Sống chung với Chu Mẫn, đương nhiên có cái sung sướng mà với người đàn ông kia không có. Song suy cho cùng, Chu Mẫn là thường dân của huyện lỵ nhỏ, đâu có so được với đại danh nhân trong thành Tây Kinh. Nhất là lúc đầu Trang Chi Điệp còn ngượng nghịu, nhút nhát, song một khi đã nhập cuộc thì cứ nắn bóp và âu yếm mãi, lắm trò và nhiều cách như thế. Đường Uyển Nhi mới biết thế nào là sự khác nhau giữa thành phố và nhà quê, thế nào là khác nhau giữa tri thức và không có tri thức, thế nào là đàn ông và đàn bà thật sự. Đường Uyển Nhi cứ miên man suy nghĩ như vậy. Khi cái chõng cọt kẹt, cọt kẹt, nhích dần từng tấc, từng tấc sát hẳn vào cây lê thì bất chợt mắt lim dim nhìn ông trăng trên bầu trời ở chỗ chạc cây, liền có ảo giác đó là khuôn mặt của Trang Chi Điệp. Thế là cũng đạp vào thân cây, ưỡn thẳng người đẩy lên, cây lê liền rung lên ào ào, lay động ông trăng loạn xạ, cho mãi đến cuối cùng đạp thật mạnh một cái, rồi im hẳn, vài ba chiếc lá lê rơi nghiêng bay một vòng, đắp lên người Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi đã hao tổn tâm hồn và thể xác, không ngồi dậy, vẫn nằm ngửa trên chõng, chỉ có điều cơ thể mềm nhũn như đã róc mất xương, vẫn còn ngây dại ra đó. Thổi huyên xong, Chu Mẫn trở về, hỏi:

- Chưa ngủ hả em?

Đường Uyển Nhi suổi những chiếc lá phủ trên người, kéo áo che cặp chân trắng hếu, trả lời:

- Chưa ngủ.

Và vẫn nằm yên. Chu Mẫn ngán ngẩm nhìn mặt trăng treo lơ lửng trên bầu trời trong sân một lúc, rồi bảo:

- Trăng đêm nay đẹp quá!

Đường Uyển Nhi cũng bảo:

- Đẹp!

Nhưng lại nghĩ lúc này Trang Chi Điệp đang làm gì nhỉ? Đang đọc sách trong phòng sách, hay đã đi ngủ rồi? Trong lòng thầm thì: anh Điệp ơi, hãy để em tạm thời xa anh, em phải chung sống với một linh hồn khác dưới mái nhà này, đừng đóng cửa anh nhé, gió sẽ vần thổi vào anh đấy, có lẽ anh sẽ đột nhiên tỉnh lại, dường như đã nghe thấy có tiếng động khe khẽ phải không. Nhưng dừng động đậy đấy, Trang Chi Điệp của em ơi, cứ nhắm mắt của anh vào, cuộc trò chuyện của chúng mình bắt đầu nhé?

Chu Mẫn rửa mặt trong bếp xong, vẫn thấy Đường Uyển Nhi nằm thừ trên chõng, liền bảo:

- Sao em vẫn chưa đi ngủ hả?

Đường Uyển Nhi hằn học đáp:

- Ghét mặt, nói lắm thế, anh cứ đi mà ngủ.

Nói xong rồi xỏ dép lê ra mở cổng. Chu Mẫn bảo:

- Muộn thế này còn đi ư?

Đường Uyển Nhi nói:

- Em không ngủ được, ra ngã tư mua kem!

Chu Mẫn nhắc:

- Em mặc áo ngủ đi à?

Chiếc áo ngủ màu trắng tung tẩy, Đường Uyển Nhi đã đi đến ngõ phố.

Đường Uyển Nhi đã ra đến cửa hàng kem, nhưng không mua kem mà nhờ điện thoại của nhà hàng gọi điện. Liễu Nguyệt đã cầm ống nghe. Liễu Nguyệt hỏi ai. Đường Uyển Nhi bảo em không nhận ra tiếng của chị sao? Liền hỏi thăm sức khoẻ của thầy giáo Điệp và cô Thanh như thế nào.

Ở đầu dây bên kia, Liễu Nguyệt vui vẻ hỏi:

- Chị Đường Uyển Nhi đấy à? Muộn thế này có chuyện gì gấp thế?

Đường Uyển Nhi đáp:

- Có chuyện gì quan trọng đâu? Chỉ hỏi xem trong nhà có việc gì nặng nhọc không, ví dụ như chở than, mua gạo, thay bình ga. Chu Mẫn có sức khoẻ mà!

Liễu Nguyệt gọi Ngưu Nguyệt Thanh. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi điện thoại của ai. Liễu Nguyệt trả lời của Đường Uyển Nhi, chị ấy bảo nhà ta có việc gì nặng nhọc để họ làm. Ngưu Nguyệt Thanh bèn đi tới nhận điện thoại. Chị nói:

- Cám ơn Đường Uyển Nhi đã có tấm lòng, tại sao em không đến nhà chơi?

Đường Uyển Nhi đáp:

- Em đâu có không muốn đi? Chỉ có điều thầy giáo Điệp bận sáng tác, sao lại đến làm phiền nhiễu?

Ngưu Nguyệt Thanh nói:

- Thầy giáo Điệp của em đi vắng, đi họp Hội đồng nhân dân thành phố, có lẽ khoảng vài hôm, em đến chơi nhé?

Đường Uyển Nhi trả lời:

- Nhất định đến, thế nào cũng đến!

Đường Uyển Nhi nhẹ nhõm cả người. Nhẹ nhõm rồi, thì nghĩ, nếu trong thời gian họp đi tìm anh ấy, chẳng phải càng thuận tiện hơn sao? Bỏ máy điện thoại xuống, mới hối hận đã quên hỏi Trang Chi Điệp họp ở đâu.

Tối hôm sau, Chu Mẫn về sớm, ăn cơm xong liền gục đầu xuống bàn viết cái gì đó. Đường Uyển Nhi đến gần xem, thì Chu Mẫn đưa tay ra che, Đường Uyển Nhi liền bĩu môi bỏ đi, bê tivi vào buồng ngủ xem. Vốn định giết thời gian rồi đi ngủ, nào ngờ tivi phát bản tin chuyên đề về Hội nghị Hội đồng nhân dân thành phố. Trang Chi Điệp liền xuất hiện trên màn hình, ngồi nghiêm chỉnh trên bàn chủ tịch cuộc họp, bỗng dưng Đường Uyển Nhi lại nghĩ, nếu mình đã trở thành phu nhân của Trang Chi Điệp, thì hay biết mấy. vậy thì tin tức truyền tới huyện lỵ Đồng Quan, tối nay, dân phố huyện Đồng Quan đã nhìn thấy Trang Chi Điệp trong tivi, tất nhiên sẽ bàn bạc về mình, vậy thì những ai biết mình, sẽ phải thay đổi ngay những lời trách cứ đối với mình, hâm mộ tới mức không còn biết nói gì nữa. Cái gã công nhân mất vợ kia, còn gì đáng nói nữa cơ chứ? Sở dĩ anh ta làm ầm ĩ mãi với Chu Mẫn, là vì địa vị của Chu Mẫn không cao hơn anh ta bao nhiêu, nhưng đã trở thành phu nhân của Trang Chi Điệp thật sự, thì anh ta chỉ có thể xấu hổ mà tự động ly hôn. Nghĩ như vậy, lại không sao nín nhịn nổi, liền đưa tay xuống gãi gãi bật bật. Xong việc, Chu Mẫn thu dọn bút, giấy đi vào buồng, hai người lại tự nhiên im lặng, ai nấy tắt đèn đi ngủ. Đường Uyển Nhi có thói quen, thích cởi hết quần áo nằm ngủ trần truồng, hơn nữa lại còn co hai chân như con mèo nằm gọn lỏn trong lòng đàn ông mới ngủ được. Đầu tiên Chu Mẫn nêu lên, ngủ thế mệt quá, mỗi người cuộn tròn một chăn ngủ hay hơn. Đường Uyển Nhi cứ một mực không nghe, bây giờ lại chủ động giả thành hai ống chăn. Đường Uyển Nhi đang mơ mơ màng màng sắp đi vào giấc ngủ, thì giật nảy người, thì ra Chu Mẫn đã từ ống chăn kia chui sang. Đường Uyển Nhi lập tức đẩy tay Chu Mẫn ra nói:

- Em buồn ngủ rồi!

Bị hắt hủi, Chu Mẫn không chui vào nữa, bực bội quay về ống chăn của mình, song không sao ngủ được, ngồi dậy thở vắn than dài. Đường Uyển Nhi cứ tỉnh bơ. Chu Mẫn liền bật điện, cầm quyển sách ở cạnh gối quăng xuống đất, sau đó nghẹn ngào khóc nức khóc nở. Đường Uyển Nhi càng thấy ác cảm, lên giọng:

- Tâm thần à? Nửa đêm gà gáy khóc lóc cái nỗi gì?

Chu Mẫn nói:

- Anh buồn lắm. Em đã không an ủi anh, lại còn giận dỗi anh. Người đời thường bảo gia đình là cảng tránh gió, anh là cánh thuyền rách nát về đến cảng lại còn bị sóng gió vùi dập.

Đường Uyển Nhi nói:

- Mình coi đây là cái gia đình gì? Đàn bà dựa vào đàn ông, tôi vứt bỏ cuộc sống yên ổn, vứt bỏ con cái, danh dự, vứt bỏ công việc, đi theo anh. Nhưng đi theo anh để lang thang như thế này ư? Sống hôm nay không biết đến ngày mai, con đường trước mặt đen như mực, hỏi còn là gia đình không? Huống hồ ngày nào người chung quanh cũng nhìn vào bằng ánh mắt coi thường. Hôm nọ vợ Uông Hy Miên chế giễu trước mặt mọi người, cũng chẳng thấy anh dành được một cái rắm kêu nào. Tôi không an ủi anh ư. Ngày nào anh chẳng đi sớm về muộn, nhất tôi ở nhà vò võ một mình, suốt ngày suốt buổi không nói được một câu, thì ai đến thương nhớ tôi hả anh?

Chu Mẫn nói:

- Chính vì nghĩ thay em mà một mình anh chống chọi với một khó khăn tày trời, vậy mà em lại oán anh!

Đường Uyển Nhi nói:

- Việc gì ghê gớm thế? Bây giờ anh đã là người văn hoá, không tự do thoải mái cái nỗi gì?

Chu Mẫn kể lại một lượt bài văn kia đã gây chuyện rắc rối như thế nào, rồi bảo:

- Giá ở huyện lỵ Đồng Quan, anh sẽ gọi anh em đi giã cho con mụ họ Cảnh kia một trận cho bõ tức, nhưng trong cái vòng văn hoá ở đây không thịnh hành thủ đoạn này. Được đến làm việc ở toà soạn tạp chí, mình đã nhờ có sự giúp đỡ của thầy giáo Điệp nhưng xảy ra chuyện này, anh ấy lại không có gan thọc dao vào hai lườn. Bây giờ anh ấy cứ đòi giữ vững quan điểm, không phải tìm hiểu yêu đương, muốn ổn thoả cà hai đầu. Nhưng con mụ họ Cảnh đâu có chịu lép, nếu cứ gây sức ép với anh ấy nữa, Trang Chi Điệp có lẽ sẽ phải nói nội dung bài viết hoàn toàn không chân thực. Vậy thì anh thành đạt là nhờ anh ấy, tới đây anh thất bại có lẽ cũng là do anh ấy.

Đường Uyển Nhi nghe vậy chợt thấy căng thẳng, xuống giường rót một chén nước cho Chu Mẫn, nhìn anh quả có gầy rộc đi. Chu Mẫn liền ôm chầm lấy Đường Uyển Nhi, chị ta lại ác cảm ngay, nghĩ bụng: "Thế cũng hay, nếu anh ta không có chỗ đứng trên văn đàn Tây Kinh, thì ta càng có dịp để chung sống với Trang Chi Điệp". Chị ta liền gỡ ra, nằm về chỗ mình và nói:

- Anh cũng đừng trách oán thầy giáo Điệp, có lẽ thầy giáo Điệp cũng có cái khó xử của thầy ấy.

Chu Mẫn nói:

- Mong ông ấy không bán rẻ mình, nhưng anh cũng phải suy nghĩ số lùi cho bản thân.

Đường Uyển Nhi hỏi:

- Gài như thế nào?

Chu Mẫn đáp:

- Hiện tại cứ theo ý ông ấy, chỉ thừa nhận nội dung bài viết là có thật, nhưng không thật với một người, mà là khái quát tổng hợp. Nếu ông Điệp đứng ở phía Cảnh Tuyết Ấm nói anh viết không đúng sự thật thì anh cứ nói ông ấy cung cấp toàn bộ tài liệu đó, có quyển ghi chép phỏng vấn làm bằng chứng, anh chỉ viết y như sự thực đã được ghi chép mà thôi.

Đường Uyển Nhi hỏi:

- Anh đâu có phỏng vấn thầy giáo Điệp cơ chứ? Chẳng phải toàn là nghe người ta lan truyền ngoài đường phố.

Chu Mẫn đáp:

- Anh chẳng có cách nào khác.

Đường Uyển Nhi không nói gì, giật công tắc đèn, nằm trong chăn, tim đập thình thình. Sáng sớm hôm sau, Chu Mẫn lại hấp ta hấp tấp đi đến toà soạn tạp chí. Đường Uyển Nhi vội vàng mở tivi ra xem, chị ta biết bản tin tối hôm qua sáng hôm nay sẽ phát lại lần nữa. Quả nhiên có ống kính quay hình ảnh Trang Chi Điệp. Cố nhớ cho bằng được cuộc họp tổ chức ở khách sạn Cố Đô ngoài cửa Nam, liền chải chuốt trang điểm một lúc đi tới khách sạn Cố Đô. Cổng lớn của khách sạn quả nhiên cắm các loại cờ màu, một tấm biểu ngữ bằng lụa đỏ khổng lồ treo từ nóc nhà gác rũ thẳng xuống, có dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu hội đồng nhân dân khoá X của thành phố khai mạc trọng thể ở khách sạn chúng ta". Nhưng cổng lớn đóng kín, có bốn năm người đeo băng trật tự trị an gác ở cổng nhỏ bên cạnh, không cho ai không phải đại biểu dự họp đi vào. Cách hàng lan can sắt, một dãy xe con đậu ở trong sân. Các đại biểu vừa ăn cơm trưa xong, đang đi dạo trong sân, vừa xỉa răng, vừa đi vào gian phòng nhỏ ở cạnh cổng, đưa phiếu ra lĩnh thuốc thơm. Ngoài lan can có một đám đông tụ tập, rất lộn xộn, ầm ĩ cả lên. Đường Uyển Nhi thích náo nhiệt, đã chen vào, chiếc giày da cao gót bị ai đó giẫm bẩn, liền nhăn mặt lấy giấy vệ sinh cúi xuống lau, chợt nhìn thấy ngay sát tấm lan can có ba người đàn bà tóc bê bết, và một người đàn ông thô kệch, người đàn ông hai tay nâng cao một tờ giấy trắng, có dòng chữ "Đề nghị đại biểu nhân dân kêu oan cho tôi", bên dưới là những dòng chữ nhỏ chi chít, đại loại là kể nỗi oan trái. Ba người đàn bà quỳ sụp xuống nói:

- Chúng tôi đòi gặp ông chủ tịch thành phố, chúng tôi đòi gặp ông chủ tịch thành phố!

Nước mắt họ chảy ròng ròng. Mấy người đeo băng trật tự đi tới kéo họ đi, những người đàn bà cứ bám rịt lan can không buông, chiếc áo mặc trên người tốc lên, nhìn rõ cái bụng đen xì và nụ hoa lép kẹp. Những người đàn bà nói:

- Tại sao ông chủ tịch không tiếp chúng tôi? Làm quan không giải quyết cho dân, thì chẳng thà về nhà đuổi gà, bế con cho vợ! Anh còn kéo nữa, tôi sẽ đập đầu vào lan can chết ở đây cho mà xem!

Những người đeo băng đỏ không lôi nữa, bảo một câu:

- Vậy thì nhà bà cứ làm ầm ĩ đi, xem nhà bà làm được cái gì nào?

Nói xong đứng sang một bên hút thuốc. Đường Uyển Nhi đứng sang một bên xem một lúc, thấy người đến xem mỗi lúc mỗi đông, nhiều đàn ông không xem người đàn bà kia, mà cứ nhìn mình, biết ngày mình đứng chung với ba người đàn bà này, thì đã xấu lại càng xấu, đã đẹp lại càng đẹp, liền không xấu hổ, nét mặt bình thản, đưa mắt nhìn lên chỗ cao, sau đó õng ẹo đi vào lối cửa bên cạnh. Người gác cổng dường như không ngăn lại, Đường Uyển Nhi đã đi qua quá ba bước thì bị gọi giật lại:

- Đồng chí kia, xin cho xem thẻ đại biểu!

Đường Uyển Nhi đáp:

- Tôi không phải là đại biểu, tôi tìm Trang Chi Điệp.

--- ------ BỔ SUNG THÊM --- ------

Người ấy nói:

- Quả thật xin lỗi, chế độ của Đại hội không cho nhân viên không phải đại biểu đi vào. Chị cần gặp Trang Chi Điệp, tôi sẽ bảo người mời ông ấy ra gặp chị.

Người đó liền bảo với một người trong sân có thấy Trang Chi Điệp bảo ông ấy ra cổng có người tìm. Quả nhiên chỉ một lát Trang Chi Điệp đi ra, hớn hở hỏi:

- A, em đến có việc gì vậy?

Đường Uyển Nhi đáp:

- Mau mau đưa em vào, em có chuyện cần nói với anh.

Trang Chi Điệp liền nói với người gác cổng, rồi dẫn Đường Uyển Nhi vào sân, song lại bảo:

- Em lộng lẫy quá, anh đi vào trước, phòng bảy linh ba, nhớ nhé, đừng vào nhầm.

Trang Chi Điệp không quay đầu lại, đi thẳng lên gác. Đường Uyển Nhi bước theo, đi đến phòng bảy linh ba. Trang Chi Điệp liền đóng luôn cửa, ôm chặt Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi ngoan ngoãn, cứ để Trang Chi Điệp ôm thoải mái. Hơn nữa, hai chân còn quặp chặt eo Trang Chi Điệp, hai tay ghì chặt cổ anh ta, nghiễm nhiên ngồi gọn trên hai tay Trang Chi Điệp. Đường Uyển Nhi nói:

- Khiếp vừa giờ anh rụt rè, thận trọng thế, mà bao giờ thì như điên thế này.

Trang Chi Điệp chỉ cười hì hì bảo:

- Anh nhớ em vô cùng. Tối hôm qua, còn nằm mơ thấy em, em thử đoán xem nào, anh cõng em lên núi, cõng suốt một đêm.

Đường Uyển Nhi hỏi:

- Thế không sợ chết thật à?

Trang Chi Điệp đặt Đường Uyển Nhi xuống giường, nắn bóp như nghịch cục bột dẻo. Đường Uyển Nhi cười khanh khách, thở hổn hển, đột nhiên bảo:

- Chớ có sờ vào, hễ sờ vào một cái là…

Trang Chi Điệp bỗng chốc rạo rực, vừa nuốt nước bọt trào ra mồm, vừa đòi cởi váy của Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi đứng lên, tự lột váy áo và bảo đi đường ra mồ hôi, có mùi, cần tắm rửa một cái. Trang Chi Điệp liền vào buồng tắm vặn nước để Đường Uyển Nhi tắm, còn mình bình tĩnh lại, cũng cởi quần áo ngồi đợi ở mép giường, chờ mãi không thấy ra, tự đẩy cửa buồng tắm, nhìn thấy Đường Uyển Nhi mái tóc dài buông lơi, thân hình nõn nà đang đứng trước bồn tắm, một tay cầm vòi sen, một tay kỳ cọ bộ ngực căng phồng, liền nhảy xổ vào. Đường Uyển Nhi bỗng chốc mềm nhũn quăng luôn vòi hoa sen đi (tác giả cắt đi một trăm mười hai chữ). Đầu Đường Uyển Nhi gối lên mép bồn tắm, mớ tóc dài thõng hẳn xuống nền nhà, cứ để cho Trang Chi Điệp cắn vào cái cổ ngửa hẳn lên bốn vết răng tấy đỏ, mới bảo:

- Đừng để tóc nhúng nước.

Trang Chi Điệp mới lồm cồm bò dậy đóng vòi hoa sen, bế bổng Đường Uyển Nhi trên tay đặt xuống giường. Đầu giường kê một chiếc bàn nhỏ. Bức tường trên mặt bàn gắn một chiếc gương to. Đường Uyển Nhi nhìn vào gương một lát, mỉm cười bảo:

- Anh thử nhìn mình xem, đâu có giống một nhà văn!

Trang Chi Điệp hỏi:

- Nhà văn nên thế nào nhỉ?

Đường Uyển Nhi đáp:

- Nên nho nhã chứ!

Trang Chi Điệp bảo:

- Thế thì được.

Liền đẩy hai chân Đường Uyển Nhi lên. Đường Uyển Nhi ngượng quá vội bảo:

- Đừng anh! Đừng!

(tác giả cắt đi năm trăm chữ)

Đường Uyển Nhi nghe nói có một nốt ruồi ở chỗ kín của mình, liền soi gương tìm xem, nghĩ bụng: "Trang Chi Điệp yêu mình lắm. Tay công nhân ở Đồng Quan kia không phát hiện ra, Chu Mẫn cũng không phát hiện ra. Ngay đến chính mình cũng không phát hiện ra". Liền hỏi:

- Có nốt ruồi tốt chứ?

Trang Chi Điệp đáp:

- Có thể tốt đấy, anh cũng có một nốt đây này.

Đường Uyển Nhi nhìn quả nhiên cũng có một nốt, chị ta bảo:

- Thế thì tốt, sau này có đi đến cùng trời cuối đất, chúng mình vẫn tìm được nhau!

Nói xong liền hỏi:

- Đóng chặt cửa chưa anh? Ban trưa liệu có ai vào không đấy?

Trang Chi Điệp đáp:

- Bây giờ em mới nhớ tới đóng cửa ư? Phòng dành riêng cho anh, không ai vào đâu.

Đường Uyển Nhi bảo Trang Chi Điệp ôm chị ta vào lòng, nói:

- Mình vừa đến một cái là đã…còn hăng hơn cả thời còn trẻ! Thật ra, em mạnh bạo đến đây là để nói với anh một việc. Bài văn của Chu Mẫn đã gây tai hoạ cho anh phải không?

Trang Chi Điệp đáp:

- Em biết rồi sao? Anh đã dặn hắn, đừng nói với em, sợ em lo nghĩ không có lợi, tại sao hắn lại nói với em nhỉ?

Đường Uyển Nhi nói lại một lượt tình hình Chu Mẫn đã nói và hỏi có đúng thế không, Trang Chi Điệp gật đầu. Đường Uyển Nhi nói:

- Em tuy sống chung với Chu Mẫn, nhưng bây giờ tất cả đã là của anh. Anh phải đề phòng hắn.

Trang Chi Điệp hỏi:

- Hắn định làm gì? biết chuyện của chúng mình rồi sao?

Đường Uyển Nhi đã nói ra chuyện gài số lùi của Chu Mẫn, Trang Chi Điệp im lặng, ngồi tại chỗ cười gằn hai tiếng.

Đường Uyển Nhi hỏi:

- Anh điên tiết rồi hả? Anh định trừng trị hắn ư? Em đến nói với anh điều này, chỉ là để nhắc anh đề phòng hắn, chứ không đòi anh trừng trị hắn. Chu Mẫn thông minh, có lúc thông minh đến phát khiếp, nhưng hắn chưa đến nỗi là kẻ xấu.

Trang Chi Điệp nói:

- Anh biết điều đó.

Nhưng Đường Uyển Nhi bỗng dưng nhăn mặt, hai hàng nước mắt chảy dài. Trang Chi Điệp vội hỏi vì sao, Đường Uyển Nhi nói:

- Không biết cái duyên cái số của chúng mình, hay là nhân duyên của em và Chu Mẫn đến ngày tàn lụi, từ khi gặp anh, em đâm ra suốt ngày đêm tương tư, lúc mười bảy, mười tám tuổi cũng không bị như vậy, cả ngày bần thần chẳng làm được việc gì nên hồn. Quả tình em đã thể nghiệm được thế nào là "đồng sàng dị mộng".

Trang Chi Điệp nói:

- Thì anh cũng chẳng như vậy sao? Đừng khóc lóc lúc này không có lợi cho sức khoẻ. Hãy nghe anh đi em!

Trang Chi Điệp đưa tay lau nước mắt cho Đường Uyển Nhi, âu yếm như thương yêu trẻ nhỏ, Đường Uyển Nhi nói:

- Em nghe anh, em không khóc nữa. Nhưng em vẫn phải nói với anh, em không nói ra thì em uất lên mà chết mất. Em càng bạo phổi đi lại với anh, lòng em càng lo sợ, sợ cứ thế này mãi, cuộc sống sẽ ra sao? Anh Điệp ơi, em sẽ lấy anh, thật đấy, em sẽ lấy anh mà!

Đường Uyển Nhi cứ nói, chẳng xem Trang Chi Điệp có kịp phản ứng như thế nào, lại nói tiếp:

- Em muốn lấy anh, làm đôi vợ chồng lâu dài. Tuy em không có tài cán gì, cũng chẳng có địa vị xã hội, thậm chí, ngay đến hộ khẩu ở Tây Kinh cũng không có. Có lẽ hầu hạ anh cũng chẳng được chu đáo như Ngưu Nguyệt Thanh, nhưng em dám nói, em sẽ làm cho anh sung sướng, vĩnh viễn làm cho anh sung sướng! Bởi vì em đã nhận ra em cũng đã cảm thấy anh không giống người thông thường, anh là nhà văn, anh cần phải luôn luôn tìm sự kích thích nào đỏ để làm sống động linh cảm nghệ thuật của anh. Mà những người thường, kể cả Ngưu Nguyệt Thanh trong số đó, họ có thể lo ăn ngon mặc đẹp cho anh, song khó mà điều chỉnh liên tục được mình để đem đến cho anh những khoái cảm mới lạ, tươi mát. Anh là một người cẩn thận, thật thà, điều này vừa gặp anh em đã nhận thấy như thế, nhưng tại sao anh cứ u uất, cho dù anh cười, em cũng đã nhận ra nỗi u uất ấy, dẫn đến chỗ vì sao anh đã đến với em như thế này? Em đoán trong việc này có nhiều nguyên nhân. Song ít nhất cũng bộc lộ ra một điểm. Đó là một sự ức chế, kìm nén tình dục trong đời sống thường ngày của anh. Em tin rằng, em không phải là một con đàn bà quá hư hỏng, rắp tâm dụ dỗ anh, phá hoại gia đình anh, cũng không có ý đồ chiếm đoạt tài sản và thanh danh của anh, vậy thì do nguyên nhân nào? Có lẽ người ta sẽ bảo, anh là người đàn ông ưa của lạ có mới nới cũ, còn em càng là một người đàn bà dâm đãng lẳng lơ, không phải, con người ta, ai cũng có thiên tính theo đuổi những thứ tốt đẹp, làm một người sáng tác, có mới nới cũ là một biểu hiện của lòng ham muốn sáng tạo? Nhưng đương nhiên rất khó được những người đàn bà thông thường hiểu cho điều đó. Bởi vậy hôm trước Ngưu Nguyệt Thanh cũng đã bảo,kiếp sau chị ấy không bao giờ làm vợ nhà văn nữa. Về điểm này, em tự tin, em mạnh mẽ hơn họ, em biết, em cũng sẽ điều chỉnh để thích ứng với anh, làm cho anh lúc nào cũng thấy tươi mới. Thích ứng với anh, cũng không có nghĩa là em đánh mất mình, ngược lại sẽ làm cho em sống có ý vị. Ngược lại chính vì em sống cho em có ý vị thì anh cũng sẽ luôn luôn thấy tươi mới, sẽ không nhàm chán. Tác dụng của đàn bà là để hiến dâng cái đẹp, hiến dâng rồi, cũng sẽ làm cho anh càng có sức mạnh để phát triển thiên tài của anh. Khi em nghĩ như thế, em rất xúc động, xúc động lắm, nhưng xúc động rồi lại nghĩ, điều ấy có được không? Nếu không gặp được anh, em cũng không cảm thấy mình có lòng tự tin ấy, chính vì anh đã cho em một chút ánh nắng, em mới rực rỡ ra đấy, có phải suy nghĩ vớ vẩn linh tinh, không biết trời cao đất dầy thế nào không nhỉ? Em cũng đã nhắc nhở mình anh là người có vợ, có gia đình, vợ anh lại đẹp và thảo hiền, quan trọng hơn nữa là anh có tiếng tăm lừng lẫy, anh đã không phải là Trang Chi Điệp của cá nhân anh. Anh là Trang Chi Điệp của xã hội, hơi có gió thoảng cỏ lay là cả thành mưa gió, liệu anh có dám lao vào cơn nguy hiểm đó không? Có chịu nổi ngón đòn ấy không? Nếu quả tình làm hư hỏng tất cả, thì đành rằng em yêu anh, song chẳng phải đã hại anh đó sao? Cho nên sau cuộc chơi bời hôm ấy, em đã thầm nói với mình, chơi bời một lần, thì chơi bời một lần rồi thôi, sau này gặp nhau chỉ nói chuyện, không bao giờ dám lún sâu nữa, nhưng em không tài nào khống chế được mình. Anh Điệp ơi, em nói ra điều đó, anh đừng chê cười em. Anh cứ để em nói ra, sự việc có thành hay không, anh có chịu lấy em không, điều đó em không quan tâm, chỉ được nói ra trước mặt anh, nói được ra điều đó là lòng em dễ chịu đi nhiều.

Đường Uyển Nhi nói xong, liền gục xuống tại chỗ, không nhúc nhích. Trang Chi Điệp không quản ngại những lời Đường Uyển Nhi nói ra, càng cảm thấy người đàn bà này đáng yêu, ngay lập tức ôm Đường Uyển Nhi vào lòng, mặt nhìn mặt, cảm thấy đau lòng, không sao kìm nổi giọt nước mắt. Anh bảo:

- Uyển Nhi ơi, anh đâu dám chê cười em? Cám ơn em cũng còn cám ơn không kịp nữa là. Em có tâm tư ấy, mấy hôm nay anh cũng nơm nớp lo âu. Hơn mười năm trước, lần đầu tiên đến thành phố này, vừa nhìn thấy cái lầu chuông xanh vàng rực rỡ, anh đã thề rằng phải sống nổi đình nổi đám ở đây, phân đâu gian khổ trầy trật, nổi được lên rồi, thì đâu ngờ lại sống nặng nề như thế này. Anh thường nghĩ thành Tây Kinh to rộng thế này có liên quan gì với mình cơ chứ? Ở đây cái gì thuộc về mình nhỉ? Chỉ có ba chữ Trang Chi Điệp. Nhưng cái tên là của anh, còn dùng nó nhiều nhất lại là người khác. Đi ra ngoài là có người sùng bái anh, cung kính anh, quả thật không rõ, xét cho cùng, thì anh đà làm những gì để người ta như vậy? Có phải người ta đã nhầm lẫn? Phải chăng là bởi vì anh đã viết ra những áng văn chương kia? Đó là những trò gì mới được cơ chứ? Anh biết anh đã thành danh, song không thành công. Anh cần viết những áng văn anh hài lòng, nhưng anh lại chưa viết được ngay, cho nên anh cảm thấy hổ thẹn, đã hổ thẹn rồi, mà người ta còn cứ tưởng anh khiêm tốn. Anh khiêm tốn cái nỗi gì? Nỗi đau ấy dằn vặt anh. Song lại có thể bày tỏ với ai nỗi đau khổ ấy, nói ra liệu ai hiểu cho mình? Mạnh Vân Phòng lấy người bạn tốt nhất của anh. Song anh và anh ấy nói với nhau những điều ấy không hợp. Anh ấy thường mắng anh là lợn gầy réo hồng hộc, lợn béo cũng réo ông ổng. Ngưu Nguyệt Thanh là vợ anh, quả thật cô ấy là người vợ thảo hiền, với người khác mà nói, có một người vợ như Ngưu Nguyệt Thanh là niệm Phật được rồi, nhưng anh cũng không thể nói với vợ anh những điều ấy. Trong lòng buồn khổ, nên tự nhiên ở nhà anh lầm lì ít nói, cô ấy lại tưởng anh làm sao, thường dem những việc buồn phiền trong nhà ra càu nhàu ca cẩm. Cũng tại anh chẳng ra gì, đã cãi nhau với cô ấy, càng cãi nhau, càng khoét sâu hố ngăn cách. Em thử nghĩ, như vậy anh còn bụng dạ đâu để viết ra tác phẩm hay? Chẳng có cảm giác gì nữa, trong lòng lại lo lắng sốt ruột, oán trời trách người, suốt ngày nôn nóng, hậm hực, quả thật anh nghi ngờ mình đã sức vơi tài tận, anh sắp sửa đi toi. Hơn một năm nay ngày đêm sức khoẻ cũng đã suy sụp, suy nhược thần kinh rất nặng, ngay đến tình dục, hầu như cũng mất tác dụng! Giữa lúc ấy, anh đã quen em. Anh có thể nói thật với em, những người đàn bà anh tiếp xúc cũng không phải là ít. Nhưng anh chỉ quen biết mà thôi. Một số người chung quanh anh say sưa trò chuyện, tí máy tí mẩy, gợi ý đôi chút, anh luôn coi thường họ đã làm như vậy, cũng không tưởng tượng nổi, một khi đã không có tình cảm, thì làm sao mà làm chuyện kia được. Gặp được em, anh không biết tại sao ngực đập thình thịch, cũng không biết từ đâu, đâm ra bạo phổi đến thế. Anh cảm thấy em đẹp, trên người em có sức hấp dẫn mà anh không nói hết được, điều này giống như thanh có vần, như lửa có ngọn, em là người đàn bà có mùi vị đàn bà thật sự. Điều khiến anh cảm động hơn là em đã tiếp nhận tình cảm của anh. Chúng ta chung đụng với nhau, anh đã có cảm giác trở lại, anh vẫn là một người đàn ông, trong lòng trỗi dậy niềm say mê vô hạn. Anh cảm thấy anh chưa toi đời, sẽ viết được tác phẩm hay. Nhưng anh lai buồn biết chừng nào, bởi vì chúng ta quen nhau quá muộn. Những năm ấy sao em không đến Tây Kinh nhỉ? Còn anh thì tại sao cũng không gặp em ở Đồng Quan cơ chứ? Anh đã nghĩ đến chuyện chúng ta cưới nhau, thậm chí còn nghĩ đến cảnh tượng sau khi cưới. Những hiện thực như thế nào? Tuy anh hận mình, mệt mỏi vì thanh danh, song lại không thể không suy nghĩ đến thanh danh, nếu lập tức nêu ra ly hôn, xã hội tất nhiên sẽ ồn ào lên ngay, lãnh đạo sẽ đánh giá ra sao? Họ hàng và bạn bè sẽ nhìn nhận thế nào? Ngưu Nguyệt Thanh sẽ ra sao đây? Chuyện này không như người thông thường, dăm hôm, mười hôm, một tháng, hai tháng là sự việc sẽ êm xuôi. Uyển Nhi ơi, anh nói những điều này, mong em thông cảm cho anh, anh không muốn dùng những lời đường mật để dụ dỗ đánh lừa em đâu, anh chỉ có thể nói mọi suy nghĩ của anh đối với em. Nhưng trong cảm giác của anh, chúng ta sẽ thành công, anh xin em nhớ một câu: em hãy chờ anh, sớm muộn thế nào anh cũng lấy em, chỉ cần em tin anh.

Đường Uyển Nhi nằm trong lòng, gật gật đầu, nói:

- Em tin, em chờ anh.

Trang Chi Điệp hôn Đường Uyển Nhi, nói:

- Vậy thì em cười lên xem nào!

Đường Uyển Nhi quả nhiên mỉm cười. Hai người lại ôm nhau lăn trên giường. Trang Chi Điệp lại đòi trèo lên. Đường Uyển Nhi hỏi:

- Vẫn được hả?

Trang Chi Điệp đáp:

- Được chứ, được thật mà!

(tác giả bỏ đi năm trăm mười bảy chữ). Lúc này nghe thấy có ai gọi ở ngoài hành lang:

- Đi họp thôi, đến giờ họp rồi!

Trang Chi Điệp liền giơ tay lên xem đồng hồ, kim giờ và kim phút đã chỉ sang hai giờ quá mười lăm phút buổi chiều, bèn khẽ nói:

- Không dám nữa.

Cả hai người mau chóng mặc xong quần áo.

Trang Chi Điệp nói:

- Buổi chiều anh là người đọc tham luận đầu tiên trong phiên họp chiều nay.

Đường Uyển Nhi nói:

- Ai có thể nghĩ tới, một lát nữa anh lên bục trịnh trọng phát biểu, mà vừa giờ lại cày hùng hục! Tối nay xem lại tivi, bao nhiêu là người nhìn vào, chắc sẽ bảo: xem kìa, kia là Trang Chi Điệp thần tượng mà tôi sùng bái. Nhưng còn em, em sẽ nghĩ, em còn biết cả cái món đặc biệt nữa cơ!

Trang Chi Điệp liền cắn vào cổ Đường Uyển Nhi một cái, bảo:

- Anh ra trước nhé? Chờ bao giờ hành lang vắng người em hãy ra.

Nói xong bước khỏi cửa. Đường Uyển Nhi chải đầu, sửa lông mày, bôi lại môi son, vuốt thẳng giường chiếu, cho tới lúc nghe thấy hành lang im ắng liền bay ra khỏi cửa buồng như một chiếc lá.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio