Ngay đêm hôm đó, Tống Hồng Quân ra mặt mời một số nhà đầu tư ở BK, giới thiệu bọn họ tiếp xúc với Thẩm Hoài.
Cũng trong đêm, Thẩm Hoài gọi điện chào từ biệt Kỷ Thành Hi.
Bên này Kỷ Thành Hi bồi cùng đám quan viên bộ Đường Sắt, đã uống không ít rượu, liền hẹn ngày sau gặp lại.
Sáng mai Thẩm Hoài ngồi máy bay tới Giang Ninh, gặp mặt Tiền Văn Huệ, Quách Toàn, Thiệu Chinh và một số quản lý của tập đoàn điện lực Đông Nam, bàn phương án chuyển giao cổ quyền.
Phía điện lực Đông Nam không gặp trở ngại nào đáng kể, bộ trưởng bộ Điện lực Hạ Tương Hoài là một trong những nhân vật hạch tâm của Tống hệ; cô út Tống Văn Tuệ lại là phó tổng thường trực, bởi thế không cần bận tâm vấp phải lực cản từ bên trong nội bộ ngành điện cũng như tập đoàn.
Lần này Mai Khê buông bỏ quyền khống cổ % lên Mai thép; số cổ phần điện lực Đông Nam nắm của Mai thép mặc dù không đáng kể, nhưng thực tế địa vị của họ đã ngang bằng với chính phủ địa phương, thậm chí còn ưu thế hơn vì là cơ quan ban ngành TW, đây rõ ràng là một điều kiện có lợi cho phía họ.
Đàm phán trước đây một mực do Quách Toàn và Tiền Văn Huệ phụ trách, nhưng đến lúc cần gõ bàn quyết định, Thẩm Hoài tất phải ra mặt, cũng là dịp để làm quen với ban bệ lãnh đạo của điện lực Đông Nam.
Về đại thể điện lực Đông Nam đăng ký thành lập tập đoàn Hoài Năng (năng lượng Hoài Hải), làm đơn vị chủ quản của nhà máy điện Mai Khê, Mai thép nắm cổ phần trong đó. Tiếp theo chủ yếu sẽ tiến hành đầu tư vào ngành năng lượng và các sản nghiệp liên quan men vùng vịnh Hoài Hải.
Trừ đem nhà máy điện Mai Khê gộp vào tập đoàn Hoài Năng, trao đổi cổ phần với Mai thép, đồng thời còn bóc lìa một số nghiệp vụ không phải ngành chính như địa ốc ra, rót thêm vào triệu vốn để phát triển.
Hoài Năng được thành lập, là một trong những tập đoàn con chủ lực của điện lực Đông Nam, chủ tịch, tổng giám đốc đều do cao tầng trong tập đoàn kiêm nhiệm, phó tổng giám đốc thường trực là Hồ Thư Vệ, ngôi sao chính trị mới nổi của Tống hệ.
Nói là mới nổi nhưng kỳ thực Hồ Thư Vệ đã sắp tuổi, từng là thư ký cho Tống Văn Tuệ, được Tống Văn Tuệ nâng đỡ mà lên, kinh nghiệm quản lý xí nghiệp khá phong phú, trước đây hắn vốn là nhân tuyển mà Tống Văn Tuệ tiến cử để làm tổng giám đốc nhà máy điện Mai Khê.
Sau khi thành lập, quy mô tư bản của Hoài Năng lên tới gần triệu, tư lịch của Hồ Thư Vệ còn cạn chút, không thể trực tiếp đẩy lên làm tổng giám đốc được.
Trừ trao đổi một bộ phận cổ quyền với Mai thép, Hoài Năng còn rót triệu vào công ty cảng hàng hải Mai Khê, nắm % cổ phần. Như thế, được rót thêm triệu vốn này, cộng với khoản tiền vay từ ngân hàng, cũng như tư bản gom góp được, cảng Mai Khê có thể xây dựng một cầu cảng xxx tấn, ba cầu cảng tấn, đảm bảo sau khi xưởng số hai Mai thép và dự án hùn vốn xây xong, cảng đầu mối Mai Khê có thể đạt tới dung lượng triệu tấn (một năm).
Từ Giang Ninh trở về, lúc Thẩm Hoài đang trên đường, chủ nhiệm văn phòng thị ủy mới thay thế Hùng Văn Bân, Lưu Vĩ Lập gọi điện tới.
Lưu Vĩ Lập thông báo, nói Đàm Khải Bình mời hắn và Hồ Thư Vệ đến thị ủy báo cáo chuyện trù kiến tập đoàn Hoài Năng; Cao Thiên Hà cũng có dự thính.
Ân oán riêng thế nào vẫn phải gác sang một bên, quan hệ công tác bình thường không duy trì không được a.
Tập đoàn Hoài Năng đăng ký thành lập trên địa bàn Đông Hoa.
Là tập đoàn con dưới trướng điện lực Đông Nam, tuy quyền khống chế cổ phần, nhân sự hay quyết sách đều thuộc phía điện lực Đông Nam; nhưng khác với những công ty con bình thường, tập đoàn Hoài Năng có địa vị pháp nhân độc lập riêng.
Điểm này đối với Đông Hoa có ý nghĩa rất trực tiếp, chính là về sau thuế thu Hoài Năng nộp lên sẽ thuộc về Đông Hoa, không dây dưa gì đến tập đoàn mẹ cả.
Là một xí nghiệp quốc hữu có tư bản lên tới triệu, thuế thu nộp lên sẽ góp phần tăng trưởng không nhỏ cho địa phương, ý nghĩa không hề tầm thường.
Đương nhiên, đây cũng là điều kiện mà Thẩm Hoài tranh thủ được, trừ nhường ra một bộ phận cổ quyền trong Mai thép và cảng Mai Khê, để điện lực Đông Nam phân hưởng một bộ phận lợi nhuận trong thể hệ Mai thép trước đây, Mai Khê còn đem mẫu đất đắc địa nằm ở phía tây cầu Chử Khê nhường ra cho Hoài Năng dùng kiến thiết tổng bộ.
Hoài Năng là xí nghiệp quốc hữu, được ưu tiên quy hoạch thổ địa, thủ tục không gặp bất cứ cản trở nào.
Trọng yếu hơn đó là Hoài Năng rót của vào Đông Hoa, đồng nghĩa với địa khu vịnh Hoài Hải bắt đầu cất bước trong lĩnh vực năng lượng và các sản nghiệp tương quan.
Đông Hoa nằm ở trung tâm của vịnh Hoài Hải, công nghiệp năng lượng lạc hậu một mực là điểm hạn chế công nông nghiệp phát triển chủ yếu, ngay cả điện dân dụng cũng không được bảo đảm thì lấy đâu ra mà phát triển công nghiệp?
Đến mùa cao điểm, tình hình điện đóm của địa khu Đông Hoa cực bất ổn, cơ hồ cúp điện là chuyện thường ngày ở huyện/
Mấy năm nay Đông Hoa trừ tự thân tìm kiếm đầu tư kiến thiết cơ sở điện lực, một mực đều cấp thiết mong đợi ban ngành điện lực tuyến trên có thể đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ngành điện xuống địa phương.
Tuy Đàm Khải Bình không thể đem công tích thành lập tập đoàn Hoài Năng vơ vào tay mình, cũng hiểu một khi tập đoàn Hoài Năng đi vào hoạt động sẽ tiến một bước tăng cường tính độc lập, thoát ly khỏi sự khống chế từ địa phương của Mai thép hệ; nhưng y đủ thông minh để biết rằng, ý nghĩa của Hoài Năng đối với Đông Hoa thực sự quá quan trọng.
Những quan viên chủ chính cấp thành phố như Đàm Khải Bình, Cao Thiên Hà mà không biết về tình hình ở Hoài Năng, không quan tâm đến Hoài Năng, đó là thất chức, cũng không dễ ăn nói với trên tỉnh.
Thế nên Thẩm Hoài vừa từ Giang Ninh trở về, Đàm Khải Bình liền yêu cầu hắn và Hồ Thư Vệ đến thị ủy, báo cáo tình hình trù bị tập đoàn Hoài Năng cho hắn và Cao Thiên Hà ngay.
“Sau khi Hoài Năng được thành lập, là đường kênh đầu tư do nhà nước giữ cổ phần chủ yếu, năng lực thu hút đầu tư trong thị trường tài chính là rất lớn, những xí nghiệp quốc hữu địa phương không thể so sánh được…”
Hơn một tháng nay Thẩm Hoài một mực bôn ba ở bên ngoài, về đến Đông Hoa thì mệt rũ cả ra; trong khi Hồ Thư Vệ trước nay chuyên môn chủ trì kiến thiết nhà máy điện, không quen thuộc lắm với chính quyền địa phương. Đối mặt với hỏi han từ Đàm Khải Bình và Cao Thiên Hà, hắn trực tiếp nói thẳng, đem một số tình hình của Hoài Năng bày sẵn ra.
“Có điều, khi thu hút đầu tư từ thị trường tài chính bên ngoài, Hoài Năng cũng chịu nhân tố hạn chế nhất định, đó là năng lực chi trả lợi tức.” Thẩm Hoài nói: “Hoài Năng không giành được lợi nhuận thì lấy đâu ra tiền trả lãi, ai chịu đổ tiền vào… Không có đầu tư, tất nhiên đừng nó gì đến kiến thiết cơ sở điện lực…. Bởi thế, nếu chúng ta muốn Hoài Năng đầu tư kiến thiết càng nhiều cho Đông Hoa, hy vọng Hoài Năng có thể giành được càng nhiều đầu tư từ thị trường tài chính bên ngoài, điều cần trợ giúp đầu tiên đó là có thể để tập đoàn làm ăn có lãi, có năng lực chi trả lợi tức tài chính.”
“Ý tưởng của cậu thì tôi hiểu, nhưng phương án cụ thể thì sao?” Đàm Khải Bình hỏi.
“Liệu thị ủy có thể nhường ra một bộ phận thu ích từ nhà máy điện Thiên Sinh, để Thiên Sinh bán cổ phần giá thấp cho Hoài Năng, giá điện địa phương cũng có thể tăng thêm chút ít, đảm bảo Hoài Năng giành được lợi nhuận từ Thiên Sinh để đủ độ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Làm điều kiện, phần đầu tư mà Hoài Năng giành được phải chủ yếu dùng để kiến thiết cơ sở năng lượng cho thành phố.” Thẩm Hoài nói.
Trước mắt chỉ có các đơn vị cấp tỉnh và một số công ty quốc hữu cấp địa thị đặc biệt mới giành được quyền trực tiếp tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế. Loại quyền hạn thu hút ngoại tệ này thường thường đều có quy mô rất lớn, đơn vị từng trăm triệu USD mà tính; mặc dù tồn tại một số vấn đề nghiêm trọng, nhưng là trợ lực cực lớn để chống đỡ địa phương kiến thiết và phát triển.
Đối với thành phố cấp địa thị bình thường và các xí nghiệp tư nhân căn bản không tồn tại loại quyền hạn này.
Thẩm Hoài kiến nghị Trần Binh tổ kiến công ty đầu tư ở BK cũng xuất phát từ cái đạo lý này.
Có chính phủ địa phương gánh trách nhiệm, công ty đầu tư ở BK đem khoản thu hút được đổ hết vào kiến thiết cơ sở hạ tầng Đông Hoa, chỉ cần phía Đông Hoa định kỳ chi trả lợi tức là mọi chuyện ổn thỏa, trên lý luận quy mô công ty đầu tư có thể vô hạn chế khoách trương dần lên… Như thế sự phát triển của Đông Hoa có thể trực tiếp lợi dụng từ nguồn lực tài chính bên ngoài.
Trước mắt tổng khoản vay một năm trong bản địa Đông Hoa chỉ khoảng - triệu, không nghĩ chút phương pháp “bành môn tả đạo”, hết khả năng tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, mà cứ y chiếu sức nội tại thì cả tiền để xây một con đường quốc lộ cao cấp cũng không đủ, chứ đừng nói gì tới quật khởi, tới phát triển?
Trần Binh thành lập công ty đầu tư ở BK đương nhiên cũng có những khó khăn không nhỏ; đầu tiên muốn giành được sự tín nhiệm của các cơ quan tài chính BK không phải chuyện đơn giản; thứ yếu là nguồn lực tài chính trong nước cũng có hạn, mọi người tranh đến bể đầu chảy máu, Đông Hoa lại không có ưu thế gì quá hiển rõ, trước mắt chỉ có thể nói là chầm chậm mà làm thôi.
So sánh ra, thị trường tài chính hải ngoại hoàn thiện, to lớn hơn nhiều.
Hoài Năng thành lập, có thể thông qua sự phê chuẩn của bộ Điện lực, giành được quyền hạn thu hút đầu tư ở thị trường hải ngoại, làm thế này so với để chính phủ Đông Hoa tự làm, xin phép Quốc vụ viện thì tiện lợi hơn không biết bao nhiêu lần.
Song muốn vay mượn được ngoại hối từ thị trường hải ngoại, đầu tiên Hoài Năng phải có năng lực chi trả lợi tức cho nhà đầu tư, khoản tiền này không thể để bộ Điện lực đứng ra gánh được.
Trước mắt nhà máy điện Thiên Sinh là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Đông Hoa, dung lượng là ngàn kW, thuế nộp lên mỗi năm hơn triệu.
Cũng tức là nếu Đông Hoa muốn Hoài Năng giành được đầu tư để kiến thiết cơ sở điện lực, đầu tiên phải đem chiếc bánh ngọt Thiên Sinh cắt ra một khối đã, thậm chí phải cân nhắc buông bỏ quyền khống chế đối với Thiên Sinh của chính quyền địa phương nữa.
Đàm Khải Bình không hề có ý định hỏi ý kiến Cao Thiên Hà, trực tiếp cự tuyệt đề nghị của Thẩm Hoài, nói: “Phương án này khiên thiệp quá rộng, trước mắt không khả thi.”
Ở Đông Hoa, tính trọng yếu của nhà máy điện Thiên Sinh không hề kém hơn thị thép, lợi ích nhường ra một ít thì còn dễ nói chứ trực tiếp đem Thiên Sinh đặt dưới quyền khống chế của Hoài Năng thì vạn vạn không được.
Nếu đáp ứng cái điều kiện này, tập đoàn Hoài Năng sẽ bành trướng rất nhanh, phối hợp với Mai thép thành hai cánh trên lưng Thẩm Hoài, về sau ở Đông Hoa ai còn chế ngự nổi đứa này?
Đương nhiên Đàm Khải Bình lên tiếng phản đối, Thẩm Hoài cũng không làm gì được.
Thiên Sinh và thị thép là hai trong số không nhiều xí nghiệp có thể đưa lên mặt khoe khoang, đừng nói một tập đoàn con của bộ Điện lực, có là bộ Điện lực tự thân xuống đề nghị, hắn trực tiếp cự tuyệt cũng không ai dám nói gì.
“Mô thức này có vẻ rất hấp dẫn a!” Cao Thiên Hà nói: “Trực tiếp nhường Thiên Sinh ra thì đúng là hơi gấp, liệu có thể cầm nhà máy điện nào khác ra thử không?”
Đàm Khải Bình liếc sang Cao Thiên Hà, trong mắt có lệ sắc; nhưng Cao Thiên Hà vẫn điềm nhiên như không, hứng thú nhìn Thẩm Hoài, tựa hồ hy vọng Thẩm Hoài và Hồ Thư Vệ có thể nói sâu hơn, hỏi: “Nếu để huyện Hà Phố cầm nhà máy điện Hà Phố ra hợp tác, Hoài Năng thấy thế nào?”
Bí thư huyện ủy Hà Phố Đào Kế Hưng là do Ngô Hải Phong đề bạt mà lên, huyện trưởng Cát Vĩnh Thu là người của Cao Thiên Hà, lấy nhà máy điện Hà Phố ra hợp tác với Hoài Năng, Cao Thiên Hà không cần bận tâm Đàm Khải Bình đủ sức đặt bẫy rập, kéo chân sau gây khó dễ.
Đối mặt với quả đào do Cao Thiên Hà ném ra, Thẩm Hoài vẫn bất động thanh sắc, nhìn hướng Đàm Khải Bình, hỏi: “Đàm bí thư, anh cảm thấy thế nào?”
Đàm Khải Bình không ngờ Cao Thiên Hà sẽ đột nhiên chen chân vào thế này, cảm giác như ngực bất ngờ bị đạp một cái, lại không thể trực tiếp cự tuyệt được.
Hoài Năng phát triển được hay không quan hệ đến thế lực Tống hệ có thể cắm rễ ở Đông Hoa sâu đến mức nào; Đàm Khải Bình không thể bởi mâu thuẫn cá nhân giữa hắn với Thẩm Hoài mà tìm cớ áp chế Hoài Năng; tương tự như lúc ấy hắn chỉ có thể dùng thủ đoạn mềm lên thân Mai thép vậy.