Tổng vụ gọi điện thoại cho Kỷ minh Hàn thông báo về việc công ty tuyển nhân viên phó luật sư cho đội luật sư. Công ty lớn thì đương nhiên cũng phải đòi hỏi một luật sư tài năng. Tuy vậy, tổng vụ đã chọn một sinh viên mới ra trường có thành tích nổi bật từng thực tập ở công ty, hắn cũng đã thích nghi với môi trường làm việc của công ty: An Hạo- đại sinh viên khoa luật của trường đại học H. Nổi tiếng là sinh viên nghèo vượt khó dành hầu hết các khoản học bổng của trường. Sinh viên như vậy ngày nay vô cùng hiếm thấy, không nhận vào công ty thì thật là đáng tiếc.
An Hạo lái xe về Sơn Đông, thật may mắn khi vừa mới ra trường xin việc làm đã được một công ty lớn như Kỷ thị nhận vào làm. Anh định sẽ đón ba mẹ và em gái An Vân Thuần lên thành phố X. Kỷ thị có chính sách rất tốt, Kỷ thị ở thành phố X, An Hạo sống ở thành phố Y, tổng vụ liền tuân theo quy định mà mua cho hắn một căn hộ gần công ty.
An Hạo định sẽ đón ba mẹ và em gái đến đây cùng chung sống. Bốn năm qua anh đi học không có lần nào về nhà bởi mỗi khi hè đến anh liền phải tìm việc làm thêm giúp đỡ cho bố mẹ. Làm thêm ở một số phòng luật lấy kinh nghiệm cũng tốt.
Đi hết con đường quốc lộ dài đằng đẵng một khu vô cùng hoang sơ mở ra, cổng trời to và rộng chứ không phải theo kiểu bị những tòa nhà che lấp. Ngồi trên xe tới tiếng đồng hồ làm An Hạo mệt mỏi rã rời,lái xe quay vào một con hẻm nhỏ. Tiếng trẻ con nô nức đùa nghịch. An Hạo chớp mắt nhớ lại kí ức lúc nhỏ khi Bảo Bảo và Vân Thuần còn bé xíu, í a í ới gọi “anh ơi, anh ơi” trông đáng yêu vô cùng. Nhưng bây giờ ai rồi cũng đã lớn lên, Bảo Bảo phải đi học, Vân Thuần bây giờ đã lớn, đâu còn những mộng mơ ngây thơ thưở lớp hay lớp . Mấy đứa trẻ nhìn thấy xe hơi thì trầm trồ đứng lại xuýt xoa nói:
“ Xe hơi kìa! Đẹp quá!”
Mấy đứ trẻ theo bước An Hạo đi đến trước nhà anh. Một đứa trẻ trong đám nhìn thấy anh bước ra khỏi xe liền chạy níu tay áo anh lại hỏi:
“Chú ơi! Chú định tìm bác An ạ?”
Đột nhiên cô bé hỏi làm anh không biết trả lời như thế nào. Chẳng nhẽ anh đi quá lâu rồi tới mức khi trở về quê mình không ai nhận ra ư? Một bác vác cuốc từ đầu đường đi vào, nhìn thấy anh liền hỏi:
“ Cháu là khách ở đây à?”
An Hạo thấy trong long thật buồn, không ngờ mình đã đi lâu đến vậy. Anh lễ phép chào bác nông dân, rồi nói:
“ Cháu…là Hạo đây ạ!”
Bác nông dân lắc đầu cố nhớ rồi nói:
“ À! Cháu là tiểu Hạo, thằng bé thông minh nhất xóm đây mà!”. Bác cười rồi nói tiếp:
“ Sao! Học xong rồi hả?”
An Hạo cười nhìn bác rồi nói:
“ Vâng!”
“ Thôi, bác về nhé!” Bác nói rồi đi ngay. Chắc là cũng có việc gì đó.
An Hạo gật đầu tự nhiên lại nhớ về hồi còn bé. Anh thường rủ mấy đứa trẻ cùng trang lứa đi chơi. Nếu gặp được ai vào Sơn Đông nhưng có vẻ giàu có hoặc sang trọng thì thường giơ bộ mặt ủy khuất đáng yêu ra xin kẹo cho cả đám. Có lần người ấy thấy mến bọn trẻ liền cho them tiền mua bánh, lúc ấy người ta vô cùng tốt bụng, yêu thương trẻ em chứ đâu như bây giờ, cho người khác cái gì cũng sợ người ta lợi dụng lừa mình. Thời đại thay đổi con người theo đó cũng thay đổi. An Hạo cho tay vào túi rút ra một tờ tiền đặt vào tay đứa trẻ kia rồi nói:
“Cho cháu đấy, cùng các bạn ăn gì đó!”
Em bé lễ phép vòng tay cảm ơn An Hạo rồi rủ mấy đứa trẻ khác chạy đi. Anh cười nhìn theo chúng rồi quay đầu vào nhà. Vân Thuần từ trong nhà đi ra bắt gặp anh trai đang đứng trước cổng liền chạy ra ôm chầm lấy anh:
“ Anh Hạo! Anh về rồi!”
An Hạo xoa đầu Vân Thuần. Không ngờ anh đi năm Vân Thuần lại lớn nhanh đến nhường này. Khuôn mặt cô bầu bĩnh hơn lúc trước, nhìn vẻ ngoài lại rất nữ tính chứ không “nam tính” như lúc còn bé. Chắc chắn sau này lớn lên sẽ là một giai tuyệt sắc. Từ trong nhà, dì An lặng lẽ đi ra nhìn thấy con trai vui đến mức khóc không thành lời. Bà ôm chằm lấy An Hạo, vỗ vỗ lưng anh nói:
“ Con trai lớn qua rồi! Đúng là lớn quá rồi.”
An Hạo gật gật ôm lấy mẹ. Mùi này, mùi nồng ấm của mẹ. Mùi không hề khó chịu mà như vỗ về ôm lấy đứa con trai bé bỏng. Mùi mà lúc nhỏ anh không thể nào rời xa và…bây giờ cũng vậy. Chưa bao giờ anh thấy bình yên hơn lúc bên mẹ. Đúng là anh đi quá lâu rồi. Nhìn mẹ nức nở trong vui mừng tự nhiên thấy trong lòng lạ quá, một cảm giác vui ngập tràn không cách nào tả nổi.
Người ta cứ nghĩ chỉ có tình yêu là vĩnh cửa nhưng hóa ra nó cũng chỉ là hư vô khi bị thử thách bởi thời gian. Tình cảm của mẹ có khi còn bị quên lãng. Vậy đó, ai chẳng mơ mình có bố mẹ, chỉ là họ không biết quý trọng tình cảm này mà thôi.
Ba từ trong nhà nhìn qua một lượt con trai, cười nói:
“ Về rồi hả?”
An Hạo giờ đây không còn là đứa bé quậy phá thuở bé nữa mà là một người đàn ông mạnh mẽ, trưởng thành và kinh nghiệm, sẵ sàng đối mặt với giông tố cuộc đời.
Bảo Bảo ngồi trên chuyến xe về Sơn Đông. Cô không thông báo với ai trong nhà cả. Đêm hôm qua Vân Thuần gọi điện thoại cho cô nói rằng anh Hạo sẽ về thăm nhà vài hôm, con bé còn nói ước gì có chị Bảo Bảo ở đây thì tốt biết mấy. Nếu lần này cô về chắc cô bé vui lắm.
Bây giờ thàng phố đã lên đèn, ánh đèn neon chớp nhóang kì diệu. Điện thoại trong túi áo cô chợt sáng đèn, trên màn hình hiện lên dòng chữ “Tiêu Mặc”. Cô bắt máy.
“ Bảo Bảo, cậu đi đâu vậy?” Tiêu Mặc nói hơi lớn trong điện thoại. Bảo Bảo khựng lại một chút rồi nói:
“ Tớ về Sơn Đông vài hôm.”
Tiêu Mặc bên kia đầu dây bên kia đang lướt web cắn hạt dưa nói:
“ Cậu không báo cho tớ biết gì cả?”
Bảo Bảo cười:
“ Tớ đi khoảng hai hay ba hôm thôi! Đâu phải đi luôn đâu. À, cậu nộp giúp tớ luận văn cuối kì, vài hôm tớ lại về trường thôi, sắp thi rồi mà.”
Tiêu Mặc “ừ” rồi cúp máy.
Cả sơn Đông đắm chìm trong không khí lạnh lẽo của một vùng cận núi. Chắc có lẽ tiết trời đang chuyển dần sang hè nên trời lạnh hơn, còn chó những cơn mưa đầu mùa bất chợt, sao mà mưa đẹp đến thế nhỉ? Thật đáng thương cho nhưng người chưa nếm trải qua những lúc đẹp đẽ nhất của thời tiết thế này. An Hạo trong nhà đứng cạnh mẹ tìm mọi cách giúp bà dọn cơm chiều.
Bảo Bảo bước xuống khỏi xe buýt, hít một hơi không khí trong lành của Sơn Đông tươi đẹp. Cô đi từ ngoài đến cổng đề “thôn Sơn Đông”. Cô một năm đã đi khỏi Sơn Đông nhưng khi về lúc này lại tháy quê hương trông sao khác quá. Đường làng ngõ xóm tươi đẹp hơn xưa, lúc trước sau một cơn mưa thì con đường bộ vào thôn lầy lội không tả nổi. Nhưng bây giờ tất cả như được làm lại mới, đường trải nhựa mới tinh tươm. Cô cuốc bộ vào nhà, đứng trước cái cổng cũ kĩ cô loáng thoáng nghe được tiếng nói cười trong nhà. Tay cô đặt lên song sắt đẩy vào trong, cánh cửa lâu ngày kêu “két” một tiếng chói tai rồi chừa cho cô một khoảng trống đủ để cô đi vào.