Thanh Vân Đài

chương 193

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

“Thực sự có thể lắng xuống được sao?”

Lão thái phó nhìn Trương Viễn Tụ, “Con không cần giấu giếm, trên đường về kinh vi sư đã hỏi thăm rồi.”

“Danh sách sĩ tử lên Tiển Khâm Đài xuất phát từ Hàn lâm, Quan gia không điều tra Hàn lâm là nể mặt lão thần này, nhưng Hàn lâm không thể không có lời báo cáo với triều đình. Chỉ có ta biết rõ các sĩ tử được tuyển chọn như thế nào, muốn tháo chuông phải tìm người buộc chuông.”

“Quả là vậy. Nhưng tiên đế mới là người đề nghị xây dựng Tiển Khâm Đài, và cũng chính tiên đế yêu cầu tuyển chọn sĩ tử lên đài, chỉ vì tiên đế đã băng hà mà bảo thầy là người buộc chuông sao?” Trương Viễn Tụ nói, “Nhân sĩ trong kinh diễu hành biểu tình chỉ là chuyện nhất thời, đợi triều đình xử trí Khúc Bất Duy xong, công bố thiên hạ thì sự việc sẽ đâu lại vào đấy.”

Y vừa nói vừa múc thuốc đưa đút, lão thái phó phất tay đẩy ra, âm thanh già nua cất lên từng câu chữ nặng nề, “Không phải, năm xưa khi tiên đế quyết chí xây dựng Tiển Khâm Đài, trong triều cũng có nhiều người phản đối, nhưng quá nhiều người hi sinh trong trận chiến sông Trường Độ, cũng có quá nhiều cô nhi bơ vơ, thực sự rất đáng thương… Chính ta và Ức Khâm, cùng các văn sĩ Hàn lâm một lòng ủng hộ tiên đế, vì vậy, mà về sau tiên đế còn trừng phạt một nhóm sĩ tử…”

Ức Khâm là tên tự của Trương Chính Thanh, huynh trưởng của Trương Viễn Tụ.

“Thầy à.” Trương Viễn Tụ ngắt lời, “Dù quá khứ đã xảy ra chuyện gì thì con chỉ biết, thầy và huynh trưởng muốn xây dựng Tiển Khâm Đài là để người đời sau ghi nhớ lòng chân thành của các sĩ tử đã trầm mình, sự kiên trường của các tướng sĩ đã hi sinh. Vạt áo không lấm bẩn, đấy mới là ý nghĩa của cái tên Tiển Khâm Đài. Dù là Hà Hồng Vân hay Khúc Bất Duy, thậm chí là kẻ nào khác đi chăng nữa, muộn lợi dụng Tiển Khâm Đài làm gì thì bản thân tòa tháp cũng không có lỗi, ‘đài cao chạm mây giữa núi rừng Bách Dương’, đấy chính là tâm nguyện của huynh trưởng, cũng là tâm nguyện của con…”

“Vong Trần à con không hiểu đâu, con có bao giờ hỏi huynh trưởng mình chưa, thật ra chưa chắc Ức Khâm đã muốn con…”

Trương Viễn Tụ đáp: “Con chỉ nhớ vào ngày trước khi huynh trưởng đến núi Bách Dương, huynh ấy đã dạy con, ‘chỉ khi dựng nên đài cao Tiển Khâm, các sĩ tử trầm mình mới sống mãi trong tim người đời’, trong số các sĩ tử ấy có phụ thân con, và bây giờ còn có cả huynh trưởng của con.”

Nói đoạn, y lại đưa thuốc đến, “Để lâu nữa là thuốc nguội mất, thầy uống đi đã.”

Lão thái phó nhìn y, y quá thông minh, ông còn chưa mở miệng mà đã biết ông muốn nói gì, chẳng qua là đã nhiều năm trôi qua, tâm nguyện biến thành chấp niệm, y không muốn nghe bất cứ lời nào nữa.

“Quan gia có ý ban hôn cho con và Nhân Dục quận chúa, con thấy thế nào?”

“Vẫn đang nghĩ ạ. Hôm trước Vong Trần đã bẩm với Quan gia rồi. Quan gia nói có thể cho Vong Trần suy nghĩ thêm ít ngày.” Lão thái phó uống hết chén thuốc, Trương Viễn Tụ nhận lấy đặt xuống bàn, “Nhưng suy nghĩ xong, Vong Trần cảm thấy cưới con gái của Dụ Thân vương đúng là mối nhân duyên tốt, đồng ý cũng được.”

“Con muốn nghe ý kiến của vi sư không?”

“Xin thầy chỉ giáo.”

Lão thái phó giơ tay lên, chậm rãi nắm lấy cổ tay Trương Viễn Tụ, “Vong Trần à, con hãy rời đi đi.”

“Đừng cưới quận chúa gì hết, đừng để bị vùi lấp ở đây, cũng đừng làm Tạ Trinh tiếp theo. Con không phải Tạ Trinh, người đi trước đã qua đời, triều đình Đại Chu cũng đã vững, không cần hết mình với chấp niệm đền nợ nước, nếu có hoài bão thì cứ làm đi, với bản lĩnh của con, làm châu quan hay phủ quan mưu phúc cho dân nào khó, đi đến đâu mà chẳng làm nên? Con hãy đi đi, Vong Trần à, chuyện ở kinh thành cứ giao cho vi sư, chờ ngày nào đó giải quyết ổn thỏa rồi hẵng trở về.”

Lão thái phó siết chặt cổ tay Trương Viễn Tụ, những đường gân trên mu bàn tay già nua hết cuộn lại thắt, đôi mắt đục ngầu toát lên tia trông chờ tha thiết, như thể ông chịu vất vả hồi kinh chỉ để nói những lời này với y.

Trương Viễn Tụ nhớ lại lúc ở Lăng Xuyên, lão thái phó đã viết một bức thư cho y, “Còn về việc trùng kiến Tiển Khâm Đài, theo vi sư thấy, đài dựng đài sập đều là chuyện trời định, đừng có cố chấp quá.”

Nhưng, nếu người cố chấp có thể dễ dàng bị dao động chỉ bởi một lời nói, thì y đã chẳng phải nhặt túi gấm lúc mỏ khoáng Chi Khê phát nổ.

Ánh mắt Trương Viễn Tụ lạnh lẽo tựa nước hồ nằm sâu trong sơn cốc, núi cao cản gió, mặt hồ không một gợn sóng, “Vâng, nhưng không phải lúc này. Vong Trần chỉ là người thường, không có hoài bão to lớn, chỉ duy một tâm nguyện. Đợi nguyện vọng được hoàn thành, Vong Trần sẽ theo ý ân sư, cùng thầy rời khỏi kinh thành.”

Sức khỏe của lão thái phó vốn đã yếu, nay lại còn trúng gió cảm lạnh, nói nhiều lời như vậy, chẳng mấy chốc đã thấm mệt. Trương Viễn Tụ cho ông uống thuốc xong, thấy ông không giấu được vẻ uể oải thì dặn dò vài câu rồi rời đi.

Năm xưa khi Tiển Khâm Đài sập, tiên đế bệnh nặng, lão thái phó cũng đổ bệnh, tuổi càng cao càng sợ nóng sợ lạnh, từ đó trở đi, có quá nửa thời gian trong năm lão thái phó nghỉ ngơi tại sơn trang Khánh Minh. Dinh cũ thành Tây ở kinh thành giao cho Trương Viễn Tụ, tuy vẫn có người ở lại phủ thái phó dọn dẹp quét tước, song ngoài sách vở ra thì trong phủ không có đồ vật quý báu, không cần quản lí quá nhiều.

Trương Viễn Tụ bước ra khỏi phòng lão thái phó, thấy một người hầu đang đưa than tới chái nhà phía Đông.

Trong phủ chỉ có một mình thái phó là chủ, không lẽ người hầu đổ bệnh mà cũng dùng đến than sưởi ấm?

Trương Viễn Tụ lấy làm hồ nghi, gọi quản gia đến hỏi, quản gia đáp, “Thưa Nhị công tử, không phải người hầu đâu ạ, sáng nay đại phu đến nhà khám bệnh, nói nhà chính đã lâu không có người ở nên âm u ẩm thấp, không bằng chái Đông khô ráo ấm áp, chúng tiểu nhân mới định xông hơi chái Đông để lão gia chuyển sang đấy ở.”

Trương Viễn Tụ gật đầu, nhấc chân toan đến chái Đông phụ giúp dọn dẹp, nào ngờ Bạch Tuyền vội vàng chạy vào nội viện, dâng lên một tấm thiệp.

“Công tử, là thiệp mời gia yến của Ngôn đại nhân.”

Ngôn đại nhân là Thị lang bộ Lễ, cũng là huynh trưởng của Dụ Thân vương phi. Triệu Sơ có ý ban hôn cho Nhân Dục quận chúa và Trương Viễn Tụ, không ít đại thần trong triều đã nghe đồn. Ngôn Thị lang là cậu của Triệu Vĩnh Nghiên, mở tiệc nhà nhưng vẫn gửi thiệp đến mời Trương Viễn Tụ, không cần nói cũng biết ông ta muốn thăm dò gì.

Bạch Tuyệt hạ giọng hỏi: “Công tử, công tử có định dự tiệc không?”

Đến dự tiệc chỉ có người nhà, mà Trương Viễn Tụ và Ngôn Thị lang có là người nhà hay không vẫn còn chưa chắc.

Trương Viễn Tụ không trả lời, đợi ra khỏi cửa phủ thái phó, bước lên xe ngựa, y mới điềm nhiên nói, “Để ta nghĩ đã.”

Thực ra cũng chẳng nghĩ gì, lão thái phó nói đúng, nhân sĩ trong kinh biểu tình khó mà kết thúc êm đềm được.

Vụ án mua bán danh ngạch đã khiến sĩ tử bách tính quay sang căm thù tòa tháp, có không ít sĩ tử biểu tình yêu cầu triều đình dừng việc xây dựng Tiển Khâm Đài. Chờ đến khi Tiểu Chiêu vương công bố chân tướng vụ án, không biết chúng nhân sĩ ngập tràn căm phẫn sẽ gây nên mưa gió thế nào đây.

Muốn để Tiển Khâm Đài được đứng thẳng giữa núi rừng Bách Dương, ắt phải có một người nhất ngôn cửu đỉnh trong lòng nhân sĩ đứng ra, nói cho bọn họ biết dù có chuyện gì đi chăng nữa, bản thân Tiển Khâm Đài không hề sai, không nhiễm một hạt bụi.

Mà người này, chỉ có thể là Tạ Trinh thứ hai.

Được mất thế nào y đã cân nhắc từ lâu, y nhất định phải làm Tạ Trinh thứ hai.

Dầu cho ấn tượng của y về Nhân Dục quận chúa rất nhạt nhòa, không nhớ nổi nàng ấy trông như thế nào, là người ra sao.

Trương Viễn Tụ vén rèm, nói với Bạch Tuyền: “Giúp ta báo lại với Ngôn đại nhân, bảo ta sẽ đến dự tiệc.” Nhưng nghĩ một lúc lại nói, “Không, đưa ta đến Ngôn phủ, đích thân ta sẽ cảm tạ Ngôn đại nhân.”

Giờ Tuất trời tối om, Trương Viễn Tụ mới bước ra khỏi Ngôn phủ. Ngôn Thị lang giữ y lại dùng bữa, Trương Viễn Tụ khéo léo từ chối, nói đợi đến gia yến vẫn chưa muộn. Y bước lên xe ngựa, dặn Bạch Tuyền chở về phủ thái phó kiểm tra tình hình. Nào ngờ xe vừa chạy vào ngõ thì đột ngột dừng lại, Bạch Tuyền đứng ngoài gọi: “Công tử.”

Trương Viễn Tụ cảm thấy lạ, vén rèm lên, trông thấy một cô gái mặc đồ đen đội nón che mặt đứng trong ngõ.

Tuy người ấy không lộ mặt nhưng Trương Viễn Tụ vẫn nhận ra nàng, “Ôn cô nương, trùng hợp quá.”

“Không hề.” Một lúc lâu sau, Thanh Duy mới cất tiếng đáp. Nàng tháo nón, để lộ gương mặt trắng mịn, “Khi vừa biết tin lão thái phó sẽ hồi kinh, ta đã chờ Trương Nhị công tử ở đây mấy ngày.”

“Chẳng hay Trương Nhị công tử có thể bớt thời gian nói chuyện một lúc được không?”

Trương Viễn Tụ gật đầu, bước xuống xe, bảo Bạch Tuyền đánh xe ra khỏi ngõ, còn mình cầm lồng đèn bước tới. Thanh Duy thấy người ngoài đã rời đi, không vòng vo mà nói thẳng, “Tào Côn Đức là hoạn quan, sống trong thâm cung nhiều năm nhưng chuyện gì cũng dính dáng, không bỏ sót thông tin nào ở ngoài cung, chứng tỏ ông ta có đồng đảng trong triều, đồng đảng này liệu có phải là Trương Nhị công tử?”

Trương Viễn Tụ đứng trong tuyết, gương mặt không biểu cảm tựa ôn ngọc.

Nghe Thanh Duy hỏi, y không trả lời.

Nàng có thể đến tìm để hỏi y, chứng tỏ nàng đã biết đáp án.

“Năm ngoái Tiết thúc nhảy vách núi rồi được công tử cứu, có lẽ không phải là trùng hợp nhỉ? Công tử đã muốn trùng kiến Tiển Khâm Đài từ nhiều năm nay, nên công tử mới làm quen Tiết thúc, biết được thúc ấy muốn lên kinh điều tra Tiển Khâm Đài thì bắt tay với Tào Côn Đức, một mặt lấy lí do Tiết Trường Hưng gặp nạn để dụ ta lên kinh, mặt khác mượn tay ta khơi mào điều tra chuyện Hà gia đổi nguyên vật liệu, ép triều đình đang phải xây lại Tiển Khâm Đài để trấn an nhân sĩ. Nơi Tiết thúc rơi xuống vốn là địa điểm gặp gỡ mà công tử đã thỏa thuận trước với thúc ấy, nên công tử mới có thể dễ dàng tìm được người.”

“Vì sao công tử biết ta còn sống, là Tào Côn Đức nói cho công tử, hay vốn dĩ công tử đã nhận ra ta?”

“Mùa đông năm ngoái khi ta bị Tả Kiêu vệ truy sát, công tử xuất hiện đúng lúc cũng không phải là chuyện trùng hợp. Nếu ta đoán không nhầm, tuy công tử hợp tác với Tào Côn Đức nhưng mục đích của cả hai không giống nhau, mục đích của công tử chỉ là trùng kiến Tiển Khâm Đài, và khi ấy triều đình cũng đã đồng ý sẽ xây dựng lại, công tử không cần thiết phải hại ta, nhưng công tử lại biết rõ hành động của Tào Côn Đức. Công tử biết khi ta hoàn toàn đứng về phía Tiểu Chiêu vương, không còn giá trị lợi dụng nữa, thì Tào Côn Đức sẽ lập tức tố giác ta để diệt khẩu, đấy mới là nguyên nhân công tử cứu ta trước mọi người.”

Trương Viễn Tụ nhìn Thanh Duy, một lúc sau mới lên tiếng: “Nếu Ôn cô nương đã biết thì hà tất phải hỏi nhiều như vậy. Sự việc đã tới nước này, dù Ôn cô nương có oán hận gì với Vong Trần, Vong Trần cũng cam tâm nhận lấy, tuyệt không biện bạch.”

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio