Ba giờ sáng, Tả Đăng Phong nhìn thấy xa xa có ánh đèn yếu ớt, thực ra không phải ánh sáng đó yếu ớt, mà chỉ vì ở cách quá xa nên thấy vậy mà thôi.
Tả Đăng Phong chăm chú nhìn. Ở chỗ đó, cách hắn hơn mười dặm có ba ngọn núi cao rất đẹp, xếp theo hình chữ phẩm, bên dưới ba ngọn núi có một đạo quan rất lớn, ánh sáng kia chính là từ chính điện của đạo quan chiếu ra. Đạo quan này khác với những đạo quan bên ngoài, bên trái chính điện nối thẳng xuống hậu điện, chưởng giáo sống ở hậu điện, cách xây dựng này là theo phong cách xây đạo quan thời Tùy Đường, chính điện và hậu điện tách biệt, không thể từ chính điện đi thẳng xuống hậu điện được.
Xung quanh đạo quan không có tường vây, mà được trồng những cây cổ thụ che trời, thân cây rất to, tán cây sum xuê, tuy là cuối thu nhưng cành lá xanh biếc, đây là dị tượng do cây cối được tiêm nhiễm linh khí trong thời gian dài.
Lúc này là ba giờ sáng, dù trời chưa sáng, nhưng đã đến giờ bài tập buổi sớm, đại điện sáng đèn chứng tỏ các đạo nhân đang tụ tập tới đó để tập bài tập buổi sớm.
Đạo quan này cách Chu Lăng hơn dặm về hướng tây bắc, phong cách kiến trúc cổ và những cây cổ thụ che trời cho thấy toà đạo quan này đã tồn tại rất nhiều năm, rất nhiều manh mối cho thấy đây chính là Thanh Lương động phủ mà hắn đang tìm.
Nhưng Tả Đăng Phong lại thấy thắc mắc. Thanh Lương động phủ lẽ ra phải là một sơn động mới phải, nơi này đâu phải sơn động? nhưng rồi hắn cũng nghĩ ra. Phía sau chung quanh đạo quan có ba con đường nhỏ dẫn tới ba ngọn núi, cho thấy trên ba ngọn núi hẳn là có sơn động, chỉ là xa quá nên không nhìn thấy rõ mà thôi.
Tả Đăng Phong nhắm mắt, nhanh chóng tính toán. Ngày đó hắn là ở tu vi hai phần âm dương tử linh khí thì bị phế, nên hắn không biết Ngọc Hành Tử Tử với tu vi ba phân âm dương có thể phát hiện ra kẻ địch từ khoảng cách bao xa.
Nếu là bình thường, Ngọc Hành Tử Tử có lẽ phát hiện từ khoảng cách hơn mười dặm, nhưng bây giờ ông tôi đang chủ trì bài tập buổi sớm, sự chú ý đặt trên việc xướng tụng kinh văn, nên khoảng cách nhận biết sẽ rút ngắn rất nhiều, có lẽ chỉ còn khoảng năm dặm, gần hơn nữa sẽ bị phát hiện.
Tả Đăng Phong nhìn sang phía tây đạo quan. Nơi này có một mảnh đất ruộng, khúc phía bắc cây cao, chắc là trồng bắp, khu phía nam cây thấp hơn, chắc là trồng khoai lang đậu phộng, diện tích chung không quá hai mươi mẫu, trong đó bắp chiếm một nửa. Hiện giờ một mẫu đất trồng ra năm gánh bắp là giỏi lắm rồi, một gánh năm mươi kg, mười mẫu nhiều nhất có thể ra năm ngàn cân. Ăn bắp mau chắc bụng, một ngày sáu, bảy lạng là có thể khiến người tôi ăn no, một năm một người dùng hơn cân, như vậy theo số diện tích bắp họ trồng, có thể tính ra Thanh Lương động phủ không vượt quá hai mươi người,
Thanh Lương động phủ là đạo quan xiển giáo hiếm hoi còn sót lại, đạo quan to như vậy lẽ ra không chỉ có hai mươi người, Tả Đăng Phong rất bối rối, hắn đã chuẩn bị sẵn tâm lí đi đại khai sát giới, số người ít thế này thật là nằm ngoài dự liệu của hắn.
Nhưng tính tới tính lui, người của Thanh Lương động không thể vượt quá hai mươi người, vì nếu như vậy thì diện tích trồng bắp phải nhiều hơn thế này.
Nếu nhân số địch đông, thì phải ra tay đánh ngay, nhưng nếu nhân số địch ít, thì không cần phải vội. Nên Tả Đăng Phong không tới đạo quan, mà lướt về phía ngọn núi ở hướng đông nam. Xung quanh Thanh Lương động phủ có ba ngọn núi vờn quanh, hắn muốn xem tình hình ba ngọn núi này, xem bên trong có cao thủ tu hành hay không, nếu có thì phải giết trước, dù thế nào cũng phải đảm bảo đường lui thông suốt.
Đến nơi, Tả Đăng Phong ngưng thần lắng nghe, thấy trong núi không hề có tiếng hít thở, nên đi vào. Cửa động mở về hướng bắc, cao rộng đều khoảng hai mét, bên trên cửa có khắc hai chữ cổ, là giáp cốt văn, Tả Đăng Phong nhìn một lúc mới đọc ra hai chữ này nghĩa là "Bất tử".
Sơn động rất cạn, chỉ sâu chừng ba mét, bên trong trống trải, không có vật dụng sinh hoạt, chỉ có rất nhiều thần vị bằng gỗ, trước mỗi thần vị có một ngọn đèn, tỏa ra ánh sáng nho nhỏ.
Thần vị với linh vị có hình thức gần giống nhau, chỉ khác một chỗ là thần vị thì dùng mực viết màu đỏ, linh vị dùng chữ màu đen, số lượng thần vị ở đây phải hơn ba mươi mấy chiếc, đều là các tiền bối đã tu hành thành công của Thanh Lương động phủ, theo tôn hiệu và chức vị được thụ phong thì sơn động "Bất tử" này cung phụng các vị Địa tiên.
Nguyên liệu để thắp những ngọn đèn đều có mùi thơm, ngửi kỹ sẽ thấy có mùi dầu phộng và dầu nành, điều này cũng giải thích vì sao Thanh Lương động phủ lại trồng lượng lớn đậu phộng.
Tả Đăng Phong lại sang ngọn núi hướng tây nam, trên đỉnh ngọn núi có động, khắc hai chữ "Trường sinh ", bên trong cũng không có ai, thần vị cung phụng ở trong chỉ có năm cái. Những thần vị này to hơn những thần vị ở động ‘Bất tử’, bên trên không chỉ khắc đạo hiệu, mà còn có khắc ngày sinh tháng đẻ.
Ở đây Tả Đăng Phong tìm thấy một cái tên hắn quen thuộc, Vu Thanh Trúc. Thần vị của bà không nằm chung hàng với bốn người còn lại, mà đứng riêng một mình ở hàng trên và, dòng đầu tiên trên thần vị có viết bằng chữ cổ "Công đức viên mãn, thân thể phi thăng.", dòng thứ hai rõ ràng là được sau này viết thêm vào , viết theo kiểu chữ phồn thể "Thập di bổ khuyết, sắc lệnh quy vị."
Cổ triện là kiểu chữ trước thời Tần, còn chữ phồn thể kiểu chữ khải xuất hiện vào thời Nam Bắc triều và Tùy triều, xem ra Vu Thanh Trúc ít nhất đã phi thăng trước thời Tần, nhưng sau đó, vào thời Nam Bắc triều và Tùy triều có việc đã hạ phàm. "Thập di bổ khuyết" ý nói thiên đình thiếu người, nên lấy thêm bà để bù vào cho đủ, nhưng như vậy đã làm giảm đi vị thế của bà, Thanh Lương động phủ không thể vô lễ như thế với bà được.
Bốn chữ "Thập di bổ khuyết" còn có một cách lý giải khác, là Vu Thanh Trúc ở thế gian còn có chuyện chưa làm xong, nên hạ phàm để xử lý. Cách giải thích này có vẻ hợp lý hơn, nhưng cũng có cái không thông, vì nếu chuyện trần chưa xong thì không thể phi thăng thành tiên , giống như trong Tây Du ký, Đường Huyền Trang chưa qua đủ tám mươi mốt kiếp nạn, thì chưa được thành Phật, nên mới bị Bồ Tát đạp một phát từ trên trời cao rơi xuống sông. Cho nên, giải thích kiểu này là không thể được, vì thành tiên thành Phật là việc hết sức trang nghiêm, thiên đình không thể nào làm sai lầm được.
Thế nên, chỉ còn một khả năng cuối, là Vu Thanh Trúc ở thiên đình gây ra lỗi lầm, bị biếm hạ phàm để bù đắp lỗi lầm của chính mình, bù đắp xong thì được trở về vị trí cũ.
Tả Đăng Phong giật mình. Vu Thanh Trúc bị biếm hạ phàm, nhưng có lẽ lại đi gặp Vu Tâm Ngữ trước, sau đó phải rời khỏi Vu Tâm Ngữ vì bị người mang về Nam Bắc triều để bù đắp lỗi lầm của mình, người mang bà đi nhất định là một trong Tam Thanh, vì chỉ có tổ sư Tam Thanh mới có thể đánh vỡ thời gian, dẫn người xuyên qua thời không, nên bà mới không kịp cáo biệt Vu Tâm Ngữ.
Tả Đăng Phong đã sớm biết tiên nhân thật sự có tồn tại, nên không thấy lạ về điều này, mà thấy lạ vì bốn chữ sau "Sắc lệnh quy vị". Tiên nhân theo lý thuyết là do Ngọc Đế bổ nhiệm, nếu như vậy, thì phải dùng chữ "Chiếu” hoặc “chỉ" chứ không phải chữ "Sắc". Như vậy, người cho Vu Thanh Trúc phục hồi nguyên chức không phải là Ngọc Đế, mà là một tiên nhân chức vụ cao cấp khác. Người này là ai, sao lại có quyền to tới mức có thể thay cho cả thiên đình như thế.
Tả Đăng Phong ngẩn người ở sơn động thứ hai một lúc lâu, sau đó mới tới ngọn núi thứ ba. Ngọn này không có khắc chữ cổ, mà khắc một cái thái cực phù âm dương nho nhỏ, bên trong động cung phụng là tượng thờ tổ sư Xiển Giáo, Nguyên Thủy Thiên Tôn.
Xem hết ba sơn động thì đã tới bốn giờ, Tả Đăng Phong lướt ra xa, nhìn thẳng vào đại điện của Thanh Lương động phủ. Cửa đại điện mở rộng, đạo nhân ngồi xếp hàng bên trong niệm kinh, vì góc nhìn không đủ, nên không đếm được số người.
Nhưng theo âm thanh niệm kinh vang ra thì quả thực số người nhiều, tiếng niệm kinh đều đặn cho thấy người bên trong chưa phát hiện ra điều dị thường. Đại điện không có cửa sau, nên xông vào là có thể tóm hết người ở bên trong.
Tả Đăng Phong bắt đầu do dự , Thanh Lương động phủ là môn phái của Vu Thanh Trúc, Vu Thanh Trúc lại là sư phụ của Vu Tâm Ngữ, nếu san bằng Thanh Lương động phủ, thì làm sao trả lời với Vu Thanh Trúc, mà không san bằng, thì lại không trả cho Ngọc Phất được câu trả lời thỏa đáng, cũng không trả lời được cho mình.
Giết hay không giết?
Ngẫm nghĩ hồi lâu, Tả Đăng Phong cuối và quyết định Ngọc Hành Tử nhất định phải chết, nhưng môn nhân của Thanh Lương động phủ thì có quyền sống.
Cương quyết quyết nhún một lần đi được hơn tám dặm, nhưng qua tám dặm thì tốc độ sẽ giảm bớt, nên Tả Đăng Phong sẽ phải mượn lực một lần trên đường rơi xuống đất để gia tốc xông thẳng vào đại điện.
Tả Đăng Phong hít một hơi thật sâu, vọt tới ba dặm, rơi xuống đất mượn lực, tốc độ cực nhanh lao thẳng vào đại điện Thanh Lương động phủ.
Hắn đoán không sai, trong đại điện chỉ có hơn mười đạo nhân, đều đã rất già, Ngọc Hành Tử ngồi xếp bằng ở trên và, nhận ra hắn tới thì mở mắt ra.
Tả Đăng Phong xông vào bất ngờ, Ngọc Hành Tử vô cùng kinh ngạc, mất đi tiên cơ, ông còn chưa kịp niệm chú, Tả Đăng Phong đã múa đao chém tới, đành phải dồn khí vào cánh tay phải đánh vào ngực trái Tả Đăng Phong. Tuy không thể vây Nguỵ cứu Triệu, nhưng nếu Tả Đăng Phong không trở đao lại chặn thì sẽ bị đánh gãy tâm mạch.
Tả Đăng Phong hơi hạ vai trái xuống ba tấc, đủ để né trái tim mà thôi, Hổ Dực trong tay phải vẫn không đổi hướng, chém thẳng vào đầu Ngọc Hành Tử.
Ngọc Hành Tử là cao thủ đỉnh cao ba phần âm dương, nếu chính diện đánh nhau sẽ rất vất vả, thời cơ chiếm được quyết không thể để lỡ vì sẽ không xuất hiện được lần thứ hai, lần này là cơ hội tốt, dù có phải bị súng cũng phải chém chết ông ta.