Sơn Hà Bất Dạ Thiên

chương 18

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Ngày hôm sau, Diêu Tam mặt buồn rười rượi đến báo tin cho Đường Thận.

“Tiểu đông gia, đúng như cậu dự đoán, quả nhiên không ai nhờ chúng ta gửi đồ truyền tin cả. Cũng có người tò mò hỏi thăm, nhưng chỉ hỏi dăm ba câu rồi lại đi.”

Đường Thận đang luyện chữ.

Mỗi ngày viết hai bài văn bát cổ, làm một bài thơ thí thiếp, đây là công việc hàng ngày của cậu. Ngoài ra, cậu còn phải luyện viết năm mươi chữ khổ đại tự, viết sao cho thật chỉnh tề, tinh tế, ngay ngắn gọn gàng. Viết đủ số, Đường Thận cẩn thận thổi khô mực rồi trải tấm giấy Tuyên sang một bên, đoạn bảo: “Có người hỏi cơ à?”

Diêu Tam: “…”

Lẽ nào tiểu đông gia bị lừa sút vào đầu rồi chăng?

“Chẳng lẽ không nên như vậy sao ạ?”

“Cũng phải, ai mà chả có tính tò mò, tôi rất thông cảm. Hỏi có một câu thôi, sứt miếng thịt nào đâu”

“…”

Diêu Tam: “Tiểu đông gia, giờ mình tính sao đây!?

Đường Thận lại cúi đầu viết chữ: “Không vội, hôm nay anh qua nhà bên kia, bảo mọi người ngày mai cứ tiếp tục. Nhưng từ giờ gửi đồ sẽ tính một đồng một lần, không miễn phí nữa. Được rồi, hàng ngày anh vẫn dặn họ phải tuân theo quy củ chứ? Cứ như tôi nói, phải răn dạy nhiều lần, tất cả đều phải thuộc luật.”

Diêu Tam: “Tôi đã thực hiện, cậu cứ yên trí. Giờ tôi sang đại viện bên đó.”

Diêu Tam và kế toán Lâm chẳng mấy coi trọng việc hậu cần này. Họ chưa thấy công việc nào như vậy cả.

Các gia đình giàu có muốn làm gì đã có nô bộc để sai khiến. Phủ Cô Tô cũng có mấy tiêu cục nổi danh vùng Giang Nam, nếu cần gửi đồ đạc đều có thể thông qua tiêu cục. Nhưng theo ý Đường Thận thì cậu có vẻ không định kinh doanh loại hình vận chuyển đồ đạc đường dài mà chỉ giới hạn trong khu vực phủ Cô Tô thôi.

Làm vậy có thể thành công thật sao?

Viết xong đại tự, Đường Thận đi thẳng sang Lương phủ. Tay cầm bài văn bát cổ và đại tự, cậu vừa gặp thầy đã nhì nhèo ngay: “Tiên sinh ơi cứu con với!”

Lương Tụng: “…”

Nghe xong đầu đuôi câu chuyện, Lương Tụng cười, mắng: “Lúc đầu ta đã hỏi con là thiếu cái gì, cần cái gì, cứ việc nói, quản gia sẽ chuẩn bị cho con. Xong con bảo, chỉ cần mười người bộ khoái nhanh trí, rành rẽ việc trong thành, cùng với một lời hứa của thầy. Cớ làm sao hôm nay còn đến mời ta mở hàng hút khách cho hậu cần Đường thị hử?”

Đường Thận lí sự: “Kìa tiên sinh, có gì mà không được? Tiểu tử là đệ tử của tiên sinh kia mà, đệ tử ruột là đằng khác. Tiên sinh chỉ có mình con là đồ đệ, đây là lần đầu tiên con khởi nghiệp, thầy chiếu cố đến con chẳng phải là quá hợp lí hợp tình sao? Nếu con mở tửu lầu, đương nhiên con sẽ mời tiên sinh thưởng thức đầu tiên, tiên sinh nhất định cũng sẽ đến khai trương mà.”

Lương Tụng: “Nhóc con ranh mãnh, gì con cũng nói được tuốt nhỉ, còn chừa cho ông già này câu nào không?”

“Tiên sinh chỉ cần sai người hầu, ngày mai ra đường vẫy một nhân viên của Hậu cần Đường thị, nhờ người đó gửi đồ hộ, tốt nhất là cầm cái món đấy đi một vòng quanh phủ Cô Tô, thế là cách quảng bá tốt nhất đấy ạ.”

“Ờ, ta nên bảo nó phải làm thế nào cho càng nhiều người thấy càng tốt phải không? Được thì cắm cho nó một cái cờ to, đề ba chữ Lương Bác Văn, đem đi diễu khắp phố phường thì càng đúng ý con nhỉ?”

“Hí hí, tiên sinh hiểu con quá đi chứ lại!”

“Mời ngài phắn !”

“Con phắn ngay đây! Tiên sinh nhớ mai giao việc cho nhân viên của Hậu cần Đường thị nhé!”

“Mời ngài phắn” là câu nói xuất xứ từ chương “Liệt Ngự Khấu”, sách Trang Tử, hiểu là: Đồ khốn nhà mi cút đi cho khuất mắt ta!”

Lương Tụng cáu lắm mà phải phì cười: “Quay lại mau! Đại tự và bài văn của con hôm nay ta còn chưa kiểm tra đâu.”

Đường Thận tiu nghỉu quay lại, nghe thầy chữa bài tập về nhà.

Lương Tụng tuy cằn nhằn vậy, nhưng sáng sớm hôm sau ông vẫn sai người hầu bê một cái tráp đựng sách, đặt hàng nhân viên của Hậu cần Đường thị giao đến nha môn phủ doãn. Từ Lương phủ đến nha môn phủ doãn phải đi qua nửa thành Cô Tô, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Đường Thận.

Dọc đường có người thấy nhân viên của Hậu cần Đường thị bê sách, đều tò mò hỏi: “Anh là nhân viên của Hậu cần Đường thị à? Cái này là cái gì? Anh giao nó đi đâu thế?”

Về nguyên tắc, nhân viên của Hậu cần Đường thị không được tiết lộ tên khách hàng, đây là lệnh cấm của Đường Thận. Song, lần này nhân viên đã được Đường Thận phím trước từ hôm qua, nhất định phải tiết lộ danh tính của chủ kiện hàng.

“Tôi đến phủ nha, Lương đại nhân đặt giao thứ này đấy.”

Rêu rao khắp chốn cả buổi sáng, người nhân viên đó mới đến nha môn phủ doãn. Khi anh ta đến nơi, cả nửa phủ Cô Tô đã xôn xao chuyện anh ta giao đồ hộ Lương đại nhân.

Đến trưa, Đường phu nhân nhà ông cử họ Đường khu Tây cũng vẫy nhân viên Đường thị vào để đặt giao hàng.

Thế là tự dưng, số người tò mò về Hậu cần Đường thị càng ngày càng tăng. Đến tối, cuối cùng cũng có một tú tài ở khu Đông nhờ nhân viên Hậu cần Đường thị gửi thư hộ: “Giờ tôi phải đi có việc, không đưa thư được, cũng chẳng nhờ vả được ai. Gửi thư sang hẻm Trách Môn anh tính bao nhiêu tiền?”

“Một đồng thôi. Xa hay gần đều đồng giá ấy.”

“Thế cũng rẻ nhỉ? Anh nhất định phải giao thư tận nơi nhé, nếu không tôi khiếu nại với ông chủ các anh đấy!”

“Cứ yên tâm!”

Sang hôm sau, Hậu cần Đường thị đã hoàn thành đơn hàng đầu tiên kể từ khi khai trương. Anh tú tài nọ cũng bí quá, lại nghe đồn Lương đại nho cũng sử dụng dịch vụ của Hậu cần Đường thị, bèn đánh liều thuê người ta. Sau đó, thư của anh ta quả thực là được gửi đến đúng địa chỉ, nhân viên đưa thư cũng rất nhanh nhẹn, không hề la cà trên đường.

Quả nhiên ở Cô Tô, thậm chí là khắp Đại Tống, ba chữ Lương Bác Văn đã được gắn liền với chữ “tín”.

Dần dần, Hậu cần Đường thị ở phủ Cô Tô cũng có nhiều đơn hàng hơn.

Khách hàng không phải là những hộ giàu, mà là bách tính phổ thông trong phủ.

Sau khi có đơn hàng đầu tiên, Đường Thận đã sai người dán thông báo khắp đường phố, phổ biến các quy định của Hậu cần Đường thị. Thứ nhất, tuyệt đối không tiết lộ tên khách hàng và chi tiết về kiện hàng; thứ hai, hàng được chuyển phát trong thời gian ngắn nhất, không rề rà trên đường. Thứ ba, nếu kiện hàng bị hư hao hoặc thất lạc, bồi thường gấp mười.

Phủ Cô Tô là thành trì lớn nhất vùng Giang Nam, nhân khẩu toàn khu vực lên đến một trăm vạn, riêng phủ thành đã có mười vạn dân rồi.

Ban đầu, người dân chỉ nhờ nhân viên hậu cần chuyển giao những món đồ nhỏ, về sau thấy gửi chuyển phát rất an toàn, không xảy ra sự cố gì, họ bắt đầu nhờ chuyển phát những món đồ có giá trị hơn. Có thể là do trời lạnh, hoặc vì mọi người quá bận rộn, việc làm ăn của Hậu cần Đường thị không bị ế ẩm, cũng không gặp gì bất lợi cả. Việc chuyên phát diễn ra đều đặn hàng ngày, khiến dân chúng dần dần không thấy dịch vụ này có gì lạ lùng nữa.

Trái lại, kế toán Lâm lo sốt vó: “Lỗ liên tục thế này, làm sao mà hồi vốn đây? Tiểu đông gia, lúc đầu cậu bảo dân Cô Tô giàu lắm cơ mà, còn bảo đã có tiền bối kinh doanh cái này rồi. Mười ngày nay chắc cậu cũng biết chúng ta mất bao nhiêu tiền chứ? Thu không đủ bù chi, riêng tiền nuôi nhân viên đã hết hai mươi lượng, chưa kể tiền mua căn đại viện kia! Cậu còn hứa sẽ nuôi bọn họ ăn uống đầy đủ, không bạc đãi người ta nữa!”

Đường Thận vẫn đang luyện chữ, thủng thẳng bảo: “Không đi đâu mà vội, mười ngày nay tiền lời kiếm được từ tinh dầu và xà phòng thơm thừa đủ để chi hai mươi lượng đấy.”

“Nhưng chúng ta đang rót tiền vào một cái động không đáy!”

Đường Thận dừng bút, nhìn chữ mình viết trên tờ giấy.

“Dân vô tín bất lập.”

Trích từ sách Luận ngữ, chương “Nhan Uyên.”

[] Dân mất lòng tin thì không thành công được

Đường Thận: “Có những việc cháu không mong sẽ phát sinh, nhưng không thể tránh khỏi, lại còn nhất định phải xảy ra. Trong họa có phúc, trong phúc có họa. Chúng ta cứ nên chờ đợi thôi!”

(Bản edit phi lợi nhuận chỉ được up tại makyo.wordpress.com; hãy mua chương cho tác giả trên Tấn Giang nếu có thể)

Ba ngày sau, một gã đồ tể hùng hổ làm ầm đến tận cửa, thấy Đường Thận liền chửi ầm lên: “Thằng nhãi ranh này là ông chủ của Hậu cần Đường thị hả? Á à, mày cũng gớm đấy, dám bày trò đánh lận con đen! Hôm nay mấy thằng nhân viên nhà mày nhận đồ của tao, đã ba canh giờ rồi mà hàng vẫn chưa đến nơi. Hậu cần Đường thị chúng mày là lũ lừa đảo, hôm nay tao phải đập nát biển hiệu nhà chúng mày!”

Đường Thận không hề nao núng: “Trước hết, anh phải nói anh gọi nhân viên của tôi giao hàng từ chỗ nào đã.”

Thấy Đường Thận ứng xử bình tĩnh như thể đã chuẩn bị chu toàn cho mọi tình huống, tác phong hao hao người đọc sách, gã đồ tể sợ cậu là người có công danh, không dám hành xử kiểu chợ búa nữa, nói: “Thôi thì chạy trời không khỏi nắng. Nói cho cậu biết cũng chẳng sao. Hôm nay giờ Tỵ ba khắc, từ quầy thịt lợn của tôi ở khu Nam, phường Linh Lung, tôi có gọi nhân viên của cậu để nhờ giao cái mũ cưới vừa mới làm xong cho con gái tôi.”

Đường Thận bảo Diêu Tam: “Đến phường Linh Lung, tìm bộ khoái Lưu.”

Diêu Tam gật đầu vâng lệnh.

Gã đồ tể nghe hai người nói chuyện với nhau mà ù ù cạc cạc. Không lâu sau, một bộ khoái trẻ tuổi áp tải một người đàn ông lôi thôi lếch thếch về đại viện. Gã đồ tể thấy tay này thì cáu điên lên: “Chính là nó, thằng trộm này ăn cắp đồ của tôi chứ không giao hàng!”

Bộ khoái Lưu cười ha hả, đạp vào sau gối tay nhân viên, khiến hắn quỳ mọp xuống sân.

Lưu Thất nói: “Đường tiểu công tử, tôi bắt tội phạm về cho cậu đây. Quả đúng là thằng này có ý định tuồn bộ trang sức bạc này ra khỏi thành, nhưng nó đâu có biết tôi có tai mắt theo dõi tất cả nhân viên áo đỏ trong thành, chưa ra khỏi phường Linh Lung đã bị thuộc hạ của tôi bắt lại rồi. Hừ, loại ăn cắp này theo luật của Đại Tống thì đáng đi tù, nhưng tôi cứ giải đến đây cho cậu trước, cậu định xử lí thế nào?”

Đường Thận: “Cảm ơn bộ khoái Lưu. Diêu đại ca, anh đem chiếc mũ cưới kia lại đây, áng xem trị giá bao nhiêu tiền.”

Diêu Tam mang chiếc mũ bạc tới, kế toán Lâm ngắm nghía một hồi, nói: “Không phải bạc ròng, nhưng cũng bán được khoảng mười lượng. Thời gian ăn cắp tuy rất ngắn, nhưng đã bị va đập ít nhiều, còn hơi bẩn, mà rửa sạch thì không sao. Mang ra tiệm kim hoàn đặt làm một bộ y hệt chắc hết tầm tám lượng.”

Đường Thận nói với Diêu Tam: “Diêu đại ca, anh lấy một trăm lượng bạc trả cho anh này.”

Cậu vừa dứt lời, mọi người há hốc miệng.

Đường Thận: “Quy tắc của Hậu cần Đường thị, nếu kiện hàng hư hao hoặc thất lạc, bồi thường gấp mười.”

Kế toán Lâm: “Tiểu đông gia, kiện hàng này đã được tìm thấy rồi cơ mà!”

Đường Thận: “Nhưng chiếc mũ cưới này đã bị bẩn mất rồi.”

Kế toán Lâm: “Rửa sạch đi là lại như mới, chỉ bị bẩn bên ngoài thôi!”

Đường Thận: “Diêu đại ca, anh lấy một trăm lượng bạc bồi thường cho vị khách này. Hậu cần Đường thị của tôi làm ăn trung thực; không giữ chữ tín thì làm sao nhận được niềm tin?”

Gã đồ tể tự dưng lại nhận được một trăm lượng bạc, cầm bộ trang sức bạc ngớ người nhìn Đường Thận. Mừng rỡ đủ rồi, gã nói oang oang: “Ông chủ Đường đích thực là người ngay không nói hai lời, dịch vụ hậu cần này của cậu nhất định sẽ phát triển dài lâu!”

Chỉ trong vòng một buổi chiều, câu chuyện mất một đền mười trị giá một trăm lượng bạc của Đường Thận đã lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm phủ Cô Tô. Quán trà, tửu lâu, các khu phố xá, đâu đâu cũng thấy bàn tán, nổi đình nổi đám hơn cả chuyện “Lương Bác Văn gửi đồ bằng Hậu cần Đường thị”.

“Có thật là ông chủ Đường thẳng tay chi một trăm lượng bạc không?”

“Thật trăm phần trăm chứ lị! Một trăm lượng bạc trắng bóng, đồ tể Trương cười đến vẹo cả mồm!”

Sau khi xảy ra sự cố, dân chúng Cô Tô còn chưa hóng hớt đủ, toàn bộ nhân viên của Hậu cần Đường thị đã bị điều hết về. Có người nhanh mắt phát hiện sự việc này, bèn kéo một nhân viên lại hỏi: “Có chuyện gì thế? Sao các anh lại đi về hết thế này?”

Cậu nhân viên kia nói: “Tôi cũng không biết nữa, ông chủ bảo ngừng kinh doanh để chấn chỉnh, có lẽ là do vụ trộm cắp ban sáng đấy.”

Tâm điểm buôn dưa của người dân Cô Tô thoắt cái lại sốt xình xịch.

Hôm sau, Đường Thận cho người đi dán thông báo khắp nơi, dân chúng vội vàng vây quanh.

“Hậu cần Đường thị ba ngày nữa sẽ mở cửa lại… Lí do là, xảy ra sự cố, cần phải chỉnh đốn lại các nhân viên thiếu trung thực.”

“Tôi nghe đồn tay nhân viên kia bị giải đến nha môn, vụt cho mười hèo rồi trục xuất khỏi phủ Cô Tô. Lương đại nhân tự mình hạ lệnh, cấm bất kì trạm phát cháo nào bố thí cho gã ta, thế là coi như xong đời đấy!”

“Ê, còn có đoạn này nữa là sao? Hậu cần Đường thị sẽ dựng trạm ở một số khu vực trong thành để ghi chép lại hàng hóa mà nhân viên giao. Mỗi lần chuyển phát sẽ phải ghi rõ vào hóa đơn hình dạng món hàng và địa điểm cần chuyển đến. Hậu cần Đường thị và khách hàng mỗi người giữ một bản hóa đơn?”

“Nếu không muốn mô tả hình dạng đồ vật, có thể để đồ vào trong hộp đựng của Hậu cần Đường thị, dán giấy niêm phong.”

“Chà chà, Hậu cần Đường thị lại định làm điều bất ngờ gì nữa đây?”

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio