Từ nhỏ trí nhớ tôi đã tốt, nhưng mỗi lần tôi nhớ về Nam Đinh và khoảng thời gian làm việc ở Sao Trời thì chẳng kể được chuyện gì, cứ như vừa trải qua một giấc mộng, một khoảng thời gian dài như lúc nhớ lại thì chỉ còn một mảnh.
Mở mắt, người trong phòng tắm lõa lồ, Uông Xuân Lục trên hành lang hay một bát bún Quế Lâm nóng hổi, nhắm mắt, một mảnh đen dài hoặc một giấc mộng quái dị.
Tôi cứ mơ thấy Lữ Tân Nghiêu.
Thói quen từ nhỏ đã thế, ngủ không được là nhớ đến anh, đến khi ngủ được thì anh bước vào mộng.
Sau khi Uông Xuân Lục kéo tôi khỏi cái chết, tôi thường hay nhớ đến lời Lữ Tân Nghiêu: “Rời khỏi anh em sống không nổi sao?” Không, tôi sống được, không có anh tôi vẫn sống được.
Tôi quyết tâm tìm đường sống, cai nghiện Lữ Tân Nghiêu. Mao Lâm từng nói, dù sao cũng không phải hít túy, có gì mà cai không được? Nhưng Lữ Tân Nghiêu lại giống như khói thuốc, mà tôi lại mắc thói nghiện ngập, chỉ hít một hơi, anh làm tôi sống dở chết dở, nhưng tôi vội vã muốn đi đầu thai, anh lại muốn tôi vĩnh viễn không thể siêu sinh.
Nhắm mắt là nhớ đến anh, trong bóng đêm chúng tôi vụng về chạm vào thân thể nhau, tôi nhớ đến vết sẹo trên mặt anh, rồi nhớ đến chuyện anh ném tôi ra khỏi cửa. Tôi không phân rõ tôi yêu Lữ Tân Nghiêu hay hận anh nhiều hơn, mỗi lần mơ thấy anh là sẽ có một chỗ ướt, mặt, lưng, hoặc là chân.
Có lần tôi mơ mình đang quỳ trước bàn thờ, phía sau là tiếng nói thì thào như muỗi kêu của bà nội. Bà thành khẩn đứng đó, đốt nến đỏ trước mặt quan âm, rồi cúi đầu liệt kê tội trạng của tôi: bỏ học, trốn nhà ra đi, chẳng còn ai quản được nửa. Bà lấy ra cây roi cũ, bà gọi nó là hiếu thuận, chuyên đánh trẻ hư, vừa đánh vừa đếm.
Lúc nhỏ tôi bị bà đánh một lần, nên cảm giác đau đớn trong mộng rất rõ, đau đến nỗi không mở mắt nổi, chỉ nghe thấy tiếng mình gọi. Người cầm roi là nội, nhưng tôi lại gọi anh.
Dù sao cũng là mộng, không bị đánh thật, cây roi rơi xuống, bà nội biến mất.
Căn phòng trống rỗng chỉ còn tôi và bức tượng quan âm trước mắt.
Chẳng biết vì sao, tim tôi vồn vã, sợ hãi không đầu không đuôi lấn tới, thấp thỏm nhìn bức tượng trước mắt. Tôi nhìn thấy ánh nến lay động, mặt quan âm chợt sáng chợt tối. Bây cây nhang đang cháy đượm, khói trắng lượn lờ.
Tiếp theo, cây roi được nhặc lên, người đứng thẳng như trúc, từ chân đến đầu, bắt đầu quất roi. Nhớ anh không? Anh hỏi. Tay lại nâng cầm, mở miệng, bắt một chú cá không nghe lời, dùng tay làm lưỡi câu, chầm chậm tra hỏi. Không đáp thì ép, kiểu bức ép con gái nhà lành làm gái, hiếu thuận quất trên da thịt, cứ như đang đánh vảy cá, cứ thế để lại từng đường đỏ hồng.
Lúc tỉnh lại không thấy máu, chỉ thấy ẩm ướt giữa chân.
Hoang đường là bao. Trong mơ tôi bị anh giày vò không thành hình người, nhưng hiện thực lại sung sướng như thế. Tôi thật sự rất hận anh, hận đến nỗi muốn cắn rách những vết thương đã lành trên mặt và tay anh. Nhưng tôi lại sợ anh, sợ mình không nhịn được sạch vết máu trên nó.
Không phải là một giấc mộng đẹp, nhưng tôi lại viết nó vào nhật ký, viết vào trang đầu tiên của cuốn sổ thứ hai, viết lại nó, nhơ nhuốc lại đáng xấu hổ. Cũng chính vì nó là mộng xuân, chính vì nhơ nhuốc và đáng xấu hổ nên mới đáng được viết vào nhật ký.
Tôi bắt đầu tự xem lại mình, sau này tôi không gọi anh là anh trai nữa, trong mơ cũng vậy. Vì tôi gọi nên anh mới xuất hiện, nếu không gọi thì có khi anh sẽ biến mất. Nhưng trên thế gian này có chuyện đơn giản như thế sao?
Xà yêu đạo hạnh cao siêu, cho dù đối phương không đáp, tối đến vẫn sẽ tìm đến cửa. Anh bước ra từ giấc mộng.
Vào một đêm đèn đóm rực rỡ, câu chuyện bắt đầu giữa những quầy đồ ăn đêm.
Quầy ăn đêm hướng bờ sông Lân, phía bắc có một bức tường cao tầm ba mét, trên tường là một ban công rộng dùng để treo đèn đủ sắc màu, xây mấy gian phòng, có sân khấu, đêm nào cũng có người hát.
Tôi ngồi trong quầy ăn bún Quế Lâm, đột nhiên nghe thấy tiếng huýt sáo trên ban công, hắn nhìn xuống – là Phùng Lãng. Phùng Lãng ôm đàn ghi-ta, vừa gảy dây vừa nhìn tôi hát: “Nhìn tôi nào, nhìn tôi nào…” Vừa hát vừa ngoắc tay gọi.
Phùng Lãng là nhân viên phục vụ của Sao Trời, vì có chất giọng trong trẻo lại biết chơi đàn nên sau khi nghỉ việc ở Sao Trời thì cùng một vài người bạn hợp thành ban nhạc, thường đi diễn ở quán bar.
Lúc còn ở Sao Trời, ngày nào tôi cũng nghe Phùng Lãng hát, nhưng đây là lần đầu tiên tôi xem hắn biểu diễn. Tôi móc điện thoại ra quay video. Phùng Lãng hát xong một bài lại gảy đàn, ngẩng đầu lên mỉm cười. Nhưng camera điện thoại tôi rất mờ, cho dù hắn ngồi dưới đèn thì vẫn mờ mờ ảo ảo.
Có một chiếc du thuyền dừng trên sông, rất nhiều người giơ điện thoại lên chụp ảnh, lúc này, Phùng Lãng đã đổi sang bài khác, hắn cất giọng hát câu đầu tiên: “Rất muốn viết một bức thư gửi cho người, nói cho người nghe về thời tiết nơi đây, phim điện ảnh chiếu tối qua, và cả tâm trạng của tôi…”
You are my only one – Vu Khải Hiền
Đây là một bài hát rất xưa, tôi từng nghe qua rồi, ở thôn Bạch Tước rất lâu về trước. Tôi nhớ rất rõ, lúc đó tôi ngồi trước cửa phòng karaoke, nghe thấy giọng anh tôi hát câu đầu tiên, tiếp theo đó là giọng cười của chị Văn: “Bỏ chữ tuy nhiên đi! Duy nhất là duy nhất…”
Tay tôi bất giác run lên, màn hình điện thoại cũng run, tôi giữ chặt nó, bắt đầu thất thần. Tôi thất thần nhìn màn hình chằm chằm, hình ảnh toàn là ánh đèn lấp lóa, có một bóng người, trầm tĩnh đứng dưới ánh đèn xanh tím. Như mộng như huyễn, lúc gần lúc xa.
Màn hình điện thoại còn không lớn hơn nắm tay, bóng người đó còn không lớn bằng móng tay, còn mờ hơn cả mặt Phùng Lãng, nhưng chỉ một ánh nhìn như thế cũng làm tôi ngơ ngác. Bóng dáng chìm trong bóng tối tựa như hố đen, linh hồn bị nó hút vào, cứ như quỷ nước câu hôn.
Trong khoảnh khắc, tôi xém chút nữa thốt lên. Là anh sao? Là anh sao?
“Mạnh Lê!”
Tôi như kẻ mất hồn, lúc này, Phùng Lãng vỗ vai tôi.
Cái vỗ này như mang thời gian đảo loạn, tôi không nhớ nổi tiền nhân hậu quả, trở lại trường tiểu học ở thôn Bạch Tước, buổi chiều mười mấy năm trước, Trương Bất Du đột nhiên gọi tên Lữ Tân Nghiêu. Phản ứng đầu tiên của tôi không phải là Trương Bất Du hay Phùng Lãng là giống như lúc đó, ba hồn bảy phách chỉ vây quanh bóng dáng Lữ Tân Nghiêu.
Đó không phải anh tôi!
Tôi đột nhiên tỉnh ngộ.
Quả là tự mình chuốc nhục. Anh không thừa nhận tôi, tôi cũng không thừa nhận anh thế nên mới bỏ nhà đi, nhưng sau khi đến Nam Đinh, lại ba lần bảy lượt truy tìm theo bóng dáng tương tự anh. Có giống hơn nữa cũng không phải anh, đều là hàng nhái hết cả. Hàng thật duy nhất đã là chú rể của người khác.
Nhưng mà, quỷ sử thần sai, lúc bóng dáng đó cử động, cứ như đang đi về phía tôi.
Tôi quên mất người đó không nhìn thấy tôi, tôi đứng trong bóng tối, ánh sáng nhạt nhòa hắt trên người, gần như là biến mất khỏi tầm mắt của đám đông, nhưng nó cứ như ảo giác, ánh mắt như có như không, nó làm tim tôi nảy lên.
Phùng Lãng xuống sân khấu từ lúc nào, hắn bưng một cốc bia, bờ vai rông rãi ấy chắn ngang tầm mắt. Mắt không ngóng trông nữa nhưng tim vẫn đập rất nhanh, Phùng Lãng hiếu kỳ hỏi: “Nhìn ai đó?”
Tôi lắc đầu, chẳng nhìn ai cả, chỉ bị ma quỷ ám thôi.
“Dạo này tao đang viết nhạc.” Phùng Lãng không hỏi tiếp, hắn hứng chí bừng bừng nói, ban nhạc của hắn định ra album, chủ đề đã quyết định rồi, đặt tên là ‘Có vị’. Hắn chỉ cốc bia, nói với tôi đây là vị đắng, đắng trong cay đắng ngọt bùi rồi hắn ôm đàn, tay trái đeo đầy trang sức giữ dây, tay phải bắt đầu gảy, nhẹ nhàng hát một đoạn demo.
Đây là vị gì? Nhàn nhạt, mê ly, ánh mắt tôi bất giác rời khỏi trang sức trên tay hắn, lên trên rồi ra xa, bước vào ánh đèn tím, vội vã tiến đến. Hóa ra đây là quỷ câu hồn, đầu tiên là mất đi hồn, ba hồn bảy phách chỉ còn một phách, ánh mắt còn dán theo hiến dâng một phách còn sót lại.
Nhưng anh không cần, ánh đèn vẫn còn, nhưng quỷ nước đã đi mất.
Anh rời khỏi lan can tiến vào đám đông, lại bước xuống ban công nhưng chưa rời khỏi tầm mắt của tôi.
Tôi thấy anh quay người, để lộ bóng dáng.
Trái tim tôi bị câu mất, có dây thừng vô hình quấn lấy tôi, giống như cần câu hồn của hắc bạch vô thường dẫn ma chết xuống địa phủ.
Hết thuốc chữa rồi. Trước khi kịp phản ứng, tôi đã đi theo sau lưng anh.
Xa xa, tôi có hơi thấp thỏm, muốn chứng minh anh là hàng nhái, hoặc là không phải.