Thuyền đi suốt ba tháng trên biển, chúng tôi mỗi ngày nhìn biển rộng mù khơi, thấy mặt trời mọc rồi lại lặn. Tuy rằng vài lần gặp mưa to sóng lớn, nhưng đội tàu vẫn bình an vòng qua Châu Phi đến cảng Calcutta ở Ấn Độ.
Ấn Độ là một nước nhiệt đới, vừa nóng bức vừa ẩm ướt, tôi lại mặc giáo phục màu đen, chỉ thoáng chốc mồ hôi ướt đẫm. Trước khi rời thuyền, thủy thủ chào tạm biệt tôi, xin tôi chúc phúc cho họ, tôi đoán họ rất thích đi chung thuyền với một mục sư.
Ngài Alvin cười nhạo tôi “Bọn họ đương nhiên thích cậu, cậu là người xinh đẹp nhất trên thuyền, họ thiếu điều mê mẩn cậu nữa thôi.”
“Ngài đùa không vui chút nào.” Tôi không đồng ý lắc đầu nói.
“Quả nhiên là tu sĩ, cách sống và tư duy rất khô khan, thuyền viên trên tàu ra biển đã được một năm rưỡi, trên thuyền không có phụ nữ, thỉnh thoảng cũng phải giúp nhau giải quyết.” Hắn cười nói.
Tôi không phủ nhận.
Rất nhanh, chúng tôi xuống thuyền, vừa rời thuyền tôi đã bị Ấn Độ kỳ lạ mê hoặc.
Trên cảng vô cùng náo nhiệt, nơi nơi đều là người Ấn Độ có làn da màu nâu, khác với người da đen, người Ấn Độ ngũ quan xinh đẹp, vì họ hầu hết là hậu duệ của chủng người Aryan, nên nhìn qua trong giống người Châu Âu có làn da đen. Trên cảng có rất nhiều voi và lạc đà, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những loài vật này, không khỏi ngạc nhiên về những loài kỳ diệu trên thế giới.
Alvin sai người hầu của anh ta giúp tôi khuân vác hành lý, còn chỉ cho tôi một nhà hàng Anh quốc gần bến cảng, sau khi bán hết hàng hóa của mình, quả thực tôi kiếm được bảng Anh.
Tôi lại được Alvin dẫn đến Tổng đốc phủ Anh quốc, một vị quan quân nhiệt tình tiếp đón tôi.
“Chúng tôi luôn mong ngóng một vị mục sư mới, ngài có thể ở giáo đường gần quân khu, ở đó có vài người cho ngài dùng. Mục sư Cole là chưởng quản giáo khu, nhưng ông ấy gần đây không được khỏe, cần có người hỗ trợ.”
Tôi hỏi thăm ông ta tin tức của Edward, ông ấy nói: “Ở chỗ chúng tôi không có ai tên Edward Freamunde, có lẽ ngài ấy không ở thành phố này.”
Tôi đến giáo đường gặp mục sư Cole, tóc ông bạc trắng, khuôn mặt hiền lành, thường hay cười tủm tỉm. Ông ấy là một tín đồ nhiệt thành, không màng tiền tài địa vị, một lòng truyền giáo nên ra biển đến Ấn Độ. Hơn nữa ông còn là một quý tộc uyên bác, tự mình nghiên cứu y học, chữa bệnh cho người nghèo. Tôi đến đã giúp ông ấy không ít, gần đây hai chân ông phù nề, không tiện đi lại, chỉ sợ Lễ Chủ Nhật cũng làm không nổi.
Ông ấy giới thiệu cho tôi về hoàn cảnh nơi này, cũng kể sơ cho tôi về lịch sử văn hóa Ấn Độ: “Trước khi chúng ta đến nơi này không có khái niệm quốc gia, bọn học thuộc vô số tiểu quốc khác nhau, ngôn ngữ cũng có cả ngàn loại.”
“Nhưng họ rất dễ quản, phân thành bốn giai cấp. Tầng lớp nắm quyền gọi là Bà La Môn, chưởng quản hiến tế và lễ mừng của Ấn Độ giáo; thứ hai là sát đế lợi, là địa chủ giàu có; sau đó là phệ xá, là dân chúng làm nghề nông, thủ công, buôn bán bình dân; thấp nhất là thủ đà la, chính là ăn mày. Bà La Môn nhát gan yếu đuối, đối với quân đội chúng ta chỉ ham cầu lợi, vì thế chủ động giúp Tổng đốc phủ quản lý nhân dân.”
Tôi có chút kinh ngạc với văn hóa truyền thống nơi đây, hỏi ông ta: “Bọn họ không phản kháng chút nào sao?”
Mục sư Cole lắc đầu nói: “Nhà cầm quyền Bà La Môn chỉ để ý lợi ích bản thân, bọn họ còn chẳng biết cái gì gọi là quốc gia. Hơn nữa họ rất man rợ, muốn giết ai ở tầng thấp hơn đều được, không cần phải chịu trách nhiệm. Có nhiều người ở tầng lớp cao nhiều tiền còn nuôi dưỡng ‘Thần nữ’, đem mấy trăm cô gái trẻ tuổi xinh đẹp nuôi trong nhà, ngày ngày cùng nhau dâm loạn, còn công việc điền trang có vô số nô lệ lao động quần quật. Vì thế cho dù bọn họ có giống quý tộc, nhưng cũng chỉ là một đám man rợ chưa được khai hóa.”
Mục sư Cole có lẽ đang nghĩ đến chuyện gì đó đau lòng, ông thương xót dân chúng Ấn Độ nghèo khổ, thậm chí còn bất mãn với quân đội nước Anh xâm lược, nô dịch người dân. Ông còn mở một cô nhi viện, chuyên thu dưỡng những đứa trẻ Ấn Độ bị bỏ rơi.
“Ấn Độ có quốc đạo của họ, dân địa phương rất bài xích đối với thầy tu ngoại giáo, nên muốn truyền giáo phải tôn trọng nghi lễ tập tục của họ.” Mục sư Cole khi đưa tôi đi truyền giáo nói.
“Phải biểu hiện thế nào mới là tôn trọng?” Tôi hỏi.
“Ví dụ như thân thiện với ‘Thần ngưu’ của họ, trên đường gặp bò, phải vuốt ve chúng, tỏ ra yêu thích.” Mục sư Cole đưa ra một đề nghị rất kỳ quái, khiến tôi hoài nghi không biết nó có thực sự hiệu quả.
Có lẽ thấy tôi không tin tưởng lắm, mục sư Cole cười ha hả nói: “Cứ tin tôi đi, mỗi khi tôi làm như vậy, dân chúng địa phương đều cảm thấy tôi gần gũi với họ.”
Ở ngã tư đường có rất nhiều bò, người dân thờ thần bò, nên chúng có thể đi lại tùy ý trên đường, khắp nơi đều là phân bò. Tôi thỉnh thoảng đi ra đường vuốt ve ‘Thần ngưu’, kết quả chỉ làm dân chúng tò mò xúm lại nhìn, cứ như thấy thú lạ, lại thêm sau đó tay mọc đầy mụn nước, nhìn qua tưởng bị ghẻ khiến tôi có chút hoảng sợ, nhưng may là vài ngày sau mụn vỡ hết, chỉ còn vài vết sẹo nhỏ nhỏ để lại.
Tôi được cấp một căn nhà ở khu người Anh, là mục sư có chức vị cao nhất, không cần trả tiền thuê nhà, căn này cũng khá rộng, đồ gia dụng không thiếu thứ gì. Bọn học còn sai một người tên là Daloco người Ấn Độ đến hỗ trợ, anh ta là một sát đế lợi biết nói tiếng Anh.
Daloco vừa đến liền hỏi tôi: “Thưa ngài, ngài có muốn ra ngoài dạo không? Tôi có thể chuẩn bị lạc đà cho ngài.”
“Đương nhiên, tôi rất muốn ra ngoài ngắm cảnh.” Tôi hưng phấn nói.
Thành trấn bên cạnh rất phồn vinh, có rất nhiều sạp nhỏ buôn bán các loại trái cây nhiệt được, tôi nghe nói các loại trái cây đó cực kỳ ngon, trước đây chưa từng được thấy chứ đừng nói là ăn thử.
Ven đường phụ nữ đều trùm khăn che kín đầu và cổ, giống như đem một tấm trải giường lớn quấn trên người, không thấy một tí đường cong nào. Đàn ông thường thích mặc đồ màu trắng, vì trời rất nắng nên họ còn quấn một cái khăn trùm đầu thật dày, màu khăn khác nhau thể hiện địa vị khác nhau, ví dụ như Bà La Môn màu trắng, sát đế lợi màu đỏ, phệ xá màu nâu.
Tôi còn thấy quân đội nước Anh, học mặc quân phục màu đỏ, đội mũ lớn màu đen, nhưng ở dưới lại mặc váy dài tới đầu gối, có lẽ trời quá nóng nên họ chế lại kiểu dáng.
Tôi cưỡi lạc đà, hăng say nhìn ngắm khắp nơi, Daloco lại kéo lạc đà rời đi.
“Sao vậy?” Tôi hỏi.
“Thưa ngài, có những thứ không nên tiếp xúc đi ngang, chúng ta tránh mặt một chút, ngài nghe, bọn họ đang gõ chiêng báo hiệu.”
Thì ra trừ tầng lớp, còn có một nhóm người thấp kém nhất, họ là người dọn dẹp phân, xử lý xác động vật. Vì muốn tránh người khác nhìn thấy mình, họ thường ra ngoài vào ban đêm, nhưng nếu ban ngày có việc, sẽ vừa đi vừa gõ chiêng, mọi người nghe được tiếng chiêng thì liền tránh mặt, thậm chí khi họ đi rồi, còn phải lấy nước tẩy rửa đường.
Thời gian đầu, cái gì cũng làm tôi ngạc nhiên, nhưng dần dần cũng quen, tôi đã có thể thích nghi tốt với cuộc sống nơi đây, thậm chí còn học được một ít tiếng địa phương. Cách vài ngày tôi lại đến bến cảng hỏi thăm tin tức của Edward, nhưng đều không hỏi được gì, tôi còn cố ý đi thuyền sang các bến cảng lân cận, nhưng cũng bặt vô âm tín. Tôi không cam lòng, lại ngày ngày đều đi hỏi thăm.
Trong giáo khu có rất nhiều nhà dành cho thương nhân và quan quân, họ đi cùng với vợ con đến sống tại Ấn Độ, đều là người xa quê hương, nên quan hệ giữa họ rất thân mật, thường cùng nhau đến giáo đường cầu nguyện.
Tôi đột nhiên nhận được rất nhiều lời mời đến nhà họ chơi. Là một người mới tới, lại nhận được nhiều ưu ái như vậy, khiến tôi có chút không thích ứng. Mãi đến lúc mục sư Cole cười nói với tôi: “Mấy tiểu thư trẻ tuổi lân cận và gia đình họ đều đang tranh giành cậu, nhóc à, tôi nói cậu nên tránh mặt một chút, kẻo mấy người họ không thống nhất được, lại đem cậu chia năm xẻ bảy.”
Tôi nghe vậy mới vỡ lẽ mình ở đây chính là viên ngọc quý, là một mục sư trẻ tuổi chưa lập gia đình, mấy nữ nhi nhà thương nhân sẽ tranh tôi đến vỡ đầu. Mỗi buổi sáng, có rất nhiều cô gái vây quanh tôi, xin tôi chúc phúc, tôi bị vây kín đến mức dở khóc dở cười. Thậm chí một lần nọ, mấy cô gái vì tôi mà nháo nhào trong giáo đường, mãi đến khi mục sư Cole nghiêm khắc la mắng, họ mới buông tha cho tôi.
Bình thường, tôi thường theo mục sư Cole đến cô nhi viện, rất nhiều trẻ nhỏ bị bỏ lại ngoài cửa, còn có nhiều người nghèo đau ốm đến xin trị bệnh. Mục sư Cole là một người nhân từ, ai đến cũng giúp đỡ, thậm chí còn bỏ tiền túi ra cho họ, nhìn thấy cảnh tượng này, tôi lấy bảng Anh đem theo toàn bộ cho hết, nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển.
Tôi ở giáo đường giảng giải Kinh Thánh nhìn thấy vài cô gái bị hủy dung, có người nặng người nhẹ, nhưng đều trông rất đáng sợ.
“Chuyện này là như thế nào?” Tôi hỏi một phụ nữ Ấn Độ.
Cô ấy lắc đầu không trả lời.
Mục sư Cole nói: “Nơi này trọng nam khinh nữ, bọn họ chỉ cần chọc giận một người đàn ông, liền bị người ta hủy khuôn mặt, nói là dạy dỗ một bài học, chuyện đó rất thường xảy ra.”
“Họ cần được chữa trị, nếu không sẽ chết.” Tôi lo lắng nói.
Mục sư Cole tiếc nuối lắc đầu: “Chúng ta không đủ kinh phí, tiền giáo hội cấp cho không đủ để cứu hết tất cả mọi người, huống chi giáo hội cũng không cho phép chúng ta đem tiền giúp dân bản xứ. Tổng giám mục muốn tôi xây thêm giáo đường ở nơi khác, nhưng giáo đường vì truyền bá lòng nhân ái mà tồn tại, không có tình thương thì xây làm gì?”
“Có lẽ tôi nên tranh thủ đến nhà người ta làm khách, tiện thể xin các phu nhân và tiểu thư quyên cho ít tiền.”
“Ha ha.” Cha Cole cười nói: “Vậy chỉ sợ cậu từ người gặp người yêu liền biến thành người gặp người né.”
Sáng nay, khi tôi vừa làm xong lễ, một thanh niên lạ mặt đến gặp tôi.
Cậu ta rất cường tráng, cơ bắp cuồn cuộn. Mặt mũi đen thui, nhưng đôi mắt lại sáng ngời, nhìn tôi một chút, rồi cười tươi nói: “Thưa ngài mục sư, nghe nói giáo đường cần quyên góp từ thiện?”
“Đúng vậy thưa ngài.”
“Thật là khéo, tôi cũng đang muốn quyên góp ít tiền cho giáo đường.” Nói xong cậu ta đưa cho tôi một tờ chi phiếu.
Tôi vừa nhìn thấy, chợt khiếp sợ, là bảng Anh.
“Thưa ngài, xin ngài cho tôi biết quý danh, ngài quyên góp nhiều như vậy, nên được tuyên dương, những người được ngài giúp cũng sẽ rất mong được biết ai đã giúp họ.” Tôi cảm kích nói.
“Không, không có gì, không cần.” Cậu ta mặt đỏ bừng khoát tay áo: “Tôi có việc đi trước, không phiền ngài nữa.”
Không đợi tôi nói thêm lời nào, cậu ta vội vàng bỏ đi. Ba tháng sau, chúng tôi lại nhận được một khoản quyên góp, lần này tôi nhất quyết không thể để cậu ta đi dễ dàng, bị tôi hỏi tới hỏi lui, cậu thanh niên nói: “Tôi là một thuyền viên, ngài mục sư cứ gọi tôi là Daniel. Đây không phải là tiền của tôi, là tiền chủ đội tàu quyên góp, ngài cứ nhận lấy tiền, rồi nêu danh cả thuyền, cầu nguyện cho chúng tôi rời bến bình an là được.”
“Nhưng ngài không cho tôi biết tên thuyền, tôi làm sao cầu nguyện cho các ngài?”
Cậu ta bối rối một lúc, mới nói: “Vậy ngài cứ tưởng tượng khuôn mặt của tôi lúc cầu nguyện là được.”
Nói xong liền chạy mất, tôi cuối cùng cũng không biết tên đầy đủ của cậu ta, cũng như tên chiếc tàu cậu ta làm việc.
Những ngày tháng ở Ấn Độ trôi qua rất nhanh, tôi ngày nào cũng mặt tối mặt.
Chớp mắt một cái, hai năm đã trôi qua, nhiệm vụ của tôi ở đây đã kết thúc. Tôi luôn tận dụng lúc đi truyền giáo hỏi thăm khắp các bến cảng, nhưng vẫn không có chút tin tức. Tôi càng ngày càng lo lắng, hắn lúc trước chính xác là tới Ấn Độ, nhưng tại sao không có chút tin tức nào, chẳng lẽ hắn xả ra chuyện? Sau khi mình rời khỏi Ấn Độ phải tiếp tục tìm thế nào? Càng ngày cảm giác bất an của tôi càng nhiều.