Dịch giả: BsChien + VoMenh
Từ lúc đi vào căn nhà màu đỏ, Dương Húc Minh đã thấy có điều không hợp lý khiến hắn thắc mắc mãi. Gia đình họ Tưởng này có mối quan hệ rất kỳ lạ, bà mẹ thì bị hai đứa con gái ghét cay ghét đắng, ông bố thì sau khi phát sinh sự tình bi thương kia lại đột nhiên mất tích.
Theo lý mà nói thì mẹ đã biến thành bóng đen Trành Quỷ, như vậy ông bố đáng ra cũng phải chịu chung số phận mới đúng. Nhưng vì sao trong nhà không thấy ông bố đâu?
Sự tình phát sinh ba năm về trước khẳng định còn rất nhiều khúc mắc mà Dương Húc Minh biết.
Đối mặt với những câu hỏi của Dương Húc Minh, ông Ngụy trầm mặc một hồi lâu rồi nói:
- Chuyện xảy ra ba năm về trước, kỳ thật ta cũng không rõ ràng cho lắm. Mấy ngày đó trời mưa rất lớn, ta không hề đi ra ngoài. Tận đến lúc cảnh sát đến tìm thì ta mới biết được gia đình chú cậu đã gặp đại họa.
Dương Húc Minh hơi kinh ngạc:
- Cảnh sát đến tìm ông ạ? Vậy là họ phát hiện trước nhà chú Tưởng Vận xảy ra chuyện hay sao?
Ông lão lắc đầu:
- Không phải, là cảnh sát phát hiện ra một cái xác chết nhảy núi tự tử ở khu vực Mai Hoa Sơn. Xác chết đó chính là chú của cậu.
Bởi vì điều tra tình huống gia đình nạn nhân cho nên họ mới vào khu này, lại phát hiện ra cả nhà chú cậu đều mất tích hết, trong căn nhà đỏ của Tưởng gia không còn một ai.
Ban đầu mọi người nghĩ rằng thím của cậu mang theo hai con gái đi ra ngoài, hoặc là về quê, nhưng sau mãi vẫn không tìm ra họ đi nơi nào, cuối cùng cảnh sát ghi nhận là bị mất tích.
Lời của ông Ngụy khiến Dương Húc Minh có chút mộng bức:
- A! Thì ra chú Tưởng Vận là nhảy núi tự sát? Chứ không phải cả nhà chú ấy mất tích cả người hay sao?
Ông Ngụy tiếp tục:
- Chuyện chú của cậu nhảy núi tự sát chỉ có cảnh sát biết, không có truyền ra ngoài thị trấn, nên mọi người vẫn đồn đại cả Tưởng gia bốn người đều mất tích. Trên thực tế mất tích chỉ có người là thím cậu với con bé con, còn chú cậu thì đã xác định tử vong.
Dương Húc Minh liền vội vàng hỏi:
- Chú Vận vì sao lại nhảy núi tự sát? Chú ấy có chuyện gì đau buồn hay sao?
- ...
Nghe Dương Húc Minh hỏi vấn đề này, ông Ngụy trầm mặc im lặng hồi lâu, trên mặt ông biểu lộ vẻ cay đắng xót xa:
- Đại khái là không chịu nổi gánh nặng đau khổ… Chú của cậu những năm đó cuộc sống rất vất vả, lúc ấy lại xảy ra một vài sự tình, hẳn là nhất thời nghĩ quẩn nên đi tự sát.
Dương Húc Minh bày ra vẻ mặt hoang mang:
- Chú Vận cuộc sống rất vất vả hay sao? Ông Ngụy có thể kể cho cháu nghe một chút chuyện chú ấy đã trải qua được không ạ?
Ông lão thở dài, nhìn Dương Húc Minh một lúc rồi nói:
- Cậu trước đây biết được chuyện gì về chú của cậu?
- Ây da... Từ hồi cháu còn nhỏ xíu có gặp qua một lần – Dương Húc Minh gượng cười nói – Ngoài ra thì không có chút ấn tượng nào khác ạ!
Ông lão cười khổ đáp lời:
- Thôi vậy để ta kể lại từ đầu cho cậu… Hôm qua cậu đi đến gần căn nhà màu đỏ kia, có phát hiện là căn nhà đó có chỗ nào kỳ quái?
- Chỗ nào kỳ quái à? - Dương Húc Minh suy tư một chút, nói – Căn nhà màu đỏ trên lầu hai hình như không có xây hoàn tất, chưa trang trí gì, còn lầu thì giống như không có cửa sổ, hoàn toàn phong bế kín mít?
Ông lão gật đầu:
- Cũng gần gần như thế … Bất quá lầu hai không có trang trí, đó cũng không phải chuyện kỳ quái gì.
Ở nông thôn Quý Châu có rất nhiều kiểu nhà như này, người trong nhà ra ngoài làm thuê kiếm tiền, tiền kiếm được không đủ để xây nhà một lần là xong, cho nên người ta xây dần dần mỗi năm một ít.
Xây dần dần từng tầng, trang trí hoàn thiện từng chút một, cái này là rất bình thường. Nhưng căn nhà chú cậu không có cửa sổ ở tầng một, cái này kỳ thật là liên quan đến thím của cậu.
Dương Húc Minh trong lòng khẽ động:
- Thím? Liên quan gì đến thím ạ?
Ông lão nói:
- Cậu biết gia đình chú cậu có hai đứa con gái đúng không? Mặc dù bây giờ thì không còn quản lý chặt nữa, nhưng trong quá khứ, nhà có hai con bị gọi là siêu sinh, vỡ kế hoạch.
Quý Châu trước đây là khu vực dân số bùng nổ khá mạnh, cho nên ở đây các biện pháp Kế hoạch hóa gia đình quản lý rất nghiêm ngặt. Thời điểm chú cậu còn trẻ chính là thời điểm chính quyền kiểm soát dân số khắc nghiệt nhất. Chính sách một con không được phép sinh đứa thứ , nếu sinh sẽ bị nộp phạt nặng.
Rất nhiều phụ nữ sinh hai con, chỉ cần đi chợ cũng bị bắt ép phải đặt vòng tránh thai, thậm chí dù là không đi chợ trên thị trấn, ở trong nhà cũng không thoát được. Cứ cách một đoạn thời gian, Ủy ban dân số sẽ tổ chức người đi xuống nông thôn, mỗi lần - người, có khi tới người.
Bọn họ đi rà soát khắp nơi, đến những gia đình đã siêu sinh lại không triệt sản, hoặc những gia đình không chịu nộp tiền phạt. Thời kỳ đó nông thôn Quý Châu đa phần là nhà ngói, những người Ủy ban này đến bắt bớ, nếu không thấy người hoặc trốn trong nhà khóa cửa không ra thì bọn họ sẽ dỡ mái ngói, đập phá đồ đạc bên ngoài. Nếu trong nhà có trâu bò lợn dê thì bọn họ bắt đi luôn, bao giờ lên thị trấn nộp phạt hoặc đi triệt sản thì mới trả lại súc vật nuôi.
Thời đại đó câu nói “Ủy ban kế hoạch hóa gia đình đến” có thể dọa cho trẻ em không dám khóc! Cho nên nhiều gia đình vì tránh né Ủy ban này mà dọn nhà trốn vào trong hang núi, ở trong đó sáu tháng đến một năm.
Quý Châu khu vực này là miền núi, trên núi có nhiều hang động rộng rãi. Chú Tưởng Vận của cậu cũng như vậy, thời điểm mang thai đứa con sau thì cả nhà dọn vào trong hang động đá vôi ở hai năm.
Tưởng Vận có kể với ta về khoảng thời gian hai năm đó, trong nhà ba người lại thêm Tiểu Hân mới ra đời, đừng nói lên thị trấn đi chợ, dù là trong thôn xóm cũng không dám trở về, hoàn toàn cách ly khỏi xóm làng.
Thần kinh của thím cậu vốn yếu đuối, chịu không được sự lo lắng sợ hãi này. Cô ấy sống trong hang núi hai năm, ngày ngày sợ hãi người Ủy ban đến bắt phạt, lại thêm trong hang động đá vôi tối tăm ẩm thấp, không gian phong bế nên cô ta đã trở thành trầm cảm.
Sau này cả gia đình dọn ra ngoài đây, rộng rãi thoáng đãng hơn, không còn phải trốn tránh nữa, nhưng thím của cậu vẫn không có phục hồi lại. Cô ta vẫn như người sống trong hang, trầm cảm tịch mịch, không giao tiếp với bên ngoài, ai hỏi cũng chẳng trả lời nửa câu.
Cho dù là người thân trong nhà gọi cô ấy, cô ấy cũng lạnh lùng không đáp lại. Mặc dù là cả gia đình sinh hoạt cùng một chỗ nhưng thím của cậu giống như là một cái bóng cách ly riêng biệt ra.
Cô ta mỗi ngày tự đi ngủ một mình, thức dậy tự ra khỏi giường, tự nấu cơm đủ cho mỗi cô ta rồi ăn một mình, không biết trong nhà còn chồng với hai đứa con. Cô ta cũng không giao tiếp với ai, mỗi ngày chỉ lẩm bẩm một mình.
Hơn nữa còn sợ ánh sáng – Ông Ngụy nói đến đây, cay đắng lắc đầu –Tự hồ như sống lâu trong hang động, quen với hoàn cảnh âm u phong bế. Mỗi khi có ánh sáng mạnh thì cô ta lại gào thét điên dại. Cho nên chú của cậu lúc xây nhà mới đem lầu một hoàn toàn bịt kín mít, chính là vì chiếu cố cho thím của cậu.
Nói cách khác, chú của cậu bao nhiêu năm dựa vào bản thân một người nuôi sống cả nhà. Bởi vì thím của cậu như vậy, tất cả chi tiêu trong nhà đều dồn gánh nặng lên vai Tưởng Vận…