Tuyết đã ngừng rơi, nhưng trong không khí vẫn bao phủ một lớp bụi màu vàng dầy, giống như tấm màn âm thầm từ trên không chùm lên đống đổ nát.
Mọi người nhìn tượng phật bị vỡ thành mấy mảnh chôn vùi trong đống gạch nói mà sợ hãi, cũng thầm kêu may mắn. Nếu chẳng phải tường của tòa điện thờ này chắc chắn, không bị đổ sập trong trận động đất vừa rồi thì đã tạo thành thương vong nghiêm trọng.
Sau khi kiểm kê nhân số, có tám người bị thương, không ai tử vong. Nhưng ngựa nhốt trong gian nhà phụ thì bị cột trụ đổ xuống chết mất mấy con, có điều trong tai họa bất ngờ này, còn cầu mong gì hơn thế nữa?
Thẩm Mặc sai các hộ vệ đỡ toàn bộ người bị thương lên xe ngựa, làm tốt biện pháp giữ ấm. Nghĩ một lúc rồi nói với Thiết Trụ bị quấn băng ở đầu:
- Cắt thịt ngựa chết ra đi, chúng ta phải chuẩn bị cho việc tới Từ Châu không có đồ bổ xung.
- Ý đại nhân là phía bên Từ Châu cũng có địa chấn?
Thẩm Mặc gật đầu, nhìn bầu trời đầy một mầu vàng đậm, trong lòng nổi lên dự cảm chẳng lành, trầm ngâm nói:
- Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất, chuẩn bị trước vẫn hơn.
Đợi dọn dẹp xong, mọi người ăn qua loa và miếng trên đống đổ nát rồi rời khỏi địa phương làm họ cả đời không quên này.
~~~~~~
Trong suy nghĩ của Thẩm Mặc, trận thiên tai này có khả năng liên lụy tới chu vi trăm dặm. Nhưng thực tế trận động đất lớn ngày tháng năm Gia Tĩnh thứ đó bắt nguồn từ ba nơi Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam. Dư chấn của nó lan tới bốn nơi Bắc Kinh, Sơn Đông, Nam Trực Đãi. Nói cách khác hai kinh cùng nửa số tỉnh bị tai nạn.
Toàn bộ phương bắc của Đại Minh đều cảm thụ được trận động đất này, Bắc Kinh càng cảm nhận rõ ràng, từ ngày trở đi, trong năm ngày liền như sấm nổ khắp trời, núi đá sụp đổ. Hơn mười dặm tường thành bị sập, nhà dân, phủ quan cung điện càng sụp đổ vô số. Tới ngay cả Tây Uyển của Gia Tĩnh cũng không may mắn thoát nạn, hơn mười gian cung điện bị đổ, cung Ngọc Hi bị hủy hoại nghiêm trọng, căn bản không thể cư ngụ.
Gia Tĩnh kinh sợ, di giá sang cung Thánh Thó, không để ý an bài long sàng, sai người lập pháp đàn trước. Ông ta chỉ mặc một cái óc, quỳ trên sàn đá lạnh ngắt, cầu khẩn:
- Vạn phượng có nạn là tội của trẫm, Ngũ Đế trách tội, trẫm chịu hết, chớ làm hại tới con dân, quấy nhiễu tổ tông ...
Đối với mỗi một hoàng đế, mặc dù thiên tai đều là điều phiền phức không muốn gặp phải nhất. Nhưng động đất càng không muốn thấy, vì chẳng biết tên dửng mỡ nào nghĩ ra, nói phát sinh động đất là do đế vương phạm sai lầm, khiến cho thiên thần trách tội. Nghìn năm qua đều nói thế, cho nên tất cả đều tin.
Với Gia Tĩnh mê tín cực đoan thì lại càng tin, ông ta tin chức đây là lời cảnh báo hoặc cảnh cáo của trời cao với mình. Nên phải xin trời cao tha thứ đã rồi mời bù đắp tội lỗi sau.
Đương nhiên với tính khí của Gia Tĩnh thì tuyệt đối không cho rằng mình sai lầm, mà tin chắc đó là đám quan lại phạm lỗi. Trẫm chẳng qua chịu nạn thay người mà thôi. Cho nên cầu khấn ba ngày xong thì ông ta gọi hết quan lớn quan nhỏ kinh sư , hơn hai trăm người tới đại điện quỳ cùng với mình.
Đừng quên đây là Bắc Kinh, đừng quên giờ là tháng chạp, nơi này nước rơi xuống là thành băng thực sự. Các đại thần quỳ ngoài đại điện, cho dù người khác áo lông cừu dầy. Nhưng nếu quỳ một hai canh giờ e rằng thành tượng băng hết.
May là Gia Tĩnh còn cần bọn họ làm việc, cho nên nửa canh giờ sau, cửa đại điện mở ra. Hoàng đế chỉ mặc áo gai đi dầy vải xuất hiện trước mặt mọi người.
- Hoàng thương... Vạn thuế vạn thuế ... Vạn vạn thuế.
Các đại thần lạnh tới cững cả lưỡi rồi.
Đôi mắt hẹp dài của Gia Tĩnh lóe lên thứ ánh sáng còn lạnh hơn thời tiết, hỏi thẳng:
- Đã có những nơi nào bị thiên tai.
Nghiêm Tung run run đáp:
- Hồi bẩm bệ hạ, trừ kinh sư ra thì Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm Tây đều có báo cáo truyền lại. Theo thống kê sơ bộ ước chừng có hơn bốn mươi châu phủ bị nạn, nhưng cụ thể bao nhiều người dân và bao nhiêu tỉnh thiệt hại thì phải đợi vài ngày nữa mới biết.
- Năm tỉnh, hơn bốn mươi châu huyện? Đó còn là thống kê sơ bộ?
Gia Tĩnh đế choáng váng, Hoàng Cẩm bên cạnh vội đỡ lấy sai người mang long ỷ tới.
Nhưng hoàng đế vẫn đứng nói:
- Năm hai bảy bị động đất, chỉ có Sơn Đông Thiểm Tây và hơn hai mươi châu phủ bị tai nạn, đã chết gần mười vạn người.
Giọng run lên, mắt đỏ hồng:
- Lần này sẽ chết bao nhiêu người đây? Ba mươi vạn? Bốn mươi vạn?
Che mặt khóc:
- Khác gì lấy dao cắt tim trẫm.
- Bệ hạ nén đau thương, đó là tội của chúng thần.
Các đại thần cũng khóc om sòm.
Khóc một hồi, Gia Tĩnh đột nhiên nói lớn:
- Chu Thành Long đâu, đứng ra đây cho trẫm.
Một quan viên quỳ hàng cuối cùng cố gắng bò dậy, dùng âm lượng lớn nhất đáp:
- Có vi thần.
Ông ta mặc quan phục ngũ phẩm, là khâm giám thiên chính của Đại Minh.
- Ngươi là quan trông coi việc giám sát thiên tượng, tính dữ báo lành cho trẫm, vì sao động đất lớn như thế khâm thiên giám lại không phát hiện ra chút dấu hiệu nào?
Hoàng đế chất vấn.
Chu Thành Long quỳ xuống đáp:
- Khởi tấu bệ hạ, địa chấn là điềm báo của trời cao, thiên uy khó lường, phàm phu tục tử sao dám đoán bừa? Dù Khâm thiên giám cũng không dám tùy tiện suy đoán lòng trời, tránh mang tới tai họa lớn hơn.
Gia Tĩnh giận dũ hừm một tiếng:
- Phế vật chỉ biết trốn tránh trách nhiệm! Ngươi nói xem trời cao vì sao gửi điềm báo này.
- Thánh nhân nói: Khi tiểu dân sầu oán, làm trời cao nổi giận, sẽ lấy hạn hán, nhật thực, sao chổi, động đất, suối cạn ra để cảnh báo.
Ai ngờ Chu Thành Long mặt không đổi sắc nói:
- Động đất là điềm báo bốn bể bất an, vạn dân oán thán, vì thế sinh tai biến.
Lời nói chắc nịch của Chu Thành Long làm trước đại điện lặng ngắt đáng sự, tất cả mọi người đều nghĩ :" Tên man mọi Quảng Đông này lại muốn sinh thị phi vô cớ rồi.
Người này xưa nay không biết ăn nói chừng mực, không hiểu "dẹp chuyện cho yên thân."
Từng câu từng chữ đánh sâu vào lòng Gia Tĩnh, làm ông ta rất khó chịu, nhưng lại tin sái cổ. Lạnh lùng nhìn các quan dưới thềm:
- Ý các khanh ra sao?
Các đại thần đều nhìn Nghiêm Tung, mọi người đều biết Nghiêm các lão là pháp bảo tốt nhất để hạ hỏa của bệ hạ, quả nhiên Nghiêm Tung vẫn ung dung nói:
- Bệ hạ, lão thần cho rằng tìm hiểu căn nguyên là quan trọng nhất, nhưng chuyện cấp bách hiện nay là tổ chức cứu tế ra sao.
Lão ta thở dài, mặt đầy lo lắng:
- Lần này nơi bị thiên tai nhiều như thế, lại đang trong mùa đông giá rét, nếu địa phương cứu tế không chu đáo, khẳng định sẽ chết đói chết rét vô số.
Gia Tĩnh đế gật đầu, thuận theo lời Nghiêm Tung nói:
- Cứu tế, đương nhiên phải cứu tế, còn phải cứu tế lớn.
Ông ta vung tay:
- Các khanh đừng nghĩ nên ăn tết ra sao nữa, hiện giờ cứu tế là việc trên hết, đợi nội các định ra kế hoạch, bất kể khanh có là quan lớn thế nào, chỉ cần dùng tới là phải nghe điều phối.
- Chúng thần tuân lệnh.
Xảy ra chuyện lớn như thế, mọi người biết không được ăn tết yên lành rồi, cho nên không bất ngờ.
Lại nghe hoàng đế nói:
- Nhưng cứu tế gấp, nguyên nhân căn bản vẫn phải tra.
Ông ta thở dài:
- Điềm báo của trờ cao đáng suy ngẫm, lần này giang sơn của tổ tiên như muốn lật nhào, trẫm mỗi khi nghĩ tới đều khiếp hãi. Mấy ngày qua trẫm đều nghĩ, là trẫm khuyết đức hay do đại thần làm việc bất công phạm phạm, khoa đạo ngôn quan tham tâm không trung thực, không mặt mũi nhìn trời, cho nên sinh họa lớn này.
- Thần có tội.
Các quan hô lớn, thật ra đây là câu chọc tức người ta, rõ ràng biết luật pháp tội không thể trách tội số đông, còn cứ rao lên.
Gia Tĩnh thầm hừ lạnh một tiếng, chậm rãi nói:
- Vậy đi, trẫm tự xem lại mình trước, cầu tìm được nguyên do thiên tai, tránh thảm họa lập lại. Đồng thời các khanh cũng phải chất vấn bản thân, rửa sạch lòng dạ, cố trừ hết tệ nạn cũ, cải cách triệt để.
-Thần tuân chỉ.
- Mấy vị các lão, hai vị Lý Phương bộ đường ở lại, còn các khanh miễn quỳ.
Gia Tĩnh mỏi mệt phất tay, rồi đi vào đại điện, đằng sau lưng là tiếng hô chỉnh tề:
- Cung tiễn bệ hạ..
Sau khi vào đại điện, Gia Tĩnh uể oải dựa vào giường mềm máu vàng, nhìn làn khói xanh từ lò hương bốc lên, suy nghĩ miên man...
Nói ra rất đáng hận, đời này Gia Tĩnh có cái số chuyển nhà, trước tiên là chuyển từ Hồ Quảng tới Bắc Kinh, rồi từ Tử Cấm Thành chuyển tới Tây Uyển, tiếp đó chuyển từ cung Thánh Thọ sang cung Ngọc Hi. Hai lần đầu còn được, đó là do ông ta tự nguyện, nhưng hai lần ở Tây Uyển thì do hỏa hoạn và động đất, ông ta không thể không nghĩ :" Chẳng lẽ nhân phẩm của trẫm tệ như thế?"
Đám thái giám cung nữ sớm đã đem cung Thánh Thọ bày biện hết sức tỉ mỉ, là muốn bệ hạ bớt phiền muộn.
- Bệ hạ! Các đại thần tới rồi.
Hoàng Cẩm bẩm báo, gọi hoàng đế từ cõi thần tiên về.
- Chúng thần khấu kiến bệ hạ.
Các đại nhân hành lễ xong, Hòng Cẩm mang ghế gấm lại cho Nghiêm các lão, những người khác chỉ đành đứng.
Đó đều là quan viên hạch tâm của Đại Minh, đối diện với họ, Gia Tĩnh hỏi thẳng thắn:
- Quốc khố còn có thể lấy ra bao nhiêu tiền.
Hộ bộ thượng thư Phương Độn bẩm báo:
- Hồi bẩm bệ hạ, hai vạn hai lượng.
Thẩm Mặc mà nghe được câu này thì sẽ tự hào lắm.
Truyện convert hay : Đô Thị Cực Phẩm Tiên Tôn