Thiên Mệnh Khả Biến

chương 228: ghen ăn tức ở

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Học viện Hải Dương có đến hơn cổng vào. Xe của trường Kình Ngư đến từ phía Đông, nên vào cổng số . Cánh cổng số của học viện được thiết kế từ hơn năm trước, với cơn sóng xếp thành lớp, nhìn kĩ lại giống như một quyển sách đang mở, vừa giống như những cánh chim bay.

Cánh cổng số này từng một thời là biểu tượng của cả Hải Thành, vì Đại Nam chú trọng giáo dục, mà học viện Hải Dương lại là niềm tự hào của nền giáo dục thành phố.

Hình ảnh cánh cổng này xuất hiện trên nhiều tạp chí, poster, khẩu hiệu tới nỗi, người ta nhiều lúc không nhớ ra là đã thấy nó ở đâu.

- Hèn chi thấy quen quen.

Văn vừa nghe Linh giải thích về cánh cổng này, vừa gật gù. Nó đã từng nhìn thấy hình ảnh này vài lần, nhưng cứ nghĩ là một công trình nào đó xa xôi lắm, hoá ra lại ở ngay chính Hải Thành.

Cổng số chật ních người qua lại. Thấy đoàn xe của trường Kình Ngư tới, mọi người nhốn nháo tránh đường, cuối cùng chẳng biết sai ở bước nào, thành ra tắc nghẽn một đống ở trước cổng. Xe không vào được, người không ra được, tiếng quát tháo chửi nhau chí choé.

- Moá! Hoá ra toàn dân Bắc Hà! Cái lũ man di mọi rợ này không quen xếp hàng, chỉ quen chen lấn, nên chỉ có mỗi cái chuyện nhường đường cho người ta thôi cũng thành ra tắc nghẽn thế này!

Thu Mai ló ra cửa sổ quan sát, sau đó rít lên.

Các học sinh khác lập tức hưởng ứng.

- Má cái lũ Bắc Hà, chẳng biết được giáo hoá ra làm sao, tự hào nền văn hiến thế nào, mà chen lấn xô đẩy như một lũ mọi rợ!

- Đúng đấy! Đúng đấy!

Tiếng nhao nhao khắp cả xe.

Văn cũng ló đầu qua cửa sổ nhìn. Nó thấy đâu chỉ người Bắc Hà, cả người Đại Nam cũng chen lấn xô đẩy không kém gì, thậm chí còn hung bạo khua tay múa chân, chửi bới chí choé.

Con người ai cũng như nhau cả, vì sao phải tị hiềm nhau như vậy? Chính vì không ai tôn trọng ai, không ai chịu nhường ai, nên có mỗi cái chuyện nhỏ cũng trở nên hỗn loạn như vậy.

Đúng lúc này, tiếng “ầm ầm” từ trên trời vang xuống, khiến mọi người kinh ngạc ngước mắt lên nhìn.

Một chiếc máy bay lên thẳng bay vọt qua bầu trời. Từ trên cao, hàng loạt đốm nhỏ rơi xuống dưới đất.

Nheo mắt nhìn thật kĩ, hoá ra là người. Là rất nhiều người đang nhảy dù.

Mọi người trầm trồ kinh ngạc, quên luôn cả cảnh chen lấn xô đẩy. Đến khi đám người ấy rơi xuống độ cao vừa đủ, tất cả bỗng xếp thành một trận hình nào đó, hơn trăm chiếc dù đồng loạt bung ra.

Hơn trăm chiếc dù, với đủ mọi loại màu sắc, nhưng lại ghép với nhau thành một... biểu tượng.

Một cơn sóng thần nhấn chìm những con thuyền nhỏ bé.

Biểu tượng này, nhiều người đã nhận ra, là Viện huy của Phong Ba!

- Là học sinh của Phong Ba!

- Cái trường này, dạy học hay là huấn luyện đặc công vậy?! Học sinh đi thi còn biết nhảy dù???

- Chơi trội quá rồi!

- Chúng mày ít tiếp xúc mới nghĩ chúng nó chơi trội. Nói cho chúng mày biết, cái đám trên đó, hơn một nửa là thuộc các đội tuyển Toán Văn Lý Hoá đấy, không phải vận động viên đâu. Ở Phong Ba, học sinh phải đăng kí học tất cả các môn học, đứa nào đứa nấy đều toàn năng, nói là đặc công cũng không sai đâu!

- Đăng kí tất cả các môn học? Điên rồi hả? Đầu chúng nó là bọt biển hả???

- Nhồi nhét học sinh quá đáng! Thật đáng thương! Học nhiều đến vậy thì còn gì là tuổi thơ nữa? Cái học viện này quá bóc lột sức học tập của trẻ em!

- Đúng thế, đúng thế! Phải khiếu nại!

Văn nhíu mày. Nó cũng là đứa “bị” đăng kí tất cả các môn học đây. Nhưng nó cảm thấy những học sinh Kình Ngư đang hò hét kia, chả ai vì cái gọi là “bóc lột sức học tập” mà kêu gào. Chẳng qua họ chỉ gato với học sinh Phong Ba mà thôi. Không ra sức học tập như người ta, đến lúc người ta có được thành quả, thì lại ngồi đây bêu riếu.

Thầy hiệu trưởng nói học sinh Kình Ngư đến với cuộc thi này có lợi thế thoải mái về tâm lý, nhưng chỉ mỗi lợi thế tâm lý như vậy, có bù đắp được sự chênh lệch trình độ hình thành qua năm tháng nỗ lực hay không?

Nó hỏi Linh điều này, cô bé chỉ nhún vai.

- Bạn thật sự coi mấy lời của ông Khoái hói đó là thật ấy hả? Cứ làm hết sức mình thôi, mặc kệ tập thể đi.

- Nhưng anh Hùng nói, học sinh Kình Ngư, cũng phải giúp đỡ lẫn nhau đó thôi?

Linh nhíu mày, vẻ mặt bất đắc dĩ.

- Ừ thì... giúp trong phạm vi có thể đi.

Nói xong, cô bé kéo tay nó đứng dậy.

- Kéo hộ mình cái vali.

- Làm gì vậy?

- Xuống xe đi bộ chứ sao nữa. Tắc nghẽn thế này làm sao mà vào?

Quả nhiên, đoàn xe của trường Kình Ngư hiện giờ vào thì không vào được. Phía sau lại có cả đống người và xe ùn lên, ra cũng không ra được. Mắc kẹt ở chỗ này.

Học sinh lục tục kéo nhau xuống xe, vừa chen lấn vừa chửi thề.

Hơn một tiếng sau, rốt cuộc học sinh Kình Ngư cũng tập trung đầy đủ tại một chỗ trong sân trường. Ai nấy phờ phạc như vừa đi đánh trận về.

Khu nhà E của học viện Hải Dương, vô cùng nhỏ bé nếu so với cái khuôn viên khổng lồ của trường. Nhưng nơi này được đánh dấu là dành cho ban tổ chức, người không phận sự miễn vào, nên có thể tránh được cảnh nhốn nháo bên ngoài. Giáo viên điểm danh đếm lại từng người, xem có lạc mất ai không.

Văn thở hồng hộc ngồi phịch xuống đất. Vừa rồi nó phải vác vali của Linh lên đầu, vừa chen lấn cố bắt kịp cô bạn. Nó ném phịch cái vali xuống đất, mặc kệ ánh mắt trợn trừng của cô bé, nó ngẩng đầu quan sát nơi này.

Chỉ là một góc khuôn viên của trường Hải Dương, nhưng nó đã thấy rộng vô cùng. Rộng hơn nhiều trường Kình Ngư của nó. Và dù có nhiều dãy nhà xây mới và hiện đại, toàn bộ nơi này vẫn mang lại một vẻ cổ kính. Sự cổ kính đến từ những hàng cây cổ thụ, những hàng ghế đá, những sân gạch nứt nẻ, và những dấu rêu mốc.

Giống những dãy nhà trong khu công chức. Nó cảm thấy, học viện này có một thứ gì đó vô cùng tương tự. Cả hai nơi, như thể được xây vào cùng một thời đại. Một thời đại thật lâu rồi.

Đoàn của trường Kình Ngư tập trung ở nơi này được tầm phút, thì có người của Hải Dương chạy tới đón.

Thầy giáo này còn khá trẻ, tầm hơn tuổi, hớt hải chạy tới, tươi cười bắt tay với thầy hiệu trưởng. Thầy hiệu trưởng cũng hồ hởi nắm tay, vỗ vai, sau đó ra hiệu cho cả trường đi theo.

Đi được một đoạn, một cô giáo lại tới thay thầy dẫn đoàn đi tiếp, còn thầy hiệu trưởng thì được thầy giáo kia dẫn đi chỗ khác.

- Thầy hiệu trưởng đi đâu vậy? - Văn quan sát hết những chuyện này, nó tò mò hỏi.

- Ông Khoái hói ấy hả? Chắc là các hiệu trưởng có buổi tiệc gặp mặt riêng ấy mà, lại rượu bia thôi.

Linh bĩu môi trả lời. Câu trả lời này lọt vào tai các anh chị khoá trên, làm mọi người cau mày nhăn mặt. Ngày hôm nay, số người gọi tên cúng cơm của thầy hiệu trưởng ra cũng hơi nhiều.

Đoàn người lại đi theo cô giáo kia, tới một dãy nhà lớn, sang trọng, bóng loáng.

- Hiện đại quá!

- Đây là kí túc của trường Hải Dương sao?

- Moá! So ra, kí túc của Kình Ngư như cái chuồng lợn vậy!

- Bớt than thở đi, sắp tới mình sẽ được ở chỗ này rồi đấy! Hề hề!

Học sinh Kình Ngư đang vui vẻ reo mừng, bỗng nhiên một tiếng nói oang oang vang lên.

- Cái bọn nhà quê này, ai bảo chúng mày được phép ở đây?!

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio