Về văn hóa trà trong truyện
Ở đây xin trịnh trọng nói rõ kiến thức về trà trong truyện đều là tác giả tự chế, đừng có tra cứu, tra cứu không được đâu……….
Đam mỗ là một người thô kệch thích uống trà, thứ gì nghiên cứu quá sâu cũng không thú vị, như tôi đối với trà thì chỉ cần ba phút (trừ viết văn……), có lẽ trong mắt người hiểu trà thì tôi chính là kiểu như ngựa uống, lừa uống…….
Rất nhiều tên trà và tên ấm tử sa cũng là Đam mỗ tự chế, cho nên tra cứu không được, xin các cao thủ trong lĩnh vực này giơ cao đánh khẽ………
Không cần đoán, Tuyết Đào, Hàn Tiêu, Ngọc Họa, Lưu Cẩm, Hạm Đạm Hoa Thanh gì đó đều là tác giả tự chế cả.
Còn nữa, thơ về ấm tử sa lưu truyền không nhiều, ở chương , Vi Sương đọc một bài: “Khê sơn kích cổ trợ lôi kinh, Đậu hiểu linh nha phát thúy hành. Trích xử lưỡng kỳ hương khả ái, Cống lai song phượng phẩm lưu tinh. Hàn xâm bệnh cốt duy tư thụy, Hoa lạc xuân sầu vị giải trình. Hỉ cộng tử âu ngâm thả chước, Tiện quân tiêu sái hữu dư thanh………..”
Chính là bài “Cùng Mai Công Nghi thưởng trà” của Âu Dương Tu đại nhân thời Bắc Tống.
Bài thơ trà này rất nổi tiếng, mà đúng lúc tôi viết chương một nên trích dẫn.
Từ thời Bắc Tống trở đi, tử sa(một loại đất sét)thường xuất hiện trong thơ ca, khi viết ấm tử sa tự nhiên sẽ nghĩ tới bài này, kế đó là nghĩ tới Âu Dương đại nhân cùng uống với bạn, rất hợp với Vi Sương và Bạc Ngạn.
Ừ, không cần hoài nghi, những câu thơ lúc đầu truyện rất tinh tế rất hoàn mỹ, tuyệt đối là danh ngôn của cổ nhân. Tác giả lười nên không có chú giải, về sau sẽ cố gắng ghi chú.
Trong truyện hay xuất hiện “Hoài Thành di mộng” và “Tây song dạ thoại”, ừ, còn có sử sách ghi lại vân vân, cái này cũng là Đam mỗ tự chế, trong đó có những câu na ná như cổ ngôn, không cần đoán, cũng là Đam mỗ tự chế………(nếu muốn khinh bỉ tôi, tôi chỉ biết che mặt)
Về trích dẫn “Nhất nhật khán tẫn Trường An hoa”
Trong truyện có hai chương trích dẫn bài “Đăng khoa hậu” này, lần đầu tiên là ở chương , sau khi Vi Sương tỏ rõ tâm ý (chí hướng) của mình, Bạc Ngạn đã ca bốn câu này:
“Tích nhật ác xúc bất túc khoa,
Kim triêu khoáng đãng ân vô nhai;
Xuân phong đắc ý mã đề tật
Nhất nhật khán tẫn Trường An hoa.”
Lần thứ hai là ở chương , Tần vương bị ám sát. Vi Sương ở chỗ Bạc Ngạn sau khi nghe tin sứ Tần bị ám sát, lúc ra ngoài đã ngâm bài này.
Bài thơ này do Mạnh Giao sáng tác lúc thi đỗ Tiến sĩ năm bốn mươi sáu tuổi. Cảm xúc bài thơ gốc thể hiện đại khái là: những năm tháng nghèo khó và túng quẫn (về vật chất và tư tưởng) đã qua đều không đáng nhắc tới. Một khi bảng vàng đề tên thì tất cả những ngột ngạt đều như gió thoảng mây trôi, là niềm vui sướng thích ý nói không nên lời!
Lúc viết đến đoạn Vi Sương và Bạc Ngạn đấu nhau, tôi không biết nên dùng câu thơ nào để miêu tả một cách hoàn mỹ nguyện vọng trong lòng Bạc Ngạn, với hắn, danh lợi hay quyền thế đều chỉ là phù vân, hắn là một người lòng dạ trong sáng, tất cả những gì hắn làm đều vì sự thoải mái trong lòng, phải, dùng lời rất thông tục mà nói chính là “mưu cầu vui vẻ nhất thời”.
Đúng, hắn có thể không vì danh lợi, không vì quyền thế như lời hắn nói: “Bạc Ngạn ta không phải vị thần trong loạn thế, tư thế oai hùng, hào quang chói lọi nhưng chỉ là một giấc mộng phồn hoa………….ngươi nghe cho rõ đây, cái ta muốn chính là………”
Đúng, viết đến đây, tắc tịt, muốn một câu thơ, một câu thơ khẩn thiết hình dung loại tâm tình này, một loại cảm xúc kiêu ngạo nhưng sung sướng thỏa thích.
Thế là tôi nghĩ đến →_→ “xuân phong đắc ý mã đề tật”.
Bài thơ này hoàn chỉnh là: “Tích nhật ác xúc bất túc khoa, Kim triêu khoáng đãng ân vô nhai; Xuân phong đắc ý mã đề tật, Nhất nhật khán tẫn Trường An hoa.”
Nhưng “xuân phong đắc ý” là một từ được lưu truyền rất phổ biến nhỉ.
Ừm, ý tứ không đúng, tha thứ cho tác giả “dùng loạn” chỉ là vì muốn đạt đến ý cảnh tốt hơn mà thôi.
Vừa khéo cũng chính câu “Nhất nhật khán tẫn Trường An hoa” này đã dọa Vi Sương, nàng ngửi ra được dã tâm trong câu này, về phần có đúng hay không? Hỏi Bạc Ngạn đi……….
Đoạn này hi vọng có thể giúp các bạn hiểu hơn về Bạc Ngạn.
Tôi viết ra đăng lên (nếu muốn khinh bỉ thì để tôi che mặt).