Ông thợ may không nói chuyện nhiều, nhìn vải người phụ nữ mặc áo ca rô mang tới, lại gọi cô gái kia: “Cô đứng lên.”
Cô gái kia cũng không nói lời nào, trực tiếp đứng lên từ chiếc ghế đẩu, trên mặt mang chút e lệ và ngại ngùng xấu hổ.
Ông thợ may cũng mặc kệ trên mặt cô ấy có thần sắc gì, sau khi dò xét trên dưới cô ấy một phen, trực tiếp quay đầu nói với Nguyễn Khê: “Có thể, trong lòng tôi có chủ ý, con đo kích thước cho cô ấy đi.”
Nguyễn Khê nghe vội vàng đi lấy thước dây.
Nhưng khi cô cầm thước dây tới, trên khuôn mặt đang cười của người phụ nữ mặc áo ca rô không nén được tức giận, hơi không vui lên tiếng: “Sao ông để cô ta đo, cô ta có thể đo sao?”
Người này nhìn qua chỉ là một đứa nhỏ choai choai, dáng vẻ mười bốn mười lăm tuổi. Bà ta may quần áo cho con dâu, là muốn mặc lúc kết hôn cho người khác nhìn, bỏ ra nhiều tiền như vậy cũng không cho phép có sai lầm gì.
Ông thợ may trước giờ nói chuyện vừa trực tiếp vừa khó nghe, lột thẳng mặt mũi của người khác xuống: “Nó là học trò của tôi, tôi nói được là được. Nếu bà cảm thấy không được vậy thì đi tìm nhà khác may đi.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô bị ông ấy nói làm cho mặt mũi cứng đờ, suýt chút nữa không ngồi vững.
Nếu không phải trên núi Phượng Minh này có một mình ông ấy may vá, làm sao bà ta lại chịu cơn tức như thế này!
Nguyễn Khê xem như mở mang kiến thức tại sao thợ may khó ở chung, nói với khách như thế luôn. Cô nhìn sắc mặt khó coi của người phụ nữ mặc áo ca rô, lập tức vội vàng cười với bà ta một cái rồi nói: “Cháu học với thầy vô cùng tốt, bác yên tâm đi, chắc chắc không có vấn đề.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô tìm về được một chút mặt mũi, cũng không nói gì nữa.
Nguyễn Khê đo kích thước cho cô gái, cầm bút chì ghi nhớ từng cái. Lúc đo kích thước, cô thổi phồng cô gái kia như tiên trên trời, lại nói người phụ nữ mặc áo ca rô là một mẹ chồng tốt, nói cô gái tốt số, làm cho hai người kia cười tít mắt.
Đo kích thước xong, hẹn người phụ nữ áo ca rô thời gian đến may, cô đưa người đi ra ngoài.
Người phụ nữ mặc áo ca rô ôm vải vóc dẫn theo cô gái đi xa, lúc đi vào đường núi thì nói một câu: “Thợ may này nhận học trò từ lúc nào nhỉ? Cũng không biết là con bé nhà ai, lại chịu được lão già thợ may này?”
Cô gái hơi quay đầu lại một chút: “Nếu có thể học thành tài thì chịu tức một chút cũng đáng mà.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô nói: “Điều này cũng đúng, mẹ nhìn thấy cô ấy học cũng tốt rồi.”
Thật ra chủ yếu là tính tình tốt biết ăn nói, làm tâm tình của bà ta rất tốt.
Nguyễn Khê đứng ở cửa sân nhìn người phụ nữ mặc áo ca rô và cô gái đi xa, quay người lại ôm lấy Đại Mễ bên chân, trở lại phòng chính nói với ông thợ may: “Lão đồng chí, thầy nói chuyện với người khác cũng quá không khách khí rồi.”
Ông thợ may nghe vậy thì hừ một cái: “Người bán hàng ở hợp tác xã cung tiêu còn không khách khí hơn thầy nhiều.”
Trong nháy mắt Nguyễn Khê hơi sững sờ, ngẫm lại cũng đúng, những năm này không giống với những năm sau. Về sau, phàm là người làm gì liên quan đến dịch vụ đều phải ra vẻ đáng thương trước mặt khách hàng, còn bây giờ rõ ràng họ là ông lớn.
Không nói đến cái này, Nguyễn Khê ôm lấy Đại Mễ ngồi xuống ghế đẩu trước mặt ông thợ may, hơi lệch xuống dưới nhìn ông ấy: “Thầy, hôm hay thầy định dạy con cái gì vậy?”
Ông thợ may nhìn cô còn chưa nói xong, bên ngoài cổng sân bỗng có mấy người đi vào.
Ông thợ may xoay đầu nhìn chỉ thấy người tới là mấy người bí thư Vương ở lữ đoàn, mấy người khác cũng là cán bộ trong thôn. Nhìn vẻ mặt của họ không giống như là tới làm quần áo, cũng không giống như tới để uống nước nói chuyện trời đất.