Quay Đầu Lại Bích Vân Tây

chương 7

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Trưởng công chúa Nhu Dương tự mình hòa thân giục chiến loạn nơi biên quan cuối cùng ngừng lại, phụ quốc đại tướng quân thay mặt thánh triều cùng Di Bang ký kết thoả thuận miễn chiến hưu hảo(đình chiến để nghỉ ngơi dưỡng sức), khải hoàn trở về.

Tin tức truyền tới Truy Dương, Truy Dương Vương Phương Thứ tức giận không thôi, kỳ tử Phương Trác khuyên: “Phụ vương, Di Bang vốn không phải người giữ chữ tín, làm sao có thể tận tín? Trước mắt Phương Huyễn không bắt được sơ hở của chúng ta, không nên tuỳ tiện động thủ. Huống chi chiến loạn nhiều năm liền, triều đình nội không ngoại hư (trong rỗng ngoài hỏng), cần được hưu sinh dưỡng tức (nghỉ ngơi dướng khí), lần này hòa thân đình chiến, không thể nói trong lòng quần thần vui vẻ, trái lại mất phòng bị, nói không chừng vừa đúng là thời cơ tốt cho chúng ta khởi sự (phát động đấu tranh chính trị bằng vũ trang)!”

Tâm cơ Phương Thứ thâm trầm, sau khi Phương Huyễn đăng cơ, thúc cháu thân cận một thời gian ngắn, ngay cả Úy Oản trong chốc lát cũng không nhìn ra lòng muông dạ thú của hắn, đợi đến khi thông suốt thì hắn đã lập quan hệ cùng Di Bang, giựt giây Hãn vương tấn công Thánh triều.

Hãn vương Tô Hách Ba Lỗ đã có quyết định của mình, mẫu thân của hắn vốn là người Hán, chuyển nhà đến phương bắc trở thành Trắc Hãn phi, sinh ra Tô Hách Ba Lỗ. Tô Hách Ba Lỗ từ nhỏ được mẫu dạy dỗ am hiểu văn hoá người Hán, lại thừa hưởng khí lực Hãn phụ thật tốt, khi mười lăm tuổi đã có thể giương cung nhất tiễn bắn song điêu (một mũi tên bắn hai con chim), có thể nói văn võ song toàn. Tiên Hãn vương (hãn vương trước, đại loại giống tiên hoàng) khi còn sống mấy lần nói: “Người này thật là hùng ưng thảo nguyên!”

Mẫu thân Tô Hách Ba Lỗ xuất thân quan gia, thuở nhỏ đọc nhiều sách vở, tinh thông quyền mưu cơ biến (tùy cơ ứng biến), dễ dàng trở thành phi tử được sủng ái nhất, vừa vặn nhi tử lại không chịu thua kém, hai mẹ con đồng tâm hiệp lực, sau khi Hãn vương tạ thế, lực bài chúng nghị (ra sức dẹp bỏ nghị luận của mọi người), dùng thủ đoạn đặc biệt đạt được Hãn vị.

Tô Hách Ba Lỗ thú ba vị phúc tấn (phúc tấn: dân tộc Mãn gọi vợ của thân vương hay quận vương), là nữ nhi nhân gia hiển hách Di Bang, thân phận tôn quý, vóc dáng xinh đẹp, tướng mạo đoan chính thanh nhã, đều là mỹ nữ nổi danh, tiếng tăm lẫy lừng trên thảo nguyên. Nhưng Tô Hách Ba Lỗ đã có người trong lòng, người này điều không phải ai khác, chính là trưởng công chúa Nhu Dương của Thánh triều.

Lúc Tô Hách Ba Lỗ gặp được Phương Nhu, Phương Huyễn đăng cơ, Hãn vương Di Bang lấy danh nghĩa chúc mừng đi tới Thánh triều. Phương Huyễn vì giao hảo hai bên, đặc biệt mời Tô Hách Ba Lỗ ngụ trong nội cung, nhưng hết lần này tới lần khác để vị Hãn vương hỗn huyết tâm mộ văn háo người Hán này đụng phải trưởng công chúa Phương Nhu, từ đó nhất kiến chung tình, trở lại thảo nguyên vẫn ngày nhớ đêm mong, nhớ mãi không quên. Cũng từng nghĩ tới hướng Thánh triều cầu thân, lại cho rằng mình đã có phúc tấn, chỉ sợ Nhu Dương trưởng công chúa không muốn gả cho, mỗi ngày vắt óc suy nghĩ diệu kế, lẽ nào cần vũ lực mới có thể đạt được giai nhân ngưỡng mộ trong lòng? Nhưng mà, vô cớ xuất binh, vì một nữ nhân phát động chiến tranh làm sao có thể thuyết phục văn võ đại thần dưới trướng của mình?

Truy Dương vừa lúc nói đúng tiếng lòng Tô Hách Ba Lỗ, thuyết khách (người có tài ăn nói) Phương Thứ liệt kê từng chỗ tốt nếu hai bên hợp tác, nếu nhận lời đại sự đắc thành, nhất định cắt đất tạ ơn.

Tô Hách Ba Lỗ ý không trong lời, với thổ địa Hán triều cũng không phải rất hứng thú, thuở nhỏ hắn lớn lên ở thảo nguyên, biết rõ bách tính Di Bộ quen cuộc sống du mục, Hán địa mặc dù màu mỡ, nhưng không thích hợp tý dưỡng ngưu dương (nuôi trâu, dê), đó là được cũng không có nhiều ích lợi hơn. Mục đích của hắn chỉ có một: thiết kỵ nam tảo (), mượn chiến tranh lần này đạt được trưởng công chúa Nhu Dương!

() Thiết kỵ nam tảo: quét sạch, loại bỏ đội quân tinh nhuệ phía nam

Phương Thứ gởi thư không thể nghi ngờ quyết định tấn công phía nam của Tô Hách Ba Lỗ, phô bày trụ cột của triều đình, đại thần Di Bang nhìn thấy điều kiện phong phú như vậy, quân cũng nóng lòng muốn thử, trông mong đại quân tức khắc thẳng tiến phía nam, vào Hán thất hoàng thành.

Tô Hách Ba Lỗ thành công xuất binh, nhưng kết quả vẫn còn chưa tính toán kĩ, đã đánh giá cao lực lượng quân sự của mình, nguyên tưởng rằng thuở nhỏ đã từng sống cùng các tướng sĩ Di Bang nhất định có thể dễ dàng đánh bại quân đội hán triều, ai ngờ vừa chiến đã gặp Phi Long Tướng Quân Vân Ngọc, vài lần giao thủ đều bị Vân Ngọc đánh lui, Tô Hách Ba Lỗ hận thấu xương, lập thệ phải xoá sạch cái đinh trong mắt làm vướng chân vướng tay này.

Vận khí Tô Hách Ba Lỗ thực tốt, nội bộ hán triều mỹ hủ (mỹ: hoang phí, hủ: mục nát) cuối cùng giúp hắn giết Vân Ngọc bằng thuốc độc, chỉ tiếc, yến tiệc khánh công chưa kết thúc, hắn lại nghe được tin tức trấn quốc đại tướng quân đích thân đốc chiến, Tô Hách Ba Lỗ nghiến răng nghiến lợi bóp nát chén rượu trong tay.

Trấn quốc đại tướng quân Sử Tông Hòa vốn là phó tướng của Phi Long Tướng Quân Vân Ngọc, ngày đưa tang Vân Ngọc, Sử Tông Hòa ở trước quan tài chiếu tướng đoạn chỉ huyết thệ (cắt máu ăn thề), thề phải vì chiếu tướng trả thù. Thái độ làm người của người này thủ đoạn độc ác, quan tài Vân Ngọc hạ táng xong, hắn đem phán đồ đến trước mộ phần, xé nhỏ bụ phán đồ, cố ý tránh địa điểm quan trọng, làm cho đau đến chết đi sống lại, nhưng trước sau không thể chết, lại mệnh binh cầm lấy lưỡi dao sắc bén, cắt lấy từng mảnh từng mảnh huyết nhục (máu thịt) trên người phán đồ, cho đến máu tươi tẩy mồ mới một đao đâm trúng ngực, mất mạng ngay lập tức. Sau dằn vặt lần này, tên phán đồ kia khi chết chỉ còn sót lại một bộ xương cốt mà thôi. (ta nghi có JQ lắm nha:)

Ngày thứ hai đưa tang Vân Ngọc, Sử Tông Hòa tự thỉnh ra chiến trường (xin cho bản thân được ra chiến trường), nói kế thừa di chí () Phi Long Tướng Quân, nhất định phải trấn thủ biên quan, xua đuổi man di. Phương Huyễn đang lo không biết phái ai dẫn binh, tự thỉnh Sử Tông Hòa lại đúng với ý nguyện, lập tức phong hắn làm trấn quốc đại tướng quân, lệnh dẫn binh, nhắm tới biên quan.

() Di chí: chí nguyện của người đã chết, nói ngắn gọn là di ngôn

Sử Tông Hòa đi theo Vân Ngọc hơn mười năm, Vân Ngọc cùng hắn rất là ăn ý, sinh tiền thường thường chỉ điểm hắn binh pháp mưu lược, Sử Tông Hòa tuy rằng không phải rất thông tuệ, nhưng cũng thập phần hiếu học, rồi vô cùng tôn sùng Vân Ngọc, sợ tướng quân thất vọng với mình, học rất dụng tâm, cũng dần dần trở thành một gã thiện chí.

Tô Hách Ba Lỗ thực chưa từng nghĩ đến, một gã Vân Ngọc đã chết, lại thêm một vị Sử Tông Hòa nữa, người này rốt cuộc so với Vân Ngọc càng khó đối phó, Vân Ngọc có vài phần nhân tâm, Sử Tông Hòa lại đối cái chết Vân Ngọc trước sau canh cánh trong lòng, hạ thủ quyết không lưu tình, một ngày đắc thắng, nhất định muốn giết đến chó gà không tha, thây ngã khắp đồng mới tiết hận.

Tô Hách Ba Lỗ tuy rằng dũng mãnh, nhưng đối mặt đối thủ hung ác như vậy thực khó xử, hai quân giao chiến hai năm, Tô Hách Ba Lỗ đã dần dần thấy không chịu nổi, triều đình phía sau cũng dâng lên tiếng hô đình chiến.

Truy Dương Vương Phương Thứ hiểu rõ tình huống Di Bang hiện giờ, mấy lần muốn xoay chuyển tình thế, thậm chí nói tự khởi binh trợ giúp, thế nhưng Tô Hách Ba Lỗ người kiệt sức, ngựa hết hơi, mấy năm nội ngoại triều đình không phải chưa từng có ai bất mãn với Phương Thứ, nên liền sai sứ giả đi.

Sai cầu thân là một chuyện, Hãn vương vốn không ôm hy vọng, nghĩ đến Sử Tông Hòa dũng mãnh như vậy, Hán triều nhất định sẽ không lui bước, không ngờ tới cách mấy ngày, cuối cùng truyền đến tin trưởng công chúa Nhu Dương tự thỉnh hòa thân đình chiến, nhất thời hỉ thượng chân mày (rất vui sướng), chủ động mời Sử Tông Hòa hoà đàm cũng đính lại thoả thuận bang giao hữu hảo.

Đối với đình chiến hòa thân lần này, Sử Tông Hòa căm phẫn không hiểu, sau khi chiến thắng trở về liền một mình chạy đến trước mộ phần Vân Ngọc thất thanh khóc lớn, đau đớn tướng quân chết oan, sớm biết đổi một nữ nhân có thể có được hòa bình, tướng quân cần gì phải đóng ở biên quan, bị kẻ xấu làm hại, mai cốt (chôn xương) trong lòng đất?

Việc này Phương Thứ cũng không thể hiểu nổi, nhưng trên dưới triều đình nghe biên quan đình chiến vui mừng khôn xiết, hắn đối nhân xử thế cẩn thận, căn dặn nhi tử không được liều lĩnh khởi binh, phân phó mật thám trong kinh thăm dò thêm, đợi điều tra được sự thực mới khởi sự.

Phương Trác nói xong quả thực không sai, nguyên nhân đình chiến, trong kinh xác thực một mảnh vui mừng, vui vẻ nhất vốn là quan viên không thích chiến tranh, những người này đã có thói quen sống một cuộc sống an nhàn, chiến sự tiền phương lúc nào cũng ảnh hưởng đến triều đình, ảnh hưởng đến tâm tình hoàng đế, cả ngày trong nơm nớp lo sợ, thực khó chịu. Lần này đình chiến, thiên hạ thái bình, nghĩ đến triều đình cũng an bình, tâm tình Hoàng đế cũng sẽ dễ chịu hơn.

Liễu sao mai ngạc tiệm phân minh, xuân quy mạt lăng thụ. (Đài mai ngọn liễu thấy phân minh/Xuân về Mạt Lăng thụ)

Đảo mắt một tháng qua đi, từ sau lần đại tuyết trước, khí trời dần ấm lại, cuối cùngcó vài phần xuân ý, giữa rừng mai hồng vụ như khói, vụ mai thứ ba() thừa dịp xuân bắt đầu thay thế đông mà lần lượt nở bung ra.

() Vụ là một đợt trồng hoa/cây gì đó, giống như một vụ lúa đó.

Úy Oản thong thả bước chậm, đã qua thánh điện Từ Trữ cungcủa hoàng thái hậu. Ngọ thiện qua, đi tới trước cung, liền gặp đại thái giám Từ Trữ cung Hoà Mãn ở cạnh cửa, cản bước thưởng mai của thái phó (chức quan thuộc hàng tam công, dưới thái sư và trên thái bảo), nói thái hậu nương nương có việc muốn cùng thái phó bàn bạc, thỉnh thái phó bỏ một lát đi Từ Trữ cung yết kiến.

Úy Oản hơi trầm ngâm, trong lòng đã có suy tính, quay về điện đổi quan phục hiền hoà cùng Hoà Mãn đi thẳng hướng Từ Trữ cung.

Từ Trữ cung và Vĩnh Yên cung cách nhau gần quá mức, chỉ thời gian một chén trà nhỏ, Úy Oản đã đứng ở trước Hưng Khánh điện Từ Trữ cung, điện các cao cư, quỳnh lâu ngọc ngói, cửa sổ thất thảingọc lưu ly Hưng Khánh điện vào buổi trưa chính dương chiếu rọi rạng rỡ sinh huy.

Hòa Mãn đẩy cửa điện ra, nhỏ giọng nhắc nhở: “Thái phó mời đến, thái hậu nương nương đang đợi đấy!”

Thái phó thái tử khẽ gật đầu, cất bước vào trong điện. Kiến trúc Hưng Khánh điện cùngVĩnh Yên cung cách biệt không lớn, đều là bốn cái lương trụ chống đỡ, bốn góc trong điện là lư hương, giữa lò khói bay bay thanh sạch, hương khí di nhân.

Trên phượng tháp cao trong điện xiêm áo hé ra gấm vóc, trước tháp bốn người cung nữ tú lệ cúi đầu đứng trang nghiêm, nhìn không chớp mắt. Hoàng thái hậu hiện nay, mẫu than Phương Huyễn Cốc Lương Văn Phương đoan đoan chính chính ngồi trên cẩm tháp, nét mặt lại dẫn theo vài phần bi thương.

Úy Oản gập gối quỳ xuống đất hành lễ: “Thần Úy Oản thái phó thái tử khấu kiến hoàng thái hậu!”

Cốc Lương Văn Phương đứng dậy thăng bằng, khom lưng, hai tay nâng: “Thái phó không cần thi lễ, mau mau đứng lên. Thưởng tọa!”

Úy Oản lại khấu đầu: “Đa tạ hoàng thái hậu!” Đứng lên ngồi vào ghế gỗ lim điêu phượng ở sườn điện, tiểu thái giám sớm dâng trà thơm mát.

Cốc Lương Văn Phương phất phất tay, bốn cung nữ, tiểu thái giám dâng trà cùng lui ra ngoài lặng yên không một tiếng động, canh ngoài cửa điện.

Úy Oản thuận tay lấy trà thơm mát, uống một ngụm, khẽ cười nói: “Thái hậu vừa đổi trà mới, hình như là Lão Quân Sơn ngân châm!”

Cốc Lương Văn Phương bước nhẹ nhàng, đi xuống đài, mặc dù sớm đã qua tuổi bán bách (bách: trăm, bán bách: nửa trăm), phong thái chỉnh tề, tư thái ưu nhã, dung mạo lại càng không nói.

Thái phó buông chén trà nhỏ, thân đứng lên khỏi ghế. Thái hậu thở dài: “Thái phó vốn là họ hàng xa của ai gia, tại luôn luôn sao cùng ai gia sinh phần vậy!”

Úy Oản cúi đầu, hai hàng lông mày xinh đẹp hơi hơi nhíu, chậm rãi mở miệng “Quân thần hữu biệt (có khác), thần nên tuân thủ bản phận, thái hậu cất nhắc, thần thực có thẹn!”

Cốc Lương Văn Phương ngưng mắt nhìn hắn, một lát sau yếu ớt thở dài, môi đỏ thắm khẽ mở: “Ai gia luôn luôn ăn nói thẳng thắn, không muốn cùng ngươi quanh co. Lần này mời ngươi đến, chuyện không phải vì hắn, thực ra là giá kỳ Nhu nhi ngày mai, muốn nghe ý tứ thái phó một chút!”

Úy Oản cũng không ngẩng đầu lên, hai tay chắp phía sau, bước đi thong thả vài bước: “Không biết thái hậu nghĩ gì về chuyện gả trưởng công chúa đi xa?”

Cốc Lương Văn Phương ngưng lại bất động, thủy quang trong mắt dịu dàng: “Nhu nhi là nữ nhi thân sinh của ai gia, ai gia sao cam lòng để nàng gả đến nơi hoang dã chịu khổ?”

Thái phó ngẩng đầu, hai mắt nhìn thẳng trang nhan tinh xảo của thái hậu: “Di Bang mặc dù xa, nhưng không phải nơi hoang dã! Trưởng công chúa gả đi, lấy tôn sư Hãn phi, sao chịu khổ?”

Cốc Lương Văn Phương chăm chú nhìn Úy Oản thật sâu, nói thẳng: “Thái phó thần cơ, ai gia cũng không biết tâm ý Nhu nhi!”

Thần sắc Úy Oản không thay đổi, xoay người, đưa lưng về phía thái hậu, ngữ khí êm dịu: “Trưởng công chúa chính là cành vàng lá ngọc, thân phận tôn sùng, thần thực không dám tuỳ tiện phỏng đoán tâm ý nàng!”

Thái hậu tiến nhanh vài bước: “Ngươi có tâm với Nhu nhi?”

Thân hình Úy Oản hiên ngang bất động: “Thần sao dám có ý phàn phượng!”

Trong mắt Cốc Lương Văn Phương xẹt qua một tia thất vọng, thở dài nói: “Ai gia nguyên trông chờ ngươi cùng Nhu nhi lưỡng tình tương duyệt, hoặc cũng cầu được hoàng đế thu hồi ý chỉ hòa thân, hiện giờ xem ra, cũng là hy vọng xa vời của ai gia!”

Úy Oản chậm rãi quay người lại: “Hòa thân cũng không phải là thánh ý hoàng thượng, chính là trưởng công chúa ở cung vàng điện ngọc tự thỉnh gả đi, thái hậu không rõ ràng việc này?”

Cốc Lương Văn Phương từng bước một lên đài: “Ai gia đã nghe hoàng đế nói qua, qua Nhu nhi chính là thân sinh cốt nhục của ai gia, ai gia thực không muốn tách rời nữ nhi duy nhất thiên sơn vạn thủy (rất rất xa), không dễ dàng gặp lại!”

Hai câu thơ trích trong bài thơ Lâm Giang Tiên của Lý Thanh Chiếu

臨江仙 Lâm giang tiên Lâm giang tiên (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)

庭院深深深幾許,

雲窗霧閣常扃,

柳梢梅萼漸分明,

春歸秣陵樹,

人老建康城。

感月吟風多少事,

如今老去無成,

誰憐憔悴更雕零,

試燈無意思,

踏雪沒心情。 Đình viện thâm thâm thâm kỷ hử,

Vân song vụ các thường quynh,

Liễu tiêu mai ngạc tiệm phân minh,

Xuân quy Mạt Lăng thụ,

Nhân lão Kiến Khang thành.

Cảm nguyệt ngâm phong đa thiểu sự,

Như kim lão khứ vô thành,

Thuỳ liên tiều tuỵ cánh điêu linh,

Thí đăng vô ý tứ,

Đạp tuyết một tâm tình. Đình viện bao la sâu thăm thẳm

Mây mù song các vắng tanh

Đài mai ngọn liễu thấy phân minh

Xuân về Mạt Lăng thụ

Người lão Kiến Khang thành

Vịnh gió ngâm trăng bao xiết kể

Bằng nay tuổi lão thôi đành

Ai thương tiều tuỵ vơi điêu linh

Thi đèn không ý vị

Đạp tuyết chẳng tâm tình

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio