Thiếu Gia Bắc Kinh Ba Lần Về Quê

chương 3

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

.

Kỳ nghỉ kết thúc rồi.

Bà nội tiễn chúng tôi ra cổng làng, nhìn chúng tôi lên xe.

Tạ Chước lấy trong cặp sách ra mấy trăm tệ: “Đù, trong túi còn một ít tiền lẻ này, lát nữa đãi em đi ăn thịt nướng.”

Tôi liếc nhìn mấy tờ tiền, nói: “Là bà nội lén nhét vào đó.”

Câu nói này đã phá vỡ hàng phòng ngự của Tạ Chước.

“Bà nội kiếm tiền cũng không dễ dàng gì… sau khi đóng học phí cho em, lại cho tôi tiền tiêu vặt, bà còn lại bao nhiêu chứ.”

Tên này ngoài mặt thì vô tâm mà trái tim cũng ấm áp quá đấy.

Thảo nào mà bà nội lại thích hắn như vậy.

Hắn ta nhét tiền vào tay tôi: “Em cầm đi, em gầy quá rồi, cầm lấy tiền mà mua đồ ăn.”

“Anh giữ lấy đi, đây là bà nội thương anh nên cho anh, mấy hôm nữa là tôi còn có học bổng rồi.”

“Nếu như thật sự không có tiền thì đến tìm anh.”

Tôi thấy hắn mà buồn cười: “Thôi đi, bố mẹ anh đi làm bên ngoài quanh năm cũng chẳng dễ dàng gì đâu, đừng tỏ ra có tiền nữa.”

Bố mẹ hắn chắc cũng là ra ngoài làm thuê, một năm chả về được mấy lần.

Cũng giống như những đứa trẻ bị bỏ lại ở làng của tôi, bố mẹ chúng làm việc quanh năm suốt tháng ở những thành phố hạng nhất để gửi tiền về, họ bắt buộc phải xa nhau.

Nghĩ đến đây, tôi nhìn Tạ Chước mà cay sống mũi.

“Anh thật là đáng thương.”

“?”

Tạ Chước nhìn tôi với vẻ mặt buồn nôn.

“Dừng bộ phim sến súa trong đầu em lại đi.”

.

Có lẽ đây là giai đoạn cao điểm nhất của mùa tựu trường sau lễ, nhà ga đông kín người.

Tạ Chước mang chiếc balo màu hồng của tôi trên vai, tương phản rõ rệt với thân hình cao lớn của hắn, ừ thì sự tương phản này trông cũng dễ thương đấy.

Hắn tay xách hành lý, quay ra nhìn tôi.

“Đi taxi về trường đi, đông người quá.”

“Đi taxi tốn kém bao nhiêu là tiền, xe buýt chỉ mất tệ, chen chúc một chút vẫn được.”

Tạ Chước xách cổ tôi ra khỏi đám đông đang chờ xe buýt sau khi đến lần thứ n tôi vẫn chưa thể chen lên được, gót giày cũng bị người ta giẫm nát cả rồi.

“Sắp chen lên được rồi, anh kéo tôi đi đâu đấy hả.”

Hắn ta nhanh chóng bắt được một chiếc taxi, không nói một lời mà chuyển hành lý vào cốp xe rồi ném tôi lên ghế sau.

“Bác tài, đi đại học H.”

Bác tài nghe vậy thì vội vàng liếc mắt qua gương chiếu hậu nhìn chúng tôi một cái: “Cô cậu là sinh viên đại học H sao? Có thể học ở đó chứng tỏ rất giỏi đấy, nghe nói trường này rất nhiều nhân tài.”

Tạ Chước mỉm cười, huých tay vào tôi và đáp: “Bác tài nói đúng quá, cô ấy còn là thủ khoa của tỉnh cơ ạ.”

“Ui chao ơi, trạng nguyên đây rồi, cuốc xe này tôi miễn phí cho cô cậu.”

Tôi có chút ngại ngùng: “Làm sao như vậy được, bác tài kiếm tiền cũng rất vất vả.”

“Không sao đâu, con gái tôi năm sau cũng thi đại học rồi, cô viết tặng tôi vài lời chúc may mắn cho con bé lấy vía là được.”

Bác tài nói rồi đưa sổ bút cho chúng tôi.

Tôi lúng túng nhìn Tạ Chước, hắn ta nhướn mày như đang hóng được chuyện hay: “Mau viết đi cô trạng nguyên.”

Tôi viết vào sổ vài câu động viên và chúc may mắn, bác tài vui đến nỗi suốt chặng đường chỉ kể về con gái, nói không ngớt miệng.

Cũng may Tạ Chước là người biết ăn nói, có thể đối đáp vài câu, không thì tôi cũng chẳng biết phải nói gì.

Đến dưới ký túc xá nữ, Tạ Chước nhất định đòi mang hành lý lên tận phòng ký túc cho tôi.

Tôi cầm lấy hành lý: “Tôi tự mang lên được, anh mau về nghỉ ngơi đi.”

“Gót giày của em tuột hết cả ra rồi, em mang đồ lên thế nào đây? Để tôi nói với cô trong ký túc, tôi mang lên cho em.”

“Đừng! Cô phụ trách ký túc hung dữ lắm đó.”

Tôi chậm chân một bước rồi, không kịp cản hắn lại.

Hắn cúi người xuống, không biết nói gì mà cô phụ trách ký túc xá bật cười cả lên.

Hắn ta quay lưng lại chỉ vào tôi, cô phụ trách cũng gật đầu và nhìn tôi cười.

Ôi mẹ ơi, đây có đúng là cô phụ trách ký túc mắng người đến long trời lở đất mà tôi biết không vậy, cô ấy còn đang cười với tôi, là cười đó!!!

Tạ Chước lon ton chạy đến giành lấy hành lý trong tay tôi.

“Xong rồi, tôi đưa em lên.”

“Anh nói gì với cô phụ trách vậy?”

“Không có gì.”

Đôi chân dài miên man của hắn bước liền mấy bậc, hắn tay cầm hành lý, tay còn lại dìu tôi lên đến trước cửa phòng.

Cũng may lúc này là giờ nghỉ ngơi rồi, nếu không thì để cho những nữ sinh khác nhìn thấy cảnh này thì chẳng phải là gây nên một làn sóng dư luận trong ký túc sao.

Hắn quay lại nhìn tôi rồi thấp giọng nói: “Vậy anh về đây, có gì thì gọi cho anh.”

“Ừm.”

Tôi mở cửa phòng bước vào, cẩn thận xếp xong hành lý thì lấy sách vở trong balo ra.

Đột nhiên có thứ gì đó từ trong balo rơi xuống đất loảng xoảng.

Dưới ánh đèn phòng mờ ảo dịu nhẹ, tờ tệ sáng loáng nằm yên lặng trên mặt đất.

Tôi nhặt tờ tiền lên, trên tờ tiền có con số nhỏ mà bà nội đã đếm và đánh dấu lại bằng bút chì.

Đây là số tiền mà bà nội cho Tạ Chước.

Sống mũi tôi cay xè, thật là muốn đánh cho hắn ta vài cái.

“Bà nội cho anh tiền, sao anh lại trả cho tôi.”

“Em cầm lấy tiền này đi, tôi tiêu không nổi tiền này đâu.”

.

Hằng năm nhà trường đều phát học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, năm nay số lượng đăng ký còn nhiều hơn.

Cả lớp quyết định để cho từng học sinh nghèo lần lượt thay phiên nhau lên sân khấu kể về hoàn cảnh khó khăn của mình và đợi bỏ phiếu ủng hộ.

Tức là vạch áo ra cho người xem lưng, ai có hoàn cảnh khó khăn nhất, thảm thương nhất sẽ được mọi người đồng cảm mà bỏ lá phiếu ủng hộ.

Lớp trưởng Hách Mạch Lệ đứng trên bục giảng, gõ gõ lên bảng đen: “Được rồi, bây giờ bạn học nào muốn bắt đầu trước.”

Lớp học bỗng trở nên yên tĩnh, không ai nói với ai nửa lời.

Cô ta nghiêng đầu, cười tỏ vẻ ngọt ngào: “Khang Niệm Kiều, hay là cậu trước đi.”

Tôi vừa định đứng dậy thì Tạ Chước đã giữ tay tôi lại, đứng dậy nhìn Hách Mạch Lệ.

“Điều này thật là vớ vẩn. Bộ giáo dục đã có văn bản từ năm , chủ trương là không biến việc xét duyệt công nhận học bổng thành hội nghị mà so tài với nhau, ủng hộ mọi người bảo vệ giá trị riêng của mình, bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người.”

Hách Mạch Lệ chớp chớp mắt: “Sao lại là vô lý được, đây mới là cách công bằng nhất.”

“Như một cái hội chợ.”

Tạ Chước mỉm cười, tiếp tục nói: “Những sinh viên khó khăn thực sự đã phải từ bỏ cơ hội tài trợ tài chính vì họ sợ phải kể ra nỗi khổ của mình ngay trên sân khấu. Cậu có cảm thấy như thế là công bằng không? Cậu thật sự cảm thấy công bằng khi phải trình bày nỗi khổ cực của mình và gia đình trước tất cả mọi người và trở nên nổi tiếng theo cách đó sao?”

“Phải đó lớp trưởng, mọi người tự điền và bỏ phiếu là được.”

Thấy tất cả mọi người đều phản bác lại, Hách Mạch Lệ không khỏi tức giận.

“Bỏ đi, bỏ đi, các cậu tự xem mà làm đi, tôi không xen vào nữa.”

Tôi đứng phía sau Tạ Chước, vẻ ngoài tự tin của hắn hoàn toàn không giống với những đứa trẻ bước ra từ nông thôn như chúng tôi.

Mặc dù tôi có là thủ khoa của tỉnh thì Tạ Chước vẫn có thể nhìn ra được sự tự ti và rụt rè từ trong xương tủy của tôi.

“Cảm ơn anh, hay là tôi mời anh đi ăn mì lạnh nhé.”

Tạ Chước nhướn mày, vẻ mặt khó mà tin được: “Gà sắt hôm nay cũng mọc lông rồi sao.”

“Không ăn thì nhịn đi.”

“Ăn ăn ăn.”

Mì lạnh trong nhà ăn của trường là tệ một bát, lại còn rất đầy, có thể ăn no căng bụng.

“Ngon lắm, thêm một bát nữa.”

Tôi liếc hắn một cái: “Anh không sợ no quá mà chết sao.”

Hắn lắc đầu bất lực, ánh mắt mang một nụ cười say đắm.

“Người tôi dài, cần ăn nhiều, sao nào, đến cả tệ mà em cũng tiếc tôi à.”

“Ăn, phải ăn chứ, không có lần sau đâu.”

“Tôi nói em này Khang Niệm Kiều, em đừng có hung dữ như vậy có được không hả.”

.

Ngày hôm sau Tạ Chước dồn dập gửi tin nhắn cho tôi, kêu tôi xuống dưới nhà.

Tôi đến đầu cũng chưa kịp gội đã phải khoác vội cái áo rồi đi xuống.

Tạ Chước đứng trong tuyết, đầu đội cái mũ len màu xám giống của ông già, người bình thường đội nó chả khác nào bị phong ấn nhan sắc, còn hắn thì cứ như đang đội vương miện vậy, nhìn thế nào cũng vẫn thấy đẹp trai.

Hắn mặc chiếc áo khoác dài đến đầu gối, trên cổ quàng chiếc khăn màu xanh đậm tôi tặng hắn lúc mới yêu nhau.

“Chiếc khăn này đứt chỉ hết cả rồi, anh vẫn chưa vứt đi à?”

Hắn ta nhìn tôi cười khẩy: “Anh không có tiền mua cái mới, đành mặc vậy thôi.”

“Tìm tôi có việc gì không?”

Hắn ta đưa hộp quà cho tôi, nói: “Anh mua giày cho em.”

“Tôi có giày, không cần anh mua. Chúng ta đã chia tay rồi, anh không cần phải tốt với tôi như vậy.”

“Em có thể đừng đi đôi giày tuột gót kia nữa được không, nhìn chướng cả mắt.”

Hắn không một lời giải thích, nhét hộp quà vào tay tôi, quay đầu, tay quấn chặt lấy áo khoác rồi bước vào đám đông.

Sau lưng tỏa ra nét kiêu ngạo và bướng bỉnh, hắn thực sự không thay đổi chút nào.

Cổ họng tôi nghẹn lại, hắn ta vẫn cứ ngoài cứng trong mềm như thế, tôi thật không biết phải nói gì cả.

Thật kỳ lạ, hôm qua tôi đã bị một tài khoản nặc danh tố cáo.

Nói là tôi nộp đơn xin học bổng với tư cách là sinh viên nghèo nhưng lại mua đồ hiệu để tiêu xài, vì vậy nên tư cách nhận học bổng của tôi cũng bị hủy bỏ.

Hách Mạch Lệ còn gọi cả lớp lại và yêu cầu tôi giải thích và xin lỗi tất cả mọi người.

“Tại sao tôi phải xin lỗi?”

“Cậu đã lừa dối tình cảm của tất cả mọi người. Cả lớp đều nghĩ cậu là sinh viên nghèo nên cho cậu một cơ hội, thay vào đó cậu lại tiêu tiền để mua đồ hiệu.”

Tôi tức giận cười: “Tôi mặc đồ hiệu hồi nào chứ? Cả tủ đồ của tôi còn chả đáng tệ, đến cái khoác bông cũng là mua giảm giá còn tệ.”

Hách Mạch Lệ bước đến gần tôi, kéo tôi ra khỏi ghế, chỉ vào đôi giày dưới chân tôi, nói: “Không có tiền mà lại đi giày Burberry?”

Hả? Cái gì vậy?

“Giày là do tôi tặng đấy, có vấn đề gì không?”

Tạ Chước dựa lưng vào cửa phòng học, giọng điệu buông thả, nhưng biểu cảm lại lạnh lùng hơn bao giờ hết.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio