Năm Trường Thanh thứ chín, ba tháng sau khi Nguyên Tứ Nhàn hạ sinh nhị lang cho Lục gia.
Tháng hai mùa xuân, sắp đến tiết kinh trập, thời tiết còn se se lạnh, buổi sáng và tối trời ẩm ướt, chỉ có trưa là ấm áp dễ chịu, đúng là thời điểm đẹp để đi câu.
Ngoài thành Lạc Dương, tuyết trên cành liễu đã tan, mầm non đâm chồi, chim hót véo von, hương hoa lan tỏa, cầm một chiếc cần câu đi thuyền ra giữa sông là có thể câu được cá tươi.
Trong thuyền, Nguyên Tứ Nhàn gối đầu lên hai chân sưởi nắng, chốc chốc lại giục người trên đỉnh đầu:
– Câu được chưa?
Lục Thời Khanh một tay cầm cần, một tay bóp chặt đôi môi nàng như trừng phạt, cúi đầu hậm hực nhìn nàng nói:
– Nàng mà lên tiếng lần nữa là cá ngu cỡ nào cũng chạy mất đấy.
Nàng bị bóp môi không lên tiếng được, đáp không rõ ràng:
– Ựm ứm ưm ứm ưm, ưm ựm ứm ựm ựm ứm!
Câu nàng nói là: Giọng thiếp hay thế kia sao dọa cá chạy được chứ!
Lục Thời Khanh nghe hiểu, thở dài:
– Nhìn đi, chạy thêm con nữa kìa.
– …
Nàng giận dỗi hừ mạnh, y buông tay cam chịu thì nàng cắn ngón tay y rõ đau.
Y bị cắn đau, cảm giác như xương ngón trỏ sắp gãy tới nơi, nghiến răng trách móc:
– Nguyên Tứ Nhàn, nàng biết cái tay này của ta để làm gì không?
Lục Thời Khanh hiển nhiên đang nhớ đến những lời tâng bốc lên trời của nàng năm xưa, bèn xòe năm ngón tay mình ra nhìn, cong môi cười:
– Làm việc quan trọng hơn cả việc phò tá thiên hạ đấy, chính là cho nàng sung sướng hàng đêm.
– …
Nguyên Tứ Nhàn á khẩu không phản bác được câu nào, hồi lâu mới ra vẻ thẹn thùng khó xử, che mặt nói:
– Có người khiêu dâm giữa ban ngày kìa!
Thành thân tám năm, đã là lão phu thê với nhau, lời thô bỉ nào cũng nói hết, khiêu dâm ban ngày thì sao, ở cái nơi hoang vu hẻo lánh này, y chưa trực tiếp ra tay đã là kiềm chế lắm rồi.
Lục Thời Khanh nhàn nhã đáp:
– Sao, giờ còn ai có thể tố ta à?
Nguyên Tứ Nhàn thầm nhủ y đúng là xéo xắt.
Một năm trước, y đưa nàng về Lạc Dương dưỡng thai, sau đó không lâu thì gửi thư từ quan đến tiểu thánh nhân tội nghiệp, kế đó dùng ít mánh khóe đón cả nhà lớn bé về đây. Hiện tại y vô cùng nhàn hạ, thực không có đối thủ chính trị nào bám riết lỗi sai của y nữa.
Ván cờ triều chính bảy năm cuối cùng kết thúc.
Lần nào nghĩ đến đây nàng đều cảm khái, đúng là gừng càng già càng cay. Lúc tại triều thì hô mưa gọi gió, hào quang rực sáng, lúc rời triều thì vẻ vang vinh hiển, lặng lẽ âm thầm, tiểu hoàng đế cũng không giở trò gì, chỉ thiết tha nhìn Nguyên Thù bị mang khỏi kinh thành.
Nàng vặn người như rắn, chuyển từ ngửa mặt sang nằm nghiêng quay mặt về phía y, nói:
– Nếu hôm nay chàng không câu được cá vược cho thiếp thì không cho khoai chàng khoái.
Nói tục thôi mà, nàng cũng biết nói vậy.
Lục Thời Khanh thở dài, nắm chặt cần câu trong tay, chăm chú nhìn mặt sông.
Cô nàng này hễ rảnh là giở đủ trò. Năm xưa do chiến tranh giữa Hồi Hột và Nam Chiếu mà y để lỡ sinh nhật nàng – ngày mồng ba tháng hai – hai năm liên tiếp nên giờ nàng bắt y bù. Hôm nay sinh nhật nàng, y phải tự tay nấu bát canh cá vược cho nàng ăn.
Cá phải do chính tay y câu, hành phải do chính tay y trồng chính tay y xắt, còn đậu hũ không tự tay mài được thì tối thiểu cũng phải tự tay mua.
Vì món canh cá vược này mà y phải trồng hành trong hậu viện phủ từ rất sớm, ngày ngày sáng sớm chống nạnh nhìn chúng lớn lên từng chút một, chẳng khác nào chăm con.
Đúng là có bệnh.
Thấy y cau mày nhăn mặt như có thâm thù đại hận, Nguyên Tứ Nhàn vui vẻ, nhắm mắt toan đánh một giấc thì chợt thấy hàng mày y giãn ra, tay cầm cần hơi nắm chặt.
Dính rồi dính rồi.
Nguyên Tứ Nhàn quay phắt đầu đúng lúc Lục Thời Khanh giật cổ tay nhấc cần, đưa cả mồi câu và vật câu được lên khỏi mặt nước, liền sau đó, y chưa kịp nhìn kỹ thì nàng đã lật đật bò dậy.
Kèm một tiếng hét vang vọng đất trời.
Vật câu được là một con màu vàng đất dài gần ba thước đang uốn éo giãy giụa.
Y… y câu cho nàng một con rắn nước trơn bóng!
Trời biết cái con này có thể lấy mạng Nguyên Tứ Nhàn đấy nhé.
Lục Thời Khanh thấy vậy cũng sững sờ, y đứng bật dậy, sợ nàng kinh hãi quá độ nên không kịp gỡ vật câu mà ném luôn cả cần cả vật câu thật xa xuống nước đánh “tõm”.
Y hoàn hồn, lúc này mới bất giác nhận ra sau lưng nặng hơn không ít, cúi đầu nhìn thì thấy trên cổ mình có một đôi tay ngọc quấn lấy, còn trên eo là đôi chân mảnh dẻ – Nguyên Tứ Nhàn quấn chặt lấy lưng y hệt như bạch tuộc, hoảng hồn nói:
– Dưới sông sao lại có rắn?
Y bật cười, đưa tay đỡ chân nhấc nàng lên trên để cõng cho vững rồi mới quay đầu nói:
– Nàng hỏi ta, ta hỏi ai?
Nguyên Tứ Nhàn vẫn chưa hết sợ, da gà nổi khắp người, nàng run rẩy chốc lát mới hơi bình tĩnh lại, đôi tay siết chặt hơn như muốn ghì y tắt thở:
– Là chàng câu mà, không hỏi chàng thì hỏi ai?
Y toan lên tiếng thì thấy nàng lắc đầu thật mạnh như muốn quăng bỏ hình ảnh nào đó:
– Về tính sổ sau, mau chèo thuyền lên bờ thôi.
Lục Thời Khanh thấy nàng không có ý định xuống thì nói:
– Nàng thế này sao ta chèo?
Nàng bĩu môi tỏ vẻ đáng thương, chiêu này trăm lần trăm trúng suốt mười năm nay, y đặt nàng thật vững rồi khom người lấy sào, nhắc nhở:
– Vậy nàng ôm chắc nhé.
Nàng gật đầu, cọ cằm lên tóc mai gọn gàng của y:
– Ôm chắc rồi, nhanh lên.
Lục Thời Khanh bị nàng giục kiểu đòi mạng như thế mà lên bờ, cõng nàng lên xe ngựa xong liền xác nhận lại:
– Vậy giờ về thành, không ăn canh cá vược nữa?
– Sông đó có rắn, cá câu lên sao ăn được?
Y nhướng mày:
– Vậy đậu hũ ta mua và hành ta trồng lâu thế thì sao?
Nàng nghĩ ngợi rồi nói:
– Ngốc à, không biết đem nấu mì cho thiếp ăn hả?
– Ờ ha.
Lục Thời Khanh gật đầu như sực tỉnh, nhìn trời trầm tư suy nghĩ một phen mới nói:
– Được.
Cái này được.
Hôm sau là mồng tháng , sau sinh nhật Nguyên Tứ Nhàn một ngày, cũng là tiệc trăm ngày của nhị lang Lục gia – Lục Nguyên Đình. Yến tiệc được tổ chức vô cùng khiêm tốn ở Lục phủ thành Lạc Dương, không mời các triều thần giao hảo cũ, chỉ mời thân thích gần.
Sáng sớm, Nguyên Tứ Nhàn tỉnh giấc trong lòng Lục Thời Khanh, nhớ đến chuyện này cũng như những hành vi của y đêm qua, nàng đấm eo nghĩ, phải tiếp cả đống khách mà ngay cả một đêm y cũng không nhịn được, cứ như sài lang hổ báo với nàng, không biết rốt cuộc là sinh nhật ai nữa.
Lục Thời Khanh bị hành động của nàng đánh thức, thấy nàng muốn dậy thì ấn đầu nàng lại, giọng khàn khàn chưa tỉnh ngủ:
– Còn sớm mà.
Nàng đẩy y:
– Lát nữa là khách đến đấy.
– Không sao, người mình cả, đến thì ngồi bừa đâu đó là được, Nguyên Trăn dậy sớm lắm, nó sẽ tiếp khách tốt thôi.
Y hàm hồ nói xong liền nhắm mắt ngủ tiếp, giao hết mọi chuyện cho đại lang tuổi.
Nguyên Tứ Nhàn cười khúc khích, vươn ngón tay vẽ vòng tròn trước ngực y:
– Tối thì như rồng như hổ, sáng lại như cọng bún thiu, Lục Tử Chú, chàng tuổi mà thành trâu già xế bóng rồi à.
Y vụt mở mắt, ánh mắt không còn chút mơ màng nào, nắm ngón tay đang càn quấy của nàng vào lòng bàn tay:
– Nguyên Tứ Nhàn, ăn linh tinh thì được chứ không được nói linh tinh à nha.
Nàng lên gối đẩy y, nhận ra y đã vào thế sẵn sàng:
– Sống rồi à? Sống rồi thì dậy đi.
Lục Thời Khanh dậy, không chỉ dậy mà còn đè nàng xuống với ánh mắt như dao, có lẽ đang trách nàng không ngại làm to chuyện.
Nguyên Tứ Nhàn cũng bó tay, nàng không kiếm chuyện thì y không chịu dậy hả?
Nàng nói:
– Tốc chiến tốc thắng nhoa.
Mỗi lần nàng nói chữ “nhoa” “nhóa” là da đầu Lục Thời Khanh như muốn nổ tung, y không nói câu nào, thuần thục lao thẳng vào trọng điểm.
Y canh giờ thật hay, sau khi mây tan mưa tạnh, thu xếp xong xuôi, ra khỏi viện thì nghe tôi tớ báo Lục Sương Dư và Đậu A Chương đến.
Nhắc tới cặp đôi này cũng là cả một câu chuyện. Năm xưa khi tiên đế còn sống, Lục Sương Dư bị Đậu A Chương làm phiền không chịu nổi, lần nào gặp hắn, muội ấy cũng nhăn nhó mặt mày, rồi chiến tranh bùng nổ, muội ấy theo huynh trưởng chạy trốn đến Hồi Hột, không ngờ ở nơi tha hương đất khách quê người, muội ấy lại nhớ đến hắn. Chút tình cảm đó chưa đủ gọi là tương tư, chỉ là muội ấy đi quá vội, chưa kịp bàn giao gì cả, bởi vậy thỉnh thoảng nhớ về sẽ hơi lo lắng, sợ nhỡ tên mọt sách đó nghĩ không thông hoặc hiểu lầm này nọ rồi đi liều mạng với hoàng đế thì sao.
Lục Sương Dư cứ thấp thỏm như thế, đến khi Lục Thời Khanh và Nguyên Tứ Nhàn hồi kinh phò tá Trịnh Hoằng đăng cơ, thành Trường An vừa ổn định sau đại loạn, muội ấy mới cùng mẹ về kinh dưới sự hộ tống của đại quân.
Ngày đầu về kinh, muội ấy vòng vo hỏi a huynh và a tẩu tình hình Đậu gia thế nào.
Nguyên Tứ Nhàn nói, biết một nam nhân không để ý tới râu tóc suốt hai tháng trông thế nào không.
Lục Sương Dư hỏi là Đậu A Chương à.
Nguyên Tứ Nhàn đáp phải, có điều muội ấy tới muộn nên không nhìn thấy. Sau khi biết Lục gia không tạo phản và muội ấy vẫn bình an vô sự, hắn đã xử lý sạch sẽ râu ria trên mặt rồi.
Lục Sương Dư biết Nguyên Tứ Nhàn không có lý do thổi phồng sự thực nên thấp thỏm do dự trong phủ cả ngày, vừa hạ quyết tâm sẽ đến Đậu phủ một chuyến thì nghe nói Đậu A Chương đến. Muội ấy bèn ra đón, thấy đúng là hắn đã xử lý râu tóc gọn gàng, nhưng người gầy sọp đi như thay hình đổi dạng, không còn mập như trước nữa.
Cảm xúc trong lòng Lục Sương Dư thật khó tả, nếu buộc phải hình dung thì có lẽ là giống ăn kẹo hồ lô. Lành lạnh chua chua ngọt ngọt.
Đậu A Chương nhìn vẻ mặt tranh đấu của muội ấy, tưởng muội ấy chê ngoại hình xấu xí của mình, bèn vội nói mình không phải tới để quấy rầy, chỉ cần xác nhận muội ấy bình an vô sự là hắn sẽ đi ngay.
Lục Sương Dư thầm mắng đồ ngốc, gọi hắn lại rồi sai Hồng Cúc xách một con gà mái nhảy cục ta cục tác ra.
Đậu A Chương không hiểu mô tê gì, mãi đến khi con gà mái chắc mập kia được nhét vào tay, hắn mới nghe Lục Sương Dư nói:
– Giết nó mà ăn, dưỡng cho khỏe rồi tới cầu hôn!
Dứt lời, muội ấy xoay người bỏ chạy, không biết là thẹn thùng hay tức giận.
Tim Đậu A Chương như ngừng đập, đứng ngây người tại chỗ hồi lâu, đến khi phản ứng lại thì kích động tới mức buông tay làm gà mái giãy thoát, chạy lung tung khắp viện.
Lục Sương Dư trốn ở góc tường, lặng lẽ ló đầu ra, thấy hắn hớt ha hớt hải đuổi bắt gà, tay chân vụng về khiến lông dính đầy người thì bụm miệng cười.
Chớp mắt, cặp đôi ấy cũng đã thành thân được năm. Đậu A Chương làm quan đến chức Lễ bộ thị lang, Lục Sương Dư đương nhiên ở lại Trường An cùng hắn.
Lục Thời Khanh và Nguyên Tứ Nhàn ra nghênh đón họ, đồng thời dặn hạ nhân gọi Nguyên Trăn Nguyên Thù ham chơi bên ngoài về tiếp khách.
Hạ nhân vâng lời, đi tìm hai huynh muội nhưng đến cửa hông thì chỉ thấy mỗi Nguyên Thù. Tiểu nương tử tám tuổi đang chơi ná, bịt mắt bằng dải lụa đỏ mà bắn dãy bia nhỏ đối diện.
Bia ngã hàng loạt, các nha hoàn theo hầu vỗ tay khen hay.
Hạ nhân toan tiến lên bảo tiểu nương tử đừng chơi nữa thì chợt nghe tiếng bánh xe, liền sau đó là một chiếc xe ngựa xa hoa lộng lẫy xuất hiện trong tầm mắt, chiếc xe ấy màu đen, thành xe chạm khắc hoa văn kỳ lân, chắc chắn không phải thuộc gia đình bình thường.
Xe dừng, lập tức có người trong xe vén rèm bước xuống, đúng lúc ấy, vị tiểu nương tử vẫn chưa biết gì bắn ná qua trúng ngay miếng ngọc bội bên hông người đó làm vang lên một âm thanh trong trẻo.
– Ối chao!
Người bị viên sỏi bắn trúng không kêu mà người trông giống thái giám từ trong xe bước xuống lại kêu eo éo:
– Đại gia, ngài ổn chứ ạ?
Hạ nhân và các nha hoàn bên cạnh đều mờ mịt nhưng sau khi nhận ra thân phận người mới tới thì đều cuống quít quỳ xuống.
Lục Nguyên Thù kéo dải lụa đỏ che mắt xuống, vẻ mặt nghi hoặc nhìn chỗ rẽ thì thấy một thiếu niên môi hồng răng trắng nở nụ cười tao nhã đẩy tay thái giám ra, đi về phía cô bé, vừa đi vừa hỏi:
– Nguyên Thù không nhận ra ta sao?
Lời tác giả: Ngoại truyện kiếp này sẽ nói về các nhân vật phụ quanh nhân vật chính nhé.