- Có tổng cộng tuyến quốc lộ để tới biên giới, và chúng ta chọn ngay tuyến đường đi tới Ijuk sao?
Vân vừa xem bản đồ vừa quạu. nước giáp biên giới phía Tây Bắc với Đại Nam từ lâu đã quy phục vương triều này, gọi bọn họ là sân sau của Đại Nam, là lãnh thổ kéo dài, hoặc bất cứ danh từ nào tương tự cũng không ngoa.
Vì sao các nước nằm giữa Đại Nam và Bắc Hà lại chịu quy phục phương Nam mà không phải phương Bắc, thì lý do dễ hiểu là vì bản thân Bắc Hà cũng không phải vùng đất thống nhất, mà đã bao gồm các vùng lãnh thổ. Các vùng đất càng xa thì càng khó bị Chính quyền Trung ương khống chế, mà những vùng lãnh thổ ở phương Nam đã là cực hạn mà Hà tộc có thể kiểm soát.
Nói cách khác, chư hầu của Bắc Hà thì được sáp nhập vào Bắc Hà, còn chư hầu của Đại Nam thì không.
Hoang mạc Akajar xưa kia từng là vùng châu thổ phì nhiêu, là nơi trú ngụ của loài Rồng, cũng là nền móng của Vương triều Visshala vĩ đại trong quá khứ. Nhưng trải qua sự bào mòn của thời gian, sự thay đổi dòng chảy của dòng Mẫu Hà, và sự lạm dụng đất nông nghiệp của con người, mà vùng đất Akajar cũng kiệt quệ như chính Vương triều Visshala từng ngự trị trên đó. Loài Rồng đã không còn xuất hiện, Vương triều điêu tàn, và Akajar trở thành hoang mạc cằn cỗi.
Di sản còn lại của Visshala, bị chia xẻ , phân tán thành các tiểu quốc nhỏ. Phần lớn trong số các tiểu quốc ấy bị Vương Nhất Quan thu phục, thống nhất lại và sáp nhập vào vùng đất phương Nam, tạo nên Đại Nam Đế quốc. Còn lại tiểu quốc trên vùng Hoang mạc cằn cỗi, cũng phải cúi đầu nhận sự bảo hộ của phương Nam.
Nói thế nào đi nữa, vùng trung gian tiếp giáp giữa Đại đế quốc này luôn là điểm nóng trong bất kì thời điểm nào của lịch sử. Cũng chẳng biết là may mắn hay bất hạnh cho những tiểu quốc này, vì vị trí địa lý của họ bị bao trọn bởi Hoang mạc Akajar. Vùng đất khô cằn này từ lâu đã cạn kiệt tài nguyên, không còn là mục tiêu tranh chấp, cũng khiến cho các quốc gia này được sống yên ổn phần nào, dù cái giá phải trả là sự chậm phát triển cả về tài lực và trí lực.
số tiểu quốc may mắn có được các mỏ địa chất dồi dào, ví dụ như Vrahta chẳng hạn, chỉ cần hàng năm cống nạp đầy đủ, đảm bảo sản lượng xuất khẩu cho Đại Nam là sẽ nhận được sự bảo hộ chu toàn.
Người Đại Nam sang các quốc gia này làm ăn sinh sống cũng đông đảo, và hiển nhiên đi tới đâu cũng nhận được đãi ngộ tốt hơn bình thường.
Chỉ có điều, trong các quốc gia ấy, hiện nay lại có Ijuk khá rối ren về mặt chính trị.
Không có vị thế chiến lược như Vrahta, Ijuk chỉ là quốc gia có diện tích khiêm tốn, thuộc hàng nhỏ bé nhất trong số nước chư hầu. Phần biên giới phía Đông dựa lưng vào dãy núi Akajar hùng vĩ, / lãnh thổ phía Tây là hoang mạc. Tiền đồ của đất nước kì thực cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa. Không tới mức đói kém nghèo nàn, nhưng muốn vươn mình trỗi dậy, thậm chí chỉ là ôm mộng quật khởi như Vrahta còn không có tư cách.
Những quốc gia như vậy, Hoàng tộc lại tha hồ ăn chơi hưởng lạc. Hưởng lạc chán chê lại tranh giành Vương quyền. Phía cánh tả là Hoàng thân, kêu gọi dân chúng biểu tình đình công, rồi tổ chức đảo chính này nọ, mà làm không được triệt để, lại bị phe cánh hữu của Quốc vương phản kích, nhùng nhằng với nhau rồi trở thành nội chiến.
Những trường hợp thế này xảy ra ở các tiểu quốc vốn không phải hiếm. Bất quá Quốc vương các tiểu quốc này được Đại Nam công nhận và bảo hộ, chỉ cần xin tiếng cầu viện là dẹp yên cánh tả. Nay ngặt nỗi Đại Nam cũng đang bận bịu chuyện riêng, mặt thì kêu gọi hòa giải, mặt khác thì phái binh đoàn tới tiếp tế viện trợ, cũng chưa thể hiện rõ thái độ muốn dứt khoát chấm dứt chiến tranh. Phe cánh tả lại dường như có thế lực đứng sau hậu thuẫn, cuối cùng bên cứ đánh qua đánh lại dai dẳng. ngày lần lại có pháo kích từ bờ Đông bắn sang bờ Tây, rồi từ bờ Tây phản pháo lại bờ Đông, kéo dài cũng đã vài tháng.
tiểu quốc vô danh mà thôi, có đánh nữa đánh mãi cũng chẳng gây nên tai họa gì. Chẳng bù cho quốc gia có giá trị giao thương lớn như Vrahta, có thể khiến cả Vương Vũ Hoành phải thân chinh tới xử lý.
Nhưng đối với Đại Nam thì có thể không phải vấn đề lớn, với những người làm ăn buôn bán với Ijuk thì bị ảnh hưởng không nhỏ. Công dân Đại Nam sinh sống làm việc ở Ijuk thì lục tục rút về quê hương. Các tuyến giao thương thì đình trệ. Cửa khẩu kiểm duyệt gắt gao, đường vào đường ra đều tắc nghẽn.
Thế nên vì sao tuyến quốc lộ, lại đâm đầu tới Ijuk, cũng khiến Vân vô cùng thắc mắc khó hiểu.
- Ai nói với con gái là chúng ta sẽ qua bằng cửa khẩu chứ? Viễn Đông là địa bàn của Ám Hành Hội, lời này cũng không ngoa đâu. Chúng ta bước nửa bước ra khỏi Đại Nam là sẽ bị chúng phát giác ngay lập tức. Còn đi tới Ijuk, chẳng qua là vì tiện đường thôi.
Vân lúc ấy chưa rõ “tiện đường” mà cha mình nói là ý gì, nhưng mấy ngày sau cô đã hiểu.
Xe của bọn họ đang băng băng trên quốc lộ vắng người, chợt rẽ vào con đường đất nhỏ. Nói đúng hơn chỉ là con đường mòn không xuất hiện trên bản đồ, càng đi càng gập ghềnh khúc khuỷu.
Chiếc xe cứ vừa nảy tưng tưng vừa băng qua không biết bao nhiêu núi đồi thung lũng, chẳng rõ hướng về đâu.
Vân càng theo dõi bản đồ thì càng thấy đoàn của mình đâm sâu vào vùng núi non hiểm trở, trên bản đồ chỉ thể hiện vùng xám xịt.
Họ đang hướng tới dãy núi Akajar đâm xuyên qua Ijuk mà hướng thẳng tới Bắc Hà.
- Sao cha biết được tuyến đường này hay vậy? – Sau ngày đâm sâu trong vùng núi rừng hẻo lánh, Vân mới hỏi.
- Thời trai trẻ cũng có phiêu lưu chút. – Nguyễn Bạch chỉ lấp lửng nói bấy nhiêu đó – Thôi, dựng lều nghỉ tạm đã.
Càng đi sâu vào vùng núi, càng xuất hiện nhiều những hung thú nguy hiểm. Nhưng cha con Nguyễn Bạch vốn đã thành thạo những chuyến đi thế này. Họ dùng những biện pháp chuyên nghiệp của các Runner để dựng lều trại và xua đuổi hung thú, thậm chí còn bẫy được vài con mồi để làm bữa tối.
Nguyễn Bạch lại càng cho thấy sự thông thạo với nơi này làm Vân thấy tò mò. Ông bu của cô năm trước mới đi vào con đường trở thành nhà thám hiểm, và ấy cũng là lúc họ rời khỏi Bắc Hà mà tới Cận Tây. Lại có quãng thời gian trong đời ông ta phải lặn lội vào chốn núi rừng sâu thẳm này vùng biên giới Đại Nam thế này sao?
Còn Nguyễn Bạch thì ngồi trên thùng xe chỉ trỏ hướng dẫn đứa nhỏ dựng lều trại. Hắn nhìn bóng dáng tụi nhỏ mà chợt nhớ về những thanh niên tràn đầy nhiệt huyết thuở nào.
Cũng lộ tuyến này, mươi mấy năm về trước, là hắn cùng với đứa to gan không sợ trời cao đất dày, xông pha núi non hiểm trở tìm tới chiến trường Vu Linh ở Bắc Hà, chỉ để thể hiện tài năng của bản thân, kiếm lấy chút danh vọng trong trời đất.
Bọn họ quả thực rất tài năng, thậm chí là dư thừa tài năng, càng dư thừa hơn nữa là nhiệt huyết. Nhưng chiến tranh tàn khốc hơn những gì họ vẫn tưởng tượng. Và chỉ dúm tài năng cỏn con, chẳng những không thể thay đổi được cuộc chiến, mà còn bị nó nuốt chửng.
Bá Thế, Bích Thanh, Chí Thương, Noboru, và hắn.
Mỗi người trong số họ đều có không ít thì nhiều những khuyết điểm, có những nỗi uất ức, những ám ảnh riêng. Bích Thanh mang sự kiêu ngạo của tuổi trẻ. Bá Thế phải chịu áp lực của kẻ nối ngôi bị trông đợi quá nhiều. Chí Thương với sự si mê không được đáp lại. Noboru với nỗi ám ảnh phải được thầy của mình công nhận. Và cả hắn nữa…
Nhưng cuộc chiến ấy khuếch đại chúng lên tới mức khủng khiếp. Nó bắt họ phải đối diện với những cơn ác mộng ấy từng ngày, để rồi có người thì vượt qua được chúng mà hoàn toàn thay đổi, có kẻ thì bị nhấn chìm vào đó mà đánh mất chính mình