Thiên Kiều Chi Nữ: Thái Tử Phi Đại Giá Đáo

chương 111: gặp lại thái hậu

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Như đã nói Hạ phi vì con trai mà tính kế nên dù bị bỏ mặc lại thì vẫn sẽ theo sau mà đến chỗ Thái Hậu.

----------Sùng Vãn Cung----------

Sùng Vãn Cung truyền mấy đời đế vương đều là tẩm cung của Thái Hậu nên vô cùng thanh tịnh, trang hoàng. Vì đây là tẩm cung riêng dành cho Thái Hậu nên chỉ có một sảnh chính cung chứ không giống các cung dành cho phi tần hay hoàng hậu, đều có hai điện trong một cung.

Dĩ nhiên phân ở cung nào cũng phải có người quản và phân phẩm vị. Trong cung vốn dĩ đã phân chia phẩm bậc phi tần rất rõ ràng: đứng đầu là Hoàng Hậu, dưới có Hoàng Quý phi và Quý phi, dưới là tứ phi, sau là tần vị, dưới tần là quý nhân, nhưng lớn hơn quý nhân mà ngang với tần vị thì có chiêu dung và tiệp dư. Ngang quý nhân có tiểu nghi, dưới có thường tại, rồi đến đáp ứng, thấp hơn nữa là tài nhân và mỹ nhân, sau có thái nữ và thấp nhất là quan nữ tử.

Người có phẩm vị từ tần vị trở lên có quyền làm chủ, quản lý một cung là, còn phẩm vị tiệp dư, chiêu dung cũng có thể làm chủ hoặc không. Từ quý nhân trở xuống không có quyền đó.

Một cung có hai phần điện là chính thất điện và trắc thất điện. Chính thất ý là thê tử chính thức như hoàng hậu, nhưng với phi tần thì tuyệt không phải chỉ nói là chủ của một cung thôi. Trắc điện là của thê thiếp cấp thấp, mỗi cung thường sẽ có ba, bốn trắc điện, còn chính thất điện chỉ một. Nếu một quý nhân được thăng tần vị sẽ chuyển cung, viện khác.

Sùng Vãn Cung, nơi ở của Thái Hậu không chỉ thanh tịnh mà còn trang hoàng, độc đáo. Vì là nơi ở của Thái Hậu nên trong điện luôn có một tượng phật để người cầu kinh niệm phật.

Trước cửa vào chính điện Sùng Vãn Cung, Lâm ma ma nhanh chân bước vào trước Kỷ Nguyệt thì đi từ từ theo sau.

Chính điện Thái Hậu ngồi trên thượng toạ uy nghiêm. Khoác phụng bào màu vàng hoa lệ, tôn quý, tóc búi Phượng quan đeo mũ phượng khảm vàng đính phỉ thúy. Trên tay Thái Hậu cầm một chuỗi hạt bồ đề làm bằng gỗ hương quý giá vốn được các nước ngoại bang tiến cống. Trên chuỗi hạt là kết thêm một miếng ngọc bội lưu ly, ngoài ra còn có những tua dua kết trên ngọc bội được làm bằng tơ vàng.

Kỷ Nguyệt tiến vào, Ninh Tuệ Ly cùng Ngân Tuyền theo sau nàng. Đến giữa sảnh ba người quỳ xuống hành lễ: "Thỉnh an Thái Hậu, Thái Hậu vạn phúc kim an!"

Thái Hậu nhìn Kỷ Nguyệt với ánh mắt dịu dàng, trìu mến chứa đầy sự nhung nhớ, mong mỏi, còn cả sự cưng chiều.

Thái Hậu dương tay run rẩy, giọng khàn khàn nghẹn ngào, đôi mắt người không biết từ lúc nào đã ướt nhoè rồi: "Mau...mau đứng dậy cả đi. Ban ngồi. Nguyệt nhi mau lên đây với hoàng tổ mẫu nào!"

Kỷ Nguyệt đứng dậy, theo lời Thái Hậu đi lên thượng toạ ngồi cùng người.

Mấy năm không gặp, dù không phải là xa cách nhưng chẳng dễ thấy được nàng. Hời hợt đến tận sáu năm mới có thể gặp lại, Thái Hậu run rẩy trước cái hình hài xinh xắn, đáng yêu ấy. Cái hình hài mà người không thể quên được. Dù gì Kỷ Nguyệt cũng đương chính là máu mủ của người a.

Kỷ Nguyệt ngồi cạnh Thái Hậu, Thái Hậu giơ tay khẽ đưa lên chạm vào da mặt nàng. Hơi ấm ấy, nhịp thở ấy nàng có thể cảm nhận được, Thái Hậu người cũng vậy! Đối với Thái Hậu nó lại rất hời hợt, xa cách, đứa cháu gái bằng xương bằng thịt đang ở trước mặt người nhưng người lại cảm thấy nó như một làn khói ảo, tựa có thể tan biến bất cứ lúc nào.

Thấy Thái Hậu không nói gì, Kỷ Nguyệt mỉm cười dịu dàng, một bên tay áp vào mu bàn tay mà Thái Hậu đang chạm vào da mặt nàng mà nói: "Tổ mẫu, con là Nguyệt nhi của người đây. Người đừng khóc!"

Thái Hậu cảm nhận hơi ấm từ bàn tay Kỷ Nguyệt, thật ấm! Đúng là nàng rồi, đúng là đứa cháu mà ngày đêm người mong nhớ rồi, không phải ảnh ảo, chính là đứa cháu bằng xương bằng thịt của người, không thể sai được a. Thái Hậu mỉm cười hài lòng, mãn nguyện: "Phải rồi, hoàng tổ mẫu không nên khóc a" Làm Thái Hậu vinh hoa phú quý hưởng một đời, vậy mà bây giờ trước mặt nàng người có thể cười mãn nguyện như vậy, cũng có thể thấy người rất nhớ thương nàng a.

Cửa sổ mở ánh nắng rọi vào. Chim hót ngày mới vi vu trong gió, thoảng qua thoảng lại trong từng tia nắng ấm áp ấy, nhưng vẫn chỉ là ấm bên ngoài. Mà ngay lúc này đây trong lòng Kỷ Nguyệt bấy lâu giá lạnh lại cảm nhận được hơi ấm từ lâu đã bị mất ấy. Phải chăng là vì nàng được gặp Thái Hậu - hoàng tổ mẫu của nàng, người luôn mong nhớ nàng, cũng là người thâm máu mủ của nàng.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio