Phần 10/10
《 Chân tướng cuối cùng: Chế tác nghệ thuật 》
1.
Đây là lần cuối cùng tôi ngồi trước máy tính cập nhật câu chuyện này.
Khoảng một tháng từ lần cuối cập nhật đến giờ.
Hiện tại tổng lượng đọc câu chuyện này trên nền tảng đã hơn mười triệu lượt.
Các vị đều đang chăm chú theo dõi câu chuyện của Hũ Nút, ra sức tìm kiếm nhân vật và bối cảnh thực sự trên internet.
Có người lo cho tôi, có người thương thay Hũ Nút, có người hỏi vặn, có người đồng cảm.
Tôi đã thấy được hàng vạn cư dân mạng gia nhập đội quân truy tìm chân tướng.
Hôm nay, để tôi bật mí bí mật cho các vị.
2.
Kỳ thật, câu chuyện này không dựa theo nguyên mẫu nào.
Nếu có thì là do cư dân mạng và cánh truyền thông đồn thổi.
Có lẽ đọc đến đây các vị sẽ cảm thấy mịt mờ như lọt vào sương mù, nhưng hy vọng sau lời giải thích vắn tắt của tôi, mọi người đều đã hiểu.
3.
Tôi vẫn luôn chú ý tin tức thời sự.
Nhưng tôi phát hiện, trừ các trang truyền thông chính thống, cõi mạng này là nơi có lượng truy cập khổng lồ mà không cách nào giám thị cho xuể.
Thời gian trước có một bé trai lên mạng tìm kiếm cha mẹ ruột.
Sau khi có được sự chú ý của toàn xã hội, cậu bé yên lặng để lại một bức thư tuyệt mệnh rồi rời khỏi thế giới này.
Trên bàn cơm, tôi hỏi chuyện bạn mình:
"Vì sao đã được cả xã hội chú ý mà đứa bé vẫn chọn rời đi?"
Bạn tôi đáp:
"Được chú ý không có nghĩa là được trợ giúp. Trên internet chủ yếu toàn người hóng chuyện thôi, đứa bé kia sống sờ sờ bị người ta soi mói tới chết."
Câu nói này như cây kim cắ m vào họng tôi vậy.
Tôi…
… không còn lời nào để nói.
4.
Về sau, tôi đi thăm dò xem tài khoản mạng xã hội của Lưu Học Châu thế nào.
Phần bình luận dạt dào hân hoan hạnh phúc, tất cả mọi người đều rất hiền hòa thân thiện, thật ấm áp.
Trông y như văn của Lỗ Tấn ấy.
Từng câu từng chữ tôi nhìn mà học được cách ăn thịt người chứ đùa.
5.
Rõ ràng trước đây người ta mắng cậu bé là đồ toan tính, vong ân phụ nghĩa, giả vờ đáng thương để được mọi người đồng cảm.
Bây giờ những bình luận đó đều bay biến như chưa hề tồn tại.
Vài ba người lác đác còn nhớ rõ chuyện này cũng bị thời gian nhấn chìm.
Chuyện này là một ví dụ điển hình về việc Internet không có ký ức.
6.
Tôi biết những người mắng cậu bé hầu hết đều sử dụng tài khoản clone hoặc phần mềm tự động dùng để điều hướng dư luận.
Mắng chứ, chắc chắn rồi.
Nếu không mắng thì sao giật tít được, sao khiến càng nhiều người chú ý đây.
Bây giờ thứ dân mạng cần không phải là đề tài để tranh nhau thảo luận hay sao?
Chỉ cần có người thảo luận là sẽ có người theo, sẽ có lượng truy cập.
Thế nhưng theo thời gian, không chỉ có tài khoản clone và phần mềm tự động mắng cậu bé.
Còn một số trong các vị nữa, hỡi những quần chúng cố tình mắt điếc tai ngơ không rõ chân tướng nhưng vẫn hùa theo ăn thịt người.
7.
Quần chúng chỉ đang xem kịch thôi mà.
Thấy đứa bé tình sâu nghĩa nặng, không cần biết chân tướng, chỉ cần ‘cảm thấy’ nó là người xấu là được.
Đám đông mắng, ta mắng theo.
Thế là ta cũng là sứ giả chính nghĩa tay cầm điện thoại di động;
Thế là ta cũng đứng trên đài đạo đức cao vời vợi;
Thế là ta cũng được vĩnh hằng theo chân lý, bất hủ với thời gian.
8.
Còn có những người tỉnh táo không theo phe nào.
Tôi hiểu các bạn, các bạn bị cái thế giới ảo này lừa gạt mãi, sợ rồi.
Các bạn không thể không gói kỹ lòng nhân ái của mình lại mà xem xét vấn đề tỉnh táo hơn, lý trí hơn.
Thường đến lúc không thể vãn hồi thì các bạn mới hối hận về sự do dự ấy.
9.
Còn những cái tài khoản truyền thông kia thì sao? Chỉ tính riêng sức ảnh hưởng đối với quần chúng thì tài khoản của bọn họ đã vượt xa rất nhiều tài khoản truyền thông chính thức của nhà nước và các đơn vị có thẩm quyền.
Thật phi thường và vĩ đại!
10.
Tôi nghĩ, quần chúng ăn thịt người kỳ thật không hề quan tâm đ ến chân tướng.
Bọn họ bàng quan xem câu chuyện của cậu bé tìm bố mẹ như là xem một bộ phim chiếu mạng.
Bọn họ mê mẩn với các tình tiết trong đó, thấy đúng lập trường của mình thì hoan hô reo hò, thể hiện sự vui vẻ của bản thân.
Những người đáng lẽ nên được trợ giúp qua internet lại bị thêm mắm dặm muối, trở thành nhân vật trong chính game nhập vai của muôn nhà.
Nói cách khác, chỉ cần có thể khiến các vị sinh ra tâm trạng xúc động, kêu lên mấy lời kiểu "Á! Tức thiệt! Sợ quá! Tiếc ghê!" là được.
Sự kiện này thật hay giả thực sự không quan trọng, chỉ cần đủ bắt mắt, đủ nuối tiếc là mọi người sẽ thích liền.
Tôi nghĩ như vậy.
Cho nên tôi quyết định để mọi người xem một thế giới ảo thu nhỏ.
Tôi quyết định bản thân đóng vai truyền thông khống chế chân tướng, để quần chúng các vị cảm nhận một chút cái gọi là chân tướng.
11.
Tôi bắt đầu viết.
Tôi dùng giọng điệu chân thật nhất, thử nghiệm nhiều lần, không ngừng sửa chữa, rốt cục viết ra một câu chuyện.
Câu chuyện này chính là câu chuyện mà các vị đọc từ đầu, một bi kịch bị che giấu, không cách nào vãn hồi.
Đây chính là câu chuyện của Hũ Nút.
12.
Viết xong câu chuyện này, tôi đặt câu chuyện ở trước mặt các vị.
Tôi khiến mọi người phải tò mò, đọc xong rồi phải suy đoán chân tướng câu chuyện này, phải lên mạng tra nhân vật và bối cảnh câu chuyện dựa theo.
Hơn mười triệu người đọc, cả triệu người rất quan tâm đ ến cái chân tướng kỳ thật không tồn tại này.
Có người tra bản đồ, có người tìm địa danh được nhắc đến trong câu chuyện.
Có người đi đến các trường hỏi thăm có chuyện này không.
Có người còn đăng tải thẳng suy đoán của chính mình lên internet, tự dưng hoài nghi người trong sạch.
13.
Ngồi trước máy tính, nhìn từng người nhắn tin riêng với kẻ đưa ra phỏng đoán mà tôi sinh ra nỗi sợ hãi ghê gớm với lượng truy cập khổng lồ trên thế giới ảo.
Tôi đã đánh dấu câu chuyện này với tag hư cấu, tôi vẫn luôn đang nói cho mọi người rằng câu chuyện này là giả đó.
Không ai tin tôi.
Đại đa số đều cho rằng đây là cái cớ tôi đánh lạc hướng để bảo vệ bản thân.
Đứng tại cái góc độ này thì tôi vừa vui mừng vừa đau khổ.
Vui vì những người này quan tâm mình.
Khổ vì những người này chỉ tin vào những gì mình muốn mà không quan tâm chân tướng.
Càng đừng nói đến chân tướng phía sau chân tướng.
14.
Tất cả mọi người đang dõi theo câu chuyện của Hũ Nút đã đọc được kết cục rồi nhỉ.
Nhưng thật ra tôi chưa từng ngừng bút.
Các vị đều là nhân vật dưới ngòi bút của tôi.
Đây như là một sân khấu cỡ nhỏ.
15.
Tôi là truyền thông khống chế chân tướng.
Các vị là một đám cư dân mạng không biết chân tướng.
Ngoại trừ hai quần thể này, còn một quần thể thứ ba.
Đó chính là…
… Một số ít cư dân mạng biết chân tướng!
16.
Sau khi sáng tác xong câu chuyện này, tôi tỉ mỉ chọn lựa một nhóm độc giả nhỏ.
Có mẹ bỉm sữa, có sinh viên, giáo viên, có cả biên tập viên chân chính trong ngành truyền thông.
Tôi nói chân tướng cho bọn họ, rằng câu chuyện này là tôi bịa ra.
Sau đó, để bọn họ đứng từ góc nhìn của người biết tuốt quan sát kẻ đến sau.
17.
Hết nhóm này đến nhóm người khác bị thu hút bởi câu chuyện của Hũ Nút.
Tôi và những độc giả biết chân tướng kia bàng quan nhìn quần chúng bình luận dưới bài đăng và bôn ba tìm kiếm trên internet; xem bọn họ lần lượt phủ định chính lời tác giả; trông bọn họ lún sâu vào internet hư ảo.
Một vài độc giả biết chân tướng cũng sợ hãi.
Một sinh viên nam nói với tôi.
"Em cũng sợ hãi internet quá."
Tôi chỉ nói:
"Tin vào ánh sáng."
18.
Cho nên không ngừng có người hỏi tôi, chân tướng sau cùng là gì, chân tướng mà tôi đã xóa thật ra là cái gì.
Lần nào tôi cũng nói.
Không thể công khai, bạn vượt quá giới hạn rồi.
19.
Toàn bộ câu chuyện này chính là một quá trình tạo dựng nghệ thuật.
Tất cả những người đọc câu chuyện này đều là một nhân vật dưới ngòi bút của tôi.
20.
Tôi rất thích một câu nói của (giáo sư luật học) La Tường:
"Trong thời đại internet ngày nay, chúng ta đã quá quen với việc điều khiển nhân sinh. Chỉ cần có điện thoại, có Wi-Fi, có điện là chúng ta đã cảm thấy như nắm hết tất thảy trong lòng bàn tay."
21.
Cuối cùng của cuối cùng, tôi muốn dùng một đoạn kịch rập khuôn cũ rích trên mạng để kết.
"Bạn thấy rõ ai giết chính mình không?"
"Không, kẻ đó đứng trên bục đạo đức, ngược ánh sáng công lý thần thánh, tôi không thấy rõ mặt hắn."
Không, kẻ đó trốn sau màn hình điện thoại di động, tôi không nhìn thấy mặt hắn.
[ HẾT]