Ngủ chưa được hai canh thì trời đã sáng. Triệu-Bán-Sơn suất lĩnh Chương-Tấn và Thạch-Song-Anh đi trước. Lạc-Băng nằm suốt đêm đến sáng mà không thể nào chớp mắt được. Đến lúc nghe tin đội của Triệu-Bán-Sơn khởi hành thì ra tiễn, gọi Chương-Tấn lại mà dặn:
-Thập ca! Đi đường nhớ dằn lòng, đừng gây sự lôi thôi nhé! Nhất là đừng có uống rượu để hư việc nghe!
Chương-Tấn dõng dạc đáp:
-Văn tứ tẩu chớ lo điều ấy! Chương-Tấn này xin thề rằng một khi chưa cứu được Văn tứ ca thì miệng sẽ không hớp lấy nửa giọt rượu. Nhưng khi cứu được Văn tứ ca rồi thì sẽ say một bữa quên cả trời đất.
Chương-Tấn là một con sâu rượu, chỉ lấy việc say sưa chè chén làm vui. Thiếu rượu, y như người sắp lìa cõi thế. Mỗi lần uống rượu là Chương-Tấn luôn luôn sinh sự, dễ để hỏng công việc. Khi say rượu, Chương-Tấn chẳng còn biết kiêng nể ai ngoại trừ Trần-Gia-Cách và Lạc-Băng. Vì biết rõ tật của Thập đương-gia cho nên Lạc-Băng đến phút chót cũng không quên dặn anh ta đừng uống rượu mà làm hỏng việc giải cứu Văn-Thái-Lai...
Đội của Triệu-Bán-Sơn vừa đi khỏi thì lần lượt các đội của Vô-Trần Đạo-Nhân, Trần-Gia-Cách, Lục-Phỉ-Thanh cũng nối bước đi theo. Và đội đi sau cùng là đội của Châu-Trọng-Anh với Châu-Ỷ, trong đó có Từ-Thiện-Hoằng và Lạc-Băng.
Đến Triệu-Gia-Bảo, bá tánh đua nhau ra đường đón hỏi thăm rất là nồng nhiệt, tỏ lòng thương mến và xót xa vì đã được biết qua biến cố đêm trước tại Thiết-Đảm-Trang. Nghe Châu-Trọng-Anh bày tỏ sự tình, bá tánh cảm động đến rưng rưng nước mắt.
Sau khi nói mấy lời tạ ơn cùng bá tánh thì Châu-Trọng-Anh cùng với Tống-Thiện-Bằng chia tay. Tống-Thiện-Bằng sau đó hộ tống gia tiêu và tráng đinh đi về hướng Tây, còn đội nhân mã của Châu-Trọng-Anh thì lại nhắm hướng Đông mà đi.
Trên đường đi, Châu-Trọng-Anh và Từ-Thiện-Hoằng bất đồng ý kiến với nhau. Châu-Trọng-Anh thì muốn gấp rút đi cứu Văn-Thái-Lai trong khi Từ-Thiện-Hoằng theo kế hoạch của Trần-Gia-Cách có ý muốn trì hoãn. Đôi bên phải tranh luận kịch liệt đến nỗi Lạc-Băng phải đứng ra hòa giải và ép buộc Từ-Thiện-Hoằng phải tuân theo lời của Châu-Trọng-Anh. Còn Châu-Ỷ thì vốn đã có sẵn ác cảm với Từ-Thiện-Hoằng cho nên còn muốn hơn thua với chàng nữa là đàng khác. Vì muốn giữ hòa khí, Từ-Thiện-Hoằng phải cố nhịn. Tuy nhiên, chàng có vẻ không được vui lắm nên ghì ngựa lại đi thật chậm, cố ý để rớt lại phía đàng sau.
Trong suốt cuộc hành trình ngày hôm ấy, Từ-Thiện-Hoằng lúc nào cũng dàu dàu không vui chẳng nói một câu nào. Tối đến, mọi người vào lữ quán nghỉ chân dùng bữa và trú ngụ qua đêm để sáng sớm tiếp tục lên đường.
Đoàn người ngựa cứ theo phương cách ấy, mà ⬘ngày đi đêm nghỉ⬙. Phải mất đến ba ngày ba đêm tất cả mới qua được khỏi ⬘Gia-Cốc-Quan⬙.
Châu-Trọng-Anh nhận thấy Châu-Ỷ luôn luôn có thái độ đối chọi với Từ-Thiện-Hoằng gây nên sự bất hòa nhưng có nói cách mấy nàng cũng chẳng thèm nghe cho nên ông ta lấy làm bực tức lắm. Lại thấy Từ-Thiện-Hoằng có vẻ buồn bã khó chịu, ông ta vì không muốn sứt mẻ hòa khí trong tình đồng đội nên mấy lần gọi cả hai người đến cố làm trung gian để giải hòa. Nhưng cũng chỉ được nhiều lắm là vài giờ đồng hồ. Sau đó Châu-Ỷ lại chứng nào tật nấy, tiếp tục gây gổ với Từ-Thiện-Hoằng. Ông có la rầy đến cỡ nào cũng không có kết quả.
Châu-Trọng-Anh thấy tánh khí con gái như vậy thì lại nhớ đến vợ mình. Bà ta cũng nóng nảy và cố chấp y như con gái mình, chẳng sai một ly. Một khi đã giận dữ là không khi nào chịu đè nén xuống, còn khi oán ghét rồi thì không ai có thể giải hòa nổi. Có lẽ tính tình con gái ông cũng vì ảnh hưởng của vợ ông ta mà ra. Nghĩ đến vợ mình, Châu-Trọng-Anh không khỏi buồn bã khi chẳng biết giờ này bà ta đang lưu lạc chốn nào, sống chết ra sao. Nhớ lại tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm đầu ấp tay gối, ông ta chỉ còn biết thở vắn thở dài mà xót xa...
Đến Túc-Châu, bốn người lại kiếm một lữ quán mà vào cơm nước với nghỉ ngơi. Từ-Thiện-Hoằng nói với Châu-Trọng-Anh và Lạc-Băng rằng:
-Mấy ngày nay Dư thập-tứ đệ đi dọ thám mà vẫn chưa có tin tức gì của Văn tứ ca hết cả! Chắc là y chưa gặp được Tây-Xuyên Song-Hiệp đây! Không hiểu hai người kia đi công tác ở phương nào?
Châu-Ỷ nãy giờ ngồi im lặng không thèm nói với Từ-Thiện-Hoằng một câu nào cả. Bây giờ nghe chàng nói vậy, nàng như vớ được cơ hội gây sự nên nhìn Từ-Thiện-Hoằng mà nói với giọng mỉa mai rằng:
-Họ Dư làm không xong trách nhiệm thì ⬘chú em⬙ giỏi sao không đi làm thử đi mà lại ngồi ỳ một chỗ mà phiền trách với than thở làm gì?
Châu-Trọng-Anh lúc đó vừa nhắp xong một hớp rượu, thấy Châu-Ỷ như lại muốn kiếm chuyện với Từ-Thiện-Hoằng nữa. Sợ chàng buồn, ông ta bèn đổi đề tài, kiếm chuyện khác nói cho khỏa lấp:
-Lão phu có nghe rằng cố Tổng-Đà-Chủ Hồng Hoa Hội, Vu lão anh hùng là một cao thủ trong Thiếu-Lâm (), rất gần với tông phái của lão phu. Lòng lão phu vẫn ao ước được thấy mặt Vu lão anh hùng để hai bên cùng ấn chứng () cội rễ cho tường tận. Chỉ hiềm nỗi là một người ở Giang-Bắc, người kia lại ở Giang-Nam, xa xôi diệu vợi nên ước nguyện không thành! Nay Vu lão tiền bối đã cỡi mây lành về cõi Tây-Phương Cực-Lạc, còn biết làm sao gặp gỡ được! Theo sự suy đoán của lão phu thì Vu lão anh hùng nếu kể về vai vế thì thuộc vào bậc sư-thúc nhưng chẳng làm sao truy ra được nguồn gốc vì không có chút đầu giây mối nhợ nào!
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Đã từ lâu không ai biết được Vu cố tổng-đà-chủ thuộc môn phái nào hay học nghệ với ai. Mãi cho đến gần lúc lâm chung, lão nhân gia mới cho mọi người biết rằng hồi tuổi có học nghệ trong Thiếu-Lâm tại Phúc-Kiến.
Một tay bưng chung rượu nhướng mày suy nghĩ, một tay vuốt chòm râu bạc phất phơ, Châu-Trọng-Anh lại hỏi:
-Từ lão đệ có biết tướng mạo Vu tổng-đà-chủ có những đặc điểm gì khác người không?
Từ-Thiện-Hoằng đáp:
-Vu tổng-đà-chủ ngoài tuổi, nhưng trông còn tráng kiện hơn cả nhiều người đương ⬘tuần ⬙ (). Đôi mắt của lão nhân gia sáng ngời như hai viên ngọc, luôn trông thẳng ra đàng trước mà không mấy khi nhìn liếc qua hai bên; không quay lại đàng sau mà trông thấy rõ được tất cả những gì đàng sau lưng. Bởi vậy những kẻ nào muốn dùng ám khí để ám sát sau lưng đều bị lão nhân gia biết được hết. Còn một dấu vết đặc biệt nữa là ở cuối đôi lông mày của lão nhân gia có một nốt ruồi to bằng hột đậu đen. Ngay nốt ruồi ấy có mọc một sợi lông trắng như tơ, cứng như cước.
Chung rượu Châu-Trọng-Anh bưng trên tay bỗng nhiên rơi xuống bể tan tành. Đôi gò má ông ta u sầu rũ rượi, hai hàng nước mắt chảy dài xuống. Châu-Trọng-Anh khóc ấm ức than rằng:
-Sư thúc! Sư thúc ơi! Lòng con bấy lâu nay vẫn nghĩ là sư thúc! Tại sao sư thúc không nói thật tâm sự của sư thúc cho con nghe? Thật là khổ tâm con biết mấy!
Từ-Thiện-Hoằng nhìn Châu-Trọng-Anh sững sờ, chẳng hiểu sao người anh hùng Thiết-Đảm-Trang lại bỗng nhiên sụt sùi rơi lệ. Luôn cả Lạc-Băng và Châu-Ỷ cũng như ngây như dại, chẳng hiểu chuyện gì xảy ra.
Châu-Trọng-Anh qua phút cảm xúc liền hỏi tiếp:
-Từ hiền đệ và Văn phu nhân! Trong Hồng Hoa Hội chẳng hay có ai biết rằng Vu không phải là họ thật của cố Tổng-Đà-Chủ không? Chẳng qua đó chỉ là họ mượn thôi! Còn họ thật có ai biết là gì không?
Từ-Thiện-Hoằng giật mình khi nghe Châu-Trọng-Anh biết quá rõ ràng về lai lịch của vị Tổng-Đà-Chủ tiền nhiệm. Chàng khẽ gật đầu nói:
-Có! Anh em trong Hồng Hoa Hội sau này mới biết được lão nhân gia vốn họ Trần.
Châu-Trọng-Anh gật đầu nói tiếp:
-Đúng vậy! Họ Trần! Nếu tên không đổi thì phải là Trần-Hữu-Nghị. Lão phu bây giờ biết chắc chắn đó là sư thúc của mình chứ không ai vào đây nữa. Mặc dầu trên danh nghĩa là sư-thúc sư-điệt, nhưng trên thực tế thì tình có khác chi sư-huynh sư-đệ. Trần-Hữu-Nghị và lão phu thân nhau còn hơn là ruột thịt nữa, tưởng trên thế gian này chưa có tình tri kỷ nào có thể sánh được. Dẫu cho Bảo-Thúc-Nha với Quản-Di-Ngô hay Lưu-Quan-Trương đời xưa cũng chỉ có thể đến thế là cùng. Sau này Trần-Hữu-Nghị vì phạm môn quy nên bị sư phụ của lão phu trục xuất ra khỏi Thiếu-lâm-Tự. Từ đó không ai còn được nghe gì về tin tức của ông ta nữa. Riêng về phần lão phu thì đã kiếm khắp cả hải giác thiên nhai mà ⬘âm phong⬙ () vẫn vắng bặt. Lão phu thầm nghĩ có lẽ vì buồn lòng nản chí nên Trần-Hữu-Nghị ẩn dật trong chốn rừng xanh nước biếc vui cảnh lâm tuyền, đêm tụng Huỳnh đình, ngày luyện linh dược, và đã đắc đạo chứ không còn xuất đầu lộ diện ở ngoài vòng danh cương lợi tỏa. Nào ngờ đâu con người với vẻ mặt trầm ngâm ấy lại có chí lớn, ôm ấp một hoài bão lớn lao, đem tài sức giúp đời, thay danh cải tánh mà làm nên sự nghiệp để lại tiếng thơm cho muôn đời về sau. Trước kia lão phu được nghe giang hồ bàn tán xôn xao về vị Tổng-Đà-Chủ của Hồng Hoa Hội vốn là một cao thủ trong phái Thiếu-Lâm. Lão phu có ý nghi ngờ nên có viết mấy phong thư nhờ người trao đến tận tay nhưng tuyệt nhiên không hề nhận được một chữ hồi âm. Sau đó, lão phu tin tưởng rằng Vu tổng-đà-chủ không phải là Trần-Hữu-Nghị sư thúc vì nếu đúng là người ấy thì có lẽ nào lại vô tình với lão phu như thế! Mặt không thấy mặt! Thư chẳng thấy thư! Ôi, cái tình tri giao mấy chục năm trời! Bây giờ biết rõ được thì ân hận làm sao! Kẻ còn người mất, càng nói ra càng đau lòng! Trần-Hữu-Nghị! Trần-Hữu-Nghị! Sao sư thúc lại đối với Châu-Trọng-Anh này tệ bạc đến thế! Châu-Trọng-Anh này đã làm gì cho sư thúc buồn phiền?
Càng nói, nước mắt Châu-Trọng-Anh càng nhỏ xuống đầm đề. Mọi người ai nấy đều ngồi trầm ngâm, trong lòng xúc động.
Châu-Trọng-Anh như cố đè nén cơn đau buồn đang dằn vặt ông ta dữ dội. Ông lấy tay vuốt ngực đè ngay tim mà nói:
-Nếu lão phu sớm biết được tin này chừng vài tháng thì cho dù cõi Giang-Nam có xa xôi hiểm trở muôn trùng đến thế nào đi nữa, lão cũng quyết tìm đến gặp mặt một phen cho thỏa lòng. Giờ đây cái ngày hội ngộ đó chỉ còn mong ở chốn tuyền đài. Trần-Hữu-Nghị! Hãy chờ ta nơi đó nhé!
Châu-Trọng-Anh sau đó uống luôn mấy chung rượu nữa, nhưng để phá thành sầu chứ không phải để thưởng cảnh hữu tình như lúc đầu nữa.
Thấy Châu-Trọng-Anh quá đỗi bi thương, Từ-Thiện-Hoằng bèn khuyên:
-Theo ý tiểu điệt nghĩ thì Vu tổng-đà-chủ chắc có điều bí mật gì, hay tâm sự gì khó nói đó thôi chứ không phải là bội bạc với Châu lão tiền bối đâu. Và có lẽ cũng vì vậy mà lão nhân gia đành im lặng mà không chịu nhận là người thân của lão tiền bối. Tiểu điệt biết rõ Vu tổng-đà-chủ xưa nay đối với bằng hữu rất nhiệt tình và chân thật. Lão nhân gia vẫn thường đem cái đạo ấy ra giảng cho các anh em Hồng Hoa Hội nghe. Như thế thì đối với một người bạn hiền như Châu lão tiền bối thì có lý nào lại thờ ơ lãnh đạm cho được? Tâm sự của Vu tổng đà chủ hẳn có điều khó nói ra nên đành mang bí mật đó xuống cõi tuyền đài. Có lẽ đó phải là một chuyện khác thường, trừ lão nhân gia ra, không ai hiểu nổi.
Châu-Ỷ nghe Từ-Thiện-Hoằng nói bèn bảo Lạc-Băng:
-Văn tẩu tẩu à! Theo em thấy thì trong Hồng Hoa Hội, trừ một vài người man trá ra, có lẽ phần đông đều là những người bạn có lòng tốt, ý tốt cả. Người mà thân phụ em thương nhớ đó hẳn phải có điều gì mật mới không muốn tiếp xúc với phụ thân em chứ chẳng phải là phục bạc đâu!
Từ-Thiện-Hoằng biết Châu-Ỷ ⬘xâm xỉa⬙ mình, nhưng chàng giả vờ như chẳng nghe thấy và không thèm đếm xỉa tới.
Châu-Trọng-Anh lại hỏi:
-Khi Vu tổng-đà-chủ lâm chung có di ngôn gì chăng?
Từ-Thiện-Hoằng đáp:
-Chuyện của Vu tổng-đà-chủ rất dài và phức tạp. Nếu thuật lại thì lâu lắm, mà ở đây cũng bất tiện nữa. Để khi nào chúng ta đi chừng vài chục dặm tìm một chỗ hoang vắng không người tạm nghỉ chân, tiểu điệt sẽ thuật hết lại cho Châu lão tiền bối nghe. Chính tiểu điệt cũng còn nhận thấy có nhiều điều nghi hoặc mà không làm sao giải thích nổi. Thấy Châu lão tiền bối đối với Vu lão nhân gia quá đỗi thâm tình nên tiểu điệt cảm khái vô cùng. Hai người lại là đồng môn nên có lẽ Châu lão anh hùng hiểu rõ Vu tổng-đà-chủ hơn ai hết.
Châu-Trọng-Anh nói:
-Hay lắm! Hiền điệt hãy nói cho lão phu điều lão phu muốn biết rồi lão phu cũng sẽ nói cho hiền điệt tất cả những gì lão phu biết về Vu tổng-đà-chủ sau.
Châu-Trọng-Anh gọi tiểu nhị tính tiền. Từ-Thiện-Hoằng thấy vậy nói:
-Châu lão tiền bối hãy để tiểu điệt thanh toán được rồi.
Châu-Trọng-Anh gạt đi:
-Không! Lão phu mời tức là lão phu đãi. Lão phu là chủ, còn mấy người là khách kia mà!
Tính tiền xong, Châu-Trọng-Anh dẫn cả đám đi về quán trọ. Châu-Ỷ liếc Từ-Thiện-Hoằng, nói bằng giọng châm biếm khó chịu:
-Chỉ được cái tài lẻo mép chứ mưu trí gì mà tự xưng là Võ-Gia-Cát!
Châu-Trọng-Anh trợn mắt lên mắng rằng:
-Cái con nhỏ này! Ai cho mày hỗn láo như vậy?
Lạc-Băng cười, nói với Châu-Ỷ:
-Hiền muội! Em chưa biết đó thôi! Thất ca là người thông minh lanh lợi nhất trong Hồng Hoa Hội. Em không tin thì lâu ngày rồi sẽ biết. Em đừng chọc đến thất ca, anh ấy mà phá thì em chỉ có khóc thôi đó!
Châu-Ỷ hừ giọng mũi một cái rồi nói:
-Em cũng cả sợ y đâu! Y mà phá em thì em sẽ trả thù lại thôi. Bọn đàn ông mà làm gì em thì em cũng sẽ làm lại chúng y như thế!
Châu-Trọng-Anh toan mắng con gái thêm ít câu nhưng nghe dưới lầu có tiếng người đi lên, nên lại thôi.
Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Thôi! Chúng ta cứ về quán trọ trước sẽ hay.
Mọi người về đến khách sạn nghỉ ngơi qua đêm. Trời vừa mới tờ mờ sáng, bốn người đã thức dậy chuẩn bị thu xếp đồ vật lên đường. Thật là may mắn, bốn người vừa lên ngựa ra khỏi thành thì có lệnh đóng cửa thành. Đi suốt cả ngày được chừng dặm thì trời đã bắt đầu tối. Thấy trước mặt có một đám cây cổ thụ, Châu-Trọng-Anh đề nghị:
-Đến dưới lùm cây đó nghỉ chân nhé?
Từ-Thiện-Hoằng đáp:
-Xin vâng!
Bốn người cột ngựa lại rồi cùng nhau ngồi quay quần dưới bóng mát trò chuyện. Tiếng gió vi vu nghe tựa như tiếng sáo khẽ vờn trên những ngọn cỏ lào xào. Từ-Thiện-Hoằng toan mở đầu câu chuyện bỗng tai nghe văng vẳng từ xa như có tiếng vó ngựa truy phong. Chẳng liền nằm mọp xuống cỏ lắng tai nghe thử. Nghe được một lúc, Từ-Thiện-Hoằng ngước mặt lên nói với mọi người:
-Có tất cả ba con ngựa đang phi cách đây chừng một dặm. Nhờ chiều gió thuận nên chắc là nghe không lầm đâu.
Châu-Trọng-Anh vẫy tay ra dấu, mọi người tháo dây cương, dắt ngựa lại sau một tảng đá tìm chỗ cột lại rồi tìm chỗ ẩn núp.
Chỉ một lúc sau, tiếng vó ngựa mỗi lúc nghe một rõ, và rồi quả đúng có ba kỵ mã đang nhắm hướng Đông mà phi tới. Dưới ánh trăng, mọi người thấy rõ cả ba người ngồi trên lưng ngựa, đầu vấn khăn trắng, mặc áo dài, cột dây lưng tơ theo lối ăn mặc của người Duy. Mỗi một người trên tay cầm một thanh đại đao.
Chờ cho ba người Duy đi khỏi, Châu-Trọng-Anh mới lên tiếng ra hiệu cho tất cả về lại chỗ cũ chuyện trò như lúc nãy. Trong suốt cuộc hành trình, ngoại trừ chiều hôm trước, không mấy khi mọi người được dịp ngồi lại với nhau lâu.
Châu-Trọng-Anh sau đó liền hỏi Lạc-Băng mọi chuyện từ đầu vì sao hai vợ chồng bị quan binh và đám cao thủ triều đình truy kích. Lạc-Băng liền chậm rãi từ từ kể lại...
Nguyên tháng trước, cố tổng-đà-chủ Vu-Vạn-Đình có công vụ khẩn cấp nên từ Thái-Hồ lên thẳng Bắc-Kinh, đem Văn-Thái-Lai và Lạc-Băng đi cùng. Vu tổng-đà-chủ cẩn thận ngầm bố trí các lực lượng thủy lục đề phòng bất trắc nên đến Bắc-Kinh bình an vô sự.
Đến Bắc-Kinh, Vu-Vạn-Đình liền gọi vợ chồng Văn-Thái-Lai đến cho biết nguyên do chuyến Bắc-du này, và dặn hai người phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh...
Đêm hôm đó, Vu-Vạn-Đình cho biết sẽ vào tận hoàng-cung để diện kiến cùng Thanh-Đế Càn-Long để bàn về một vài bí mật rất quan trọng, có liên quan đến vận mạng của Hán-tộc và ngai vàng của Càn-Long. Vu-Vạn-Đình dặn hai người bí mật đi theo ngầm hộ tống ông tại cấm cung. Hai người theo kế hoạch, vượt nhiều thành trì kiên cố, qua mặt được hết các đám Cẩm-vệ quân cũng như Ngự-lâm quân.
Khi theo Vu-Vạn-Đình vào đến hoàng cung hội kiến với vua Càn-Long, hai vợ chồng Văn-Thái-Lai nhìn thấy thái độ của Thanh-Đế vẫn thản nhiên không có gì tỏ vẻ là hoảng hốt cả. Sau đó Vu-Vạn-Đình hỏi mấy câu nhưng Càn-Long vẫn im lìm không đáp. Thấy vậy, Văn-Thái-Lai mới mở lời khuyên Càn-Long nên nói rõ thánh ý () để cho Vu-Vạn-Đình biết rõ thì mới có thể tìm được một giải pháp dung hòa. Nhưng Càn-Long vẫn chỉ ậm ừ mà không chịu lên tiếng.
Sau cùng, Vu-Vạn-Đình phải cấp tốc dùng âm tín gọi Vô-Trần Đạo-Nhân, Triệu-Bán-Sơn và Tây-Xuyên Song-Hiệp tức tốc đến Bắc-Kinh vào tận cấm cung dùng áp lực, buộc Càn-Long phải quyết định dứt khoát: một là đồng ý, hai là khước từ chứ không thể nào ⬘đi nước đôi⬙ được. Từ-Thiện-Hoằng sau đó vạch ra những điều khoản chính yếu trong hiệp-ước ký kết giữa Càn-Long và Vu-Vạn-Đình. Nhờ vậy mà cuộc hội nghị đi đến kết quả...
Nghe kể tới đây, Châu-Trọng-Anh hỏi:
-Trong cuộc hội kiến lịch sử này, Văn tứ ca có chủ ý như thế nào? Văn phu nhân có biết rõ không?
Lạc-Băng đáp:
-Vu tổng-đà-chủ cho tất cả anh em Hồng Hoa Hội biết Càn-Long sau đó hẹn với lão nhân gia đến hội kiến thêm một lần nữa, mà chỉ có thể đem theo một người thân tín của mình mà thôi. Văn tứ ca sau đó, là người được Vu tổng-đà-chủ chọn đem theo vào tận chỗ hội nghị. Những người kia, theo kế hoạch của lão nhân gia phải tức tốc trở về An-Tây mà việc ai nấy làm theo nhiệm vụ được giao phó...
Sau đó, Vu-Vạn-Đình cùng với Văn-Thái-Lai lên đường vào cung hội kiến với Càn-Long. Lạc-Băng cũng đi theo nhưng chỉ ở bên ngoài yểm trợ ngầm thôi. Vu-Vạn-Đình lại dặn Văn-Thái-Lai rằng trong cuộc hội đàm sắp tới, chàng chỉ được lắng tai nghe thôi chứ không được nói một lời nào cả.
Lạc-Băng ở ngoài chờ đợi mà trong lòng hết sức nóng nảy. Nhưng độ hai tiếng đồng hồ sau, nàng đã cảm thấy khoan khoái nhẹ nhõm khi nhìn thấy Vu-Vạn-Đình cùng với Văn-Thái-Lai bình an vô sự trở ra.
Hôm sau, Vu-Vạn-Đình cùng với Văn-Thái-Lai và Lạc-Băng rời Bắc-Kinh, thẳng đường về Giang-Nam. Trên lộ trình, Lạc-Băng hỏi Văn-Thái-Lai về nội dung cuộc hội nghị với Càn-Long ra sao thì chàng thì chàng cũng chỉ nói sơ qua đại ý là có liên quan đến vận mạng Hán-tộc và Thanh-triều thôi chứ không chịu đi vào chi tiết. Lạc-Băng quyết hỏi cho ra lẽ nhưng Văn-Thái-Lai một mực không chịu nói, chỉ bảo rằng ngoài Trần-Gia-Cách ra (khi ấy còn là Thiếu-Đà-Chủ), chàng không thể thổ lộ cho bất cứ một người nào biết được, kể cả Lạc-Băng, là người thân yêu nhất trên đời của chàng...
Nghe đến đây, Châu-Trọng-Anh cất tiếng khen ngợi:
-Vu tổng-đà-chủ thật là biết xét người, có mắt nhìn người. Mà Văn tứ ca cũng là người nghĩa khí hiếm có. Chẳng biết nếu sớm gặp được sư thúc, liệu người có nỡ giấu diếm lão phu hay không? Có ngờ đâu con người mang tên thật là Trần-Hữu-Nghị kia hành tung lại bí mật và chí khí hơn đời đến thế kia!
Lạc-Băng sau đó lại tiếp tục kể...
Đến Giang-Nam, Vu-Vạn-Đình chia tay với Văn-Thái-lai và Lạc-Băng tại đó. Ông ta ra lệnh cho hai người phải về gấp An-Tây, và Văn-Thái-Lai phải tìm gặp Thiếu-Đà-Chủ Trần-Gia-Cách để tường thuật lại hết mọi chuyện. Còn Vu-Vạn-Đình thì rẽ đường đi Hàng-Châu với ý định ghé sang Hải-Ninh-Châu có việc khẩn cấp...
Châu-Trọng-Anh nghe đến như hiểu được phần nào nên thở dài than:
-Lão phu biết rõ là cho dù cách biệt lâu năm nhưng mối thâm tình của sư thúc đối với lão phu không thay đổi chút nào!
Châu-Ỷ hỏi:
-Gia gia bảo mối thâm tình không thay đổi là sao?
Châu-Trọng-Anh nói:
-Làm sao mà con hiểu được!
Châu-Ỷ gân cổ, giọng ngang tàng nói:
-Chính vì con không hiểu nên mới hỏi gia gia!
Châu-Trọng-Anh không đáp. Châu-Ỷ lại liếc mắt ngạo nghễ nhìn Từ-Thiện-Hoằng cười nhạt. Lạc-Băng lại tiếp tục câu chuyện đang kể dở dang...
Từ khi vể Hải-Ninh, tính tình của Vu-Vạn-Đình không hiểu vì sao mà thay đổi hẳn. Trước kia ông ta vẫn thường vui vẻ nói cười cùng tất cả, nhưng tự nhiên giờ đây lại đâm ra trầm ngâm, biếng cười, biếng nói, lúc nào như cũng chìm đắm vào trong tư tưởng mà không ai hiểu được làm sao.
Được vài ngày, Vu-Vạn-Đình bỗng lâm trọng bệnh nằm liệt giường. Thế nhưng sau đó thuốc thang ông không chịu uống, cơm cháo chẳng chịu ăn, lương y cùng thuộc hạ túc trực đêm ngày hết lời khuyên bảo mà ông ta vẫn không chịu nghe.
Luôn cả các đương-gia đến vấn an, Vu-Vạn-Đình đều ra lệnh, bảo đừng ai lo cho ông ta mà phải tiếp tục công tác của mình; phải lấy quốc gia làm trọng chứ không được vì chuyện cá nhân riêng tư. Các đương-gia dù rất đau lòng nhưng biết Vu-Vạn-Đình nói đúng nên không ai dám cãi mệnh dù rất lo cho bệnh tình của ông.
Có người cho biết rằng Vu-Vạn-Đình sớm biết trước tình trạng sức khỏe của ông cách đây một năm nên dành hết thì giờ cố dàn xếp việc hội kiến với Càn-Long càng sớm càng tốt. Và có lẽ vì thấy thời gian cấp bách không kịp làm hết được tất cả những dự định cho nên Vu-Vạn-Đình buồn rầu mà sinh ra bệnh nặng.
Nhưng Văn-Thái-Lai lại cho Lạc-Băng biết thêm một lý do khác là ngoài việc trên, Vu-Vạn-Đình có một tâm sự rất là đau đớn là ông ta được tin người yêu quý nhất đời của mình đã sang một thế giới khác! Bình sinh, Vu-Vạn-Đình yêu quý người ấy hơn tất cả những gì quý giá trên đời. Nay được tin người ấy không còn nữa, Vu-Vạn-Đình cũng chẳng còn muốn sống làm gì nữa!..
Lạc-Băng kể đến đây thì ai nấy đều để ý thấy lệ rơi tầm tã từ tròng mắt của Từ-Thiện-Hoằng. Châu-Trọng-Anh cũng không nén được xúc động, mủi lòng mà sụt sùi. Lạc-Băng dùng tay lau mấy giọt nước mắt trên má rồi kể tiếp...
Giờ phút lâm chung, Vu-Vạn-Đình co gọi tất cả các đương gia đang có mặt tại Hồng Hoa Hội, tập trung hết chánh bộ hương chủ, nội ngoại tam đường để lại di ngôn, bảo tất cả phải tôn Thiếu-Đà-Chủ Trần-Gia-Cách lên thay thế chức vị của mình chứ không thể cử bất cứ một ai khác, và bắt mọi người phải hứa với ông ta như thế. Vu-Vạn-Đình không nói rõ lý do tại sao, chỉ bảo rằng đây là một sự việc quan trọng, là phương pháp duy nhất để chế ngự nhà Thanh sau này. Nếu mọi người không chịu nghe lời ông thì Hán-tộc sẽ vĩnh viễn làm nô lệ cho Thanh-triều...
Châu-Trọng-Anh cắt ngang câu chuyện, lên tiếng hỏi:
-Trần thiếu-đà-chủ xưng hô thế nào với Vu tổng-đà-chủ?
Lạc-Băng đáp:
-Trần thiếu-đà-chủ là dưỡng-tử của Vu tổng-đà-chủ. Mà theo tất cả được biết thì Trần thiếu-đà-chủ là con của Hải-Ninh Tướng-Quốc Trần đại-nhân. Trần công-tử thiên tư đĩnh ngộ, phong thái siêu phàm, tuổi thi đỗ Giải-Nguyên, tuổi đỗ Trạng-Nguyên. Đại đăng-khoa chưa được bao lâu thì Vu tổng-đà-chủ đem Trần công-tử đến Hồi-Bộ Bắc-Sơn giao cho Thiên-Trì Quái-Hiệp rèn luyện võ nghệ. Việc này không những chỉ người của Hồng Hoa Hội biết thôi mà khắp chốn giang hồ cũng đều biết rất rõ. Nhưng có điều lạ lùng là vị Trần công-tử kia, tức đương kim Tổng-Đà-Chủ, là con của một vị Tể-Tướng trong triều, quyền uy chức trọng, khoa bảng, vinh hoa phú quý tột bậc mà không hiểu sao lại xin làm dưỡng tử của một vị võ lâm cao thủ, một lãnh tụ của một bang hội chống lại triều đình thì thật là một điều không ai có thể nghĩ ra nổi!
Châu-Trọng-Anh nói:
-Có lẽ có một bí mật nào đó. Văn tứ gia lẽ nào lại không biết?
Lạc-Băng đáp:
-Điệt nữ dám quả quyết rằng cùng lắm Văn tứ ca cũng chỉ biết đại lược sơ qua thôi chứ không thể nào biết được rành rẽ. Vu tổng-đà-chủ còn một tâm sự định chờ gặp mặt Trần thiếu-đà-chủ sẽ nói, nhưng vì đường sá xa xôi, mặc dù Trần thiếu-đà-chủ đã cấp tốc lên đường nhưng vẫn không kịp. Biết không thể nào kịp gặp mặt dưỡng-tử trong giây phút cuối, Vu tổng-đà-chủ bèn ra chỉ thị cho chánh phó lục đường của Hồng Hoa Hội phải tuân theo di mệnh, cấp tốc dùng lễ ⬘thiên lý tiếp long đầu⬙ đón Thiếu-Đà-Chủ lên Giang-Bắc để tiếp nhận chức Tổng-Đà-Chủ mà cùng tính việc quốc gia đại sự, chứ đừng vì việc ma chay của người mà làm trễ nãi. Còn việc tối mật thì như điệt nữ đã kể, Vu tổng-đà-chủ đã trối riêng với Văn tứ ca và dặn chỉ được nói riêng cho Trần thiếu-đà-chủ nghe mà thôi. Ngờ đâu Văn tứ ca dọc đường gặp nạn nên bí mật kia nay cũng chưa đến tai đương kim Tổng-Đà-Chủ được...
Nói đến đây, Lạc-Băng nghe cổ mình như nghẹn lại. Một lát sau nàng mới lên tiếng được:
-Nếu chẳng may Văn tứ ca có bề gì thì bí mật kia sẽ chẳng một ai biết được, và tương lai của Hán-tộc chúng ta sẽ ra làm sao đây!
Châu-Ỷ thấy vậy bèn khuyên:
-Văn tẩu tẩu chớ có bi lụy mà nói lên những điều bất tường như vậy. Văn tứ ca trước sau cũng được giải thoát mà thôi. Chúng tôi quyết liều chết để cứu cho được Văn tứ ca mới nghe!
Châu-Trọng-Anh lại hỏi tiếp:
-Chẳng hay Văn tứ gia bị thương ra làm sao?
Lạc-Băng lại tiếp tục kể...
Sau khi chia tay với Vu-Vạn-Đình, Văn-Thái-Lai cùng Lạc-Băng thẳng đường đi Túc-Châu theo lộ trình do ông ta phác họa. Chẳng ngờ khi hai người vừa vào đến khách điếm tạm nghỉ ngơi thì có mười mấy tên thị-vệ đại-nội, là những cao thủ võ lâm được triều đình tuyển dụng, đến chặn hai người lại trao ra tờ chiếu chỉ của Càn-Long bảo rằng chúng tuân theo thánh chỉ () cần triệu thỉnh chàng về Bắc-Kinh có việc khẩn cấp. Văn-Thái-Lai nói với chúng rằng chàng đang phụng mệnh Vu tổng-đà-chủ, khi nào xong mới có thể tuân chỉ Càn-Long đến Bắc-Kinh được. Nhưng đám thị-vệ cậy vào võ công cao cường, lại đông người nên lên tiếng bắt buộc Văn-Thái-Lai phải tuân chỉ Càn-Long trước rồi mới được phụng mệnh Vu tổng-đà-chủ sau. Hai bên lời qua tiến lại rồi sinh ra ẩu đả.
Văn-Thái-Lai cùng Lạc-Băng hợp sức giết được bốn tên, đồng thời đả thương thêm bốn tên khác. Những tên còn lại biết địch không nổi hai người nên bỏ chạy. Tuy thắng trận ấy, nhưng trên mình Văn-Thái-Lai bị đến sáu bảy vết thương khá nặng.
Lạc-Băng không bị thương nên sau đó còn đủ sức bảo vệ Văn-Thái-Lai đi tiếp. Hai người biết không thể nào nấn ná thêm ở Túc-Châu được nữa mà phải làm cách nào vượt qua được phía bên kia Vạn-Lý Trường-Thành thì mới mong được an toàn.
Đến Triệu-Gia-Bảo, hai người tìm một lữ quán tạm trú để Văn-Thái-Lai có cơ hội điều dưỡng thương thế. Nhưng tung tích của hai người lại bị đám ⬘ưng khuyển⬙ hay được mà kéo đến quyết bắt cho được hai người. Qua nhiều trận ác chiến, Lạc-Băng cũng bị thương nặng. Sau đó, hai người gặp Lục-Phỉ-Thanh và được ông ta giới thiệu đến Thiết-Đảm-Trang tạm nương náu...
Lạc-Băng vừa kể xong chuyện thì Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Văn tứ tẩu cứ yên tâm. Văn tứ ca dù ở trong hang hùm nhưng tánh mạng vẫn vững như bàn thạch. Căn cứ theo mọi dữ kiện mà nói thì Càn-Long muốn bắt sống Văn tứ ca. Vì thế, Trương-Siêu-Trọng và bọn ⬘chó săn chim mồi⬙ dù bất cứ lý do gì cũng không dám hại đến Văn tứ ca đâu.
Châu-Trọng-Anh gật đầu nói:
-Lão phu rất đồng ý với Từ hiền điệt. Lời biện giải của hiền điệt quả thực không sao chút nào!
Bỗng nhiên Châu-Ỷ liếc mắt nhìn Từ-Thiện-Hoằng nói:
-Nếu mi toan tính, lo liệu giỏi như vậy thì sao không đến Triệu-Gia-Bảo mà dẹp tan bọn ⬘ưng khuyển⬙ của triều đình kia đi thì Văn tứ gia đâu đến nỗi phải đến Thiết-Đảm-Trang của ta lánh nạn đến nỗi bị Trương-Siêu-Trọng bắt rồi để di họa đến cho gia đình ta như thế!
Thấy Châu-Ỷ không chịu buông tha cho Từ-Thiện-Hoằng, Châu-Trọng-Anh phải lên tiếng quát nạt bảo nàng thôi, thế nhưng Châu-Ỷ vẫn một mực ngoan cố, không chịu nghe lời ông. Thấy tình trạng không ổn, Châu-Trọng-Anh phải cố tìm đề tài khác để nói cho bớt căng thẳng. Nghĩ ra được một điều vui vui, ông ta hỏi Lạc-Băng rằng:
-Chẳng hay hiền thê của Trần tổng-đà-chủ là ai thế? Là con nhà trâm anh thế phiệt hay là một nữ hiệp giang hồ?
Lạc-Băng đáp:
-Theo điệt nữ được biết thì Tổng-Đà-Chủ chưa có người nâng khăn sửa túi.
Trong khi Châu-Trọng-Anh trầm ngâm suy nghĩ thì Châu-Ỷ hóm hỉnh vui cười nói với Lạc-Băng:
-Vậy thì chắc em thế nào cũng có ngày được uống rượu mừng Tổng-Đà-Chủ rồi phải không chị?
Châu-Trọng-Anh nghe nói liền mắng con gái rằng:
-Cái con này chỉ biết nói khùng nói điên! Việc nước, việc nhà, Trần tổng-đà-chủ lo chưa có giờ phút nào yên thân được thì còn thì giờ đâu để nói đến chút hạnh phúc cá nhân mà đòi uống rượu với không uống rượu!
Lạc-Băng cười nói:
-Chờ khi cứu được Văn tứ ca rồi, điệt nữ sẽ làm mai cho Ỷ muội một người chồng xứng đáng. Hy vọng Châu lão anh hùng sẽ hài lòng...
Châu-Ỷ nghe nói mắc cở chặn lại không cho Lạc-Băng nói tiếp:
-Nếu ai còn nói đến việc làm mai làm mối cho tôi nữa thì tôi bỏ đi ngay, không thèm đi chung nữa đâu.
Mọi người ai nấy đều cười rộ lên. Sau một lúc, Từ-Thiện-Hoằng lại một mình phá lên cười một mình.
Châu-Ỷ giận lắm, hỏi rằng:
-Mày cười cái gì thế hả ⬘chú em⬙? Coi chừng, đừng đụng đến ⬘chị⬙ mà khổ đấy!
Từ-Thiện-Hoằng vẫn cười tiếp nói:
-Tôi cười gì thì mặc tôi! Mắc mớ gì mà cô em phải thắc mắc hả? Châu-Ỷ vốn tính tình ngay thẳng, trong bụng nghĩ sao thì nói vậy chứ chẳng chút giấu diếm:
-Chú mày cười gì tưởng ⬘chị⬙ không đoán được sao? Hẳn chú mày nghĩ rằng chị Lạc-Băng định làm mai cho Tổng-Đà-Chủ Trần-Gia-Cách đi cưới chị làm vợ chứ gì? Chú mày đừng nghĩ thế mà lầm! Đừng tưởng được thiên hạ gọi là ⬘Võ-Gia-Cát⬙ mà làm tài lanh nhé! Trần-Gia-Cách là con Tể-Tướng, chị đây là hạng thường dân. Đã đành rằng phụng không thèm sánh với gà, nhưng gà cũng chẳng bao giờ so với phụng đâu nhé!
Châu-Trọng-Anh nghe nói cũng phải phì cười. Ông chỉ ⬘mắng yêu⬙ con gái mình vài câu là lắm lời nhiều chuyện. Lạc-Băng gật đầu nói:
-Ỷ muội thật có khí phách hơn người, lại ngay thẳng nghĩ sao nói vậy. Người như Ỷ muội thật là đáng quý.
Châu-Trọng-Anh nói:
-Con nhỏ của lão phu chỉ ⬘bạ ăn bạ nói⬙ mà chẳng sợ ai cười! Chắc Từ hiền-điệt cũng phải cười thầm cái tính khí ⬘bô lô ba la⬙ đó chứ chẳng không!
Mọi người cười nói vui vẻ rất khuya, sau đó tìm chỗ đánh một giấc để sáng sớm hôm sau lại phải hối hả chuẩn bị lên đường. Đến khi chuẩn bị đi ngủ thì Châu-Ỷ nũng nịu nói:
-Gia gia! Con đói bụng quá à!
Châu-Trọng-Anh phì cười nói:
-Có đói thì cũng phải ráng nhịn thôi chứ có gì để ăn đâu? Mai ráng mà lo đi sớm, đến Song-Tĩnh sẽ nghỉ chân và luôn tiện tìm quán ăn cơm luôn thể.
Sau đó, ai nấy đều nằm xuống ngủ ngon lành. Chỉ có Châu-Ỷ vì ⬘kiến bò bụng⬙ () nên cứ nằm trằn trọc mãi không ngủ được.
Châu-Ỷ nằm bên cạnh Lạc-Băng, thấy nàng đã bắt đầu ngáy nhè nhẹ. Có lẽ là nàng đã ngủ rồi. Vừa lúc ấy thì Từ-Thiện-Hoằng lại từ từ ngồi dậy. Châu-Ỷ để ý thử xem chàng ta làm gì thì thấy chàng đến gần chỗ cột mấy con ngựa. Châu-Ỷ càng lấy làm lạ cố ngước đầu dậy nhìn thử nhưng đêm tối quá nên không nhìn được gì. Nàng lại thấy Từ-Thiện-Hoằng mở cái gói trên yên ngựa lấy ra một vật gì đem lại chỗ chàng nằm ban nãy.
Không nhịn được, Châu-Ỷ rón rén đi lại chỗ Từ-Thiện-Hoằng rình thử. Nàng chợt nghe rõ ràng như chàng đang nhai một cách ngon lành. Châu-Ỷ tin rằng Từ-Thiện-Hoằng lấy vật thực đem theo ra ăn. Nàng không hiểu chàng đang ăn cái gì mà miệng cứ nhai rào rào, mà mùi thơm lại bốc lên phưng phức. Bụng đang đói như cào, Châu-Ỷ nhìn thấy Từ-Thiện-Hoằng ăn mà thèm đến ⬘nhỏ rãi⬙.
Vật thực mà Từ-Thiện-Hoằng đang ăn là một thứ bánh rất ngon, có tiếng nhất ở Túc-Châu mà chàng mua ở Hạnh-Hoa tửu lâu cùng với một rượu đem theo.
Từ-Thiện-Hoằng vừa ăn vừa nhai tóp tép, thỉnh thoảng lại buông tiếng khen ngon làm cho Châu-Ỷ càng thêm ⬘nhức nhối⬙ cái dạ dày. Nàng khó chịu vô cùng. Nhìn chàng ăn ngon lành thì chịu không nổi, mà không lẽ lại chịu hạ mình đến xin!
Mùi thơm của bánh chưa hết thì lại đến mùi rượu ngon Túc-Châu đập vào mũi của Châu-Ỷ. Biết rằng có đứng đén qụy gối cũng chẳng được Từ-Thiện-Hoằng mời ăn uống gì nên nàng lại thui thủi một mình về chỗ mình nằm lại như cũ.
Ác làm sao, mùi bánh với mùi rượu cứ tiếp tục bay tới mũi Châu-Ỷ mãi. Liếc mắt nhìn sang, lại thấy Từ-Thiện-Hoằng cứ ăn xong một miếng bánh lại đưa bình rượu lên tu một cái ra vẻ ngon lành vô cùng. Giá mà không có ác cảm với Từ-Thiện-Hoằng có lẽ Châu-Ỷ cũng đánh liều sang xin một vài cái bánh và ít hớp rượu rồi. Nhưng với người mình ghét mà phải mở miệng ra cầu lụy thì thật là chuyện không thể nào làm được! Do đó mà Châu-Ỷ đành nuốt nước miếng mà chịu trận.
Thấy Từ-Thiện-Hoằng hết khen bánh ngon lại khen rượu thơm, Châu-Ỷ không còn chịu đựng nổi nữa nên ngồi vùng dậy lớn tiếng nói:
-Đã nửa đem canh ba rồi mà sao chú mày còn thức uống rượu mà không chịu để yên cho người ta ngủ? Bộ muốn phá đám hả?
Từ-Thiện-Hoằng cười nói:
-Sao mà ngộ vậy không biết? Người ta có bánh ngon thì cứ ăn, có rượu ngon thì cứ uống! Còn cô em muốn ngủ thì cứ ngủ chứ ai bảo thức làm gì? Ai cũng có quyền tự do của chính mình, muốn làm gì thì làm chứ có đụng chạm gì nhau đâu? Nhưng thôi, cũng được! Để chiều ý cô em, ta không uống nữa!
Từ-Thiện-Hoằng sau đó để bầu rượu xuống đất, nằm ngáy pho pho như đã ngủ ngon giấc từ bao giờ. Bầu rượu không đậy nắp tỏa lên bay vào mũi Châu-Ỷ như khiêu khích.
Thì ra lúc dùng bữa tại Hạnh-Hoa tửu lầu ở Túc-Châu ban chiều, Từ-Thiện-Hoằng để ý nhìn, thấy Châu-Ỷ cũng thuộc loại tửu lượng khá, hơn hẳn Lạc-Băng rất xa. Rượu ở Túc-Châu vốn thơm ngon có tiếng, hễ ai đã uống qua một lần là khó mà quên được. Vì vậy, Từ-Thiện-Hoằng mới nghĩ ra một kế để phá Châu-Ỷ một phen chơi. Chàng bí mật nói với tửu bảo gói riêng cho chàng một hũ rượu thượng hảo hạng và chừng hơn một chục bánh nhân thịt thật ngon lành rồi giấu vào một chiếc túi buộc bên yên ngựa. Chàng tin rằng tối nay thế nào Châu-Ỷ cũng đói bụng dọc đường và chàng sẽ có cơ hội thi hành ⬘kế ranh⬙ của mình.
Quả nhiên không ngoài sự tiên liệu của Từ-Thiện-Hoằng, sau khi chuyện trò xong, sửa soạn đi ngủ thì Châu-Ỷ lên tiếng than đói bụng. Chờ cho Châu-Trọng-Anh và Lạc-Băng ngủ rồi, và lắng tai nghe Châu-Ỷ vẫn trằn trọc, Từ-Thiện-Hoằng mới lấy bánh ra ăn và rượu ra uống.
Châu-Ỷ sau đó chịu không được, rón rén ra nhìn trộm Từ-Thiện-Hoằng ăn bánh uống rượu. Nhất cử nhất động của Châu-Ỷ, Từ-Thiện-Hoằng đều trông thấy hết nhưng cứ giả vờ như không biết gì cả. Đến khi Châu-Ỷ chịu không nổi nữa lên tiếng gây gổ, chàng mới đặt bình rượu xuống mà nằm ngáy. Chàng cố ý để bình rượu mở nắp để trêu tức Châu-Ỷ cho nàng thèm.
Châu-Ỷ cố nhắm mắt ngủ, nhưng mùi rượu cứ bốc lên mãi nên không làm sao nằm yên được. Nàng ngồi dậy đến chỗ Châu-Trọng-Anh ngủ. Lúc ấy trời trong sao tỏ nên Châu-Ỷ trông thấy bên gối của ông ta có ⬘hai sợi⬙ thiết-đảm sáng ngời hào quang. Một ý nghĩ nảy ra trong đầu, Châu-Ỷ rón rén lấy một sợi thiết đảm cầm tay đi đến chỗ Từ-Thiện-Hoằng đang nằm. Đưa sợi thiết-đảm lên cao, Châu-ỷ giáng xuống một cái thật mạnh ngay bầu rượu của Từ-Thiện-Hoằng một cái vỡ tan tành, rượu đổ ra thơm ngát cả một khoảng. Lúc đó, Châu-Trọng-Anh vẫn ngáy vang như sấm, còn Lạc-Băng thì khẽ trở mình nói mớ vài câu.
Châu-Ỷ chưa hết giận, miệng lẩm bẩm:
-"Có thế mới vừa bụng ta! Cho hết uống!"
Đập vỡ bình rưoơu xong, Châu-Ỷ liền kéo sợi thiết-đảm trở về. Nhưng nàng bỗng có cảm tưởng như ở đầu kia như có sức vô hình kéo trở lại. Để ý nhìn kỹ, Châu-Ỷ thấy Từ-Thiện-Hoằng đang nắm chặt lấy đâu kia của sợi dây thiết-đảm kéo lại. Châu-Ỷ gồng hết sức cố kéo thi với Từ-Thiện-Hoằng. Bỗng nhiên, chàng đứng dậy đưa tay giật một cái thật mạnh, Châu-Ỷ không giữ được thăng bằng, ngã chồm ra phía trước ôm chầm lấy Từ-Thiện-Hoằng. Châu-Ỷ thét lên một tiếng, nhảy qua một bên rồi dùng sức tiếp tục kéo nữa. Từ-Thiện-Hoằng không chịu nhường, chàng ghì mãi sợi dây cho đến khi Châu-Ỷ chịu buông rời ra thì thôi.
Châu-Ỷ nghĩ mà lo, lỡ chẳng may mọi người thức dậy mà trông thấy cảnh cô nam quả nữ giằng co như thế này thì thật là ê mặt nên chi bằng để đến sáng mai mách lại với thân phụ là hơn. Nghĩ vậy, Châu-Ỷ liền buông sợi thiết-đảm ra, trở lại chỗ mà nằm ngủ, trong lòng vô cùng hậm hực. Lạc-Băng lúc đó chợt trở mình cười lên mấy tiếng khúc khích nhưng mắt vẫn nhắm nghiền như có lẽ là đang mơ thấy điều gì vui thú trong giấc mộng. Du vậy, Châu-Ỷ cũng thẹn thùng đến đỏ cả mặt.
Sáng ra, lúc chưa tan sương, Châu-Ỷ đã thức dậy ngồi một mình chải tóc. Chờ đến ánh dương vừa lên, Châu-Trọng-Anh và Lạc-Băng mới thức dậy.
Phải một lát sau, Từ-Thiện-Hoằng mới thức dậy. Chàng làm bộ giật mình, đưa tay dụi mắt, miện nói như ngớ ngẩn:
-Ủa! Cái này mới lạ chứ! Tại sao vậy? Chuyện gì đã xảy ra trong đêm qua?
Châu-Ỷ suốt một đêm không ngủ được, vừa đói bụng, vừa thẹn thùng ê chề giờ lại thấy Từ-Thiện-Hoằng làm bộ làm tịch chọc ghẹo mình cắn răng mím môi, nghĩ cách đối phó làm sao cho đích đáng. Nhưng nàng chưa kịp mở lời đã nghe Từ-Thiện-Hoằng nói với Châu-Trọng-Anh:
-Châu bá phụ! Sợi dây thiết-đảm của bá phụ sao lại nằm ở chỗ này? Còn bầu rượu của tiểu điệt lại bể nát như cám vậy chứ? Không chừng đem qua có con khỉ nào trên cây ngửi thấy mùi rượu ngon ở Túc-Châu lén nhảy xuống uống thử chứ gì! Uống quá nên say, ⬘con khỉ con⬙ đó nhìn thấy sợi thiết-đảm của bá phụ nên cầm lên múa thử nhưng vì không biết múa thành ra giáng xuống bầu rượu làm bể nát. Con khỉ con này thật là thông minh và liếng thoắng! Nó đập bể nát bầu rượu của tiểu điệt thế mà tiểu điệt ngủ say sưa đến độ chẳng hay biết gì cả. Con khỉ con chơi kỳ cục thật!
Châu-Trọng-Anh nghe Từ-Thiện-Hoằng nói không nhịn được, cười lên sặc sụa nói:
-Hiền điệt diễu có duyên lắm! Nói khôi hài như thế thì đố ai mà không cười cho được! Ở vùng này làm gì có khỉ mà lão đệ bảo là khỉ con quấy phá!
Lạc-Băng cũng cười nói:
-Ở đây chắc chắn là không có khỉ rồi! Mà cho dù có cũng không phải là khỉ xuống phá thất ca đâu, đừng nghi oan! Nếu tôi không lầm thì đêm qua tiên nữ xuống phá thất ca bằng cách đập bể bầu rượu cho bõ ghét vì ai bảo thất ca nửa đêm còn ăn bánh thịt với uống rượu ngon báo hại tiên nữ không ngủ được!
Cả hai người ngồi cười nói như bắp rang. Họ chỉ nói bóng nói gió chơi chứ chẳng ai có ý xỉa xói gì đến Châu-Ỷ cả. Mà Châu-Ỷ cũng chẳng có gì phải buồn. Nàng chỉ giận Từ-Thiện-Hoằng gọi nàng là ⬘khỉ con⬙ nên định bụng sẽ trả thù.
Trước khi lên đường, Từ-Thiện-Hoằng lấy bánh nhân thịt mua ở Hạnh-Hoa tửu lâu đem ra mời mọi người ăn lót lòng. Riêng chỉ có Châu-Ỷ thà nhịn đói chứ nhất định không chịu ăn, cho dù Từ-Thiện-Hoằng hết sức ân cần mời mọc. Nàng nói thầm trong bụng:
-"Ăn làm gì cho hắn khinh! Nhịn đói một đêm còn được huống gì thêm mấy tiếng đồng hồ nữa!"
Khi đến Song-Tĩnh thì mặt trời chỉ mới lên cao được hơn nửa sào. Bốn người liền ghé vào một tiệm cơm nghỉ chân dùng bữa. Ăn uống no nê rồi, mọi người lại lên đường theo lộ trình Châu-Trọng-Anh phác họa từ chiều hôm trước.
Vừa ra khỏi Song-Tĩnh, thình lình Từ-Thiện-Hoằng và Lạc-Băng không hẹn mà cùng khom lưng xuống nhìn vào sát vách tường của một ngôi nhà cũ cỏ mọc rêu phong.
Châu-Ỷ đứng trước nên thấy rõ trên tường có gạch một hàng chữ và vẽ một lá bùa nét còn mới tựa như bút chưa ráo mực. Lá bùa và hàng chữ xen kẽ vào những nét vẽ và tuồng chữ trông y như của con nít nghịch ngợm vạch lên chơi. Nhưng chỉ có lá bùa và hàng chữ sắc xảo bên cạnh là dễ phân biệt nếu để ý cho kỹ.
Châu-Ỷ còn đang ngạc nhiên không hiểu gì thì Lạc-Băng bỗng vui mừng hớn hở reo lên như người bắt được của báu:
-Đây rồi! Hay quá! Tây-Xuyên Song-Hiệp đã tìm được tung tích của Văn tứ ca rồi! Họ để vội dấu hiệu lại cho chúng ta biết rồi lại tiếp tục truy tầm!
Chú thích:
(-) Thiếu-Lâm có nhiều tông phái vì mỗi vị cao đồ của Đạt-Ma Tổ-Sư sau khi xuống núi lại thâu học trò và lập ra môn phái riêng biệt tuy rằng tất cả cùng chung một gốc.
(-) Ấn chứng: dấu in làm chứng, ý nói để tìm những điểm tương đồng để truy ra gốc gác.
(-) Nói một cách gọn hơn là "tứ tuần".
(-) Âm phong: ngọn gió lạnh như từ cõi âm đưa lại.
(-) Thánh ý: ý của vua.
(-) Thánh chỉ: chiếu chỉ của vua, tức lệnh của vua.
(-) Kiến bò bụng: tiếng lóng của "giới giang hồ Việt-Nam", ám chỉ "đói bụng".