Lại gặp nhau rồi, chào mọi người.
Cũng ổn. Em ấy học giỏi, cho dù bỏ học mấy năm cũng không ảnh hưởng gì mấy.
Cảm ơn. Bạn muốn nghe gì? Lần trước nói đến tấm vé xe lửa… Trên đó viết trạm cuối là Nam Đinh, nhưng đến khi lên xe lửa tôi mới biết, là mình đang đi từ một khởi đầu này đến một khởi đầu khác.
Tìm người không dễ, tôi biết chứ. Nhưng tôi là anh trai em ấy, trước mặt tôi là một tấm vé chứ không phải một lựa chọn.
Bạn nói Mai Thanh Thanh? Quan hệ giữa tôi và cô ấy rất đơn giản.
Tôi quen Mai Thanh Thanh ở sân trượt băng, lúc đó tôi mới mười mấy tuổi, cũng khá gai góc, sau khi thi trượt cấp ba tôi thường đến đó chơi, chơi giỏi rồi thì dạy cho người mới, lấy tiền học phí về nuôi em trai. Tôi quen Mai Thanh Thanh như thế, dạy cô ấy chơi vài lần, dần dần cũng quen thuộc.
Trước Mạnh Lê tôi từng yêu đương một lần, đối tượng là Mai Thanh Thanh. Lúc đó tôi đã tốt nghiệp trường nghề đi làm ở công xưởng hai năm, nhưng yêu đương là một chuyện phiền phức, chuyện trong nhà ở xưởng rất nhiều, tôi không rảnh quan tâm cô ấy, nên chẳng bao lâu sau chúng tôi chia tay.
Bởi vì bạn bè và công việc nên sau khi chia tay đôi khi cũng có gặp. Thôn Bạch Tước rất nhỏ, khắp nơi đồn đãi lung tung, Mai Thanh Thanh là một cô gái dễ ngại, sau đó có gặp tôi mấy lần, đều rủ thêm đám người Tiểu Ngô và chị Văn. Lần cuối cùng hẹn nhau ở lễ đường, cô ấy tỏ ý muốn quay lại, là lần bị Mạnh Lê bắt gặp.
Em rất mẫn cảm, giống như động vật nhỏ đối diện với nguy hiểm, bởi vì bất an nên Mạnh Lê công kích Mai Thanh Thanh.
Tôi đó tôi và Mạnh Lê đều mất kiểm soát, Mạnh Lê hỏi tôi có phải định cưới Mai Thanh Thanh không.
Tôi nói không phải cô ấy thì cũng là người khác. Nói thật, lúc đó tôi từng nghĩ đến chuyện cưới vợ, có lẽ là sau khi Mạnh Lê thi đại học xong rồi đi thành phố học tiếp. Đây là một trong những tương lai tôi nghĩ ra được khi nằm trong căn phòng tối đen nhỏ hẹp.
Tôi nghĩ đến nó nhiều lần nhưng không thật sự muốn hướng tới nó. Nhưng chẳng sao cả, dù sao trong sách cũng có nói, đến tận cùng, cái gì cũng làm quen được.
Tôi tưởng Mạnh Lê cũng như thế. Bạn xem, tôi không phải là một người anh trai tốt. Tôi lại xem nhẹ em.
Tinh thần phản kháng của Mạnh Lê làm tôi mở rộng tầm mắt, em thà làm người tình không thấy ánh mặt trời của anh trai cũng không muốn sống một cuộc sống bình thường.
Tiếp theo nói về Nam Đinh.
Hơn một năm sau, tôi gặp Mạnh Lê ở Nam Đinh, không phải tôi tìm thấy em mà là em nhìn thấy tôi trước.
Mạnh Lê im lặng đi theo tôi. Em lóng ngóng mà cẩn thận, thấp thỏm gần chết nhưng vẫn không lùi bước. Lúc nhỏ em theo tôi đến sân trượt băng, tôi cũng có cảm giác này: Không phải em theo dõi tôi mà là tôi dụ dỗ em.
Điều này chưa từng thay đổi, nhưng lúc thật sự quay đầu lại nhìn em, tôi có chút ngơ ngác.
Tôi biết em của năm tuổi, bảy tuổi, mười bảy tuổi, nhưng không thể nhận ra người trước mắt ngay lập tức. Mạnh Lê đứng dưới một gốc phù dung, cả gương mặt chìm trong bóng cây lay động, ngũ quan có phần hoạt bát hơn.
Em đột nhiên để lộ bản thân, e dè thấp thỏm nhảy trên cổ họng, lúc nhìn thấy tôi, đáy mắt vẫn chìm trong nước, vẫn ngây ngô như lúc ban đầu. Tôi nhìn ra được em muốn chạy trốn nhưng vẫn cố đứng im tại chỗ đợi tôi bước qua.
Tôi nhớ đến lần đầu tiên gặp em, bé con ngồi bên bờ tường, môi còn ướt nước dưa hấu, đỏ hồng như ruột dưa. Trời rất oi bức, đôi mắt em nhẹ nhàng run rẩy, giống như lúc này.
Tôi từng nói em giống một con chó con chưa? Ngoan ngoãn trong xương làm em vẫy đuôi cho dù rất sợ hãi.
Tôi nâng cầm em, Mạnh Lê buông tay chịu trói mặc cho tôi nhìn em, để tôi thấy những thứ em thay đổi và những thứ không thay đổi, đợi anh trai em làm quen với em lần nữa. Cảm giác quen thuộc lúc này mới trở lại, tôi mượn quá khứ để nhận lại Mạnh Lê của bây giờ.
Ví dụ của em không hề sai: Giống như tin tìm người, cho dù qua bao nhiêu năm, cho dù đứa trẻ biến dạng thế nào, đều có thể dựa vào một tấm hình cũ để nhận.
“Anh.” Em gọi tôi, em nhìn tôi, đôi mắt giấu nhẹm ấm ức, chỉ cho tôi nhìn thấy ngóng trông.
Mạnh Lê muốn tôi ôm em, lúc đến gần em tôi cũng nảy sinh mong muốn đó.
Trí nhớ của em tôi rất tốt, nhưng có lúc cũng rất tệ. Bạn tin không? Chỉ cần ôm em một chút, những tổn thương mà tôi gây ra cho em ba năm trước sẽ hóa hư không, tất cả đều được em tha thứ.
Tôi lóng ngóng tay chân, không biết nên làm thế nào để hoàn thành cái ôm với em.
Mạnh Lê sao? Em không dám, em còn sợ tôi hơn lúc trước, càng sợ thì càng nghe lời. Em kể cho tôi nghe chuyện sau khi bỏ nhà đi, dùng hết tế bào não, miệng như cái phễu, chỉ lọc chuyện vui ra để kể.
Tôi nhìn trái bắp vàng mở miệng Mạnh Lê, có lúc tôi cũng muốn làm như thế, nhưng ý nghĩ này nhanh chóng bị dập tắt, miệng khép lại, cử động, phát ra tiếng nhai nhỏ xíu. So với Mạnh Lê, tôi mới là kẻ nhát gan, tôi sợ mở miệng em sẽ làm em khóc.
Lúc đưa em về mới có thời gian hồi tưởng lại đêm nay, lần lượt nhớ lại quãng đường đã đi, từ tiếng ‘anh’ bắt đầu. Tôi sờ cằm Mạnh Lê, em không hề nhúc nhích, biểu cảm có chút căng thẳng, nhưng mang chút hưởng thụ. Bị em nhìn như thế, người sờ khó mà không hưởng thụ.
Đêm đó gió nổi lên, cảnh tượng này cũng bị gió thổi, rồi em uyển chuyển thăm dò tôi, tại sao lại đến Nam Đinh?
Tôi nói tôi có chuyện phải làm. Không phải nói dối, cũng chẳng phải sự thật.
Chuyện phải làm là đón em trai về nhà? Không phải. Tôi chỉ đến tìm em, không nhất định phải đưa em về. Có chút mơ hồ đúng không? Thực tế tôi cũng cảm thấy tương lai rất mơ hồ, còn nhớ đám sương mù không? Ngày đầu tiên tôi đến Nam Đinh, đám sương mù trên xe lửa chưa từng tan.
Chỗ Mạnh Lê làm việc tên Sao Trời, là một nhà tắm công cộng. Em trai tôi là người đồng tính, bởi vì em quá ngây thơ nên dễ vấp ngã. Nếu em có ý đồ khác, nhà tắm công cộng là một nơi rất thuận tiện. Lần gặp sau đó của chúng tôi là ở Sao Trời.
Không phải trùng hợp, trừ lần đầu tiên, những lần chạm mặt của chúng tôi ở Nam Đinh đều không phải là trùng hợp.
Tôi phát hiện một chuyện rất kỳ quái, chỉ cần giữa tôi và Mạnh Lê có một người dính đến cồn, thì kẻ nhát gan sẽ trở nên to gan. Ngày hôm đó Mạnh Lê uống rượu với một người bạn tên Phùng Lãng, từ lúc đi vào nhà tắm, em nhìn tôi chằm chằm, ánh mắt ghim chặt trên người, si mê khó diễn tả.
Dùng ánh mắt này nhìn người khác, em không biết mình nguy hiểm thế nào.
Tất cả diễn ra trong tưởng tượng chớp nhoáng: Tôi muốn đẩy em xuống cái giường mát xa, cái giường ấy rất tiện dụng, cứ như được chuẩn bị cho thời khắc này, trên đầu giường có một cái lỗ to, Mạnh Lê nằm trên đó không sợ bị ngộp chết. Tôi đè cơ thể em, giữa lưng có một cái rãnh, đi xuống là hai hòn núi căng tròn, vỗ tay vào sẽ run lên. Em cho tôi âm thanh thút thít nghẹn ngào, nước mắt rơi khỏi cái lỗ, đọng thành một vũng.
Tôi có chút thất thần, bởi vì mông. Mông là điểm yếu của em tôi, hình như là từ lúc dậy thì, em đã nuôi nấng một loại xấu hổ.
Lúc tôi học cấp hai, sách sinh học nói con gái vào tuổi dậy thì, cơ thể phát triển, ngực sẽ căng đau. Lúc đó đa số con gái đều đi đứng nhẹ nhàng, có chút khom lưng, dường như đang trốn tránh cơn đau. Sau đó em trai tôi cũng phải đối mặt với tình hình này, nhưng em không đau ngực, em đau mông.
Có lần quần em dính bụi, tôi tiện tay thay em phủi, Mạnh Lê như đâm trúng kim, lập tức xoay người nép vào tường, hay tay che phía sau. Từ đó về sau, mỗi lần tắm rửa thay đồ, em đều né tránh tôi đến khi mặc quần áo xong mới thôi.
Bởi vì chuyện này, tôi vẫn luôn né tránh không chạm vào nơi đó. Lúc này chạm rồi, tưởng tượng nhanh chóng dừng lại.
Mạnh Lê đến gần tôi, hơi thở của em phả vào mặt, rất gấp gáp. Môi em tôi giống như một loại trái cây vô cùng hiểu chuyện, vừa chạm là chín rục đỏ hồng, tự nguyện dâng hiến mình. Nhưng trong hành động to gan của em vẫn ẩn chứa xấu hổ, vì nó nên mông em hơi run.
Hiện thực và tưởng tượng chỉ cách nhau một tờ giấy mỏng, xém chút nữa là hôn.
Bạn đánh giá tôi quá cao rồi. Tôi không phải là một người có năng lực tự kiềm chế mạnh, từ trước đến giờ đều không phải, nếu không cũng sẽ không xảy ra nhiều chuyện như thế. Thế nên nhất định phải có sự tồn tại của tờ giấy này, em trai tôi cai nghiện tôi, đồng thời, tôi cũng cần cai nghiện em.
Vấn đề là, không phải lúc nào tờ giấy này cũng rõ ràng.
Sau khi đến Nam Đinh, tôi có thói quen đi bộ vào buổi tối. Báo nói, phương pháp đơn giản nhất để hiểu rõ một thành phố, một là báo chí, hay là đi khắp phố phường.
Tôi thường đi đến nơi ở của Mạnh Lê, không mục đích, cũng không làm gì, chỉ để thời gian dần trôi. Tôi nhìn khung cửa sổ, sáng rồi lại tắt, một ngày cứ thế kết thúc.
Sau này Mạnh Lê nói với tôi, lúc tôi nói phải rời khỏi Nam Đinh, đêm nào em cũng lang thang trên con đường mua bắp nước. Em không biết, anh trai em cũng làm chuyện giống em.
Không sai, tâm linh tương thông. Tôi thường cảm nhận được, giữa tôi và Mạnh Lê tồn tại một cùng một dòng máu mà người khác không thấy được, để hai trái tim khác nhau linh ứng.
Bạn hỏi tôi, tại sao đột nhiên lại rời khỏi Nam Đinh, tối hôm Mạnh Lê chảy máu mũi đã xảy ra chuyện gì?
Bạn để ý rồi, quả thật xảy ra một chuyện mà em tôi không biết.
Tôi cho Mạnh Lê uống thuốc xong, qua một lúc sau thì em tỉnh lại, mắt mở hé, để lộ chút ánh nhìn về phía tôi.
Ánh mắt em kéo tôi về rất nhiều năm về trước, tôi nhớ ngày Mạnh Quang Huy chết, Mạnh Lê nhìn tôi khóc, mắt em và em đều bơ vơ như nhau, chỉ có thể nhìn tôi. Lúc đó tôi vẫn còn là một đứa trẻ, ánh nhìn chăm chú sau đôi mắt đẫm nước của em làm tôi muốn trở thành anh trai em chỉ trong tích tắc.
Rèm mắt em đã mở, khuôn mặt trắng bệch vì mất máu, trán mướt mồ hôi lạnh, em tựa đầu lên đùi tôi, rất lâu rồi chúng tôi không như thế. Em và tôi đều có chút e dè, tôi từng chút một chạm lên tóc và làn da nóng rẫy của em, yêu đến nỗi không buông tay, phản ứng của Mạnh Lê nói với tôi: Có thể thân cận thêm chút nữa.
Nhưng không, tôi dừng lại. Rồi tôi nhìn thấy hai quyển sổ dưới gối, Mạnh Lê đột nhiên biểu hiện kinh hoàng, em mở mắt từ cơn nửa tỉnh nửa mê, tôi nghe thấy giọng em nghẹn ngào, nước mắt em lăn dài, vừa khóc vừa gọi anh.
Vô lực như thế, sợ hãi như thế, tôi nghe em gọi mà cũng nhói lòng.
Lúc đó em không tỉnh táo, cố gồng mình mở mắt, bởi vì tác dụng phụ của thuốc, qua một lúc thì ngủ mất. Chuyện tiếp theo tôi làm em không hề hay biết: Tôi đọc sổ của em.
Tổng cộng có cuốn, tôi không rõ nó có được xem là nhật ký hay không, bởi vì nó không ghi lại chuyện trong cuộc sống mà ghi lại giấc mơ hoặc ảo tưởng của Mạnh Lê. Trong lúc em ngủ, tôi lướt qua hết thảy giấc mơ của em.
Thấy rồi mới kinh ngạc. Tôi chỉ có thể dùng câu này hình dung cảm giác của tôi lúc đó, lần đầu tiên tôi cảm thấy việc mình đến Nam Đinh là sai lầm. Em đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, vốn có thể thấy mặt trời sau mưa, tôi xuất hiện không đúng lúc chút nào. Đêm hôm đó rất lạnh, tôi nhìn thấy Mạnh Lê co cụm người trên giường, vừa khéo bóng tôi trùm lên em, lúc đó tôi mới biết, hóa ra đêm gặp lại, cái bóng trên mặt em không phải của cây phù dung, mà là tôi đứng đối diện, tôi tìm thấy em, lần nữa dìm em vào bóng đêm.
Bạn xem, tôi vừa đến gần là em lại tự tìm lấy khổ, chịu đủ dày vò. Mấy ngày sau tôi nói với em tôi phải rời khỏi Nam Đinh, đáp án chính là ở đây. Tôi nói xong những gì mình muốn nói rồi, bạn còn muốn hỏi gì không?
Bạn phát hiện hồi, trọng điểm là nói, không phải rời khỏi. Tôi nói dối, tôi không hề rời khỏi Nam Đinh. Nguyên nhân tôi đã nói rồi ở trên.
Tôi từng ép hỏi Mạnh Lê: “Rời khỏi anh em sống không nổi sao?” Bạn nói xem đáp án chính xác của câu hỏi này rốt cuộc là gì, bạn nghĩ sao?
Trước tiên hãy nghe tôi kể một câu chuyện.
Lúc Mạnh Lê còn nhỏ cứ lẽo đẽo theo sau tôi. Em là con vịt cạn hiếm hoi ở thôn Bạch Tước, mùa hè tôi ra sông bơi, em không dám xuống nước, chỉ chơi bên bờ sông.
Tôi từng nói có lúc tôi sẽ làm em khóc, đôi khi là cố ý.
Có lúc em đứng dậy khỏi bờ sông thì không thấy người, vội vã gọi anh ơi. Tôi nghe thấy nhưng không để ý đến em, em rất nhát gan, tôi nghe người ta nói hù dọa càng nhiều thì gan sẽ càng lớn nên hiếu kỳ không biết Mạnh Lê sẽ phản ứng thế nào.
Em hét mười mấy tiếng, càng hét càng cao giọng, âm vang hồi vọng khắp bờ sông. Đám trẻ bơi trong sông lừa em nói anh trai em đã về rồi, em không tin, nói bị quỷ nước kéo chân em cũng không tin, cứ cố chấp gọi, mặt càng lúc càng trắng bệch.
Rồi tôi thấy mặt em xám ngoét bước vào lòng sông, nước vỗ vào chân em, em nhìn mặt sông lấp lóa sóng, nỗi sợ càng lúc càng dâng. Người nhát gan như thế, ngay cả lúc tôi có ở đó em cũng không dám đi lung tung, bây giờ một mình lại dám đi xuống sông, vừa đi vừa gạt nước mắt.
Lúc đi học, tôi từng đọc chuyện Hà Bá cưới vợ, lúc đó tôi chỉ đọc sơ sơ, bây giờ nhìn thấy bóng dáng em đi vào lòng sông, làm tôi nhớ đến cô dâu bồng bềnh trong nước trong câu chuyện, cứ như một người sợ nước sắp hiến dâng mình cho nước.
Tôi nghĩ nước sông chưa ngập qua người em thì nước mắt đã dìm chết em trước. Ngày đó tôi đột nhiên ý thức được, nếu tôi tiếp tục trêu đùa em, có thể em sẽ đi gặp quỷ nước thật.
Chuyện đến đây. Bạn còn nhớ câu hỏi lúc ban đầu không?
Ở Nam Đinh, Mạnh Lê cho tôi đáp án là ‘không yêu anh em sống không nổi’.
Quả nhiên đây là sai lầm, nhưng từ giờ phút đó tôi quyết định không sửa sai mà bảo vệ nó.
Hoàn.