Một bộ truyện khai mở đường hướng viết truyện võ hiệp mới sau một thời gian bị che bóng bởi những cây đa cây đề như Kim Dung, Cổ Long…
Nổi danh nhờ hai tác phẩm Côn Luân (昆倫) và Thương Hải (滄海) – Phượng Ca trở thành Thần Châu Tân Ngũ Hiệp của Trung tỏa sáng sau khi Tra Lương.. gác bút, Cổ long qua đời….
Ba trăm năm trước, “Tây Côn Luân” Lương Tiêu dẫn theo vợ là Hoa Hiểu Sương viễn tẩu đại dương…
Hai trăm năm trước, Lương Tư Cầm trở về Trung thổ, đánh bại quần hùng, tranh đoạt quyền bính, phục hồi Hán thất, thống nhất Hoa Hạ. Dù rằng y oanh oanh liệt liệt, nhưng sau khi “ức nho thuật, hạn hoàng quyền” thì thất bại thảm hại, phải chạy đến Tây Vực ôm hận mà chết. Trước lúc lâm chung, y có lưu lại Tây Thành Bát bộ và tám bức họa tượng của tổ sư, lại còn di huấn rằng “Bát đồ hợp nhất, thiên hạ vô địch”. Nó trở thành bí mật lớn nhất của Tây Thành, và cũng là mầm mống cho sự loạn động sau này. Bát đồ hợp nhất sẽ thành cái gì? Tài bảo? Võ công? Học vấn? Hay thần binh? Hai trăm năm sau, bí mật động trời đó từ từ khai mở. Cái gì là tuyệt đại tôn sư, thiếu niên thiên tài, lục đại kiếp nô, bát đại cao thủ? Những nhân vật đó từ từ hiện thân trong cuộc chinh chiến trùng trùng và đầy tráng lệ…
Truyện được Phượng Ca – được xem là một trong năm đại tác gia hàng đầu thuộc thế hệ mới của Trung Quốc đại lục, sáng tác. Phương Ca tên là Hướng Kỳ Cương, sinh 1977 ở Cổ thành Quỳ Châu, Trùng Khánh, tốt nghiệp Đại học Tứ Xuyên năm 2002, hiện là Phó tổng biên tập của tạp chí “Kim cổ truyền kỳ – võ hiệp bản”. Tác giả thường khiêm tốn tự nhận mình là tài mọn, viết chưa được dăm ba chữ đã vội xem lại, nhưng đã hoàn thành bộ “Côn Luân” thật sự xuất sắc, cộng thêm nửa bộ “Mạn Dục Vương Triều” và các truyện ngắn khác, sớm thể hiện được tài cầm bút và sức sáng tác phong phú.
Thương Hải được xem là tác phẩm võ hiệp thứ hai của Phương Ca, tình tiết diễn ra tiếp sau Côn Luân. Tiếp nối thế giới đã được tạo ra từ Côn Luân, Phượng Ca đã cấu tứ ra một thế giới kỳ ảo mới thật rộng lớn, có thể được coi là một Sơn Hải kinh hiện đại, “Sơn” chính là Côn Luân, “Hải” chính là Thương Hải. Thương Hải là thiên truyện được Phượng Ca tốn rất nhiều công sức và thời gian viết thành, được xem là hơn hẳn Côn Luân xét về phương pháp mô tả hay những đột phá trong suy nghĩ. Truyện thể hiện một lực tưởng tượng phong phú, lại tráng lệ phi thường. Về mặt giang hồ và võ học, tác giả cũng có sự sáng tạo mới hoàn toàn, không phải là tạo ra chỉ một hay hai chiêu mới của một môn một phái, mà là toàn bộ hệ thống võ học cũng như cục thế và cách sinh hoạt giang hồ.
So với Côn Luân, sự sáng tạo của Phượng Ca ở Thương Hải cũng đã chuyển từ “ngoại” sang “nội”: Truyện được thêm vào yếu tố huyền ảo, nhiều tình tiết lại được thiết kế trong sự đấu tranh và giằng co giữ suy nghĩ lý tính và bản chất nội tâm của con người. Tất tần tật những điều đó được mô tả rất nghiêm mật, nào là mở màn cho nhân vật, những huyền niệm, những phát hiện mới, rồi những bước đột chuyển… khiến cho bộ tiểu thuyết võ hiệp này có những bước lui lui tới tới rất nhịp nhàng, khiến người đọc mê mẩn đến nỗi quên cả ngủ. Khác với tiểu thuyết võ hiệp truyền thống, nhân vật trong Thương Hải có được những khả năng siêu cảm quan, vượt khỏi giới hạn vật lý thông thường. Hơn nữa, dù vẫn lấy võ công làm phương tiện, nhưng rất nhiều lần truyện chỉ sử dụng võ công như là thứ để cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng nào đó…
chương 69-2: minh nguyệt (2)