Quan Thần

chương 1191: lúc này không vật lộn thì còn chờ đến lúc nào nữa?

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Huyện An là huyện mà Hạ Tưởng từng đảm nhiệm Phó chủ tịch thường trực, cũng là nơi Hạ Tưởng quen Mai Hiểu Lâm lần đầu, cũng là nơi cùng với Khâu Tự Phong hóa thù thành bạn, lại càng là nơi Hạ Tưởng triển khai ý nghĩ kinh tế ban đầu, là nơi đầu tiên hết lòng vì sự phất lên của nền kinh tế địa phương.

Hạ Tưởng có tình cảm rất sâu đậm với huyện An này.

Huyện An có một con đường núi mà Hạ Tưởng tu sửa, nối với huyện Cảnh, đặt tên là đường Sơn Thủy. Năm đó vì xây dựng cải tạo đường Sơn Thủy, Hạ Tưởng suýt nữa bị chôn vùi trong trận lũ, cũng chính vì tinh thần không biết sợ của hắn nên mới có được sự tôn trọng của nhóm anh em công nhân, khiến con đường sau này của hắn, cũng có được mấy lần báo đáp của anh em công nhân.

Cho đến ngày hôm nay, huyện An còn lưu truyền sự tích về Hạ Tưởng. Khâu Tự Phong và Mai Hiểu Lâm năm đó về cơ bản đã bị người dân huyện An quên sạch rồi. Chỉ có Hạ Tưởng, cứ nhắc đến tên hắn là ai nấy không ngớt lời khen ngợi. Dù là đột nhiên không nhớ ra Hạ Tưởng là ai thì cứ nói đến nghĩa cử trên đường Sơn Thủy là ai nấy cũng phải giơ ngón tay cái lên tán thưởng.

Tên tuổi rạng rỡ của Hạ Tưởng đến nay còn được khắc trên tấm bia đá trên đường Sơn Thủy. Sau khi Tôn Tập Dân nhậm chức, cách đó không lâu thì có đến thị sát đường Sơn Thủy, không ngờ nửa đường sạt núi lở đất khiến cho bị tắc đường. Ông ta rất không vui.

Người làm quan đều chú ý đường đi thông thuận, bị tắc đường như thế, dường như là một dự báo con đường phía trước không suôn sẻ, ngay lúc ông ta tại tỉnh Yến từng bước gian nan, thì ông ta lại càng lộ vẻ không vui rõ ràng.

Bí thư huyện ủy và Chủ tịch huyện cùng đi thị sát huyện An, đầu tiên là lập tức thừa nhận sai lầm, sau đó đợi Tôn Tập Dân quay về tỉnh thì lập tức báo cáo lên tỉnh yêu cầu xây dựng đường Sơn Thủy. Lý do đương nhiên là rất đầy đủ, để tăng thêm sự giao lưu giữa huyện An và huyện Cảnh như là vân vân. Dù sao thì sau khi báo cáo lên tỉnh xong thì sở Giao thông liền có ý kiến phúc đáp.

Ý kiến phúc đáp là một chuyện, có lập tức chi tiền ra hay không lại là một chuyện khác. Sau khi báo cáo được đặt lên bàn của Tôn Tập Dân. Bút của Tôn Tập Dân vung lên là đã liền yêu cầu thành phố Yến và sở Giao thông tỉnh mạnh mẽ ủng hộ chỉ thị.

Có Chủ tịch tỉnh phê chỉ thị lại có nguồn vốn chuyên biệt, công trình xây dựng đường Thủy Sơn lập tức khởi công.

Để đẩy nhanh tốc độ, cố gắng làm xong trước ngày 1.5, trước mùa kinh doanh du lịch để đem lại sự thuận tiện nhất cho du khách. Thực tế suy nghĩ của huyện An là muốn mời Tôn Tập Dân đến trước ngày mồng 1 tháng năm để dễ cứu vãn ảnh hưởng xấu, và cũng để lại ấn tượng tốt cho Chủ tịch tỉnh Tôn.

Kỳ hạn công trình không theo kịp được, cứ cố theo thì rất dễ xảy ra công trình bã đậu. Các nhân vật số một, số hai huyện An biết thì biết đấy, nhưng lấy lòng lãnh đạo cấp trên mới là tôn chỉ đầu tiên của người làm quan. Huống hồ đây lại là Chủ tịch tỉnh?

Vì thế đã ra mệnh lệnh ngặt nghèo, phải hoàn thành trước ngày mồng một tháng năm.

Hạ Tưởng năm đó đề bạt thân tín Chung Nghĩa Bình tới huyện An. Sau khi Chung Nghĩa Bình làm đến chức Chủ tịch huyện An thì điều đến huyện Cảnh đảm nhiệm Bí thư huyện ủy. Anh ta cũng là rất may mắn mới tránh được việc khó khăn này. Đội ngũ thi công hiện tại khó mà so sánh được với Hạ Tưởng năm xưa. Năm đó Hạ Tưởng đều ăn ngủ với công nhân tại hiện trường. Chất lượng công trình rất cao, hoàn toàn vượt qua thiết kế.

Kết quả là làm chưa đến nửa tháng là đã có chuyện xảy ra, mà lại là chuyện kép.

Thời điểm cho nổ phá núi, do thao tác không chuẩn dẫn đến núi lở, chôn vùi hoàn toàn một nhóm công nhân.

Sau khi sự cố xảy ra, khi huyện An báo lên số người, thì chỉ nói là mười mấy người, nhưng cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Họ hàng của họ không làm nữa. Cuối cùng chuyện lớn lên, lan đến Tỉnh thì là 100 người.

Khi thông tin đến tai Tôn Tập Dân thì Tôn Tập Dân đang suy nghĩ xem Ban Tổ chức Trung ương muốn trưng cầu ý kiến là có âm mưu gì khác hay không? Ông ta đang định gọi điện để nói chuyện với phương diện Bắc Kinh, nhưng âm thanh chói tai liền vang đến.

Quả thật là rất chói tai. Bình thường cũng chẳng thấy tiếng điện thoại khó nghe đến thế. Hôm nay chẳng hiểu sao lại khiến ông ta sợ. Ông ta rất không kiên nhẫn nhíu mày, nhấc điện thoại lên:

-Alô?

Âm thanh đã lộ ra vẻ không vui.

Đầu dây điện thoại bên kia dường như không hề suy nghĩ đến tâm trạng của Chủ tịch tỉnh mà vội vàng nói luôn:

- Chủ tịch tỉnh Tôn, huyện An xảy ra chuyện rồi.

- Chuyện gì? Chuyện gì bất ngờ, từ từ nói xem nào.

Tôn Tập Dân rất không thích kiểu vội vội vàng vàng của cấp dưới nên quát lên một câu:

-Chuyện gì cũng phải bình tĩnh, không được kích động.

-Công trình mở rộng đường Sơn thủy xảy ra sự cố an toàn nghiêm trọng.

Tôn Tập Dân trong lòng trầm xuống. Gần đây Trung ương rất nghiêm đối với sự cố an toàn. Những quan viên có liên qua đến thì sẽ không nương tay. Hơn nữa việc mở rộng đường ở huyện An, nói cho cùng là có liên hệ với ông ta. Ông ta đương nhiên hiểu rõ huyện An là vì muốn đẹp ý mình nên vội vội vàng vàng xây dựng công trình, thế nên trong lòng liền có một cảm giác bực bội:

-Sự cố có nghiêm trọng lắm không?

- Huyện An che giấu số người chết thực tế, chỉ nói là mười năm người. Nhưng người nhà gây rối có đến mấy trăm người.

-Hồ đồ!

Tôn Tập Dân nổi giận.

- Ủy ban nhân dân tỉnh lập tức lập tổ đến huyện An điều tra. Cử người đến người nhà nạn nhân để trấn an thăm hỏi. Hạn chế ảnh hưởng của sự cố xuống thấp nhất. Còn nữa…

Người gọi điện thoại đến báo cáo chính là Trưởng ban thư ký Ủy ban nhân dân tỉnh Bành Dũng.

Bành Dũng từ sau khi Tôn Tập Dân lên nhậm chức liền nhanh chóng dựa dẫm vào Tôn Tập Dân ngay. Ông ta là là Trưởng ban thư ký Ủy ban nhân dân, trước kia mối quan hệ với Tống Triêu Độ không xa không gần, và cũng không cùng một tuyến với Phạm Duệ Hằng. Từ sau khi Phó trưởng ban thư ký đảm nhiệm Trưởng ban thư ký, thì vừa lúc Tôn Tập Dân lên nhậm chức, thế nên hợp lô gich liền một lòng với Chủ tịch tỉnh.

Việc mở rộng thêm đường Sơn Thủy là dưới sự ám thị của Tôn Tập Dân, Bành Dũng vẫn vô cùng quan tâm, cũng hết lòng phối hợp các mặt quan hệ, coi như là công trình trọng điểm bậc nhất do Ủy ban nhân dân tỉnh dẫn dắt. Không ngờ người trong huyện lại không biết làm việc như thế. Không ngờ lại xảy ra sự cố an toàn lớn như thế. Ông ta cũng rất buồn phiền.

Sau khi nhận được chỉ thị của Chủ tịch tỉnh Tôn, Bành Dũng lập tức hành động, triệu tập các ban ngành có liên quan lập tức đến huyện An tiến hành một loạt hành động chỉ huy cứu giúp, trấn an người nhà. Chủ tịc tỉnh Tôn câu cuối cùng chỉ nói nửa câu:

- Bành Dũng coi mà làm…

Biết rằng Chủ tịch tỉnh Tôn muốn khống chế sự việc trong phạm vi tỉnh Yến, chứ không được làm lớn lên, không được để lộ ra với giới truyền thông.

Đến khi đến hiện trường sự cố, Bành Dũng hoảng hồn. Hiện trường đã không thể khống chế được. Chỉ nhìn thấy một hòn đá lớn như khối núi ở trước mắt. Hiện trường có đến hơn nghìn người gào khóc loạn hết lên. Bí thư và Chủ tịch huyện mồ hôi đầy đầu, bó tay chẳng có cách nào. Còn có vô số phóng viên chụp ảnh nháy liên hồi, càng có người làm việc ngay tại hiện trường, đưa hình ảnh lên mạng…

Sự việc đã quá lớn!

Bành Dũng liền nhức đầu, và cũng nổi giận lôi đình, yêu cầu đuổi toàn bộ phóng viên đi. Không ngờ còn có một phóng viên không thức thời, rẻ đám người ra và đến trước mặt Bành Dũng, muốn phỏng vấn:

- Trưởng ban thư ký Bành, nghe nói sự cố lần này có gần 300 người chết. Huyện An công bố với bên ngoài là 15. Vậy rốt cuộc con số tử vong thật sự là bao nhiêu?

Bành Dũng đang lúc tức giận, thấy phóng viên hùng hổ hăm doạ chỉ sợ thiên hạ không loạn, thì đầu lập tức nóng lên, nói một câu:

-Anh là phóng viên vùng nào? Ai phê chuẩn cho anh đến phỏng vấn? Có bao nhiêu người chết tôi làm sao mà biết được. Tôi đâu có bị chôn vùi dưới đó. Anh không thấy tôi đang bận ứng cứu khẩn cấp hay sao. Tránh sang một bên, đừng gây vướng bận nữa.

Phóng viên theo đuổi không thôi:

- Trưởng ban thư ký. Cũng phải có một con số đại khái chứ? Mười lăm người và ba trăm người cách nhau đến 20 lần. Xin ông hãy nói tôi biết, tại sao lại có sự khác biệt như thế?

Bành Dũng cũng là sành sỏi trong quan trường, nhưng chưa bao giờ thấy sự cố lớn như thế. Khi phóng viên truy vấn, lại nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng về sau, máu dồn lên, liền nói ra một câu kích động:

-Nói với anh á? Sáng nay tôi ăn gì có cần nói với anh không? Tôi dậy lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ có phải nói với anh không? Anh có phải là phóng viên của tỉnh Yến không, là phóng viên của tỉnh Yến thì tôi sẽ bảo tòa báo khai trừ anh ngay. Text được lấy tại

Điều mà Bành Dũng không ngờ đến chính là, chính vì câu nói này mà đã gây ra họa lớn. Hơn nữa chỉ trong một đêm thì đã nổi danh cả nước là Trưởng ban thư ký "Ăn nói ngông cuồng".

Bành Dũng càng thật không ngờ chính là, sự cố lớn về an toàn của huyện An lại trực tiếp gây ra khói thuốc súng long trời lở đất cho thế cục của tỉnh Yến.

Lúc Hạ Tưởng và Hoàng Đắc Ích đi đến hiện trường Phân Đạt Kỳ, Tiêu Ngũ dẫn theo người đang giằng co với đám của Mã Quân.

Mã Quân người đông thế mạnh. Mắt y đỏ lên, mắt trái mắt phải đều sưng vù. Hiển nhiên là Phó Tiên Tiên xuống tay đủ độc.

Hạ Tưởng nhìn thấy cũng bớt giận. Cái mà hắn thích nhất chính là tính cách dám làm dám chịu của Phó Tiên Tiên.

Mã Quân tụ tập khoảng ba bốn chục tên côn đồ lưu manh. Hơn nửa là dân vùng lân cận, đưa ra khẩu dụ là đền bù đất chưa thỏa đáng, yêu cầu xưởng may Phân Đạt Lỳ phải bồi thường v.v. Tóm lại, lý do rất đầy đủ.

Trên thực tế tiền chuyển nhượng đất Phân Đạt Kỳ hoàn toàn là cho vay. Ngân hàng đã sớm phê chuẩn cho vay. Tiền vốn đã đến tài khoản của thôn. Còn về cán bộ thôn có thủ đoạn trung gian gì hay không thì không rõ.

Nhưng có một điều, xưởng may Phân Đạt Kỳ là xí nghiệp trọng điểm của Ủy ban nhân dân thành phố. Từ đầu đến cuối vốn không có sự tiếp xúc với thôn mà toàn là Ủy ban nhân dân ra mặt.

Bởi vậy, người dân nông thôn cũng thế, côn đồ cũng thế, không có lý do cũng không có tư cách gây rối ở Phân Đạt Kỳ.

Tiêu Ngũ ít người, Mã Quân thế mạnh người đông nhao nhao ồn ào muốn Phó Tiên Tiên trả công đạo, phải xin lỗi y. Bởi vì Phó Tiên Tiên ra đòn rất độc.

Phó Tiên Tiên đồng ý xin lỗi y mới là lạ. Chỉ hận không đá y thêm một cái nữa để giải hận.

Phó Tiên Tiên không coi Mã Quân ra gì. Cái gì chứ, bộ dạng như là quả táo méo, còn muốn có ý với cô? Cô nhìn mà đã thấy buồn nôn. Tát y hai cái còn là nhẹ đấy. Cô còn muốn đá vào chỗ hiểm của y một cái cho y tàn phế mới hay.

Hạ Tưởng mới đến hiện trường, còn chưa ra lệnh thì điện thoại đã vang lên. Là Phó Tiên Phong.

Phó Tiên Phong nổi giận đùng đùng:

- Hạ Tưởng, anh phải bảo vệ Tiên Tiên cho tốt. Đợi tôi ra tay diệt cái tên Mã Quân này. Đồ khốn khiếp, phải cho mù cái mắt chó của y.

Phó Tiên Phong tức giận rồi.

Hạ Tưởng không có thời gian nói nhiều với Phó Tiên Phong:

- Phó chủ nhiệm Phó, xin yên tâm, giao Tiên Tiên cho tôi.

Hạ Tưởng bỗng nhiên cảm thấy có chút gì đó không đúng. Nghĩ kỹ lại dường như xuất phát điểm của lời nói vừa nãy của hắn không phải là với lập trường của một Bí thư Thành ủy, mà là lập trường cá nhân.

Thôi, không nghĩ nhiều thế nữa. Về công về tư thì đều không thể để cho Phó Tiên Tiên bị chút "thương tổn" gì, cũng không thể để cho xưởng may Phân Đạt Kỳ bị tấn công được.

Hạ Tưởng vừa mới ngắt điện thoại của Phó Tiên Phong lại liền nhận được điện thoại từ tỉnh, nghe vài câu thì sắc mặt thay đổi, huyện An xảy ra sự cố an toàn nghiêm trọng!

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio