Thiên Kim Làm Vợ Kế

chương 62: quốc tử giám

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Sau khi giải quyết xong việc, Tiết Minh Viễn nấn ná lại Hàng Châu thêm mấy ngày cùng Nhược Thủy, chuyện vừa xảy ra chẳng những không ảnh hưởng nhiều đến cửa hàng mà còn đạt được tác dụng truyền bá hữu hiệu.

Quay về Đài Châu, Tiết Đinh nói thầy dạy đã quyết định cho cả ba đứa bọn chúng tham gia kì thi phủ và thi viện năm nay, đi thi cũng không hề gì cốt là tích lũy thêm kinh nghiệm, tuổi còn nhỏ nếu thi không đỗ đạt cũng chẳng phải chuyện không tốt. Ba đứa đều nóng lòng muốn thử sức, dù gì cũng đã đọc không ít sách vở, nay muốn xem xem thực lực của bản thân đến đâu. Nếu tiên sinh đã nói có thể thi, người làm phụ mẫu không có lý do gì để ngăn cản cả.

Tiết Minh Viễn nhìn Nhược Thủy, y nói với giọng điệu nghe chừng hơi lo lắng: "Hay là chúng ta lên kinh trước, sau khi bọn nhỏ thi xong quản gia sẽ đưa chúng vào kinh tìm chúng ta?" Tiết Minh Viễn vẫn nhớ như in vẻ xúc động của Nhược Thủy khi nghe nói rằng có thể về thăm nhà mẹ một thời gian, nàng phấn chấn đến nhường nào, đến tận mấy tối sau vẫn luôn nằm trên giường kể chuyện trong nhà, kể cho y nghe trong kinh có món gì ngon, có nơi nào chơi vui, lại còn muốn đưa bọn trẻ đi dạo quanh phố phường.

Hai người hào hứng chuẩn bị một thời gian dài như thế, ấy vậy mà lại bị chuyện ở Hàng Châu làm lệch kế hoạch ban đầu, âu cũng là chuyện bất khả kháng. Bọn trẻ đúng là ứng thí, nhưng cũng không phải thi trạng nguyên, hơn nữa tiên sinh cũng đã nói lần này chỉ để thử sức, họ không có mặt hẳn cũng không hề gì. Tiết Minh Viễn không muốn trì hoãn thêm nữa.

Trái lại, Nhược Thủy kiên quyết phản đối, nàng nói: "Không liên quan, chẳng qua là đi muộn hơn vài tháng thôi mà. Bọn trẻ thi liên tục mấy ngày, thiếp không có mặt sẽ rất lo lắng. Lo lắng không kém những ngày vừa qua." Tiết Minh Viễn cũng muốn thấy bọn trẻ thi cử xong xuôi nên đành thuận theo. Tầm tháng bảy là khoảng thời gian diễn ra kì thi phủ, ba đứa trẻ đều thi đậu, cùng tham gia kì thi viện vào tháng tám. Thi viện là lúc quyết định ai là tú tài, vì thế nên lần này nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn hẳn những kì thi trước.

Trường thi gọi các sĩ tử vào lều, mỗi người ở một gian khép kín. Sĩ tử làm hai bài văn - thơ nộp ngay trong ngày. Sau đó giám khảo thẩm phê, căn cứ theo đó mà định ra người trúng tuyển, người có tên trên bảng vàng chính là tú tài. Sau đó mới phân ra từng cấp, thành tích tốt nhất là Lẫm sinh, sau đó quan chủ khảo trao lương thực, kế đến thứ nhì là Tăng sinh, Phụ sinh. Trong đó người ưu tú nhất sẽ được Viện phủ Đài Châu tiến cử đến học tại học phủ đứng đầu - Quốc Tử Giám, cho nên ai nấy đều rất hồi hộp trong kì thi viện này.

Thời tiết oi bức, ba đứa trẻ thi cử liên tục nên gầy đi không ít. Trong lúc đợi công bố bảng vàng, Tiết Minh Viễn bắt đầu chọn mua những thứ sẽ đem lên kinh, y đã quyết rằng dù trời có sập, y cũng phải đưa Nhược Thủy về nhà một cách đường hoàng, hiên ngang. Tiết Minh Viễn mua toàn những món đặc sản, ví dụ như tơ lụa Hàng Châu, gấm vóc, quạt thêu, còn có trà Long Tĩnh, cúc trắng hàng Châu và một vài món ăn đặc sắc như măng khô, quả hồ đào.

Tiết Minh Viễn mua những thứ tốt nhất có thể rồi xếp vào rương, y nhìn mười mấy cái rương với vẻ hài lòng, hẳn sẽ không ai dám nói Nhược Thủy tay trắng về nhà mẹ. Y đang ngắm nghía một vòng thì kẻ dưới đã chạy như bay đến mà rằng: "Nhị gia đại hỉ! Bảng vàng đã lên, cả ba vị thiếu gia đều có tên!"

Tiết Minh Viễn vội vàng chạy lên nhà trên, trong chính đường, Nhược Thủy đang phát tiền thưởng với nụ cười trên môi, thấy Tiết Minh Viễn đến nàng bèn lên tiếng trêu ghẹo: "Nhị gia đại hỉ, cả ba đứa nhà chúng ta đều thi đậu!" Ba đứa trẻ cũng rất vui mừng, Tiết Minh Viễn bước đến vỗ vai chúng, cười thật to nói: "Khá lắm!" Nhĩn kỹ lại danh sanh báo hỉ, Tiết Đinh không những đậu mà còn có thành tích khá tốt, đứng thứ hai phủ Đài Châu, trở thành Lẫm sinh.

Kì thi viện chính là thử thách khả năng học thuộc, Tiết Đinh luôn bị Thẩm Mộ Yên bắt vùi đầu khổ luyện, có thành tách là đương nhiên. Tiết Minh Viễn cũng vỗ vai và đặc biệt dặn dò Tiết Đinh: "Không nên tự mãn mà phải tiếp tục cố gắng." Tiết Đinh lí nhí nói nhưng cũng không giấu được sự tự hào: "Con muốn đến học tại Quốc Tử Giám, vừa vặn cũng là lúc phụ thân và mẫu thân lên kinh."

Tiết Hạo lẫn Tiết Uyên đều làm mặt nhăn: "Ơ, không vào được Quốc Tử Giám thì không thể vào kinh chơi ạ? Thôi rồi, không chừng cả đời này không được lên kinh..." Nhược Thủy vừa cười vừa nói: "Chúng ta cùng đi, đứa nào cũng được đi. Coi như thưởng cho các con vì thi đỗ tú tài!" Cả nhà Tiết Minh Viễn vì việc này mà vui mừng vô cùng.

Sau khi Tiết Đinh trở về phòng, Thẩm Mộ Yên ôm lấy Tiết Đinh khóc nấc, vừa khóc vừa nói: "Cuối cùng con ta cũng thành tài! Con đã không phụ lòng kỳ vọng của di nương!" Tiết Đinh có vẻ không được thoải mái, cậu bé mười bốn tuổi cố giãy ra khỏi vòng tay ôm ấp của mẫu thân. Tiết Đinh khuyên nhủ: "Di nương đừng khóc nữa, đây là chuyện vui mà. Phải rồi, vài ngày nữa con muốn lên kinh cùng phụ thân mẫu thân, sau đó vào học tại Quốc Tử Giám. Người giúp con thu xếp một ít đồ đạc, sau lần này có lẽ sẽ không quay về lấy nữa.

Thẩm Mộ Yên vừa khóc vừa nói: "Được. Con ta rất có tiền đồ, di nương rất vui. Ta nghe nói Quốc Tử Giám rất nghiêm khắc, con nhớ phải tuân theo quy củ. Cả đời di nương chắt chiu là để chờ đến lúc này đây, thứ gì cần dùng con cứ dùng." Thẩm Mộ Yên vừa nói vừa chuẩn bị đồ dùng cho Tiết Đinh.

Sau khi công bố bảng vàng vẫn còn một số chuyện phải làm, ví dụ như Phủ đài đại nhân muốn gặp mặt các tú tài, vừa đọc tên vừa khen ngợi, cổ vũ. Không có nghi thức diễu hành long trọng như trạng nguyên nhưng cũng rất nghiêm túc. Dù gì trạng nguyên tương lai có thể sẽ là một trong số chúng, đạt được danh phận tú tài tức đã đủ tư cách bước vào đại môn khoa cử.

Ba huynh đệ vừa đến nơi đã chạm mặt Tiết Trạch và thiếu gia nhà họ Lý, hai đứa bé kia cũng không phải loại ngốc nghếch, cả hai đều là Phụ sinh. Mọi người gặp nhau, ai nấy đều bắt chuyện rồi chắp tay chào. Tiết Đinh vừa nhìn thấy hai đứa kia thì lập tức bỏ rơi Tiết Hạo và Tiết Uyên chạy đến chỗ chúng. Trong lúc đó thì Tiết Hạo và Tiết Uyên cũng đã tìm được bạn thân trò chuyện.

Tiết Đinh có kết quả thi tốt nên lúc này cậu bé rất vui, vừa cười vừa khoe: "Chẳng mấy nữa mà cả nhà mình sẽ lên kinh thăm nhà mẹ của mẫu thân, mình cũng xin theo cùng nên không cần phải vào kinh một mình, đúng là thuận tiện. Có lẽ thời gian tới chúng ta sẽ ít gặp nhau, chúng ta phải thường xuyên viết thư cho nhau đấy nhé."

Thiếu gia họ Lý lướt nhìn Tiết Đinh, thản nhiên nói: "À, nhà tôi có quen mấy vị quan chức trong kinh thành nên đã xin được một chỗ trong Quốc Tử Giám. Chúng ta vẫn có thể gặp nhau." Nụ cười trên môi Tiết Đinh nhạt đi một ít. Sau đó Tiết Trạch cũng nói: "Ha ha, nhà tôi cũng thế, những thứ cần đã chuẩn bị xong cả rồi, chỉ chờ ngày xuất phát thôi. Phụ thân rất muốn tiễn tôi đi nhưng tôi nói không cần, mẫu thân thì vẫn chưa yên tâm." Nụ cười trên môi Tiết Đinh nay đã biến mất.

Thế này có công bằng không, trong khi bản thân mình vất vả học hành sớm khuya, người ta ra ngoài vui đùa nhưng bản thân bất kẻ là đông giá hạ nóng đều chưa từng lơ là, đến giờ phút này mới đổi lấy được cơ hội đặt chân vào Quốc Tử Giám, thế nhưng nhà người ta chỉ cần nói mấy câu đã sánh ngang bằng bao công sức và thời gian mình đã bỏ ra. Tiết Đinh cảm thấy thật bất công. Mà điều khiến thế giới của cậu bé hoàn toàn sụp đổ chính là khi Phủ đài đại nhân đọc danh sách những người được đến Quốc Tử Giám học không có tên cậu, số còn lại đều là con em nhà thế gia. Thiếu gia nhà họ Lý nhìn Tiết Đinh cười khẩy rồi quay sang liếc mắt với Tiết Trạch.

Khi mọi người đã giải tán rồi, Tiết Đinh vẫn đứng ngẩn ra, Tiết Hạo và Tiết Uyên thấy có điều bất thường, bèn vội vàng đưa Tiết Đinh về nhà. Sau khi về đến nah, Tiết Đinh cũng chẳng nói chuyện với ai, ánh mắt thất thần cứ nhìn mãi về một nơi mông lung nào đó. Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn vội vàng hỏi xem đã xảy ra chuyện gì, Tiết Hạo kể lại sự tình, khi vừa nhắc đến ba chữ Quốc Tử Giám, Tiết Đinh bỗng hét lên: "Vì sao lại bất công đến như thế! Ông trời đúng là không có mắt." Nói xong, cậu bé đập vỡ ly trà đang đặt trên bàn.

Tiết Minh Viễn thở dài một tiếng rồi nói: "Ta biết, thế nhưng chúng ta không quen biết rộng ở kinh thành, tốn ít tiền không thành vấn đề, cái chính là phải chi ở đâu. Thôi thì để ta đi hỏi thăm xem sao." Thẩm Mộ Yên thấy vẫn còn hy vọng, Tiết Đinh lại đang kích động nên thị ta lẳng lặng đưa cậu bé về phòng.

Tiết Minh Viễn bất đắc dĩ nói: "Lần này vào kinh lại có việc phải làm. Tiết Đinh dù gì cũng là đứa lớn nhất, coi như là cho nó đi trước dò đường. Bây giờ bọn chúng có thể coi thường Đinh nhi, sau này cũng có thể sẽ coi thường cả Tuấn nhi. Nguyên nhân cũng vì họ không coi trọng Tiết gia, nếu như ta là một đại thương nhân ảnh hưởng một vùng thì đã khác, bọn họ sẽ không khinh thường đám nhỏ như thế."

Nhược Thủy nắm tay Tiết Minh Viễn, nhẹ nhàng khuyên nhủ: "Chàng đã rất cố gắng rồi."

Tiết Minh Viễn lắc đầu nói: "Vẫn chưa đủ, ta muốn sau này Tuấn nhi lớn lên có thể thuận buồm xuôi gió. Trước đây ta thấy việc vào kinh làm ăn là mạo hiểm, thật ra là ta đang trốn tránh cuộc chiến kinh thương tàn khốc mà thôi. Nhưng nếu ta không đối mặt với những thứ ấy, thì sau này con ta vẫn sẽ vấp phải. Cho nên hãy để ta, ta sẽ không trốn tránh nữa, dù có là thất bại tồi tệ nhất ta cũng bằng lòng nếm trải, việc gì phải sợ chứ. Lần này lên kinh ta sẽ mở cửa hàng, ta muốn chính thức đưa tiệm thuốc của Tiết gia ra ngoài vùng Giang Chiết, mở rộng việc làm ăn!"

Tiết Minh Viễn nói rất đúng, có những thứ muốn tránh cũng tránh không được. Chớ nên chỉ biết ngưỡng mộ người ta giàu có hai đời, so với bản thân thì phụ thân nhà người còn lắm vất vả hơn. Nếu có bản lĩnh thì nên khiến gia đình sung túc một đời, con cái không khổ sở, đấy mới thật sự là có khả năng.

Nhược Thủy vẫn dịu dàng nắm tay Tiết Minh Viễn mà rằng: "Được, thiếp ủng hộ chàng, đâu phải chúng ta chưa từng chịu khổ. Thiếp tin tưởng rằng với những điều như cam kết với chưởng quỹ, bán thuốc pha sẵn sẽ khiến tiệm ta ở kinh thành thêm hưng thịnh. Chàng nhất định sẽ thành công."

Tiết Minh Viễn cũng nắm lấy tay nàng: "Ta cũng mong được nhận may mắn như lời nương tử nói." Y lại suy ngẫm sâu xa: "Thế nhưng trước mắt còn phải giải quyết một chuyện, lần này kết quả của Đinh nhi không tệ, thằng bé vẫn rất muốn được vào học ở Quốc Tử Giám. Ngày mai ta phải ra ngoài tìm xem có cách gì không."

Nhược Thủy vừa cười vừa nói: "Sao chàng lại nói nhà chúng ta không có ai ở kinh thành, nhà mẹ thiếp chẳng phải ở trong kinh đó sao. Việc này chàng không cần nhờ người khác, đợi đến khi chúng ta đưa bọn trẻ vào kinh rồi, chàng cứ xin với nhạc gia là được!" Tiết Minh Viễn cười ha hả, phải, y đã quên mất chuyện này, xin Diêu gia nâng đỡ để vào Quốc Tử Giám là cách chu toàn nhất!

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio