Thiết Kỵ Môn

chương 25: ngọc lạp lão nhân

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Chương Ðài Phụng mím chặt môi đào, hai mắt nhìn quanh, kỹ lưởng xem xét thế núi Lý Phụ Phong, không bỏ sót dù chỉ một ngọn cỏ.

Ði một mạch chừng hai dặm đường, hai người đã đến chân núi phía bắc.

Ðột nhiên hai người nghe có tiếng ca từ xa vọng đến.

Chương Ðài Phụng dừng bước, nhìn Từ Viễn hỏi:

- Quanh Lý Phụ Phong không có nhà ở sao?

Từ Viễn lắc đầu:

- Vùng núi này rất là hiểm ác, ngay cả thợ săn còn không dám đặt chân đến, làm gi có nhà ở?

Chương Ðài Phụng chau chặt mày lẩm bẩm:

- Những sự việc đã gặp hôm nay thật mỗi lúc càng lạ...

Bèn ngưng thần lắng nghe:

"Tuổi già nhàn cư chốn sương mây,

Trời nước mênh mang chỉ có đây!

Ngao du thiên hạ bao cảnh sắc,

Một chiếc thuyền con ngất ngưỡng say!"

Chương Ðài Phụng lẩm bẩm:

- Lạ thật, vị ẩn sĩ này là ai thế nhỉ?

Quay sang Từ Viễn hỏi:

- Gần đây có sông hồ gì không?

Từ Viễn ngẫm nghĩ chốc lát:

- Trong vùng Cửu Ðỉnh Sơn này đâu có sông hồ, chỉ có một khe núi khá to, thuyền con đi được, ở đây ngoài mười dặm...

Lúc này tiếng hát đã ngưng, bỗng nghe một giọng già nua nhưng hùng hồn nói:

- Tùng Phong, hãy thổi thử khúc sáo mà sư phụ đã dạy cho, xem có tiến bộ chút nào không?

Chỉ nghe một tiếng đồng tử đáp:

- Sư phụ, đệ tử đã thuần thuộc lắm rồi.

Liền thì tiếng sáo lảnh lót vang lên, khiến người lập tức thấy tinh thần phấn chấn.

Nhưng tiếng người già đã ngăn lại:

- Ðồ nhi không cần thổi tiếp nữa.

Tiếng sáo ngưng bặt, tiếng gã tiểu đồng hỏi:

- Sư phụ, đệ tử đã thổi sai hở?

- Ðúng như người đã nói, đã thuần thục lắm rồi.

Tiểu đồng có vẻ nghi hoặc:

- Ðệ tử biết sư phụ không phải khen thật lòng đâu, nhất định là có chỗ sai rồi?

Tiếng lão nhân cười ha hả:

- Ðiểm trọng yếu của âm luật học là có thể tạo ra một thứ cảm xúc kềm chế tâm thần con người, khúc sáo ngươi thổi tuy rất thuần thuộc, nhưng không hề có cảm xúc cho nên...

Tiểu đồng thất vọng:

- Vậy là đệ tử không sao học thành bản lĩnh của sư phụ rồi.

Tiếng lão nhân thở dài cảm khái:

- Mỗi người có tài trí riêng, tuy về mặt âm luật học ngươi khó có hy vọng thành đạt, nhưng sư phụ có thể truyền đạt cho ngươi bản lĩnh khác... Hãy đưa sáo dây, để sư phụ thổi một bài cho ngươi nghe thử.

Rồi thì tiếng sáo du dương thánh thót cất lên.

Quả nhiên tiếng sáo ấy khác hẳn, Chương Ðài Phụng và Từ Viễn bất giác rúng động cõi lòng.

Tiếng sáo mỗi lúc càng gấp, như thế gió táp mưa sa, Chương Ðài Phụng hai mắt nhìn thẳng, mặt đầy vẻ kỳ dị, không tự chủ được cất bước đi tới.

Từ Viễn hai mắt nhắm nghiền như kẻ mộng du, cũng cất bước đi theo sau Chương Ðài Phụng.

Lát sau, hai người đã đến một nơi dưới vách núi hết sức yên tĩnh, chỉ thấy một lão nhân râu tóc bạc phơ ngồi xếp bằng trên một tảng đá rất phẳng phiu, tay cầm một ngọc sáo ngọc đưa ngang miệng thổi.

Ðứng cạnh lão là một tiểu đồng thắt bím, đang mặt đầy vẻ sửng sốt nhìn Chương Ðài Phụng và Từ Viễn.

Lão nhân ngưng tiếng sáo, bỗng ngửa mặt buông tiếng cười vang.

Tiếng cười như một liều thuốc giải mê, khiến Chương Ðài Phụng và Từ Viễn lập tức tỉnh táo trở lại.

Chương Ðài Phụng thoáng định thần, vội cung kính thi lễ nói:

- Nạn nữ Chương Ðài Phụng xin kính chào lão tiền bối.

Lão nhân cười ha hả:

- Hạnh ngộ! Hạnh ngộ! Trong thâm sơn cùng cốc khó mà gặp được nhã khách, nhị vị cũng có chút hứng thú đối với tiếng sáo của lão đó ư?

Chương Ðài Phụng vội đáp:

- Âm luật học của lão tiền bối đã đạt đến trình độ xuất thần nhập hóa, nạn nữ thật lòng khâm phục... Dám hỏi lão tiền bối tôn tánh dại danh?

Tiểu đồng đứng cạnh tiếp lời:

- Gia sư họ Ô, tên Thống, tự xưng Ngọc Lạp Lão Nhân!

Lão nhân liền nạt:

- Im! Ngươi rõ là bép xép...

Quay về Chương Ðài Phụng nói tiếp:

- Người thôn dã dẫu có nêu ra danh tánh cũng chẳng mấy ai biết, cho nên lão ô xưa nay không thích nói ra tên họ mình...

Chương Ðài Phụng vội cười giả lả:

- Lão tiền bối khiêm tốn đó thôi, với tài năng như lão nhân gia nếu bước vào chốn giang hồ, nhất định sẽ lừng danh thiên hạ ngay.

Ngọc Lạp Lão Nhân Ô Thống phì cười:

- Rất tiếc lão ô đã nhạt lòng danh lợi, không hề có ý tranh hùng tranh bá trên chốn giang hồ.

- Lão tiền bối tấm lòng quả là thanh cao, thật là đáng kính. Nơi tiên tu của lão tiền bối ở gần đây phải không?

Tiểu đồng Tùng Phong lại xen lời:

- Chúng tôi không có nơi trú nhất định, mới từ Vu Sơn đến đây hồi mười hôm trước.

Ngọc Lạp Lão Nhân quát:

- Tùng Phong, nếu ngươi còn bép xép nữa, sư phụ sẽ phạt con mặt vách ba năm đấy.

Tùng Phong thè lưỡi:

- Sư phụ dọa đệ tử đó thôi.

- Hừ, ta không dọa đâu, lát nữa ít nhất cũng phải đánh người mười lăm cây mới được.

Tùng Phong cười liếng thoắng, bỗng nắm tay áo Ngọc Lạp Lão Nhân phụng phịu:

- Sư phụ thương đệ tử lắm mà, không bao giờ đánh phạt đệ tử đâu, sư phụ... đúng không... sư phụ?

Ngọc Lạp Lão Nhân đành bật cười nói:

- Thôi được rồi, được rồi... sư phụ tha cho lần này đó.

Tùng Phong cười đắc ý, đoạn mới lui ra xa.

Ngọc Lạp Lão Nhân cười hiền từ nói:

- Lão ô bình sanh thích vân du đây đó, nên cả đời thích phiêu bạt khắp chân trời góc biển, Tùng Phong nói cũng không phải ngoa, hiện lão ô cũng sắp rời khỏi đây rồi...

Ngưng chốc lát, bỗng hỏi:

- Vừa rồi cô nương đã tự xưng là nạn nữ, phải chăng đã gặp điều chi bất hạnh ư?

Chương Ðài Phụng ứa lệ chắp tay xá dài:

- Lão tiền bối là bậc cao nhân thế ngoại, nạn nữ cũng chẳng giấu giếm...

Thế là nàng bèn lược thuật lại những gì đã gặp vừa qua.

Nghe xong, Ngọc Lạp Lão Nhân chau mày nói:

- Cô nương khinh xuất quá, Tiên Viên Cốc đâu phải là nơi cô nương cần tìm đến?

Chương Ðài Phụng sửng sốt:

- Tiên Viên Cốc? Ra mấy con quái thú kia là loài vượn... Nạn nữ bởi nóng lòng cầu y nên đã không hỏi thăm kỷ trước, đến đổi...

Ngọc Lạp Lão Nhân bỗng đứng lên, cười nhẹ nói:

- Nắng đã lên cao, lão ô xin cáo biệt.

Tay phải đặt lên vai Tùng Phong, dợm cất bước bỏ đi.

Chương Ðài Phụng vội tiến tới cản lại nói:

- Lão tiền bối khoan đi đã, nạn nữ còn có điều cần bẩm cáo.

Ngọc Lạp Lão Nhân ngẩn người, đành dừng bước lại.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio