Chu Hiểu Mai và Tô Đại Lâm về huyện thành.
Lâm Thanh Hoà tâm sự với bà Chu: “Hai vợ chồng cô út tình cảm quá ha mẹ ha!”
Bà Chu gật đầu mỉm cười: “Tuy Đại Lâm hơi nói lắp chút nhưng quả thực nó đối xử với Hiểu Mai không chê vào đâu được. “
Đối với khuyết điểm này của con rể, bà Chu đã nhìn thoáng hơn nhiều. Đàn ông chỉ cần nuôi được gia đình, yêu thương vợ con, không ra ngoài phong lưu đàng điếm chính là đàn ông tốt. Một chút khiếm khuyết có đáng là gì, trên đời làm gì có ai hoàn hảo cơ chứ?
Trước mắt, trong đứa con gái gả đi thì Hiểu Mai cũng xem như được gả vào chỗ tốt nhất.
Bà Chu cười hiền hoà: “Con bé Hiểu Mai được như ngày hôm nay, công đầu phải kể đến con.”
Từ miệng con gái út bà đã nghe được cái gì mà cha mẹ chết hết, có nhà, có xe. Đúng là lời này rất khó nghe, thậm chí có phần thô thiển nhưng ngẫm lại thì…không phải như vậy sao?
Độc môn độc hộ sẽ không cần suốt ngày lo lắng đấu đá tranh chấp với ai, chỉ cần an ổn chăm lo cuộc sống gia đình mình là được.
Ví như cặp vợ chồng son Chu Đông Thái Bát Muội kia kìa, hoàn cảnh cũng gần tương tự với Hiểu Mai nhà bà. Thái Bái Muội vừa gả vào cửa đã lập tức được làm đương gia, không bị mẹ chồng chén ép, cái này không tốt thì còn cái gì tốt hơn nữa?
Lâm Thanh Hoà không muốn kể công, cô chỉ cười trừ: “Không có, con nào giúp được gì đâu. Hôn nhân phải kể đến duyên phận, hai người bọn họ vừa mắt nhau thì mới được chứ ạ.”
Bà Chu cũng cười cười.
Lâm Thanh Hoà lại hỏi tiếp: “Không biết bên chỗ chị Hiểu Cúc thế nào rồi. Mẹ không cần qua đó nhìn cái hả. Xem chừng nhà chồng chị ấy cũng khó đối phó ra phết, nếu quá đáng quá thì nhà ta phải ra mặt cho họ biết nhà mẹ đẻ không phải dạng dễ bắt nạt.”
Lời này nói ra vô cùng tự tin và đầy khí phách.
Không phải khen chứ càng ngày bà Chu càng vừa ý vợ thằng tư, nó là đứa lanh lợi, giỏi giang nhất trong nàng dâu.
Tuy thế, bà chỉ đành thở dài: “Đã gả về làm dâu con nhà người ta, không quá mức ầm ĩ thì nhà ta bên này cũng không tiện xen vào. Với lại nó về đây cũng có thấy nói năng gì đâu.”
Người ta vẫn hay nói con gái lấy chồng như bát nước đổ đi nhưng sự thật nào có như vậy, làm gì có cha mẹ nào không thương con, chỉ cần con gái chạy về khóc lóc tủi hờn bị nhà chồng khinh khi bắt nạt là ngay lập tức cha mẹ sẽ ra mặt bảo vệ, mãi mãi làm chỗ dựa suốt đời cho con.
Nhưng mà muốn gì thì gì vẫn phải có trước có sau. Con khóc mẹ mới cho bú, đằng này con gái không mách một lời, con rể cũng im thin thít, tự nhiên nhà mẹ đẻ đùng đùng kéo sang đâm ra thành vô lý đi gây sự à?
Suy đi ngẫm lại, bà thấy chuyện này vẫn không nên nóng vội nhúng tay vào thì hơn nhưng hôm nào rảnh phải qua đó nhìn một cái mới được.
Nghĩ là làm, hôm sau bà Chu bế Tiểu Tô Tốn qua nhà con gái thứ , không mang theo gì chỉ xách theo cân đậu phộng tượng trưng.
Không tệ, căn nhà ngói tuy đơn sơ giản dị nhưng không tới nỗi xập xệ chắp vá.
Hai vợ chồng Chu Hiểu Cúc đã ra ngoài, chỉ có đứa con gái và thằng con trai nhỏ nhất ở nhà.
Bà Chu vừa vào cửa, hai đứa nhỏ đã nhận ra bà ngoại, chúng ào ra chào đón, lôi kéo bà ngoại vào nhà chơi, thằng út ba chân bốn cẳng chạy đi gọi mẹ.
Chu Hiểu Cúc đang cắt cỏ heo, nghe tin mẹ sang, cô vội vàng gác công việc lại một bên, rảo bước về nhà.
“Không có việc gì, mẹ lại đây thăm mấy đứa thôi.” Nói rồi bà Chu nhìn quanh một lượt đánh giá: “Tốt rồi, xây được căn nhà là tốt rồi.”
Chu Hiểu Cúc rót nước mời mẹ: “Con may mắn dựa được nhà mẹ đẻ, có mẹ với mấy anh chị em cho mượn tiền chứ độc sức một mình con thì xây không nổi.”
Con mình đẻ ra nuôi từ nhỏ tới lớn, tính tình ra sao cha mẹ là người hiểu rõ nhất. Bà Chu hỏi thẳng luôn: “Nhà bên kia có làm khó làm dễ gì không?”
Chu Hiểu Cúc cười lạnh: “Hôm cậu tư đưa xe ngói sang đây, hai ông bà già đó thấy nhiều nên nổi lòng tham, không biết xấu hổ xồng xộc sang đây đòi lấy về lợp mái nhà. Nhưng con nhất quyết không cho, một viên cũng không cho.”
Đúng là bị dồn ép tới đường cùng thì dù người hiền lành tới đâu cũng không ngại thu cái nhu mì lại mà xắn tay áo vùng lên.
Nếu là người khác chắc hẳn đã bị mọi người lên án và chỉ trích dữ dội lắm nhưng Chu Hiểu Cúc thì lại khác vì sống cùng một thôn, có ai không hiểu rõ hoàn cảnh của cô?
Làm trâu làm ngựa cho nhà chồng bao nhiêu năm tới lúc dọn ra ngoài chỉ được phân có đồng tiền cùng vài đồ gia dụng rách nát. Thử hỏi vợ chồng cùng đứa con thơ biết xoay sở thế nào?
Không ít người bất bình thay cho vợ chồng Chu Hiểu Cúc, lên án hai ông bà già chồng sống không biết điều, ác hơn cả cha mẹ kế.
Bà Chu nóng máu: “Không cho là đúng, Thanh Bách vất vả lắm mới kiếm được từng ấy, bọn họ là cái thá gì mà đòi???”
Chu Hiểu Cúc: “Thôi, mẹ con mình không nhắc tới những người không liên quan nữa. Còn tiền con mượn mẹ với mấy em chắc thư thư cho con ít bữa để con thu xếp…”
Bà Chu xua tay: “Cái đấy không vội, con cứ tập trung ổn định cuộc sống trước đi rồi từ từ trả sau.”
Chu Hiểu Cúc gật đầu, mắt thấy mẹ chuẩn bị ẵm Tiểu Tô Tốn về, cô tính chạy ra chuồng bắt con gà đưa cho mẹ.
Bà Chu gàn ngay: “Nuôi có mấy con gà bắt cái gì mà bắt. Đừng có phùng má giả làm người mập. Lo cho tụi nhỏ trước đi.”
Nói xong bà liền ôm Tiểu Tô Tốn đi ra khỏi cửa.
Về tới nhà, bà Chu đánh tiếng với Lâm Thanh Hoà giúp con gái: “Nhà cửa hơi đơn sơ nhưng đủ chỗ chui ra chui vào, sau này tụi nhỏ kết hôn thì phải tính toán lại nhưng cũng phải , năm nữa lận, không vội. Trước mắt cứ vậy là tốt rồi.”
Lâm Thanh Hoà: “Vâng, cứ từ từ rồi càng ngày sẽ càng tốt đẹp hơn thôi.”
Năm nay đã là năm , chỉ còn vài năm nữa là đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, chỉ cần chăm chỉ làm lụng chắc chắn cuộc sống sẽ khấm khá hơn.
Vì vẫn trong thời gian nghỉ hè rảnh rỗi cho nên Lâm Thanh Hoà kiếm việc làm cho đỡ buồn chân buồn tay. Cô báo chị Mai tăng số lượng thịt heo, mỗi ngày cô đều đi huyện thành một lần.
Hôm nay từ huyện thành về, Lâm Thanh Hoà đèo sau xe quả dưa hấu và ít đồ dùng học tập cho các con.
Năm nay cô còn đặc biệt xẻ một cây vải mới, may cho Tam Oa một cái cặp sách. Thế là anh em có cái cặp riêng, oách xà lách hơn các bạn nhiều.
“Mẹ~ mẹ cứ mua sắm nhiều như thế này….có phải tiền lương lãnh bao nhiêu mẹ tiêu hết rồi phải không?” Có thể hỏi được câu như thế này, hiển nhiên chỉ có thể là Nhị Oa.
Đại Oa và Tam Oa tính tình hời hợt, không sâu sắc bằng Nhị Oa.
Lâm Thanh Hoà thả quả dưa xuống giếng ướp lạnh, lau tay rồi nói: “Con nói đúng đấy, nuôi cả đứa ăn học tử tế đâu phải chuyện dễ dàng gì cho cam, haizz.”
Nhị Oa nhoẻn miệng cười: “Chờ chúng con trưởng thành có tiền đồ, chúng con nhất định sẽ hiếu thuận với mẹ.”
Lâm Thanh Hoà: “Trưởng thành thì phải cưới vợ, tới lúc đó đều có ra đình riêng cả rồi, cha mẹ không dám trông cậy vào mấy anh.”
Ở thời hiện đại có câu gì nhỉ?
À đúng rồi, câu này: “Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là trách nhiệm, ỷ lại vào con là sai lầm.”
Nghe qua thì có vẻ quá lý trí nhưng Lâm Thanh Hoà tán đồng với quan điểm này.
Đúng là những người thế hệ trước đều cùng chung một suy nghĩ nuôi con để mai sau về già có con cái phụng dưỡng báo hiếu, nhưng thế hệ nào có áp lực của thế hệ ấy, tụi trẻ cũng phải gánh trên vai những khó khăn riêng, thế nên cha mẹ thương con sẽ càng không muốn liên luỵ tới con.
Với lại nếu nhìn theo một góc độ khác, về già có đủ tiền dưỡng lão không cần nhờ vả đứa nào thì lo gì con dâu hiếu thuận hay không hiếu thuận?!
Tiền của mình, mình muốn ăn gì thì ăn muốn ở đâu thì ở, tới lúc già yếu còn có thể thuê người về chăm sóc.
Tự do tự tại, không phụ thuộc vào ai, không phiền con phiền cháu mới có thể nhẹ đầu, thanh thản mà an hưởng tuổi già.
Đúng là nhân vật Đại Oa, Nhị Oa, Tam Oa đã được “mẹ” Lâm Thanh Hoà nuôi nấng dạy dỗ từ sớm, cho tới bây giờ chúng đã khác xa nguyên tác nhưng có một số quan niệm đã được thiết lập thì rất khó thay đổi.
Lâm Thanh Hoà đã sớm có trù tính, cô sẽ tích cóp tiền dưỡng lão cho mình và Chu Thanh Bách, tương lai hai vợ chồng cô không đợi con trai nuôi. Cô không muốn hai thân già rơi vào cái cảnh bị ba đứa con dâu đùn qua đẩy lại như trái banh, ngẫm cũng đủ thấy đáng thương!