Soán Đường

quyển 8 chương 207: vào thành

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Lý Ngôn Khánh trong mắt nheo lại sau một lúc liền hạ thấp người xuống:

- Vương tiên sinh từ khi chia tay đến nay tiên sinh vẫn mạnh khỏe chứ?

Vương Thông nói:

- Đa tạ vương gia nhớ mong, Vương Thông vẫn khỏe, vương gia, Thông muốn thu hồi thi thể của Kính Đức, vương gia thù đã báo chắc cũng không làm khó thi thể của Kính Đức chứ?

Lý Ngôn Khánh trầm ngâm một lát sau đó đột nhiên thở dài.

- Hiện tại giết Kính Đức không phải là tâm nguyện của ta.

- Nhưng thù giết cha, cô không thể không báo, tuy nhiên người đã chết rồi cô cũng không muốn truy vấn, cô mệt mỏi rồi, tiên sinh cứ tự tiện.

Nói xong hắn hạ lệnh thu binh quay trở về đại doanh, không liếc nhìn thi thể của Uất Trì Cung nữa.

Lý Ngôn Khánh chắp tay với Thôi Thiện Phúc sau đó thúc mã nghênh ngang rời đi.

Lý Ngôn Khánh vì cha báo thù, ngay buổi tối sau khi Vương Thế Sung đầu hàng đã tru sát Uất Trì Kính Đức.

Trời vừa sáng, ở thành Lạc Dương khắp hang cùng ngõ hèm đã truyền ra tin tức này, đồng thời người Lạc Dương cũng biết một cái tin, Lý Ngôn Khánh đã đến Lạc Dương.

Ngôn Khánh là tôn thất Lý Đường được phong làm Hà Nam vương.

Nói cách khác Lạc Dương ngày sau sẽ là đất phong của hắn, dựa theo chế độ cũ của nhà Tùy, thân vương phong ấp vạn hộ.

Lý Ngôn Khánh hiện tại trên danh nghĩa đã sở hữu Lạc Dương.

Cho dù Lý Thế Dân là thân vương, so với Lý Ngôn Khánh cao hơn một phẩm trật nhưng tính toán lại cũng chỉ là khách, chủ nhân của Lạc Dương chính là Lý Ngôn Khánh.

Người Lạc Dương từ năm Nhân Thọ thứ tư đã xem Ngôn Khánh là người một nhà.

Quan trọng nhất là Ngôn Khánh đã ở Lạc Dương đến sáu năm, từ Lạc Dương mà thành danh, ở Lạc Dương kích cúc, ở Lạc Dương bái sư học nghệ, nếu như không phải là người Lạc Dương thì còn là người phương nào?

Củng huyện?

Đó chẳng qua chỉ là chỗ đặt chân của Lý Ngôn Khánh.

Huỳnh Dương kỳ thật không có chút quan hệ nào với Lý Ngôn Khánh, tính toán chính xác quê quán của Lý Ngôn Khánh ở Lũng Hữu chứ không phải ở Huỳnh Dương.

Nhưng cũng chính vì nguyên nhân này nên khả năng tiếp nhận của người Lạc Dương với Lý Ngôn Khánh vượt xa so với sự hoan nghênh Lý Thế Dân.

Lý Thế Dân vốn định ngày tháng Vương Thế Sung hiến thành đầu hàng thì vào ngày tháng sẽ cử hành nghi thức long trọng tuyên bố Lạc Dương thuộc về nhà Đường, lúc đó hắn sẽ tự mình leo lên đầu môn, kiểm duyệt binh mã tinh nhuệ Lý Đường đi vào Kiến Quốc môn.

Tục xưng đời sau chính là duyệt binh.

Mục đích của duyệt binh chính là biểu thị lực lượng quân sự mạnh mẽ của Lý Đường, trấn nhiếp những cái gọi là dư nghiệt bên trong Lạc Dương của Vương Thế Sung, đồng thời cũng chiếu cáo trời cao, chiến sự Trung Nguyên chính thức, sắp tới uy hiếp Giang Nam, đối với dân chúng Trung Nguyên ý nghĩa rất trọng đại.

Đến lúc đó dân chúng Lạc Dương sẽ tới cửa thành hoan nghênh binh mã Lý Đường vào trong thành, tuy nhiên Lý Thế Dân thật không ngờ Lý Ngôn Khánh đột nhiên t ớiLạc Dương, không chỉ đánh chết Uất Trì Kính Đức mà còn làm cho tướng lãnh dưới trướng Thiên Sách phủ vô cùng tức giận, nhiều người còn nói với Lý Thế Dân, cho dù không giết được Lý Ngôn Khánh cũng phải bắt tạm giam hắn.

Nhưng lúc này mọi người đều rõ ràng lúc này tốt nhất không nên trêu chọc tới Lý Ngôn Khánh.

Tần Quỳnh, Ngưu Tiễn Đạt bọn họ đều biết lợi hại khi xung đột với Lý Ngôn Khánh lúc đó rất có thể khiến cho cả Trung Nguyên biến hóa thế cục, mà Khâu Hành Cung và một đám cựu thần ở phủ Tần vương cũng biết rõ, nếu như động tới Lý Ngôn Khánh sẽ mang tới đả kích rất lớn tới triều đình.

Lý Ngôn Khánh không chỉ là một danh tướng mà còn là tôn thất Lý thị.

Đồng thời hắn cũng sáng tạo ra thư pháp, viết ra Tam Quốc diễn nghĩa, ảnh hưởng từ sĩ lâm tới phố phường đều vô cùng lớn.

Một nhân vật như thế chỉ sợ Lý Uyên cũng phải kiêng kỵ ba phần chớ nói đến đám văn thần võ tướng dưới trướng của Lý Thế Dân.

Ngoài sáng chúng ta đấu không lại ngươi nhưng có thể vụng trộm áp chế ngươi.

Cho nên chúng tướng ở phủ Tần vương khi duyệt binh cố gắng thể hiện ra phong thái vũ dũng.

Nhưng ai cũng không ngờ được.

Lý Thế Dân ở trên môn lầu sắc mặt âm trầm nhìn dân chúng thưa thớt đứng ở bên bờ Lạc Thủy, một đấm hung hăng nện xuống tường.

- Lý Ngôn Khánh lấn ta quá đáng.

Sao hắn lại tức giận như vậy?

Rất đơn giản, trong lúc đại quân Lý Đường vào thành ở Kiến Quốc môn thì Lý Ngôn Khánh cũng theo Kiến Dương môn tiến vào Lạc Dương.

Lần này vào thành ngoại trừ Lý Ngôn Khánh còn có Trưởng Tôn Vô Kỵ và Hùng Khoát Hải hai người.

Trưởng Tôn Vô Kỵ mười năm lớn lên ở Lạc Dương hơn nữa còn là đệ tử của Trưởng Tôn thị, mà Hùng Khoát Hải cũng là người Lạc Dương, từng sống ở Hoài Nhân phường.

Con cháu nhà mình bất kể là Lý Ngôn Khánh Trưởng Tôn Vô Kỵ hay là Hùng Khoát Hải người Lạc Dương đều vui mừng.

Cho nên rất nhiều người tiến tới Kiến Dương môn nghênh đón Lý Ngôn Khánh mà ở hai bên đường Kiến Quốc môn người xem chỉ rải rác.

Lý Ngôn Khánh cũng không để cho Lý Thế Dân mất quá nhiều thể diện.

Sau khi hắn vào Kiến Dương môn thì trực tiếp tiến vào trong Hoài Nhân phường, mà Trưởng Tôn Vô Kỵ thì phụng mệnh mẫu thân tiến về Phích Lịch đường bái kiến linh đường tổ tiên, tính toán thời gian từ khi Trưởng Tôn Thịnh mất đi thì Phích Lịch đường do Trưởng Tôn Hành An chủ trương, tuy nhiên trước kia hắn đã theo Dương Quảng đi xa giá ở Giang Đô chết trận nơi đó, Phích Lịch đường sau đó do Trưởng Tôn Hành Thao một mình tiếp chưởng.

Lúc đó Trưởng Tôn Vô Kỵ thì tới Củng huyện mà Trưởng Tôn Thuận Đức thì ở Thái Nguyên.

Trưởng Tôn Hành Thao là một con mọt sách cho nên mặc dù đảm nhiệm chức vụ tiến sĩ Quốc Tử giám khi Vương Thế Sung còn cầm quyền nhưng thực tế không được trọng dụng.

Hiện tại Vương Thế Sung đầu hàng, địa vị của Trưởng Tôn Hành Thao cũng rất xấu hổ.

Hắn sau khi biết được thân phận của Lý Ngôn Khánh thì hóa ra cũng thông minh không hề do dự phái người tới Củng huyện mời Trưởng Tôn Vô Kỵ về nhà.

Theo đạo lý mà nói, Trưởng Tôn Thuận Đức là trưởng bối, Trưởng Tôn Hành Thao phải mời hắn mới đúng.

Nhưng mà Trưởng Tôn Hành Thao biết rằng Trưởng Tôn Thuận Đức không hề có quan niệm gia tộc gì, lúc trước hắn vứt bỏ gia tộc đi Thái Nguyên, khiến cho Phích Lịch Đường bị ảnh hưởng rất lớn, Trưởng Tôn Vô Kỵ thì không giống, dù sao Trưởng Tôn Vô Kỵ cũng là em ruột của hắn, là con trai của Trưởng Tôn Thịnh, đáng giá tin cậy hơn rất nhiều. Hơn nữa Lý Ngôn Khánh hiện tại đã được phong làm Hà Nam vương, bằng quan hệ giữa Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Ngôn Khánh, chuyện Trưởng Tôn gia Đông Sơn tái khởi cũng không còn xa.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio