Khi cánh cửa đóng lại, một luồng gió từ đâu thổi tới, lật tung từng trang sách lên. Rồi như có một áp lực kì lạ, cuốn sách địa lí vặn vẹo trong giây lát trước khi tan thành hàng ngàn hàng vạn mảnh nhỏ.
——————————-
Thái hậu thường xuyên gọi Hoàng Lan đến cung Trường Phúc trò chuyện. Bà là người tín Phật, tính tình vạn phần hòa ái nhân từ, không bao giờ khắt khe với chúng phi. Dần dần, như một thói quen, cứ giờ thìn là Hoàng Lan lại tìm tới cung Trường Phúc để nghe thái hậu kể chuyện nhà Phật. Có một người như thái hậu bầu bạn, cuộc sống của nàng cũng ấm áp hơn rất nhiều.
Trên đường trở về Nhữ Hiên các, Hoàng Lan vô tình hữu ý đụng mặt không ít người.
Phùng Diệm Quỳnh đang có thai nên được ưu ái di chuyển bằng loan kiệu hai người khiêng, ngạo nghễ lướt qua mặt Hoàng Lan. Dung mạo nàng ta kiều diễm như đóa mẫu đơn vương, lại cố tình chọn y phục xa hoa nhất, dùng loại hương liệu hảo hạng nhất, dù xuất hiện đơn độc hay cùng những phi tần khác thì cũng không bao giờ bị nhạt lẫn.
Lê Tuyên Kiều nhàn nhã thướt tha, gặp mặt Hoàng Lan thì dừng lại phiếm chuyện vài câu. Hoàng Lan cũng đáp lời trôi chảy, nhưng vẫn ý tứ giữ khoảng cách, không muốn quá thân thiết với đối phương. Nàng chưa bao giờ tin tưởng Lê Tuyên Kiều!
Người hay tới Nhữ Hiên các thăm Hoàng Lan là Phạm tài nhân Phạm Ngọc Chân. Nàng ta mới nhập cung chưa lâu nhưng nhờ có giọng hát thánh thót của chim hoàng oanh, cất lên làm gió xuân ngừng thổi, hoa cỏ ngừng tỏa hương, từng khiến Tư Thành ái mộ mà phong làm tài nhân, ban cho nơi ở là Thanh Thủy lâu. Phạm Ngọc Chân này vẫn còn trẻ tuổi, tính cách có phần đơn giản, vô tư, Hoàng Lan tiếp xúc mấy lần liền cảm thấy quý mến. Thế nhưng, hậu cung không phải là nơi thích hợp để dung dưỡng những tâm hồn thuần khiết.. Trải qua một số chuyện, Hoàng Lan là người thấm thía đạo lý đó hơn ai hết. Bởi vậy, khi nhìn theo bóng Phạm Ngọc Chân khuất xa, nàng không khỏi lắc đầu ái ngại, chỉ mong nàng ta có thể cứ vô tư như vậy mà bình an sống đến hết đời.
Nàng lại gặp Nguyễn tài nhân Nguyễn Nhã Liên dịu dàng, nền nã trong xiêm y màu trắng tinh khôi. Có thể nói Nguyễn Nhã Liên chính là người tương phản với Phùng Diệm Quỳnh nhất. Nếu Phùng Diệm Quỳnh diễm lệ như mặt trời thì Nguyễn Nhã Liên lại hiền dịu như vầng trăng buổi tối. Nếu Phùng Diệm Quỳnh vạn phần kiêu sủng, huênh hoang ngạo nghễ thì Nguyễn Nhã Liên từ lời nói đến cử chỉ đều nhỏ nhẹ khiêm nhường. Cá tính của nàng ta là vậy, không tranh không đoạt, không hề có ý ganh đua với người. Chính vì thế, tuy vào cung cùng thời gian với Phùng Diệm Quỳnh, nghe đâu lại có tài nghệ nấu ăn xuất chúng nhưng Nguyễn Nhã Liên vẫn chỉ là một tài nhân nhỏ bé, nơi ở cũng là Lãm Nguyệt cư mộc mạc, xa xôi.
Nguyễn Nhã Liên và Hoàng Lan từng trò chuyện vài lần, nay chạm mặt cũng chỉ từ tốn cúi mình hành lễ, chào nàng một tiếng Nguyễn sung nghi, xong rồi lại chậm rãi quay lưng bước đi.
Trịnh tu nghi Trịnh Minh Nguyệt xinh đẹp sắc sảo, tư dung động lòng người, vừa gặp Hoàng Lan liền làm như quen biết đã lâu. Nghe nói Trịnh Minh Nguyệt là con gái nuôi của nhập nội thiếu úy Lê Lăng, nhập cung chủ yếu như một quân cờ chính trị. Đối với những người như nàng ta, Hoàng Lan không muốn đắc tội nhưng cũng không dám quá thân thiết.
Hoàng Lan còn nhìn thấy một vị phi tần lạ mặt khác. Người này mặc một bộ y phục màu tím, dáng vẻ mảnh mai yếu ớt, giống như kẻ mang bệnh quanh năm. Có lẽ vì nàng ta không biết Hoàng Lan là ai nên không hề dừng lại chào hỏi, cứ thế lẳng lặng đi về phía cung Trường Nhạc. Ban đầu Hoàng Lan cũng không chú ý đến người này, nhưng đến khi nhớ lại ánh mắt của đối phương, nàng lại có cảm giác kỳ lạ. Ánh mắt ấy, sâu thẳm và lạnh lẽo, hệt như bầu trời mùa đông phủ ngập tuyết trắng...
Hoàng Lan còn nhìn thấy một vị phi tần lạ mặt khác. Người này mặc một bộ y phục màu tím, dáng vẻ mảnh mai yếu ớt, giống như kẻ mang bệnh quanh năm. Có lẽ vì nàng ta không biết Hoàng Lan là ai nên không hề dừng lại chào hỏi, cứ thế lẳng lặng đi về phía cung Trường Nhạc. Ban đầu Hoàng Lan cũng không chú ý đến người này, nhưng đến khi nhớ lại ánh mắt của đối phương, nàng lại có cảm giác kỳ lạ. Ánh mắt ấy, sâu thẳm và lạnh lẽo, hệt như bầu trời mùa đông phủ ngập tuyết trắng...
Cuối cùng, Hoàng Lan đành nhún vai rồi trở về Nhữ Hiên các. Hậu cung luôn như vậy, đủ loại người, đủ thân phận, đủ loại tâm cơ. Nàng chỉ là một đóa hoa bồ công anh tá túc tạm thời, chờ ngày trở về hiện đại, không có đủ thời gian, cũng không có đủ tư cách để quản chuyện của bất kì ai.
Sinh tồn của mỗi người, tốt hay xấu, đều là trách nhiệm của chính bản thân họ,
...
Một người mặc trang phục thái giám đang đứng trầm ngâm giữa những giá sách cao ngất. Căn phòng này nằm ở cuối điện Thuận Thiên, vốn được dùng để lưu trữ những pho sách quý trong hoàng cung. Thế nhưng, đối với riêng bản thân người kia, hắn chưa bao giờ đến đây để đọc sách.
Ánh sáng chợt ùa vào trong phòng. Hắn hướng ánh mắt sâu hun hút về phía cánh cửa vừa mở.
Người vừa bước vào là một cung nữ.
"Thưa chủ thượng, đoàn sứ thần đại Minh đã xuất phát." Cung nữ cúi đầu rồi hạ giọng thông báo.
Sau đó là một khoảng im lặng. Người kia vẫn nhàn nhã gõ gõ tay theo một nhịp điệu nào đó. Dường như đối với hắn, cung nữ vừa xuất hiện kia không khác gì sươg khói, vô hình, vô định.
Hắn không nói, cung nữ kia tất nhiên cũng không dám mở miệng. Nhiệm vụ truyền tin đã xong, nàng ta chỉ đứng bất động như một pho tượng, trên mặt cũng không nhìn ra nét biểu cảm nào.
"Ta hiểu rồi." Mãi lâu sau đó, thái giám kia mới lên tiếng. Giọng nói của hắn còn âm lạnh hơn cả hơi thở của địa ngục. "Ngươi cũng về đi. Sau này nếu không có việc quan trọng thì đừng đến gặp ta nữa, tránh cho kẻ khác nảy sinh nghi ngờ."
"Ta hiểu rồi." Mãi lâu sau đó, thái giám kia mới lên tiếng. Giọng nói của hắn còn âm lạnh hơn cả hơi thở của địa ngục. "Ngươi cũng về đi. Sau này nếu không có việc quan trọng thì đừng đến gặp ta nữa, tránh cho kẻ khác nảy sinh nghi ngờ."
Cung nữ vâng dạ kính cẩn, khi đang định trở ra thì lại nghe kẻ kia hỏi:
"Ai là chánh sứ?"
Cung nữ vội đáp:
"Dạ, là Phong Địch tướng quân."
Phong Địch tướng quân? Là tên họ Thạch đó?
Trong ánh mắt âm u của kẻ kia, một luồng sáng chết chóc chờn vờn quỷ dị. Cung nữ cố nén sợ hãi, run run giải thích:
"Công công, chánh sứ lần này là do đích thân hoàng đế đại Minh chỉ định."
Nhận ra sự sợ hãi của đối phương, thái giám mỉa mai cười nhạt rồi phất tay áo, ra hiệu bảo nàng ta lui ra. Động tác của hắn trước sau đều rất nhẹ nhàng, nhưng không hiểu sao lại khiến đối phương cảm thấy ớn lạnh.
Hắn nán lại vài phút, vu vơ cầm một cuốn sách địa lí lên xem, sau đó mới khoan khoái rời khỏi căn phòng.
Khi cánh cửa đóng lại, một luồng gió từ đâu thổi tới, lật tung từng trang sách lên. Rồi như có một áp lực kì lạ, cuốn sách địa lí vặn vẹo trong giây lát trước khi tan thành hàng ngàn hàng vạn mảnh nhỏ.
Khi cánh cửa đóng lại, một luồng gió từ đâu thổi tới, lật tung từng trang sách lên. Rồi như có một áp lực kì lạ, cuốn sách địa lí vặn vẹo trong giây lát trước khi tan thành hàng ngàn hàng vạn mảnh nhỏ.
...
Trong hậu viên Nhữ Hiên các, Lâm Vũ Linh đang đủng đỉnh gọt vỏ một quả táo, Nguyệt Hằng đứng sau lưng Hoàng Lan, nhàn nhã phe phẩy chiếc quạt lông công. Những lúc nhàn rỗi như thế này, Hoàng Lan thường ngồi ôn lại những kí ức xưa. Tính ra nàng lạc đến thời đại này cũng đã gần một năm.
Một năm, con người và cảnh sắc nơi đây đều bước vào cuộc đời nàng như một thói quen.
Nhữ Hiên các được chính tay Hoàng Lan tùy nghi bài trí lại, trở nên thoáng đãng và đẹp mắt hơn trước. Có một lần Phạm Ngọc Chân ghé qua đây, nhận xét cách bài trí đồ đạc của Nhữ Hiên các khá kỳ cục, trước đây nàng ta chưa từng gặp qua, nhưng nó cũng đem lại cảm giác thoải mái, càng nhìn càng dễ yêu thích. Nghe đâu chiều hôm đó, Phạm Ngọc Chân trở về Thanh Thủy lâu cũng học theo Hoàng Lan mang đồ đạc ra xếp lại, kết quả bị Quách Liễu đem chuyện này đi bép xép với Phùng Diệm Quỳnh, nói đối phương gây loạn này nọ. Quách Liễu là kẻ đi theo Phùng Diệm Quỳnh, Phạm Ngọc Chân lại thân thiết với Hoàng Lan, mấy chuyện chọc ngoáy nhau thế này cũng không có gì lạ. Cũng may có Trịnh Minh Nguyệt "tình cờ" đi ngang qua nói giúp vài câu, Phạm Ngọc Chân mới bình an vô sự.
Vũ Linh theo Hoàng Lan hồi cung, rất nhanh chóng đã thích ứng được với cuộc sống mới. Những cung quy rườm rà phức tạp, Hoàng Lan nghiên cứu cả tháng còn thấy đau đầu, vậy mà chỉ qua tay Vũ Linh một lần liền đâu vào đó. Nhìn cử chỉ thuần thục của Lâm Vũ Linh, không ai nghĩ nàng ta từng xuất thân từ vùng quê nghèo ở Thanh Hoa.
Nguyệt Hằng thường nói đùa rằng người như Lâm Vũ Linh sinh ra là để sống trong hậu cung. Những lúc ấy, Lâm Vũ Linh chỉ cười cười không đáp, nhưng hơn ai hết, nàng ta hiểu rằng nếu ngày ấy không có Nguyễn sung nghi cưu mang giúp đỡ, cho ăn ặc, không biết số kiếp nàng ta sẽ trôi dạt về đâu nữa. Ân tình này, Lâm Vũ Linh nguyện dành cả đời để đền đáp lại.
Nhữ Hiên các vốn đã có một Nguyệt Hằng nhí nhảnh, giờ lại thêm một Lâm Vũ Linh cẩn trọng chu đáo, có hai người như thế hầu hạ, thực sự Hoàng Lan cầu còn không được.
Thỉnh thoảng rảnh rỗi, Ngô Chi Lan lại vào cung dạy chữ cho Hoàng Lan. Hoàng Lan xuất cung bốn tháng, vốn liếng chữ nghĩa quên gần một nửa, báo hại Ngô Chi Lan lại phải kèm cặp từ đầu. Cũng may nàng ta đủ kiên trì và nhẫn nại, bằng không đã chẳng tuần hai lần ghé thăm Nhữ Hiên các nữa rồi.
Truyện convert hay : Vĩnh Hằng Thánh Vương