Quan Cư Nhất Phẩm

chương 769-2: tảo triều (2-4)

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Long Khánh dù tính cách do bị áp chế bao năm đâm ra rụt rè, nhưng chẳng hồ đồ, mình mới đăng cơ, nhân tâm chưa ổn, biện pháp tốt nhất để củng cố địa vị thống trị là vạch rõ giới hạn với hai triều đại hoang đường "Chính Đức, Gia Tĩnh", bày ra tư thái mới, để được thần dân ủng hộ.

Là lão yêu tinh sống qua tời Nghiêm Tung và Gia Tĩnh, Từ Giai nắm lòng người rất chuẩn, trước hội triều, ông ta đã trao đổi với Long Khánh nhiều lần, cho nên lúc này tân đế tất nhiên không có gì phản đối:

- Được, nghe theo các lão.

- Lão thần tuân chỉ, nhất định không phụ sự ủy thác của bệ hạ.

Từ Giao cao hứng lấy ra bản tấu mới:

- Bệ hạ, thần còn có bản tấu.

- Đưa lên.

Long Khánh lúc này đáp nhanh gọn hơn nhiều rồi.

Tấu giao xong, Từ Giai trầm giọng nói:

- Tân đế đăng cơ, theo lệ miễn phú thuế, khao thưởng ba quân, đại xá thiên hạ, để nêu cao thánh đức.

- Được.

Long Khánh không cần suy nghĩ chấp nhận ngay, chuyện được lòng người phải làm nhiều một chút.

- Bệ hạ.

Nhưng lời chưa nói hết đã có người cắt ngang:

- Thần cho rằng chuyện này cần phải cân nhắc.

Long Khánh thấy đó là Cao Củng, liền không nói nữa, ý là mời Cao sư phụ tùy tiện.

Cao Củng hiểu Long Khánh, nên ra khỏi hàng chắp tay nói:

- Đáng lẽ ra ba điều này đã thành thông lệ, làm theo cũng phải, nhưng thời thế thay đổi, với tình hình Đại Minh hiện nay, vạn vạn lần không thể làm nguyên xi như thế.

Rồi quay sang Từ Giai:

- Hiện nay vạn dân thất nghiệp, quốc khố thiếu thốn, cửu biên nhiều nơi tuyệt bóng người, ruộng đồng bỏ hoang, dân chúng cơ cực, phỉ đồ tụ tập chống đối quan phủ. Chiết Trực Mân thì hào phú khắp nơi. Thời kỳ phi thường hành sự phi thường, không thể cứ theo lệ cũ, phải châm chước thực tế, cân nhặc lợi hại mà làm.

Từ Giai bình thản hỏi:

- Ông muốn thay đổi thế nào?

Cao Củng có kế trước, đủng định nói:

- Miễn thuế là đương nhiên, nhưng phân chia thực hiện, như ta đã nói vừa rồi, phương bắc thiên tai nhân họa liên miên, nên miễn thuế để an định lòng dân. Nhưng các tỉnh đông nam giàu nứt đố đổ vách lại nợ thuế nghiêm trọng, không phải bọn họ không nộp nổi mà là tìm cách trốn tránh, nếu như miễn thuế, thì chỉ càng khích lệ bọn họ phạm pháp, sau này càng thêm ngang ngược.

Từ Giai cau mày:

- Vậy khao thưởng ba quân thì sao?

- Đăng cơ khao thưởng ba quân, tổ tông không có chuyện này. Tiên đế lấy thân phận phiên vương thừa kế đại thống, cần mua chuộc lòng quan binh, mà khi đó quốc gia dử dả, nên có thể làm được. Nhưng nay bệ hạ kế vị là thuận theo đại thống, không cần làm theo lệ triều Gia Tĩnh.

Cao Củng nói thêm:

- Nên có thể tiết kiệm bốn trăm vạn này có thể dùng chẩn tai, thủy lợi, càng có ích cho thiên hạ hơn, càng lấy được lòng người cho hoàng thượng hơn.

Từ Giai thầm cười lạnh:

- Vậy đại xá thiên hạ?

- Trong ngục tất nhiên có nhiều người lương thiện oan khuất, nhưng đa phần là kẻ đại gian đại ác, huống chi hiện nay lòng dân kích động, đễ bị xúi bẩy, nếu thả đám hung ác trong ngục ra, chẳng phải là đổ dầu vào lửa, gây thêm loạn cho nhân gian.

Cao Củng cao giọng nói:

- Cho dù đại xá với chư thần khuyên gián, ta cho rằng cũng nên phân biệt đối xử.

Từ Giai thấy ông ta lôi di chiếu vào, tức thì khó chịu, mặt trầm như nước hỏi:

- Như thế nào?

- Tiên đế đăng cơ năm, vì thế quan viên vì ngôn luận bị tội đâu ít, chẳng lẽ không kẻ nào đáng tội? Nếu theo ý Từ các lão, không luận tội trạng, không luận thiện ác, phàm kẻ xúc phạm tiên đế đều đại xá, thì coi tiên đế là gì? Chẳng lẽ phàm việc tiên đế làm đều là sai, phàm kẻ phản đối tiên đế đều là đúng?

Cao Củng chắp tay với Long Khánh:

- Hoàng thượng, nếu làm theo phương án đó đại xá hết, chắc chắn là tự bội nghĩa quân thần, hoàng thượng tổn thương ân phụ tử, thiên hạ sẽ nhìn vào quân thần chúng ta ra sao?

Triều thần xôn xao, có người cho rằng Cao Củng nói có lý, hoàn toàn phủ định tiên đế là không ổn, Từ các lão hơi quá đáng.

Nhưng đa phần cho rằng, Cao Củng không ý kiến trong nội các, lại ra triều đường khai hỏa, mang lòng dạ khó lường. Người trong nước có thói xấu, nếu cho rằng ngươi mang lòng dạ xấu, thì tất cả lời nói hành động đều là tà ác, cho nên bọn họ nhận định, Cao Củng tranh giành quyền lực nội các.

Đúng lúc này hoàng thượng lại im lặng, càng khiến quan viên suy đoán lung tung.

- Yên lặng, yên lặng..

Lễ quan vội duy trì trật tự, mọi người yên tĩnh lại, nhìn Từ Giai, xem ông ta phá chiêu thế nào.

Từ Giai chẳng tranh cãi với Cao Củng trên triều đường, vì đấu khẩu là vô ích, lại mất thân phận. Quan trọng hơn, ông ta cho rằng ở chuyện tiên đế, hoàng thượng quyết không vì quan hệ với Cao Củng tốt mà nghe ông ta.

Ngược lại là cơ hội tuyệt hảo chia tách quan hệ hai người bọn họ.

Vì thế Từ Giai thong thả nói:

- Nếu Cao các lão và lão phu mỗi người một ý, vậy hãy nghe thánh thượng.

Rồi chắp tay hướng Long Khánh:

- Không biết thánh ý ở ba việc này thế nào?

Thấy tất cả mọi ánh mắt đều hướng về phía mình, Long Khánh hơi hoảng loạn. Hắn tin Cao sư phụ không hại mình, nhưng Từ các lão cũng có lòng tốt, lúc này nghe ai, không nên nghe ai, làm hắn không biết phán đoán thế nào.

Long Khánh rối như tơ vò, dù các sư phụ dạy hắn rất nhiều đạo lý trị quốc, nhưng tới lúc cần toàn bộ chẳng ăn khớp.

Rốt cuộc là đồng ý với ai? Hắn càng nghĩ càng bấn loạn, ngồi ngây ra đó không nói, hoàn toàn coi người dưới thành củ cải.

Cao Củng dù sao dạy dỗ hoàng đế hơn mười năm, biết ngay học sinh của mình cuống rồi, liền lên tiếng giải vây cho hắn:

- Hoàng thượng mới tiếp xúc với chính vụ, còn chưa quen thuộc quốc sự, thủ phụ xin thánh ý tại chỗ, làm khó hoàng thượng rồi.

Lời này thực ra có hơi chút làm mất mặt hoàng đế, đổi lại người khác thế nào cũng gặp rắc rối. Nhưng Cao Củng nói thế thì không cần cố kỵ gì.

Các đại thần nghe thế đều kinh hãi biến sắc mặt, có ngôn quan muốn đứng ra chỉ trích Cao Củng coi thường quân thượng, ai ngờ Long Khánh lại như được đại xá, nói:

- Cao các lão nói đúng lắm, trẫm còn chưa quen quốc sự, không nên quyết định bừa thì hơn ... Chư vị ái khanh là những năng thần kinh nghiệm phong phú, trẫm nghe là được ...

Chẳng phải có câu "lý bất biện, bất minh" sao? Vậy cứ để bọn họ tranh luận không phải là sẽ rõ sao?

Từ hầu hạ một ông chủ độc tài chuyện gì cũng phải xin ý chỉ, biến thành vị hoàng đế sẵn lòng lắng nghe mọi người, làm Từ các lão cảm thấy rất không quen.

Nhưng Từ Giai bất kể nghĩ gì cũng sẽ không thể hiện ra mặt như Cao Củng, càng không chỉ chỏ hoàng thượng làm gì, liền chắp tay nói:

- Hoàng thượng bảo chúng thần nghị luận, vậy thần tuân chỉ.... Lão thần cho rằng, lập luận của Cao các lão sai rồi, nay hoàng thượng đăng cơ, khảo thưởng tam quân, là kế thừa phụ chế, có gì không ổn? Huống hồ quốc gia bất an, thế lại càng ổn định nhân tâm, hiện giờ bệ hạ mới đăng cơ, trăm vạn quan binh thiên hạ đang ngửa cổ ngóng trông, đợi hoàng thượng ban thưởng, đột nhiên lại dùng lệ cũ trăm năm trước, quan binh ắt sinh oán giận . Nay biên thùy loạn không ngừng, chính đang trông cậy vào bọn họ bảo vệ quốc gia, thưởng còn không kịp, sao có thể tước bỏ.

Rồi nói đầy thông cảm:

- Cao các lão lo cho quốc gia, bản quan có thể hiểu, nhưng hiện giờ đang thảo luận là phương châm đại kế, phải đứng ở độ cao toàn cục, chứ không thể chỉ tính toán kinh tế.

Mặc dù ông ta nói rất lễ tiết, nhưng ai cũng nghe ra ông ta nhạo bàng Cao Củng tầm nhìn hẹp hòi, không có tư cách luận quốc gia đại sự.

Cao Củng hừ một tiếng:

- Nếu như khảo thưởng một lần mà làm tướng soái cảm phục ân trạch của hoàng thượng, thì ta cũng tán đồng. Nhưng thủ phụ phải biết rằng, dù thắt lưng buộc bụng nặn ra vạn lượng bạc thưởng, mà quân đội có vạn, thêm vào số không thực, phải tới vạn, rồi tầng tầng cắt xẻo, tới tay mỗi binh sĩ sẽ chưa tới một lượng.

- Chẳng lẽ vì không có chút bạc đó mà quan binh không trung với hoàng thượng sao?

Cao Củng nóng tính, nói dần ngữ khí trở nên khắc bạc mà không biết.

- Cho nên ta nói khen thượng ý nghĩa không lớn. Huống hồ càng phải xét đến thực tế, còn một quý nữa là hết năm, ngân khố không còn bạc dư để chi tiêu rồi. Cho dù có tiết kiệm toàn bộ số tiền chi tiêu xây dựng trước kia, cũng chỉ có vạn lượng, chẳng lẽ thủ phụ có phép hóa đá thành vàng, biến đất thành bạc đem phát?

Lúc này Quách Phác cũng lên tiếng:

- Hữu ti rõ ràng đã báo lên quốc khố trống rộng, vậy mà còn suy đoán thánh ý không báo lên, cái thói xấu này không trừ không được.

- Điều này hai vị không cần lo.

Hộ bộ thượng thư Cao Diệu lên tiếng giúp Từ Giai:

- Lão phu tự có an bài.

- Chẳng qua là lấy của thị bạc ti.

Cao Củng hừ lạnh:

- Nhưng thủ phụ có nghĩ tới nguy hại của hành vi này không? Đó là lĩnh trước lương, như thế tất cả an bài tài chính năm sau sẽ vứt hết, năm sau triều đình sẽ chắc thể làm gì cả, Đại Minh hiện giờ thương tích lỗ chỗ rồi! Không thể kéo dài thêm một năm được.

- Vậy ông ăn nói thế nào với quan binh thiên hạ?

Chu Hành thuộc phe Từ Giai ra khỏi hàng chất vấn:

- Có sao nói vậy, để bọn họ hiểu quốc sự gian nan.

- Làm thế thế diện triều đình còn gì nữa?

Hoàng Quang Thăng lên tiếng.

- Thể diện quan trọng hay hưng vong quốc gia quan trọng?

Công bộ thị lang bên Cao Củng hỏi lại.

- Đừng suốt ngày đem an nguy quốc gia đeo trên miệng.

Có viên thị lang bên Từ Giai đi ra ứng chiến:

- Trị đại quốc như nấu con cá nhỏ, nếu dùng thuốc mạnh như các vị, Đại Minh mới nguy đó.

Tranh cãi càng lúc càng kịch liệt, đầu tiên là đại học sĩ, sau đó tới cửu khanh, rồi thị lang, ngôn quan cũng tham gia hỗn chiến. Càng về sau càng kích động, chẳng nghe ra lý lẽ gì nữa, chỉ nghe thấy tiếng chửi bới.

Long Khánh há hốc mồm nhìn đại thần nói văng nước bọt, giọng càng ngày càng nhanh, càng kịch liệt, hắn hoàn toàn không xen miệng vào được.

Điều này chẳng đáng ngạc nhiên, vì quan viên triều đường chia làm hai loại, một là các lão thần vượt qua phong ba thời Gia Tĩnh, hai là ngôn quan qua chiếu ngục, bất kể loại nào đều hung tợn tới mức làm người ta khó chống đỡ.

Hiện giờ Long Khánh hoặc có trí tuệ cao hơn bọn họ lấy lý phục người; hoặc là lấy uy nghiêm hoàng đế, lấy thế ép người. Nhưng hắn tuy không ngốc, nhưng không đủ cơ trí, không đấu nổi đám người này. Mà hắn cũng biết tùy tiện dùng quyền uy hoàng đế, sẽ bị biến thành đối tượng công kích của đám gia hỏa này.

Hắn dự liệu được đám ngôn quan không sợ chết kia nói mình "lạm dụng quyền uy", nên không nói là hơn.

Nhìn đám gia hỏa đằng đằng sát khí phía dưới, thiếu chút nữa là động thủ như đám man mọi, Long Khánh thở dài :" Thì ra làm hoàng đế là việc khổ sai."

Thẩm Mặc đứng ngoài nhìn, nhưng trong lòng hướng về phía Cao Củng, vì nó hướng về quốc gia bách tính, còn Từ Giai có hiềm nghi nịnh bợ hoàng thượng, đề cao hoàng ân.

Đối với quan viên bình thường mà nói thì chả sao, nhưng với thủ phụ mà chỉ biết lấy lòng hoàng đế thì còn ai có thể lên tiếng cho quốc gia?

- Yên lăng, yên lặng.

Lễ quan lớn tiếng quát tháo, nhưng đám quan viên đang kích động nào chịu nghe.

- Chư vị, bình tĩnh nào.

Thấy triều đường biến thành cái chợ, Từ Giai không thể không lên tiếng. Hai bên đều không lên tiếng nữa.

- Các vị không nên tranh cãi.

Từ Giai giọng bình hòa nhưng mang vẻ mệnh lệnh không được phép cưỡng lại của tế tướng:

- Lời Cao các lão rất có lý, nhưng chúng ta ở đây mỗi việc phải nghĩ cho đại cục. Hiện giờ tân đế đăng cơ, người dân thiên hạ kỳ vọng rất cao, nếu chúng ta keo kiệt để thiên hạ thất vọng với hoàng thượng thì có ngàn vạn lượng cũng chẳng mua lại được. Đây không phải là việc tiền bạc, mà liên quan tới thánh uy, chúng ta cần thận trọng.

- Thủ phụ nói rất hay.

Quan viên bên phía ông ta nhao nhao phụ họa:

- Tiền này đáng tiêu.

Bên kia Cao Củng không nói, người của ông ta không rõ ý, không dám lên tiếng tùy tiện, tức thì chiến cục ngả về một phía.

- Các lão còn muốn tấu không?

Thấy Cao Củng không nói, lễ quan hỏi Từ Giai.

Từ Giai gật đầu lấy bản tấu thứ ba ra, ai ngờ chậm mất một bước, có người tranh mất, chẳng cần đoán chỉ có Cao Củng dám làm như thế.

- Bệ hạ, thần có bản tấu.

Cao Củng giơ cao tấu sớ nói lớn:

Từ Giai không thể nói :" Xéo ngay, lão tử tấu trước." Nên đành đứng lại.

Cao Củng nói nửa ngày trời mà không thấy Long Khánh đám lại, không khỏi xấu hổ. Mã Toàn vội gọi nhỏ:

- Hoàng thượng..

- Hả?

Long Khánh không biết là vừa vào cõi thần tiên làm gì, người sắp trượt suốt dưới long ỷ rồi, vội ngồi thẳng lại hỏi:

- Hạ triều à?

Đám đại thần tức thì sắc mặt rất quái dị.

- Chưa ạ, Cao các lão có bản tấu.

Mã Sâm đánh miệng.

Long Khánh nhìn kỹ, đúng thế thật, vội nói:

- Mang lên đây.

Đợi Mã Toàn nhận lấy bản tấu, Cao Củng hạ cánh tay giơ tới phát tê xuống:

- Khởi tấu bệ hạ, Đại Minh hiện nay mang bệnh nặng trên người, trong phải chỉnh đốn lề thói, ngoài biên cương không yên, quân lực tài lực thiếu hụt, không thể chỉ biết thi ân, không màng thực tế.

Mọi người len lén nhìn Từ Giai, quả nhiên thủ phụ mặt âm trầm, hiển nhiên bị lời chẳng khác gì chửi thẳng mặt làm tức điên.

Thực ra có thể chọc giận Từ các lão luyện Ô Quy thần công tới đại thành, không phải là ai cũng có thể làm được. Năm xưa không biết bao người nói ông ta là tiểu thiếp của Nghiêm Tung, về sau lại bảo ông ta là Thanh Từ tể tướng, Từ Giai chỉ coi như gió thoảng bên tai.

Nhưng Từ Giai lúc này không lên tiếng thì mất thân phận tể tướng, may mà tiểu tốt của ông ta nhiều, Lôi Lễ cười lạnh:

- Cao các lão khẩu khí lớn lắm, chẳng lẽ toàn triều chỉ có mình ông trung nghĩa, chẳng lẽ những điều ông trình bày đều là chính xác?

- Đề nghị của thủ phụ đại nhân đúng là mọi người đều vui, nhưng chỉ toàn vì thi ân.

Cao Củng khinh miệt nhìn ông ta:

- Chỉ dựa vào cam thảo không có thuốc đắng dã tật, trị không nổi bệnh của Đại Minh.

- Cao các lão hồ đồ rồi.

Lôi Lễ cười nhạt:

- Trị bệnh nặng không thể dùng thuốc mạnh, nếu không chẳng những không trị được bệnh còn mất mạng. Cần phải dùng thuốc ôn hòa điều dưỡng, đợi gân cốt cường tráng rồi mới dùng thuốc mạnh cũng không được. Chủ trương của thủ phụ là vương đạo cứu quốc.

Mọi người nghe thế gật gù liên tục, Cao Củng giọng vẫn sắc bén:

- Ta cũng biết hiện giờ không tiện có hành động lớn, lề lối không sửa có thể đổi sau, biên cương bất bột có thể định dần; binh không mạnh có thể từ từ huấn luyện. Nhưng một thứ bệnh không trị, dùng bao nhiêu cam thảo bổ dược, cũng đem nuôi chó hết, không có tác dụng như ý muốn.

Lời này khiến mọi người tò mò, yên tĩnh lại nghe ông ta nói:

- Chư vị nghĩ tới chưa, kỳ thực trên đời đa số vấn đề đều có cách giải quyết. Nhưng biện pháp triều đình ban bố luôn thu hiệu quả rất ít, thậm chí càng trị càng loạn vì sao?

Mọi người đều đồng cảm, là quan viên TW, bọn họ đối diện với khốn cảnh lớn nhất là, trên ra lệnh một đằng dưới thực thi bóp méo một nảo, đúng là khó khăn thiên cổ, muốn nghe kiến giải của ông ta xem có gì cao siêu.

- Theo bản quan thấy, họa thiên họa do thói xấu lâu ngày di truyền thành bệnh, bản quản tổng kết thành tám thứ bệnh , lần lượt là "chấp pháp bất công", " tham ô hối lộ"," không dám nhận trách nhiệm", "ghen tỵ", " thiếu hiệu quả", "bè đảng níu kéo nhau", "tắc trách", khiến cho lề thói bất chính, công luận bất minh. Quan lại không lấy đó là nhục, còn lấy đó là vinh. Cha truyền cho con, huynh dạy cho đệ, chỉ sợ khác biệt với người. Khiến thiên hạ bệnh nặng.

Bách quan nghe mà mặt trắng bệch, lời Cao Củng xoáy vào tận xương, làm bọn họ toàn thân khó chịu.

Long Khánh lại thấy có lý, nhưng nội dung Cao Củng nói lại nằm ngoài phạm trù lý giải của hắn, đoán chừng bách quan thấy khó chịu, nên không dám lên tiếng ủng hộ, liền im lặng, dù sao cũng chẳng ai dám hỏi hắn rốt cuộc nghe có hiểu không.

- Chính vì đủ thói xấu đó làm triều đình từ trên xuống dưới, chỉ toàn hạng tham lam, bị lợi ích làm mù mắt. Giỏi nịnh bợ đón ý, chẳng sợ dự luận, bất chấp liêm sĩ, tất cả cho rằng mình là quan phải hưởng lợi ích cao nhất.

Cao Củng càng nói càng tức giận:

- Hạng người này coi không lên tiếng là lương thiện, coi né tránh là lão thành; coi ba phải là thỏa đáng; coi nịnh bợ là khiêm tốn; coi nói xuông là thanh lưu; coi lên mặt kể cả là phong thái, coi quan dưới vâng dạ đón ý là xứng chức.

- Còn loại làm quan coi pháp đồ triều đình là trang trí, coi dân sinh khổ cực như không, coi thanh liêm là dị loại, trơ lỳ ngu dốt, ghen tị hiền tài, chỉ biết kéo bề kết phái, nhét đầy túi riêng, chỉ có hại không có lợi gì cho quốc gia.

- Kết quả là khiến cho mọi người chẳng còn thấy lạ nữa, coi đó là chuyện đương nhiên, khiến trên dưới bình an vô sự, kẻ học theo ngày càng nhiều, đó mới là gốc bệnh của thiên hạ.

Lời của Cao Củng như tiếng sấm đánh đại điện rung chuyển, quan viên hồi lâu không nói lên lời.

Ông ta chẳng chút dung tình lột trần cái bộ mặt đạo mạo của đám quan viên luôn mồm Khổng Mạnh, lộ ra chân tướng bẩn thỉu mủ ghét bên trong.

Kỳ thực ở đây ai không biết? Ai không hiểu? Nhưng đúng như lời Hải Thụy nói, "ai ai cũng biết, chẳng ai lên tiếng"

Không chỉ không nói, ngược lại vì ông ta nói quả thẳng, khiến những kẻ phản cảm với Cao Củng cho rằng ông ta đang chỉ gà mắng cho, đơm đặt thủ phụ trưởng mặt hoàng đế.

- Cao các lão nói thế có ý nghĩa gì không?

Ngự sử Hà Dĩ Thượng lên tiếng trào phúng:

- Tám bệnh ngài nói là có, nhưng một là không nghiêm trọng đến thế, hai nếu đã là thói xấu lâu năm, vậy đâu phải nói sửa là sửa được? Còn nói không phải là hành động lớn, chẳng lẽ thay đổi thói quen thiên hạ là dễ? Hạ quan thấy các lão sở trường nhất chỉ là nói xuông mà thôi.

Vì hắn tham gia quỳ gián nguyên đán, từng ngồi chiếu ngục, mặc dù chưa được đình trượng, nhưng thấy mình ghê gớm lắm rồi chẳng phải sợ ai nữa. Lại cho rằng mình được phục chức là nhờ công Từ Giai, nên chống đối Cao Củng, ngữ khí rất quá khích.

Cao Củng chẳng coi hắn vào đâu:

- Hạng ngu xuẩn, biết cái gì mà dám nói như thế với bản tọa.

- Ông ..

Hà Dĩ Thượng uất nghẹn, nhưng theo quy củ, ngự sử không được phản bác trước mặt phụ thần, có ý kiến phải dùng tấu sớ giao thông chính ti.

Nhưng qua sự kiện quỳ gián nguyên đán, đám ngự sử sinh ra hoang tưởng về bản thân, càng không mình biết người, lại thêm Từ Giai xưa nay coi trọng ngôn luận nên dung túng, phê chuẩn cho chúng có thể đàn hặc quan viên tam tứ phẩm tại chỗ. Có điều với sai phạm của Đại học sĩ và cửu khanh, chúng chỉ có cách về viết tấu, đàn hặc theo lưu trình.

Hiện giờ Cao Củng lấy điều đó ra, đám ngôn quan cứng họng, Từ Giai lên tiếng:

- Ngôn quan không nói còn gọi gì là ngôn quan? Năm xưa tiên đế cho ngôn quan lên triều tức là cho bọn họ phát ngôn. Cao các lão, chúng ta nên cổ vũ bọn họ mới đúng, chứ không phải là cấm đoán, ông thấy có phải không?

Cao Củng hừ một tiếng:

- Quốc gia đại sự, đám tiểu bối vô tri sao hiểu được.

Từ Giai cười nhạt thếch:

- Có điều lão phu cũng nghĩ, tám bệnh của Cao các lão nói đúng là có, nhưng không nghiêm trọng như ông nói.

- Như hạ quan vừa nói, tám bệnh này bề ngoài không dấu vết, biến hóa vô chừng, chính vì thế làm Đại Minh bệnh nặng, nhưng người bình thường nhìn không ra, cho là còn nhẹ, khiến càng thêm đáng lo.

Cao Củng ung dung ứng phó.

Lời nói thì văn nhã nhưng đem kẻ chất vấn liệt vào hạng "bình thường", làm Từ Giai cau mày lại. Lôi Lễ cười khẩy:

- Nói thế Cao các lão có thể chữa bệnh còn hơn cả Biển Thước rồi?

Cao Củng tự tin nói:

- Cao mỗ bất tài cũng biết tám bệnh đã ăn sâu vào xương tủy, nhưng đại sự chẳng thể quyết, quan trọng người chủ sự có quyết tâm làm hay không?

Có thể thấy Cao các lão cũng hiểu nghệ thuật nói chuyện, luôn nắm giữ đề tài, không có kẻ khác kéo đi lung tung.

- Vậy ông nói ra đi.

Thấy Cao Củng không tiếp lời mình, Lôi Lễ tức giận:

- Kỳ thực chẳng có gì huyền ảo cả.

Cao Củng lớn tiếng nói:

- Bệ hạ, vi thần trong tấu sớ có kiến nghị tám cách "coi trong trung hậu kẻ khắc bạc sẽ mất, thưởng công chính kẻ ganh ghét sĩ từ; sát hạch công tích kẻ đưa đẩy sẽ hết; công dung thì bè đảng bị giải trừ; thẩm công tội kẻ cẩu thả mất mặt; hạch sự thực kẻ nói xuông sẽ hết đất", như thế tám bệnh gần như có thể trừ rồi.

- Đó là đạo chữa trị tám bệnh.

Cao Củng chắp tay với bách quan, vẻ trung can thể hiện rõ ra ngoài:

- Chỉ cần chúng ta làm theo đạo này, trừ đi tật lớn trên người Đại Minh, sau đó từ tư điều dưỡng, ắt sẽ dần dần bình phục, cuối cùng có thể khiến Đại Minh khôi phục cường thịnh.

Sự tự tin của ông ta tràn ngập trong Hoàng Cực điện, rất nhiều người bị cảm nhiệm, bọn họ đều là lão thân trải qua chìm nổi sóng gió, không dễ bị lời hùng hồn đánh động.

Nhưng Cao Củng không những phân tích tình thế có nguồn có cớ, còn chỉ ra phương pháp chỉnh đốn, làm người ta vỗ tay tán thưởng đồng thời nhìn lại con người trông có vẻ thô hào này.

Người này đúng là có tài cứu thế.

Thẩm Mặc là từ trong số đó, ban đầu y ngầm ngả theo ông ta chẳng qua chỉ là kế quyền mưu, giờ phát hiện mình cần nhìn lại còn người này. Vì Cao Củng nếu có thể "tri hành hợp nhất", biến lời diễn thuyết hào hùng thành sự thực, thì có thể hình thành bổ xung hoàn mỹ cho y.

Thẩm Mặc hiểu rất rõ bản thân, sở trưởng của y là mưu mô tính kế, am hiểu đạo xử thế, có nhận thức sâu sắc về mâu thuẫn tồn tại hiện thực.

Nhưng có bệnh chung là quan liêu, giống như Từ Giai, không muốn kết oán với người khác.

Y vào sĩ đồ hơn mười năm rồi, chuyện làm chăm chú nhất, không phải mở hải cấm, không phải là khích lệ công thương, mà là nắm lấy tất cả cơ hội kết giao bằng hữu.

Chính vì nhìn thấu đạo xử thế, đồng thời quán triệt chấp hành, y mới có thể liên tiếp thăng tiến trên quan trường, thành đạt đắc ý.

Nếu như chỉ muốn làm một viên quan liêu thành công, đời của y đã hoàn mỹ lắm rồi, nhưng y không phải làm quan để thăng quan, y biết cuộc đời ngắn ngủi, nếu không phải vì cái sứ mệnh đáng chết kia, y thà cầy cấy kinh doanh, du ngoạn sơn thủy, sống khoái lạc cả đời.

Sứ mệnh đó không phải một kẻ quan liêu có thể làm được.

Vì thế đây là lần đầu tiên Thẩm Mặc thu lại thành kiến thiếu kỹ xảo đấu tranh của Cao Củng, bắt đầu kính trọng đại hán râu rậm này..

Lần đầu tảo triều tiến hành hết sức tốn thời gian, gần giữa trưa, các đại thần vẫn cứ hào hứng dâng hết bản tấu này tới bản tấu khác.

Long Khánh đế thì sớm chịu không nổi rồi, bụng hắn đeo meo, lưng hắn mỏi nhừ, mắt nhìn đám người tuổi đủ làm cha hắn, cãi nhau cả buổi sáng vẫn còn tinh lực dư thừa, trong lòng rên rỉ:" Chẳng trách phụ hoạng mấy chục năm không chịu lên triều, thì dang là vì bị dày vò như thế ..."

Từ Giai thấy hoàng thượng mãi không nói gì, lại tỏ ra hết sức mỏi mệt, mới nói:

- Hoàng thượng mệt rồi, hôm nay tới đây thôi, còn tấu chưa kịp bẩm thì thông chính ti thu lại, trình hoàng thượng xem sau.

Chúng thần còn chưa đã, nhưng thấy hoàng đế quả nhiên là không chịu nổi nữa, liền ủ rũ nộp bản tấu lên, sau đó thối triều.

Đi ra ngoài Hoàng Cực điện, Mạnh Xung thái giám thời còn tiềm đế tới trước mặt Cao Củng, nói:

- Cao đại nhân dừng bước, hoàng thượng có lời mời.

Rồi nới với Thẩm Mặc:

- Thẩm sư phụ, ngài cũng được mời.

Hai người liền tới cung Càn Thanh trong ánh mắt ghen tị hậm hực của đám quan viên.

Truyện convert hay : Tiểu Thê Hôn Lên Nghiện

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio