Tỵ nạn lại cứu người bị nạn
Lôi, Trần nhầm sa vào hắc điếm
Hai người vừa vén rèm bước vào, người đi đầu mình cao thước, tam đình mở rộng, đầu đội khăn tráng sĩ màu xanh, mình mặc tiễn tụ bào bằng đoạn màu đen, lưng thắt dây tơ, chân mang giày xanh đế mỏng, mặt giống như vàng đen, mày đôi mắt lộ, mũi cao, miệng rộng. Vị này chính là Thiên vương Trịnh Hùng ở đường Phụng Sơn thành Lâm An, dắt theo mấy người tùy tùng. Đi sau Trịnh Hùng là một vị dáng vẻ võ sinh công tử, tuấn mã hơn người, họ Mã tên Tuấn, trác hiệu là Bạch kiểm chuyên chư, nguyên quán huyện Thường Sơn, rất có hiếu với mẹ già cũng như Trịnh Hùng. Mã Tuấn từ Trường Sơn đến Lâm An thăm Trịnh Hùng, thấy mẹ Trịnh Hùng đôi mắt sáng tỏ lại mới hỏi Trịnh Hùng:
- Mắt lão thái thái, nhờ trị Ở đâu mà lành mạnh như vậy?
Trịnh Hùng mới đem việc lễ chúc thọ tế Điên đến trị bệnh, mỗi mỗi kể lại tận tường. Mã Tuấn nghe rồi liền nói:
- Tế Công ở chùa Linh Ẩn có trị được bệnh mắt à? Hiện nay mắt mẹ tôi không còn thấy nữa, vậy cảm phiền huynh trưởng dẫn tôi đi tìm thỉnh Tế Công.
Trinh Hùng bằng lòng và hai người cùng đến chùa Linh Ẩn tìm hỏi thăm. Được trả lời là Tế Công đi khỏi, nghe đâu Thái thú Lâm An là Triệu Phụng Sơn thỉnh về Côn sơn trị bệnh rồi. Hai người nghe nói đành trở về không. Mấy lần trở lại đều không gặp Tế Điên. Mã Tuấn cáo từ về nhà, Trịnh Hùng nói:
- Ta muốn đi theo hiền đệ một chuyến.
Cả hai bèn thu thập hành lý, mua một ít đồ dùng, dắt theo mấy tên gia nhân rồi cùng khởi hành. Một hôm trên đường đi, trời đổ mưa lất phất, gặp một thị trấn, bên đường có một tửu quán. Trịnh Hùng nói:
- Này hiền đệ, bọn mình vào đây uống rượu đã.
Hai người tiến vào tửu quán, thẳng ra hậu đường. Nghe phía sau có tiếng la lớn, Trịnh Hùng ngó đầu vào xem, thì ra là Tế Điên. Thấy Tế Điên, Trịnh Hùng chạy tới cúi đầu thi lễ, hỏi:
- Thưa sư phụ, mấy lúc này sư phụ có mạnh dõi không?
Sài, Đỗ cũng nhận ra nói:
- Trịnh đại quan nhân, hai vị từ đâu đến đây thế?
Trịnh Hùng lúc đó mới nhận ra, hỏi:
- Hai vị đầu mục, tại sao lại giả dạng như thế này?
- Chúng tôi theo dõi việc cơ mật.
Trịnh Hùng hỏi:
- Sư phụ vừa la gì thế?
- Eo ơi, họ khi dễ tức chết ta đi thôi!
- Đứa nào dám khi dễ sư phụ vậy?
Tế Điên lấy tay chỉ Phổ ky nói: "Đó, nó đó", làm phổ ky sợ xanh mặt. Sài đầu nói:
- Trịnh đại quan nhân, ông đừng vội nóng, nên hỏi xem tại sao họ dám khi dễ lão nhân gia rồi ông sẽ biết.
Trịnh Hùng hỏi: Thưa sư phụ, tại sao họ lại dám khi dễ lão nhân gia như thế?
- Ăn cơm rồi họ không cho ta đi, chỉ lo đòi tiền thôi!
Trịnh Hùng nghe trả lời cũng bắt tức cười, nói:
- Ăn cơm của người ta đâu có lý không trả tiền cho họ. Đó không phải là họ khi dễ sư phụ đâu! Thôi ăn hết bao nhiêu, đệ tử trả chọ Mà sư phụ nè, sao sư phụ đi xa mà không mang tiền theo?
- Sao lại không mang tiền? Mang đến lượng đó chớ!
Sài đầu nói: Mang theo lượng bạc mà sư phụ cho người ta hết rồi. Không còn để lại một văn nào cả!
Trịnh Hùng nói: Sư phụ nè, đã không có tiền thì đừng ngồi ăn, may mà có đệ tử tới, nếu không có đệ tử tới thì sao?
- Nếu ông không tới thì ta đâu có ăn.
Trịnh Hùng nghĩ: "À, té ra sư phụ ăn để mình trả đây mà". Nghĩ rồi lật đật kêu Mã Tuấn lại giới thiệu và sai phổ ky sắp dọn tiệc mới, gọi Sài, Đỗ cùng dự. Vừa mới ngồi vào bàn xong thì có hai người vén rèm bước vào. Người đi đầu dáng vẻ một văn sinh công tử, tướng mạo đẹp đẽ, đầu đội khăn lam, mình mặc áo bào thúy lam, đi vớ trắng vân hài rất là nho nhã. Người đi sau đầu đội khăn đoạn màu xanh, mình mặc áo nẹp nhỏ màu xanh, lưng thắt dây lụa, quần chẹt xanh, vớ trắng giày cao cổ, bên ngoài phủ một áo cừu mỏng màu xanh. Gương mặt người xanh trắng, đôi chân mày dính lại trên đôi mắt diều hâu, chiếc mũi quặp giữa hai gò má hóp, đầu thỏ mắt rắn, lưng rùa, eo rắn.
Tế Điên dòm thấy biết ngay là kẻ bất lương.
Nguyên người có dáng công tử ở huyện Long Du, họ Cao tên Quảng Thụy. Gia đình họ Cao là một tài chủ chuyên đổi bạc ở dưới cửa thành Long DụGia đình ấy có ba anh em mà chỉ có đứa con duy nhất là Cao Quảng Thụy. Chú, bác và cha của Thụy cưới cho anh ta ba người vợ, ai đẻ được con trai kể như là người nối nghiệp. Cậu của Cao Quảng Thụy có tiệm bán vải ở Lâm An, Thụy lên đó để học nghề buôn bán. Một ngày kia, Thụy xin với cậu về thăm nhà, cậu Thụy nói:
- Cháu rời khỏi nhà không được, thôi thì khỏi phải trở lại học nữa!
- Không phải cháu tơ tưởng việc nhà đâu, mà vì hôm qua cháu nằm mộng thấy dễ sợ lắm. Cháu thấy bà nội cháu mất, cháu không an tâm chút nào. Muốn xin về nhà để xem rõ thực hư đó thôi.
Cậu Thụy nghe nói mới cho lượng vàng đi đường. chính Thụy cũng có riêng hơn lượng nữa đem theo. Khi đến Thiên Gia Khẩu vào quán ăn cơm, có ông già đến nói:
- Xin đại gia thương tình cho ít đồng, để già này ăn cho đỡ đói!
Cao Quảng Thụy nhìn lại thấy ông già râu tóc đều bạc phơ, lam lũ đáng thương quá, mới nói:
- Thưa cụ, cụ cứ đến ăn cơm đi, Cao Quảng Thụy mới mở gói bạc, lấy ra một ít bạc cho ông cụ rồi mới trả tiền cơm. Khi vừa ra khỏi quán, có một người mặc áo xanh chạy tới hỏi:
- Qúy khách họ chi?
Cao Quảng Thụy thực thà đáp: Tôi người huyện Long Du, họ Cao.
Tôi họ Vương tên Quý, cũng là người huyện Long Du đây. Vậy thì chúng ta là người đồng hương rồi. Ông già hồi nãy tôi thấy bộ dạng không phải là người tốt, ông ta là sơn tặc cướp đường đấy. Thấy bạn có nhiều tiền, thế nào lát nữa ông ấy cũng đợi bạn dọc đường cho coi. Chừng đó chẳng những bạn mất hết tiền mà tánh mạng cũng khó giữ nữa là đằng khác. Vậy chúng ta cùng đi chung để giúp đỡ nhau nhé!
Cao Quảng Thụy xưa nay chưa từng đi xa, nghe nói như vậy sợ quá, bèn đồng ý cho Vương Qúy đi cùng. Đi đến một thị trấn, trời đổ mưa lâm râm, Vương Qúy nói:
- Này hiền đệ, chúng mình hãy uống chút rượu rồi đi nữa!
Hai người bước vào tửu quán. Tế Điên dòm ra biết là kẻ bất lương, bèn nhìn y chằm chằm, mắt không nháy, làm bọn Trịnh Hùng lấy làm lạ cũng đều quay đầu lại nhìn ỵ Vương Qúy nói:
- Này hiền đệ, thôi chúng ta tìm chỗ khác uống rượu đi!
Hai người bước ra khỏi quán, đi tới trước gặp một rừng cây, bốn phía không có ai. Vương Qúy nói:
- Đứng lại coi!
- Đứng lại chi vậy?
- Đã tới nhà ông nội mi rồi. Mi không nghe nói đến đại thái gia đây làm gì à? Ta họ Vương tên Quý, trác hiệu là Thanh miêu thần. Thanh miêu không lớn được là tại không có đường làm ăn; Thanh miêu lớn được là nhờ có cái ăn nhậu đó. Ta lâu nay làm nghề không vốn bên đường, mi mau đem tiền bạc quần áo nộp ngay cho ta, để ta đưa mi về chầu Diêm chúa sớm!
Cao Quảng Thụy nghe nói sợ quá, sắc mặt tái xanh, nói:
- Vương nhị ca, chúng ta là người đồng hương mà! Tôi xin đưa tiền hết cho anh, xin anh tha cho tôi được sống.
Thanh miêu thần Vương Qúy cười ha hả, nói:
- Mi đừng có vọng tưởng! Đại thái gia làm nghề không vốn này bao nhiêu năm đâu có để sổng một ai. Bây giờ ta thả cho mi hả, ngày mai chỉ cần mi cất tay một cái là tiêu mạng ta rồi. Mi lấy tay chỉ một cái nói: "Đây là tên cướp đường nè" thì mạng ta kể như đứt luôn. Bây giờ mau mau cởi quần áo ra đưa cho tạ Nếu không chịu, ta lấy dao rạch lấy, bán ra ít tiền, mi còn bị ta mắng chửi nữa. Xong việc mi đưa gáo dừa ra ta đưa về chầu Diêm tổ sớm. Nếu không nghe lời thì đừng trách ta bằm ngươi như cám.
Cao Quảng Thụy nghe nói sợ quá, run lập cập, miệng nói chẳng thành lời, cũng cố sức năn nỉ:
- Hảo gia gia, tôi xin đưa bạc cho gia gia đây.
Vừa nói vừa móc bạc ra đưa, và nói tiếp:
- Quần áo tôi cũng đưa ra hết, chỉ xin lại một cái quần lót. Chỉ cần gia gia cho tôi được sống, thì ơn này tôi không bao giờ dám quên.
Vương Qúy cười nhạt, đáp:
- Tiểu tử, đừng nói nhiều lời. Từ trước tới nay ta chưa quá lệ đó bao giờ!
Cao Quảng Thụy thấy năn nỉ mãi không được, bèn nổi xung thiên, thò tay lượm hòn đá, nhắm ngay mặt Vương Qúy ném thẳng cánh. Vương Qúy cười ha hả, nói:
- Mi thiệt là kẻ gan lớn bằng trời, nhè cọp mà dám vuốt râu chớ!
Nói rồi rút dao định chém. Bỗng nghe ở phía Tây khu rừng có tiếng la: - Hãy khoan, chữ Hợp!
Vương Qúy ngoái đầu nhìn lại thấy từ bên đó có hai người bước ra. Người thi đầu có thi rằng:
Đầu to cổ ngắn dáng anh hào
Mặt xanh râu đỏ lông tai bao,
Bất bình nhân sự chuyên vai gánh,
trừ ác giúp dân chí thích nào!
Người đi sau mặc áo bào thúy lam, đẹp đẽ khác thường. Hai người này chẳng phải ai khác mà chính là Lôi Minh và Trần Lượng.
Hai người này khi bị Tế Điên dùng phép định thân chế ngự và bảo rằng cho bò cạp đốt, sợ hết nổi run bẩy bẩy. Khi Tế Điên đi khỏi họ mới cử động được và lật đật giở chân chạy trốn. Khi chạy đến cánh rừng này, trời bắt đầu nhểu hột, hai người chạy nấp dưới cây liễu tránh mưa. Lúc này tâm hồn họ bất định, bàn luận cùng nhau lát nữa không biết nên đi về đâu. Đương bàn luận tới đó thì thấy có hai người từ ngoài rừng đi vào. Trần Lượng nhìn thấy nói:
- Nhị ca, anh có thấy hai người mới đi vào đó không? Một người có vẻ nho nhã thật thà, còn người kia coi bộ có vẻ đầu trộm đuôi cướp gian manh quá! E có chuyện gì xảy ra đây?
Đang lúc nghi đoán như vậy thì hai người đã vào rừng rồi và nghe Vương Qúy kêu Cao Quảng Thụy lại, nạt nộ không ngớt. Lời hai người ấy nói, Lôi Minh và Trần Lượng đều nghe rõ mồn một.
Thấy bộ tướng của Lôi Minh, Trần Lượng, Vương Qúy sợ dựng tóc gáy, hỏi:
- Xin hỏi quý danh của nhị vị?
- Tôi họ Lôi tên Minh.
- Tôi họ Trần tên Lượng.
Vương Qúy nói:
- Cao danh của hai vị tôi đã nghe quạ Vị này có phải là Phong lý vân yên Lôi Minh, Lôi đại thúc chăng? Còn vị này có phải Thánh thủ bạch viên Trần Lượng, Trần tam gia không?
Lôi Minh nghe hỏi trợn mắt đáp:
- Ta đập bể cái mặt mầy nghe chưa, ta vầy mà đại thúc, còn chú này là gia gia của mầy à?
- Vậy thì là ông nội.
Trần Lượng rút dao ra, Vương Qúy sợ quá lắp bắp:
- Vậy thì là ông cố nội.
Lôi Minh nói:
- Những gì mày nói hồi nãy, ta đều nghe ráo, mầy hãy đem tiền đưa hết cho ta!
Vương Qúy lấy bạc đưa ra cho Lôi Minh. Lôi Minh lại ra lịnh:
- Còn bạc trong lưng mày nữa, cũng đưa ta nốt.
Vương Qúy cũng móc bạc đưa ra hết. Lôi minh nói:
- Còn quần áo của mầy nữa cũng cỡi ra luôn!
Vương Qúy năn nỉ:
- Xin đại gia đừng làm như vậy! Chúng ta đều là dân chữ Hợp mà!
- Dẹp cái giọng cứt chó của con mẹ mầy đi!
Nói rồi lia một đao, tai của Vương Qúy bị đứt nghiến. Vương Qúy nói:
- Kìa đại gia, người mang bầu của chúng ta đã tới đó.
Lôi Minh và trần Lượng cùng ngoái nhìn, thừa cơ hội Vương Qúy bỏ chạy.