Tào Tháo cũng không nói ông ta không đi chinh phạt Giang Đông.
Nhưng tất cả dấu hiệu đều cho thấy, ông ta đã thay đổi chủ ý!
Xích Bích không còn nữa, không hiểu ngày sau còn có bài thơ “Đại Giang Đông Khứ” nữa không. Nói vậy cũng sẽ khiến rất nhiều văn nhân nhà thơ thiếu điển cố cảm hoài. Nhớ năm xưa, tiểu Kiều lúc đầu gả cho...Ha ha, Công Cẩn hăng hái, sao lại quạt lông khăn chít đầu?
Lúc Tào Bằng ra khỏi cửa lớn Châu Giải, trong lòng không cảm thấy thoải mái.
Tảng đá vốn đè nặng trong lòng hắn rốt cuộc đã buông xuống, đã không còn sự uy hiếp của trận chiến Xích Bích, tuy rằng khiến hắn cũng không thể nắm được mạch lạc lịch sử trong tay, nhưng hắn cũng không cảm thấy mất mát. Trận chiến tranh chết tiệt này có thể kết thúc sớm một chút đi! Cái gọi là Tam quốc trăm năm, có lẽ từ hôm nay trở đi sẽ không bao giờ khôi phục nữa...Tuy nhiên, trong nội tâm vẫn còn một nghi hoặc: Mã Đạt chết tiệt kia là ai?
Trấn phủ và bảo hộ Kinh Châu, mưu đồ Tây Xuyên cùng với kế hoạch trước đó của Tào Tháo là bình định Giang Hán, nuốt trôi Giang Đông, có thể nói là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Kể từ đó, xu thế chắc chắn sẽ có rất nhiều biến hóa. Ví dụ như một loạt an bài trước đó đều phải điều chỉnh và thay đổi. Hướng đi của hai trăm ngàn đại quân cũng phải một lần nữa chỉnh sửa kế hoạch. Ví dụ như trước đó, mục tiêu của Tào Tháo là Giang Đông cho nên tập kết binh mã tại địa khu Ô Lâm.
Ngoại trừ Bàng Đức, Nhạc Tiến thuộc sở bộ ra, còn có ba lộ đại quân Lộ Chiêu, Phùng Giai, Chu Linh đóng ở địa phương.
Cũng chính cái gọi là Đông trọng Tây khinh.
Binh lực an bài ở địa khu tây bộ Kinh Châu khá yếu kém, ví dụ như tây bộ Nam quận, Vương Uy đóng ở Di Lăng, Văn Sính đóng ở Di Đạo. Ngoại trừ hai đội binh mã này, Tào Tháo không có bổ sung thêm nhiều binh lực, thậm chí đem bỏ qua Tỷ Quy và Vu Huyện, chỉ sắp xếp một chút binh mã đóng quân.
Hiện tại, kế hoạch thay đổi, vậy thì binh mã tây bộ cần phải bố trí lại một lần nữa.
Thêm nữa là Lưu Bị cầm giữ Trường Sa, Võ Lăng, với Hướng Lãng làm Thái Thú Võ Lăng, lệnh cho Trần Đáo đến đóng ở Sung huyện, bất cứ lúc nào cũng có thể uy hiếp đến sự an toàn của Di Đạo.
Mặt khác, thái độ người Ngũ Khê Man cũng có thay đổi.
Địa khu tây nam bộ Kinh Châu dãy núi ngang dọc, kéo dài liên miên. Người Ngũ Khê Man ẩn sâu trong núi, tiến có thể công, lui có thể thủ, là một uy hiếp rất lớn. Chỉ dựa vào hai người Vương Uy và Văn Sính, chỉ sợ không thể ngăn được. Cho nên sau bao suy nghĩ, Tào Tháo quyết định điều Nhạc Tiến dẫn quân đến đóng trú tại Lâm Tự.
Mà lúc này, quân Tào cũng cuồn cuộn không ngừng tiến vào chiếm giữ Kinh Châu.
Binh mã thuộc Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân tiến đến càng tăng thêm binh lực cho Tào Tháo.
Tức thì Tào Tháo bổ nhiệm Lưu Tiên làm Thái Thú Nam quận, còn chức Thái Thú Võ Lăng thì do Lại Cung đảm nhiệm. Lại Cung này, tự Bá Khiêm, từng làm Thứ Sử Giao Châu, sau này bởi vì trở mặt với Thái Thú Thương Ngô là Ngô Cự, bị bãi chức quan, định cư ở Giang Lăng. Lưu Bị giành Tương Dương thất bại, ý đồ cướp lấy Giang Đông, không ngờ Tào Bằng lại mật lệnh cho Hoàng Trung đi Giang Lăng, thuyết phục Lại Cung để y ra mặt triệu tập nhân sự mới đánh hạ Giang Lăng.
Sau khi Tào Tháo vào chiếm giữ Kinh Châu liền mời chào Lại Cung.
Mà nay phòng ngự phải điều chỉnh, ông ta lệnh cho Chu Linh đóng quân ở Giang Lăng, phụ trách bảo hộ đồ quân nhu vật phẩm ở Giang Lăng.
Tuy nhiên, dựa vào Lại Cung đảm đương Thái Thú Võ Lăng lại khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Ngoài thành Tương Dương, Thủy Kính sơn trang.
Tư Mã Huy nghênh đón một vị khách quý, đó là Bàng Đức Công núi Lộc Môn.
Vốn sau khi Tào Bằng gặp chuyện không may, Hoàng Thừa Ngạn rời khỏi thì Bàng Đức Công có chút nản lòng thoái chí, không muốn để ý tới hồng trần thế tục, lánh đời bên trong thâm sơn. Nào ngờ sau đó Tào Bằng quật khởi, lại đảm nhiệm chức Thái Thú quận Nam Dương, Bàng Đức Công mới ra khỏi thâm sơn, lặng yên quan sát nhất cử nhất động của Tào Bằng. Tào Bằng ở Nam Dương nghỉ ngơi và chỉnh đốn dân sinh, thiết lập báo nghiệp, chống đỡ Lưu Bị..mỗi một sự kiện đều khiến Bàng Đức Công vô cùng hài lòng. Hiện tại, Kinh Châu đã quy thuận khiến Bàng Đức Công đang buồn bã lại cảm thấy vui mừng.
Hôm nay ông đến Thủy Kính sơn trang là vì một chuyện khác.
Chuyện gì?
Là muốn hôm nay Tào Bằng chính thức bái nhập trở thành đệ tử của Bàng Đức Công núi Lộc Môn.
Đây cũng là chuyện mà Bàng Đức Công vẫn lo lắng.
Năm đó nếu không có Hoàng Xạ nhúng tay, nói không chừng Tào Bằng đã sớm bái nhập làm môn hạ của ông. Nhưng do Hoàng Xạ ra tay khiến Tào Bằng xa xứ, nhoáng cái đã mười năm, cuối cùng Bàng Đức Công đã được đền bù ước nguyện, coi như đã giải quyết xong điều tiếc nuối nhất trong lòng ông.
Những năm cuối Đông Hán, bái sư không có nhiều hạn chế.
Nho sinh thời đại này chưa hoàn toàn định hình và có khác biệt rất lớn với quy củ bái sư của đời sau.
Cái gọi là sở trường có ngắn có dài, mỗi người nghiên cứu một hướng khác nhau, sự am hiểu cũng khác nhau.Ví dụ như Bàng Đức Công về nghiên cứu Thượng Thư rất hùng mạnh, nhưng mặt khác như lĩnh vực Xuân Thu thì có vẻ chưa đủ. Một danh sĩ cần thông kim bác cổ, đọc lướt qua các loại học vấn; lại thêm thời đại này lại không giống đời sau, sách vở phát triển mạnh, cho nên nhiều khi có thể bái sư tại nhà.
Tào Bằng đã bái Hồ Chiêu làm thầy, nhưng không có nghĩa là hắn không thể bái Bàng Đức Công làm thầy.
Trên thực tế, từ lúc hắn còn ở Cức Dương đã từng lấy thân phận là môn sinh của Lộc Môn mà bày tỏ.
Chỉ có điều tạo hóa trêu người, cuối cùng hắn phải rời khỏi quê nhà. Hiện tại trở về Kinh Châu, tuy nói đã có công thành danh toại nhưng sự cảm kích đối với Bàng thị tại Lộc Môn chưa bao giờ giảm đi. Cũng là vì nguyên nhân này mà Tào Bằng xin chỉ thị Tào Tháo, cũng viết thư cho Hồ Chiêu và sau khi được Hồ Chiêu đồng ý, liền mời Tư Mã Huy ra mặt hy vọng có thể chính thức bái Bàng Đức Công làm thầy, hoàn thành tâm nguyện năm xưa của hắn khi còn ở Cức Dương.
Bàng Đức Công đã nhiều năm không xuống núi.
Nghe được tin này mừng không kể xiết.
Ông lập tức đồng ý xuống núi, bằng lòng nhận Tào Bằng làm đệ tử.
Đây không chỉ là một tâm nguyện của ông, mà còn suy xét vì Bàng môn. Vua nào triều thần ấy, theo thời gian trôi qua, Tào Tháo đã nắm độ mạnh yếu đối với Kinh Châu, tất nhiên sẽ có tăng cường. Như vậy, lực lượng thế tộc Kinh Châu cũng sẽ một lần nữa được tẩy trừ. Thân là Bàng thị thế tộc lâu đời nổi tiếng tại Kinh Châu cần một sự ủng hộ để tăng cường thực lực. Nếu thật sự có quan hệ thầy trò, Bàng thị nhất định có thể sừng sững không ngã.
Nhìn Khoái thị là có thể nhìn ra manh mối.
Mà nay tộc nhân Khoái thị đã có người tiến vào con đường làm quan, hơn nữa tiền đồ rộng lớn.
Thế tộc hai nhà Đặng thị, Sầm thị ở Cức Dương đã xuống dốc nhiều năm, hiện tại cũng lại một lần nữa quật khởi. Bàng Quý mất, Bàng Đức Công sẽ nhận trách nhiệm gia chủ, ông càng phải suy xét vì tương lai của Bàng môn, nên càng không từ chối lời thỉnh cầu của Tào Bằng.
Nghi lễ của bái sư được tổ chức rất long trọng tại Thủy Kính sơn trang.
Nhân mã dòng chính Tào thị đều đến chúc mừng. Mà những người nào bản thân gánh vác trách nhiệm nặng nề không thể tới được thì phái sứ giả đưa quà lễ tới.
Thậm chí Tào Tháo còn đích thân tới xem lễ, càng bộc lộ địa vị hiện nay của Tào Bằng không hề tầm thường.
Sau lễ bái sư long trọng, Tào Bằng chính thức trở thành đệ tử Lộc Môn, khiến Bàng Đức Công cười tươi rạng rỡ.
Yến tiệc qua đi, bạn hữu và khách đều đã đi hết, Tào Tháo cũng vì bề bộn công vụ mà trở về Tương Dương. Lúc này Bàng Đức Công, Tư Mã Huy và Tào Bàng mới có thể thanh nhàn nói chuyện trong nhà. Bàng Đức Công ngồi giữa, Tư Mã Huy ngồi ở trên, còn Tào Bằng là đệ tử vừa làm lễ ngồi dưới.
Ở bên cạnh còn có thằng bé đun rượu.
Bàng Sơn Dân và một thanh niên thì ngồi chồm hỗm phía sau Bàng Đức Công.
Tuổi người thanh niên không nhiều hơn Tào Bằng là mấy, người cao tám thước, mi thanh mục tú.
Y vừa đánh giá Tào Bằng, thỉnh thoảng lại khe khẽ nói nhỏ với Bàng Sơn Dân. Thật ra Tào Bằng không để ý người thanh niên đó lắm, chỉ chăm chú nghe Bàng Đức Công dạy bảo.
-Đức Công, cảnh tượng hôm nay lại khiến ta nảy sinh nhiều cảm hoài.
-Ồ?
-Mười năm trước, ta cùng đại huynh ở trong đêm tuyết tại trạm dịch cách trấn Dương Sách có gặp lại Hữu Học. Lúc đó Hữu Học vẫn là một đứa nhỏ vô cùng suy nhược, nhưng lại có thể nói năng điềm đạm với ta...Mười năm sau, đại huynh đã mất, mà Hữu Học thì càng tiếng lành đồn xa, trở thành danh sĩ hiện nay. Ta thường cảm thán thế sự thật vô thường. Nay thấy Hữu Học lại cảm thấy mình thật già rồi.
Tư Mã Huy mới trên bốn mươi tuổi, sắc mặt có chút tái nhợt.
Đầu năm, ông bị bệnh nặng, may Đổng Hiểu tới đúng lúc mới giữ lại được tính mạng.
Lại không biết, trên lịch sử đúng là ông ta bởi vì bệnh nặng mà mấy tháng sau thì chết.
Đổng Hiểu phát hiện trận ốm này của Tư Mã Huy là do ôn dịch. Mà khởi nguyên của trận ôn dịch này chính là gò đất không xa Tương Dương nên đã phái đám người Trương Trọng Cảnh chạy tới nhanh chóng dẹp loạn trận dịch này, mà trước đó tào Bằng đã sai người thu thập dược liệu cũng có tác dụng rất lớn.
Thân thể Tư Mã Huy còn có chút suy yếu, lại toát lên vài phần khí khái siêu nhiên.
Trong đôi mắt kia dường như đã nhìn thấu thế đời sinh tử...
Ông ta quyết định sau khi hoàn toàn bình phục sẽ tới Chung Nam Sơn tìm Tiên Vấn Đạo, chỉ sợ đây cũng là lần cuối cùng gặp lão hữu, đương nhiên có vài phần cảm thán.
Bàng Đức Công đột nhiên hỏi:
-Hữu Học, Thừa tướng dùng lệnh gì để dựa vào Bá Khiêm đảm nhiệm chức Thái Thú Võ Lăng?
-Làm sao vậy?
- Không phải ta nói phẩm hạnh Bá Khiêm không tốt, trên thực tế người này khí chất không tầm thường, đối nhân xử thế cực kỳ cẩn trọng, là một quân tử. Nhưng bản thân lại cứng nhắc, không hiểu thế đời, thích nói có sách, mách có chứng...có đôi khi chính hắn cũng không biết mình đắc tội với ai. Trước kia khi làm Thứ Sử Giao Châu, đương nhiên là Ngô Cự kiêu ngạo ương ngạnh, nhưng không có nghĩa là hắn không hiểu để thay đổi, nên cuối cùng bị bãi quan thôi chức. Nếu như ở thời trị thế, Lại Cung có thể trở thành một Thái thú thủ thành.
Nhưng nay Võ Lăng chiến loạn không ngừng, trước có Lưu Bị, sườn có Tôn Quyền, đúng là thời điểm cực kỳ hỗn loạn. Để Lại Cung đảm nhiệm Thái Thú Võ Lăng không phải là lựa chọn tốt nhất. Bàng Đức Công và Lại Cung cũng có chút giao tình, cho nên đã nói việc này với Tào Bằng, cũng là hy vọng tương lai có một ngày Lại Cung gây họa, Tào Bằng có thể giúp y. Nói trắng ra là, Lại Cung này chính là một con mọt sách mà không hiểu được đạo lý đối nhân xử thế.
- Thầy yên tâm, con đã hiểu.
Tư Mã Huy mỉm cười:
- Đức Công, chẳng lẽ còn nghe chưa hiểu sao? Chỉ sợ qua thời gian nữa, Hữu Học sẽ đi tới Võ Lăng để nhậm chức, dù Lại Cung không hiểu thế sự, nhưng cũng đã được phái làm Thái Thú Võ Lăng, cũng không phải vì hắn tài tình, mà là hắn biết ổn định lòng người. Đừng quên, Lại Cung vốn là người Kinh Nam, ở Võ Lăng rất có thanh danh.
- Ngươi phải đi Võ Lăng?
Bàng Đức Công nghi hoặc nhìn Tào Bằng, đột nhiên giật mình.
Thái Thú Võ Lăng đã chọn người, cho nên Tào Bằng không thể nào lại đảm đương Thái Thú Võ Lăng, không làm Thái Thú mà phái đi Võ Lăng, vậy thì mục đích chỉ có một.
Tào Tháo muốn đoạt lấy bốn quận Kinh Nam.
Tào Bằng cười mà không đáp lại càng khiến Bàng Đức Công cảm khái vô cùng.
Do dự một chút, ông đột nhiên mở miệng:
- Hữu Học có biết sự an bài của Sơn Dân không?
Câu này có chút khó mở miệng nhưng Bàng Đức Công lại không thể không hỏi. Lần này Tào Tháo tiến vào chiếm giữ Kinh Châu, đề bạt mười lăm người Kinh Châu. Mà Bàng Sơn Dân vốn làm Biệt Giá Tòng Sự Kinh Châu, đến nay vẫn chưa có sắp xếp gì. Thấy Khoái Chính đã được phái đi tới Hứa Đô nhậm chức; Thái thị thì có Thái Mạo làm Đô Đốc thủy quân, mà Hoàng thị tại Giang Hạ nay đã sa sút, nhưng Hoàng Thừa Ngạn vẫn còn sống, mà Hoàng Thạc lại có quan hệ với Tào Bằng, nên cũng không cần quá mức lo lắng. Vốn gia tộc Bàng thị cũng không cần phải lo lắng, dù sao có huynh đệ Bàng Đức Bàng Lâm, một làm Thái Thú Hà Tây, một làm Lương Châu Lệnh, tiền đồ rộng lớn. Chỉ có điều Bàng Sơn Dân là con trai của Bàng Quý, Bàng Đức Công không thể không tiêu hao tâm tư vì y. Ông chủ yếu lo lắng Bàng Sơn Dân ssẽ vì duyên cớ thê tử mà đến chè ép Tào Tháo.
Thê tử Bàng Sơn Dân là ai?
Chính là trưởng tỷ của Gia Cát Lượng, tên là Gia Cát Linh.
Tào Bằng cười cười gật đầu với Bàng Sơn Dân, sau đó nói với Bàng Đức Công:
- Thầy không cần lo lắng cho Bàng Sơn Dân. Sơn Dân đại ca là người tài học, chỉ là lúc này thời cơ chưa đến, cho nên còn chưa có an bài. Không bằng như này, qua một chút thời gian nữa ta tới Lâm Nguyên, Sơn Dân đại ca đi cùng với ta, làm tân khách của ta, cũng có thể giúp ta bổ khuyết những điều thiếu sót, đề xuất thêm chủ ý.
Tào Bằng không mời Sơn Dân làm phụ tá cho hắn, mà là làm khách khanh của hắn.
Dùng lời nói của đời sau, chính là làm cố vấn.
Người lo lắng mới hỏi, không lo lắng sẽ không hỏi.
Dù sao y cũng là cháu trai của Bàng Đức Công, nếu làm phụ tá cho hắn, tức là không nể mặt mũi Bàng Đức Công.
Không đợi Bàng Sơn Dân trả lời, Tư Mã Huy đột nhiên nói:
-Hữu Học, ta cũng có một chuyện muốn nhờ, mong rằng ngươi không cự tuyệt.
- Ồ, xin tiên sinh cứ lên tiếng.
- Thúc Toàn, ngươi qua đây.
Thanh niên ngồi cùng Bàng Sơn Dân vội đứng dậy.
Tư Mã Huy hít một hơi thật sâu, nói với Tào Bằng:
- Hữu Học, qua chút thời gian nữa ta đến Chung Nam Sơn cầu tiên vấn đạo, nhưng ta vẫn còn một chuyện không yên tâm. Năm xưa Đức Công ra tay nhanh hơn ta mà có ngươi làm đệ tử, mà nay sau khi ta xuất thế, không còn hồng trần nữa nhưng trong lòng vẫn còn vướng bận, đó là Thúc Toàn. Thủy Kính sơn trang đã mở được mười năm là việc ta đắc ý nhất. Chẳng qua môn hạ của ta đã bị ngươi lôi đi không ít, huynh đệ Sĩ Nguyên tạm không nhắc đến, Nguyên Trực Quảng Nguyên và Công Uy đều đã dốc sức vì ngươi, mà nay cũng trở nên nổi bật, bọn họ có sự nghiệp, ta không còn lo lắng nữa. Chỉ có Thúc Toàn là vẫn khiến ta lo lắng. Thân phận của nó có chút rắc rối, thật ra không biết nên an bài thế nào.
- Ồ?
Tào Bằng kinh ngạc nhìn thanh niên kia.
Bàng Sơn Dân cười khổ nói:
- Thúc Toàn là tam đệ của Khổng Minh.
- Gia Cát Quân?
- Đúng vậy!
Tào Bằng sau khi chiếm lĩnh Tương Dương đã từng sai người thẩm tra tung tích người nhà Gia Cát Lượng.
Nhưng trước đó Gia Cát Lượng đã đem vợ con đi tránh nạn ở Giang Đông. Tào Bằng vốn tưởng là Gia Cát Quân cũng hộ tống Gia Cát Lương cùng nhau rời đi, không ngờ hắn lại ở Thủy Kính sơn trang.
Trên lịch sử, Gia Cát Lượng làm Giáo úy Trường Thủy Thục Hán, vẫn chưa để lại nhiều sự tích lắm.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, cũng chỉ có Lưu Bị hai lần đến lều cỏ, từ đó về sau không xuất hiện nữa.
Tuy nhiên, thấy thái độ của Tư Mã Huy dường như rất coi trọng Gia Cát Quân. Tào Bằng cũng cảm thấy kỳ lạ. Vì sao Tư Mã Huy lại như thế?
Còn có chuyện phó thác!
Tư Mã Huy nói:
- Nếu nói là chuyện đáng tiếc cũng đúng. Môn hạ đệ tử của ta có thể nói người được ta chân truyền duy nhất có Khổng Minh. Trí tuệ, khí độ và ý chí của Khổng Minh cực kỳ xuất chúng. Nhưng khi nó xuất thế lại khiến ta ít nhiều có chút thất vọng. Thúc Toàn không tài giỏi bằng Khổng Minh, nhưng cũng là người có tài, có thể sử dụng. Vài năm nay nó vẫn luôn ở bên ta, cũng vô cùng tận tâm. Vốn nó muốn đi Giang Đông tìm Tử Du để nương tựa, nhưng cuối cùng ta đã giữ nó lại. Hữu Học có biết vì sao không?
Tào Bằng khó hiểu, lắc đầu.
Trên thực tế, hắn có thể đoán được đại khái, chỉ là không nói ra mà thôi.
Cái gọi là tất cả trứng gà đặt trong một rổ, đây cũng là cách sinh tồn của thế gia đại tộc. Gia Cát Cẩn đi Giang Đông, mà nay đã là thượng khách của Tôn Quyền, rất được coi trọng. Gia Cát Lượng tìm Lưu Bị nương tựa, lại là chủ mưu duy nhất bên cạnh Lưu Bị, không một ai coi trọng Tào Tháo, nói vậy cũng có chút kỳ quái. Tư Mã Huy suy nghĩ rất lâu mới tận tình khuyên bảo Gia Cát Quân.
Ông có một dự cảm, chỉ sợ Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng chưa chắc đã có thể thành đại sự.
Hoặc là nói, dù bọn họ có được minh chủ, nhưng lại khó ra hồn...
Nguyên nhân rất đơn giản!
Đại thế Tào Tháo nhất thống phương bắc đã thành.
Chỉ cần ông ta không phạm phải sai lầm trí mạng thì tương lai thiên hạ sẽ thuộc về Tào Tháo.
Ông hy vọng Gia Cát gia có thể giữ lại một nhánh huyết mạch, thì Tào Tháo là lựa chọn tốt nhất. Trên lịch sử, Thục Hán diệt vong, Gia Cát Lượng và Gia Cát Cẩn đều không có kết cục tốt. Chỉ có nhất mạch Gia Cát Quân là giữ lại được. Tuy nhiên, cái giá phải trả là Gia Cát Quân phải hủy đi họ kép Gia Cát, mà chia làm hai họ Gia và họ Cát. Có lẽ là sớm có dự cảm nên Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng đã trông mong vào con trai trưởng của Gia Cát Quân là Gia Cát Vọng, Gia Cát Lượng đã để cho con thừa tự của mình là Gia Cát Xí làm con thứ của Gia Cát Quân; còn Gia Cát Cẩn cho con thừa tự của mình là Gia Cát Khiêm làm con thứ ba của Gia Cát Quân.
Việc này đương nhiên để lại có hậu nhân nhiều suy đoán.
Mà nay Tư Mã Huy lại đề cử Gia Cát Quân với Tào Bằng, chứng tỏ là cũng hy vọng giữ lại một nhánh huyết mạch này.
Tào Bằng do dự một chút, hạ giọng nói:
- Thúc Toàn, ta xưa nay kính trọng lệnh huynh, từ vài năm trước đã nghe nói lệnh huynh thiên tư trác tuyệt. Nhưng tạo hóa trêu người, nay ta và hắn không thể không dùng binh đao... Nếu như có một ngày, ngươi và hai vị huynh trưởng của người quyết đấu trên sa trường, lúc đó có ngoan độc mà quyết đấu được không?
Hai gò má Gia Cát Quân giật giật, trầm mặc!
Dù sao cũng là anh em ruột, sao có thể ngoan độc mà quyết đấu được?
Ở điểm này đã bộc lộ sự chênh lệch giữa Gia Cát Quân và Gia Cát Lượng.Trên lịch sử, Tôn Quyền vì đòi lại Kinh Châu mà giam giữ cả nhà Gia Cát Cẩn khiến Gia Cát Cẩn phải cầu xin Gia Cát Lương tương trợ. Kết quả, Gia Cát Lượng bề ngoài đồng ý, nhưng thực ra lại lén lút hung hăng đùa giỡn Gia Cát Cẩn một hồi.
Gia Cát Lượng có thể phân được rõ ràng công và tư, còn Gia Cát Cẩn lại có thể nhìn ra nặng nhẹ.
Nhưng xem ra Gia Cát Quân lại không linh hoạt, khiến Tư Mã Huy cũng thầm sốt ruột.
- Vậy đi, ngươi cứ ở lại đây. Ta tin rằng Thúc Toàn có tài học, sẽ không càn rỡ như huynh trưởng ngươi. Tuy nhiên ta cũng biết, ngươi không hy vọng quyết đấu với huynh trưởng ngươi trên chiến trường. Đi Hà Tây đi, Sĩ Nguyên ở đó. Quận Hà Tây nay đã phát triển, bình yên, ít này nữa còn khuếch trương đến Mạc Bắc. Hà Tây vốn có năm huyện, có khả năng sẽ mở rộng thêm ba huyện nữa, ngày sau còn có thể tiếp tục khuếch trương. Nay Sĩ Nguyên đang lúc cần người, ngươi có thể qua đó, chắc chắn hắn sẽ rất vui mừng. Hoàn cảnh có thể khổ cực một chút nhưng lại có thể mở rộng biên cương lãnh thổ, cũng rất nổi danh. Nếu Thúc Toàn đồng ý, ta sẽ gửi một phong thư, bất cứ lúc nào cũng có thể đi tới Hà Tây.
- Tiên sinh nghĩ sao?
Tư Mã Huy ngẫm nghĩ một chút, gật đầu tỏ vẻ đồng ý.
Còn Gia Cát Quân thì đứng dậy, cung kính thi lễ:
- Đa tạ Công tử, Toàn ta xin tuân theo!
Truyện convert hay : Thần Bí Lão Công Không Thể Trêu Vào