Trương Khác trước đó đã trao đổi với Tạ Vãn Tình trên xe hết cả rồi, Tạ Vãn Tình nói:
- Về quản lý có nhân sĩ chuyên nghiệp, phương án cùng Tiểu Khác tham khảo, bên phía Chính Thái cũng khá quan tâm, hiện giờ xem ra được tính là thành công.
Nói thế giảm công lao Trương Khác đi một nửa, Tạ Vãn Tình không hiểu sao Trương Khác kiên trì muốn làm thế, lại nói:
- Tiểu Khác cũng rất quen thuộc việc vận hành cụ thể của Cẩm Hồ.
Trương Khác làm thế một là tránh bản thân quá nổi bật, hai là cho Đường Học Khiêm và Tống Bồi Minh có ấn tượng Tạ Vãn Tình luôn khống chế vận hành Cẩm Hồ từ xa, cho dù chuyện Hứa Tư ở Cẩm Hồ bị phát hiện, Đường Học Khiêm cũng sẽ tin Hứa Tư là trợ thủ của Tạ Vãn Tình tại Hải Châu.
Đương Khiêm đâu biết mưu mô trong lòng Trương Khác, nói:
- Nếu Tiểu Khác cũng biết thì để nó nói xem nào.
- Ba cháu lần trước cũng nhắc tới chuyện này, cháu liền tìm người để hỏi.
Trương Khác gãi đầu gãi tai, bịa ra một người chỉ điểm ở đằng sau, nói:
- Kinh nghiệm của nhà máy giấy không thể mở rộng ra toàn thành phố, vì nó có đặc thù riêng. Nếu như dùng ở sĩ nghiệp khác sẽ đối diện vớ hai nguy hiểm, thứ nhất làm sao đảm bảo tiền đảm bảo của công nhân sẽ không bị lỗ sạch? Điều này liên tới vấn đề nội bộ. Tiếp đó làm sao có thể đảm bảo xí nghiệp không lợi dụng tín dụng chứng lừa tiền mặt thì sao?
Đường Học Khiêm cau mày trầm tư, Tống Bồi Minh không học kinh tế, hỏi:
- Tín dụng chứng lừa tiền là thế nào?
Trương Tri Hành giải thích:
- Là lợi dụng tín dụng mua nguyên liệu, nhưng không dùng để sản xuất, mà bán đi với giá thấp, xí nghiệp lừa lấy tiền mặt.
- Hiện giờ rất nhiều xí nghiệp ở Hải Châu không có tư cách mở tín dụng chứng, nhưng một khi đem mô hình nhà máy giấy phổ biến, ngân hàng sẽ bị ép nới lỏng điều kiện tín dụng, nguy hiểm trong đó rất khó khống chế. Thành phố muốn tham khảo thì được, nhưng không thích hợp mở rộng...
Đường Học Khiêm hỏi:
- Cháu thảo luận với ai vấn đề này?
Thấy Trương Khác lộ vẻ khó xử, ông ta không dây dưa ở vấn đề này nữa, hỏi vào chỗ quan trọng nhất:
- Thành phố tham khảo thế nào?
- Nhà máy giấy Tân Quang đầu tư xây dựng nhà máy mới tốn hơn vạn, tiếp đó mất gần vạn nữa mới đi vào sản xuất được, mấy chục nhà máy giấy khác ở Hải Châu liệu mấy cái có thực lực tiến hành cải tạo kỹ thuật như của Tân Quang?
Tống Bồi Minh mặt căng ra, chỉ riêng việc cải tạo nhà máy giấy Tân Quang khiến sinh biết bao chuyện thị phí rắc rối, ai dám mạnh mẽ vung đao tiến hành cải tạo kỹ thuật quy mô lớn? Nhưng không cải tạo kỹ thuật, công nghệ làm giấy lạc hậu sẽ khiếm áp lực môi trường ngày càng lớn.
Tống Bồi Minh không nói, ông ta gần như đoán được tiếp theo Trương Khác muốn nói gì.
- Chỉ cần thí điểm của Cẩm Hồ ở nhà máy giấy Tân Quang thành công, là có thể bao thầu các nhà máy giấy khác ở Hải Châu, hưởng ứng yêu cầu của thành phố. Tận dụng ưu thế mua nguyên liệu chất lượng cao với quy mô lớn, giảm bớt giá sản xuất, tăng cường quản lý, thống nhất con đường tiêu thụ, chỉ cần làm được ba điểm này, thêm vào ưu đãi chính sách, đa phần các nhà máy sẽ sinh lợi. Sau đó tiến hành cải tạo kỹ thuật, cho dù một số nhà máy không cải tạo thành công, Cẩm Hồ cũng có năng lực hóa giải nguy hiểm, dù một số nhà máy đóng cửa phá sản, cũng có thể giải quyết được vấn đề đau đầu nhất là nhân viên mất việc, đó mới là mô hình của Cẩm Hồ...
Tạ Vãn Tình chưa từng nghe Trương Khác nhắc tới kế hoạch này, không ngờ y phóng tằm mắt nhìn khắp nghành làm giấy ở Hải Châu.
Đương nhiên vì hạn chế địa vực, chỉ có thể chọn nhà máy trọng điểm tiến hành chỉnh hợp, do dùng hình thức bao thầu thêm ước định thu mua, Cẩm Hồ ban đầu sẽ không cần bỏ quá nhiều tài nguyên, chỉ cần nắm chặt hai mắt xích nguồn nguyên liệu và con đường tiêu thụ là có thể thúc đẩy toàn bộ nhà máy giấy ở Hải Châu.
- Mục tiêu của Cẩm Hồ lớn thật.
Đường Học Khiêm chỉ coi Trương Khác tham gia lập nên phương án này, nếu có thể thực hiện, sẽ mau chóng giải quyết được vấn đề ô nhiễm, liền tỏ thái độ với Tạ Vãn Tình:
- Chỉ cần bên nhà máy giấy Tân Quang thu được thành công, thành phố sẽ tích cực ủng hộ Cẩm Hồ thực thi kế hoạch này..
Tạ Vãn Tình chưa có thời gian suy nghĩ vấn đề này, nếu từng bước thực hiện phương án này, có thể trong vài năm ngắn ngủi, tạo thành tập đoàn giấy cỡ lớn, nhưng mức độ phức tạp của toàn bộ phương án, tuyệt đối không nhẹ nhàng như lời Trương Khác nói.
Thấy Đường Học Khiêm cổ vũ kế hoạch này, Tạ Vãn Tình mỉm cười:
- Cẩm Hồ đương nhiên nỗ lực.
Tạ Vãn Tình thấy Trương Khác ít tuổi thật là đáng tiếc, nếu không đã có thể thoải mái thi thố tài năng.
Phương án Trương Khác nói là chuyện nội bộ của Cẩm Hồ, Đường Học Khiêm không quên mục đích hôm nay:
- Cháu nói thành phố có thể tham khảo mô hình của Cẩm Hồ, tham khảo ra sao?
Trương Khác trình bày ý tưởng của mình:
- Cẩm Hồ cần khống chế nguy hiểm kinh doanh, lại bị hạn chế bởi trình độ quản lý, chỉ có thể giới hạn trong nghành nghiệp cực hơn, cho dù nhìn thấy cơ hội, nếu không phải đặc biệt hấp dẫn, cũng đành phải từ bỏ... Cháu có hỏi người khác tham khảo ra sao, người ta hỏi lại cháu một câu đơn giản, cháu hỏi mọi người nhé.
- Cháu nói đi.
Đường Học Khiêm càng nghe càng hứng thú, tay chống cả lên bàn.
- Hiện giờ cải cách xí nghiệp không tránh khỏi vấn đề thất thoát tài sản quốc hữu. Một xí nghiệp trị giá vạn, thỏa thuận ngầm với nhau định giá vạn mua lấy, lại lấy nó đi thế chấp vay ngân hàng vạn, rồi lấy vạn đi mua nhà máy thứ hai, cứ thể có thể mua đi bán lại tiếp, trong thời gian ngắn thành cự phú...
Trương Khác nhìn Đường Học Khiêm hỏi:
- Bác Đường, nếu có người đề nghị hợp tác với bác làm như vậy thì bác có làm không?
- Hỏi bậy hỏi bạ cái gì đấy?
Từ đầu tới giờ Trương Tri Hành ngồi nghe không nói, thấy con nói năng lung tung, nạt một câu.
Trương Khác nhe răng ra:
- Bác Đường đương nhiên không phải là người như thế, nhưng rất có lãnh đạo nào đó của đảng chính phủ không chống đỡ nổi cám dỗ...
Đường Học Khiêm thở dài:
- Hiện tượng này cũng có....
Chỉ là ông ta không biết Trương Khác nhắc tới nó là có dụng ý gì.
- Người khác làm, chúng ta không quản được, nhưng từ trong đó nhìn ra được một đường lối cũng tốt... Nếu như đối tượng thu mua quốc xĩ cũng là quốc xĩ, như xí nghiệp trực thuộc thành phố Hải Châu thu mua xí nghiệp trực thuộc khu Nam Thành, làm thế có vấn đề gì về trình tự pháp luật không?
- Hay.
Đường Học Khiêm hiểu ra ý Trương Khác, không kìm được vỗ bàn đứng dậy:
- Ý cháu muốn thành phố ra mặt lập một công tay rỗng ruột như Cẩm Hồ để tiến hành cải tạo quốc xĩ phía dưới?
- Bác Đường bác cứ ngồi xuống nói chuyện thì hơn.
Trương Khác đưa tay ra mời:
- Có người từng khuyên mua nhà máy giấy rồi hẵng tung ra phương án trung tâm ẩm thực. Cháu hỏi chú Tống, mặc dù nhà máy cũ bị lấy ra thế chấp vay vạn, nhưng trước khi có phương án kia, Cẩm Hồ lấy vạn ra mua nhà máy cũ, khu Thành Nam có cán trở lớn không? Coi như có vấn đề thủ tục, vậy Cẩm Hồ lấy vạn ra mua là xong chứ gì? Vậy giờ cháu hỏi chú Tống, mảnh đất đó hiện nay giá trị bao nhiêu?
Tống Bồi Minh nghe Trương Khác tính thế, mồ hôi toát ra, mảnh đất đó hiện nay nói vạn cũng đáng, tóm lại là vượt xa vạn.
- Chú Tống nhất định đang nghĩ, Cẩm Hồ đã nghĩ tới điểm này vì sao không làm chứ gì?
Tống Bồi Minh cười gượng, ông ta đúng là có nghi vấn đó, nhưng không thể để người khác cho rằng ông ta nghĩ như thế.
Trương Khác lại đẩy Tạ Vãn Tình lên:
- Chị Vãn Tình nói, tiền Cẩm Hồ kiếm được, không thể có một đồng nào khiến người ta nói ra nói vào, một số lĩnh vực Cẩm Hồ không tham gia, vì có nhiều chuyện không thể giải thích rõ ràng được.
Đường Học Khiêm khẽ gật đầu với Tạ Vãn Tình, ông ta nghĩ, có lẽ đây là quy củ mà Từ Học Bình đặt ra.
Tạ Vãn Tình không bóc trần Trương Khác, y biết giới hạn của Cẩm Hồ ở đâu là cô yên tâm rồi, vì cô không tán thành lắm một số cách làm của Trương Khác.