Năm , Metzl thủ đô của Legrand.
Thời tiết tháng chín, mặt trời vừa vặn, mọi người mặc áo khoác mỏng, dạo bước trên con đường đầy hoa tường vi. Bảo tàng Hoàng gia nằm ở cuối đại lộ, hiện là bảo tàng lớn nhất thế giới, bao gồm cả thánh đường Wies. Gần đây, Bảo tàng Hoàng gia đã giải bỏ lệnh cấm mấy tài liệu quan trọng thời Trung cổ.
Thậm chí trong đó còn có một bức thư cá nhân của quân chủ vĩ đại nhất Legrand, Purlan I.
Vì những bức thư của cậu sẽ được trưng bày công khai ngày hôm nay nên mới có nhiều người trên đại lộ của quốc vương như vậy.
“Xin chào mọi người, bây giờ chúng tôi đã đến đại lộ quốc vương, phía trước là lối vào Bảo tàng Hoàng gia. Như các bạn đã thấy, có rất nhiều người xung quanh… Chúa ơi, hệt như lần trước khi vương miện của Purlan I được trưng bày.”
Một nữ phóng viên có khuôn mặt dễ thương ráng tiến lên giữa đám đông.
Trong phòng livestream, cơn mưa bình luận lập tức lướt qua một cách dày đặc:
Năm nào tháng nào tôi mới có được huy chương tường vi sắt: Ui! Tôi đã đến buổi triển lãm đó, nhưng nhiều người quá! Tôi xếp hàng từ sáng đến tối, cửa bảo tàng đóng rồi mà còn chưa được thấy…
Chó học y muốn lên giàn thiêu: Phía trước ơi! Tôi đã thấy rồi này ha ha ha ha ha ha
Chó hơn thế mà đã viết sáu ngàn chữ: Ám sát chó học y phía trước
Nữ phóng viên đang tiến lên phía trước thoáng nhìn bình luận thì thấy toàn là “ám sát chó học y phía trước”, thậm chí còn có đại gia ném bom năng lượng cao, nội dung là “chó học y cả đời cũng không lên được giàn hỏa” khiến cho những sinh viên học y ẩn nấp khác tức giận.
Nhìn bình luận lộn xộn, nụ cười của nữ phóng viên thoáng cứng đờ, cô bắt đầu lo lắng không biết phòng livestream của mình có thể vì quá mức máu tanh mà bị báo cáo hay không.
Nhưng việc này… thật khó diễn tả!
Cả thế giới đều biết rằng giải thưởng khoa học cao nhất của Legrand là một giàn hỏa hình và giải thưởng công nghiệp cao nhất là máy chém. Đây là truyền thống vinh quang của Legrand, bắt nguồn từ năm , Purlan I dựng bảy giàn thiêu tại địa điểm ban đầu của Học viện Khoa học số một Legrand, sắp xếp mỗi người một máy chém cho các bộ phận công nghiệp nặng đầu tiên vào năm . Trong suốt triều đại của Purlan I, Legrand xuất hiện lớp lớp thiên tài, lưu danh sử sách.
Mà chẳng có một ai là ngoại lệ, những thiên tài này đều có một giàn hỏa hình hoặc một máy chém.
Sau này, giàn hỏa hình và máy chém đã trở thành giải thưởng cao nhất của Legrand. Thậm chí hỏa hình còn thoát khỏi biên giới, tiến ra thế giới, trở thành biểu tượng giải thưởng cao nhất của liên minh Abyss.
Khi biểu tượng giải thưởng cao nhất của liên minh Abyss được công bố. Người phát ngôn của Legrand với tư cách là người đại diện đã trịnh trọng trình bày trên bục giảng, về ý tưởng thiết kế huy chương dựa trên giàn hỏa.
“Chúng ta đều biết rằng trong thời Trung cổ tối tăm, thập tự giá đại diện cho thần quyền đàn áp tư tưởng, khiến sự thật thành ngụy biện và khiến khoa học thành tội ác. Và lấy hình phạt thiêu sống của Thánh Đình làm phần thưởng cao quý nhất cho các nhà khoa học là để tưởng nhớ những người đã cống hiến cuộc đời mình cho sự thật, cũng là để tôn vinh tinh thần sự thật không bao giờ nhượng bộ bất kỳ thẩm quyền nào.
Người phát ngôn lời lẽ trang nghiêm chính trực, cư dân mạng thời đại mới lại không nể mặt anh ta chút nào.
—— vớ va vớ vẩn, fan của đại đế Purlan nói đại mẹ đi
—— ba hoa chích chòe, ăn nói xà lơ!
—— ai chẳng biết nam thần số một của Legrand, đúng là simp mà cứ giấu
—— ha ha ha ha ha ha cuối cùng giàn thiêu vẫn thắng! Máy chém ở một bên khóc nhè đi
—— quần què! Đảng chém đầu kháng nghị! Trang chính thức nhất định là đảng hỏa hình! Đây là một cuộc cạnh tranh không công bằng.
—— ha ha, đảng chém đầu ê chề không chịu thua, mắc cười quá
…
Như chúng ta đã biết, trong học viện của Legrand, có một cặp kỳ phùng địch thủ ngàn năm không đội trời chung, đó là “đảng hỏa hình” và “đảng máy chém”. Cả hai ghét nhau ra mặt, còn phân biệt đối xử với những ai không có cả hai.
Nữ phóng viên tóc vàng thấy phòng livestream có thể vì gió tanh mưa máu mà bay màu bất cứ lúc nào, bèn vội ngăn một người qua đường để phỏng vấn: “Xin hỏi lần này bạn đến bảo tàng thì muốn thấy vật triển lãm nào nhất?”
Hành động này của nữ phóng viên rất hiệu quả, nhanh chóng chuyển sự chú ý của dư luận.
Vì họ phát hiện người bị ngăn lại, thân phận có vẻ không tầm thường.
Đại lộ quốc vương là một nơi rất đặc biệt.
Trong “Biến cố Tường Vi” năm , chính Purlan I đã dẫn quân Anghel bất ngờ tấn công thánh đường Wies và đi ngang qua đây. Các nhà sử học sau này gọi sự kiện Purlan I chặt đầu đại công tước Grice cướp ngôi ở thánh đường Wies là sự kiện “tái đăng quang” của Purlan I, còn con đường này trở thành “Con đường đăng quang”.
Sau đó, vào thế kỷ , khi đường phố thành phố Metzl được quy hoạch lại, thông qua nghị quyết bỏ phiếu, “con đường đăng quang” trong lịch sử đã được quyết định đặt tên “Đại lộ Purlan I”, gọi tắt là “đại lộ vua”, nhằm để tưởng nhớ quân chủ vĩ đại nhất trong lịch sử Legrand.
Vì lòng kính trọng và yêu mến với “quân chủ cuối cùng thời Trung cổ, quân chủ đầu tiên của thế kỷ mới”, vậy nên không ai được phép lái xe qua đại lộ vua. Ở đây chỉ có thể đi bộ. Dù là chủ tịch liên minh quốc tế cũng vậy.
Trước đây, khi các phóng viên ngăn ai đó phỏng vấn thì họ thường bắt được mấy người có máu mặt.
Lần này, dường như cũng thế, nhưng mà còn có hơi đặc biệt.
Người bị nữ phóng viên chặn lại còn rất trẻ, mái tóc vàng sẫm được chải gọn gàng ra sau, đôi mắt màu xám rất trong, nét mặt tuấn tú, mặc một bộ vest thủ công đắt tiền sang trọng, xung quanh là vệ sĩ mặc đồ đen —— tuy các vệ sĩ ở đây cũng đang đổ đầy mồ hôi.
Mà khuôn mặt của cậu, chẳng mấy chốc đã khiến cư dân mạng trong phòng livestream hết hồn.
Tóc vàng sẫm! Đôi mắt xám! Đường nét khuôn mặt giống -% bức chân dung của Ferri III!
Đây không phải đối thủ một mất một còn của Legrand, hoàng tử bé của hoàng tộc Blaise à?!!
Hoàng tử bé hoàng tộc Blaise được gọi là “giống vua phục quốc nhất” – Charlie. Hiện tại cậu là hoàng tử phản nghịch nhất trong hoàng tộc Blaise, năm mười sáu tuổi, thay vì học tại đại học Karl hạng nhất ở Blaise thì lại sống chết đòi học ở Học viện Đệ nhất Legrand —— nữ hoàng của Blaise tức giận đến suýt nữa tuyên bố đuổi cậu khỏi hoàng tộc Blaise.
Hoàng tử Charlie rõ ngạc nhiên khi bị chặn lại, nhưng cậu nhanh chóng mỉm cười, trả lời bằng giọng điệu có hơi phấn khích: “Tất nhiên là vì thư do Purland I viết. Đây là lần đầu tiên thư viết tay của đại đế Purlan công khai bên ngoài…”
Khi cậu không để ý thì đã buột miệng thốt ra “Đại đế Purlan”, đây là xưng hô kính yêu được người hâm mộ dành cho Purlan I.
Khuôn mặt của những vệ sĩ xung quanh hoàng tử Charlie lập tức đen như đáy nồi.
Bình luận đã đầy ắp tiếng cười.
Tường Vi vĩnh hằng: Ha ha ha ha ha Ferri III thật sự không bị tức đến chết đấy chứ?
Lịch sử khiến người ta hói đầu: Con cháu đời sau của tôi lại trở thành fan của đối thủ không đội trời chung của tôi?
Đừng bắt tôi phải kiểm tra lại: Nè phía trước, quan hệ giữa Ferri III và Purlan I cũng không tệ đến thế, chẳng phải họ đã thành lập liên minh trong phong trào Thánh quân sao?
Khi nào thư thông báo của học viện đệ nhất đến với tôi: Ơi phía trước, ý bạn là loại liên minh mà hai quốc gia trở mặt ngay sau khi phục hồi?
Hậu duệ kẻ diệt rồng: Lòng dạ vua chúa đều đen, không có đồng minh mãi mãi giữa các cường quốc, mà chỉ có lợi ích mãi mãi, chậc chậc.
…
Hoàng tử Charlie nhận ra mình đã lỡ lời thì vội ho nhẹ: “Ý tôi là… ông ấy thực sự là một quốc vương xuất sắc. Có rất nhiều quân chủ sinh ra để làm vua, nhưng không có vị vua thứ hai kiệt xuất như ông ấy. Suốt ngàn năm tăm tối của thời Trung cổ, ông ấy đã tự tay nhen nhóm lên ngọn lửa, nếu Purlan I không thành công chống lại Thánh quân của Thánh Đình, thì kế hoạch phục quốc của Blaise…”
Hoàng tử Charlie chữa cháy nhưng càng nói càng lòi đuôi, các vệ sĩ ở một bên đã không nghe nổi nữa.
Giờ chỉ sợ Hoàng tử Blaise fanboy đại đế Purlan đã lên top hot search rồi, nếu để cho cậu nói tiếp, nữ hoàng sẽ lại tuyên bố đuổi cậu khỏi hoàng tộc.
Vệ sĩ chen vào, buộc phỏng vấn kết thúc với lý do “Triển lãm sắp bắt đầu”.
Nữ phóng viên đành phải ngậm ngùi buông tha cho chiếc máy hình người tự tạo chủ đề này: “Nếu đã như vậy rồi, chúng ta cũng nhanh vào phòng triển lãm, mong hôm nay tôi và mọi người may mắn hơn chút, có thể suôn sẻ nhìn bức thư do đích thân đại đế Purlan viết.”