Thư Kiếm Ân Cừu Lục

chương 38: hoàng đế xin thề luôn một dạ -anh hùng cũng quyết chẳng hai lòng

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Vô-Trần nhận ra bóng người là Lục-Phỉ-Thanh thì im lặng không nói lời nào cả. Nhưng Trần-Chánh-Đức thì tay cầm nửa thanh kiếm gẫy đỏ mặt như muốn xông tới quyết đấu một trận sống chết.

Lục-Phỉ-Thanh cười nói:

-Thốc-Ưng huynh! Không nhận ra tiểu đệ sao?

Trần-Chánh-Đức ngẩn người ra, nhìn vào mặt Lục-Phỉ-Thanh một hồi, bất chợt reo lên:

-À! Miên-Lý-Châm đấy hả?

Lục-Phỉ-Thanh cười đáp:

-Vâng! Chính là tiểu đệ!

Tra kiếm vào vỏ, Lục-Phỉ-Thanh hướng về Quan-Minh-Mai nói:

-Đại tẩu! Hơn năm rồi không gặp! Võ công của chị còn cao siêu hơn trước rất nhiều.

Quan-Minh-Mai liền vòng tay đáp lễ lại. Nguyên Lục-Phỉ-Thanh giữ tầng thứ , thấy hai vợ chồng Thiên-Sơn Song Ưng tấn công lên tháp thì trong lòng nghi hoặc liền nhảy lên tầng lầu thứ núp vào một nơi xem chừng hành động để liệu bề mà xử sự. Sau khi nhìn thấy Quanh-Minh-Mai định ra tay giết chết Càn-Long rồi cùng với Hồng Hoa Hội phân bày mọi chuyện thì mới yên chí, chạy lên tầng thứ . Trần-Chánh-Đức cùng với Vô-Trần Đạo-Nhân vì đang đi đến giai đoạn khốc liệt nên không để ý đến ông ta. Thấy hai người đưa nhau vào thế ⬘cùng nhau thí mạng⬙ thì Lục-Phỉ-Thanh không đắn đo nữa, liền rút thanh Ngân-Bích-Kiếm nhảy xuống chặt gẫy kiếm của hai người, nhưng trên thực tế là cứu nguy cho cả hai.

Trần-Chánh-Đức lên tiếng nói:

-Lục hiền đệ! Thanh kiếm của hiền đệ quả là bảo vật hiếm có trên đời.

Thanh Ngân-Bích-Kiếm này do Lạc-Băng lấy được của Trương-Siêu-Trọng tại Bắc-Cao-Phong trao cho Trần-Gia-Cách. Hiểu rõ thanh kiếm này là một bảo vật trấn môn của Võ-Đang nên Trần-Gia-Cách bèn trao lại cho Lục-Phỉ-Thanh.

Lục-Phỉ-Thanh cười đáp:

-Thật sự là của người khác không phải của đệ. Chẳng qua là chỉ tạm thời nằm trong tay đệ mà thôi. May nhờ thanh bao kiếm này, nếu không với bản lãnh của hai vị thì thử hỏi trong thiên hạ còn ai đủ sức tách rời ra được?

Nhờ câu nói khôn khéo của Lục-Phỉ-Thanh mà lắng dịu được tất cả mọi hiềm khích. Cả Vô-Trần Đạo-Nhân và Trần-Chánh-Đức nghe xong đều thỏa mãn, vui vẻ nói cười, kết thân với nhau.

Lục-Phỉ-Thanh cả cười nói:

-Không đánh nhau, không thành bạn tương thức!

Sau đó mọi người cùng nhau lần lượt tự giới thiệu, làm quen với nhau. Lục-Phỉ-Thanh nói với Thiên-Sơn Song-Ưng:

-Tôi ngỡ anh chị cùng nhau hưởng nhàn tại Thiên-Sơn chứ có ngờ đâu lại đến Giang-Nam để tìm giết Hoàng-Đế.

Quan-Minh-Mai nói:

-Chắc quý vị đều biết qua đồ đệ của tôi là Tiêu-Thanh-Đồng. Chính vì chuyện của tiểu đồ mà tôi phải tái xuất giang hồ mà ra tay. Càn-Long vô cớ đem binh đánh Hồi-bộ. Cha của tiểu đồ là Mộc-Trác-Luân đem quân chống lại, nhưng thua luôn mấy trận vì quân giặc quá đông. Sau nhờ việc quân Thanh bị cướp hết lương thực tại sông Hoàng-Hà...

Lục-Phỉ-Thanh bỗng chặn lại giải thích:

-Các vị anh hùng Hồng Hoa Hội vì muốn tương trợ Mộc-Trác-Luân anh hùng nên mới ra tay chỉ huy vụ cướp ấy.

Quan-Minh-Mai nhìn Trần-Gia-Cách mỉm cười nói:

-Hèn chi mà ⬘nàng⬙ tặng cho ⬘chàng⬙ thanh đoản kiếm ấy...

Trần-Gia-Cách vội vàng cải chính:

-Nàng tặng cho tại hạ đoản kiếm này trước vụ cướp lương ấy. Lần ấy Mộc-Trác-Luân anh hùng đem quân đến quyết đoạt lại Khả-Lan-Kinh. Giữa đường tình cờ gặp nhau nên ra tay tương trợ...

Quan-Minh-Mai ngắt lời:

-Quả là vậy! Không đủ lương thảo nên quân Thanh bị thua một trận lớn. Nắm được cơ hội, Mộc lão anh hùng dùng áp lực cầu hòa, đưa hai chiếc ngọc bình làm cống phẩm. Nhưng sau Triệu-Huệ được tiếp tế lương thảo đầy đủ lại kéo quân tiếp tục tấn công...

Lục-Phỉ-Thanh nói:

-Quan binh Mãn-Thanh chẳng bao giờ giữ chữ tín! Chỉ tham lợi và háo sát!

Quan-Minh-Mai nói:

-Mộc-Trác-Luân anh hùng chống không nổi. Xứ Hồi bị quân Thanh đàn áp thê thảm. Vợ chồng chúng tôi vì chuyện này mà tình nguyện lãnh nhận sứ mệnh đi thương thuyết. Vợ chồng chúng tôi xưa nay nào có thích làm chuyện này bao giờ!

Trần-Chánh-Đức lớn tiếng nói:

-Tại mụ già cả đấy!

Quan-Minh-Mai đáp:

-Vâng, tại tôi cả! Chỉ vì tôi không chịu được cảnh nhìn quân Thanh chà đạp xứ Hồi hiền lành, già trẻ, trai gái thậm chí đến con nít đều phải chết dưới gươm đao của quân Thanh tàn bạo. Chứ còn lão già thì nào có chút nào động tâm đâu!

Trần-Chánh-Đức ⬘hừ⬙ một tiếng, toan cãi lại thì Lục-Phỉ-Thanh khuyên:

-Đại ca, đại tẩu! Vợ chồng già rồi sao cứ ăn thua đủ với nhau mãi như thế!

Quan-Minh-Mai lườm chồng một cái rồi nói tiếp:

-Chúng tôi không muốn đi thương thuyết một chút nào cả, mà chỉ muốn đi giết phứt tên Triệu-Huệ kia cho xong. Nhưng nghĩ lại nếu giết tên Chinh Tây Nguyên-Soái này thì lại sẽ mọc ra một tên khác thôi, sao cho bằng tìm ngay tên đầu não Hoàng-Đế Mãn-Thanh giết đi là xong chuyện.

Trần-Chánh-Đức hậm hực nói:

-Quý vị bắt được hắn, chúng tôi rất thích thú. Nhưng tôi có điều thắc mắc, không hiểu tại sao không một đao giết phứt hắn đi cho rồi để mà rảnh tay làm chuyện khác có hay hơn không!

Vô-Trần Đạo-Nhân nói:

-Còn những việc lớn hơn thế nhiều! Một nhát đao hay một mũi kiếm không thể nào giải quyết được đâu!

Trần-Chánh-Đức giận dữ nói:

-Dân chúng xứ Hồi nào có tội tình gì mà chúng lại đi tàn sát dã man tàn bạo như thế? Không dùng đao kiếm để giải quyết với chúng thì chẳng lẽ đợi thương thuyết với cái bọn không chút tín nghĩa kia à?

Sợ hai bên tranh cãi nhau để tổn hòa khí, Triệu-Bán-Sơn ghét tai Vô-Trần Đạo-Nhân nói nhỏ:

-Đạo trưởng nhị ca! Chúng ta nên đặt đại nghĩa lên trên tất cả, đừng tranh caĩ làm gì nữa.

Vô-Trần Đạo-Nhân thấm ý, gật đầu. Đột nhiên, tên từ dưới tháp bắn lên liên hồi, như mưa. Vô-Trần Đạo-Nhân nhìn Trần-Chánh-Đức đề nghị:

-Chúng ta cùng xuống dưới, lăn xả vào đánh đám xạ thủ Mãn-Thanh xem tài nghệ ai cao hơn nhé?

Trần-Chánh-Đức tán thành:

-Đồng ý!

Dứt lời, cả hai người cùng nhau nhảy ra ngoài tháp. Xạ thủ quân Thanh thấy vậy đua nhau nhắm hai người bắn tên như mưa. Vô-Trần Đạo-Nhân cùng Trần-Chánh-Đức cùng đưa hai tay ra bắt lấy dễ dàng như đồ chơi. Không ai bảo ai, cả hai cùng xoay ngược những mũi tên lại ném xuống trả lại đám Thanh-binh. Nỗi một mũi tên ghin vào một tên quân ngã xuống chết ngay tại chỗ.

Bạch-Chấn liền ra lệnh cho xạ-thủ nhắm vào Vô-Trần Đạo-Nhân bắn liên tục không ngừng. Vô-Trần Đạo-Nhân lại dùng thủ pháp cũ, đưa tay ra bắt lấy; nhưng tên bắn nhiều quá, bắt không xuể. Trần-Chánh-Đức thấy thế vội bay đến giúp Vô-Trần Đạo-Nhân gạt bớt tên. Đám xa thủ quân Thanh lại nhắm Trần-Chánh-Đức buông một loạt tên; đến phiên Vô-Trần phải giúp Trần-Chánh-Đức gạt tên. Hai người giúp qua giúp lại, cùng nhìn nhau khẽ cười một tiếng.

Triệu-Bán-Sơn thấy tên bắn mỗi lúc một nhiều, liền móc ra một nắm phi tiêu, định nhảy xuống giúp Vô-Trần Đạo-Nhân cùng Trần-Chánh-Đức một tay thì Từ-Thiện-Hoằng đến gần nói nhỏ vào tai Trần-Gia-Cách vài câu. Sau đó Trần-Gia-Cách lại nói nhỏ với vua Càn-Long.

Vua Càn-Long từ từ đi xuống tầng lầu thứ , Trần-Gia-Cách đi theo sau. Vua Càn-Long mở cửa sổ bước ra nói lớn:

-Trẫm ở đây!

Lý-Khả-Tú, Bạch-Chấn cùng đám thị vệ cùng toàn thể đám Thanh-binh quỳ xuống hô lớn:

-Vạn tuế! Vạn tuế!

Càn-Long nghiêm nét mặt gọi lớn:

-Trẫm đang bận chút việc. Cách ngươi không được loạn động. Mau lui lại đàng sau.

Lý-Khả-Tủ tuân chỉ, ra lệnh cho quân lui lại đàng sau, ngoài tầm bắn của mũi tên.

Trần-Gia-Cách nói với Lục-Phỉ-Thanh:

-Xin tiền bối tiếp đãi giùm Thiên-Sơn Song-Ưng, nhị vị tiền bối. Tôi có chuyện cần thương lượng với Hoàng-Đế.

Trầng-Gia-Cách tiến tới gần Càn-Long hỏi:

-Đại ca đã quyết định xong chưa?

Càn-Long hậm hực nói:

-Ngươi định áp bức ta đó chăng?

Trần-Gia-Cách đáp:

-Đường-Cao-Tổ dấy nghiệp ở Thái-Nguyên, do dự khônh quyết, con thứ là Lý-Thế-Dân mạnh dạn đứng lên, nhờ vậy mới dựng nên được cơ nghiệp của nhà Đại-Đường. Tống-Thái-Tổ nếu không nhờ cuộc binh biến ở Trần-Kiều thì làm sao khoác được cẩm bào mà lập ra nhà Đại-Tống? Hai vị vua khai quốc ấy cũng bị con cái và thuộc hạ dùng thế lực áp bức, nhưng có đáng cho người đời sau ngưỡng mộ và bái phục chăng?

Càn-Long im lặng nghĩ ngợi. Trần-Gia-Cách nói tiếp:

-Tài năng của đại ca còn gấp bội Lý-Uyên và Triệu-Khuôn-Dẫn, chỉ cần quyết tâm khôi phục giang-san cho Minh triều thì sẽ có bao nhiêu anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, cả hắc đạo cũng như bạch đạo, ai lại không dốc lòng mà nghe lệnh của anh? Ngay như Hồng Hoa Hội, đây, đệ cũng bảo đảm là không người nào dám bất kính với anh cả.

Nghe Trần-Gia-Cách nói, Càn-Long vẫn lưỡng lự như còn hoài nghi điều gì. Trần-Gia-Cách như hiểu ý, nói tiếp:

-Tiểu đệ làm em, chỉ ao ước được nhìn đại ca hoàn thành đại sự là vui lòng lắm rồi. Công danh phú quý đối với đệ chẳng có nghĩa gì cả. Chờ ngày giúp anh đuổi xong giặc Mãn ra khỏi bờ cõi, đệ chỉ xin đại ca một điều là cho tiểu đệ được về ẩn dật nơi Tây-Hồ để cùng với bằng hữu ngày ngày uống rượu hưởng nhàn, vui với thiên nhiên những ngày còn lại.

Càn-Long nói:

-Sao ngươi lại nói như vậy? Sau khi hoàn thành đại sự thì mọi việc từ triều chính cho đến binh bị ta phải nhờ đệ phù tá một tay chứ!

Trần-Gia-Cách nói:

-Điều này tiểu dệ phải nói trước với đại ca. Anh không thể bắt em ở lại lo việc triều chính với anh được. Anh dư biết em cũng như đám thuộc hạ không rành, không hiểu biết lễ nghĩa của thiên triều. Họ cũng như em, chỉ thích sống tự do phóng túng. Nhưng trước sau cũng vẫn giữ cái đạo làm bầy tôi với đại ca.

Càn-Long vỗ vào bàn một cái nói:

-Tốt lắm! Vậy ngươi có biện pháp gì đây?

Trần-Gia-Cách cả mừng hỏi:

-Anh không còn chút do dự nào chứ?

Càn-Long nói:

-Chẳng chút do dự nào nữa. Nhưng ta có một việc muốn nhờ ngươi. Vu-Vạn-Đình trước đây có nói là để mấy vật quan trọng ở xứ Hồi chứng minh thân thế của ta. Ngươi sang bên đó lấy về cho ta xem. Khi biết chắc chắn mọi chuyện rồi, ta sẽ cùng ngươi chung lo đại sự mà chẳng còn nghi ngờ gi cả.

Trần-Gia-Cách đáp:

-Việc ấy có lý! Để ngay sáng mai tiểu đệ đích thân khởi hành đi lấy về.

Càn-Long nói:

-Khi ngươi trở về, ta lập tức phong ngươiu chức Đại-Tổng-Quản Ngự-Lâm-Quân. Sau đó, ta sẽ từ từ cất nhắc ngươi lên làm Cửu-Mông Đề-Đốc. Sau đó ngươi cứ lần lượt mà chuyển binh quyền từ từ cho người Hán, bọn bộ hạ thân tín của ngươi. Chờ khi ta phong chức Binh-Bộ Thượng-Thư, phân tán quân đội Bát-Kỳ () xong, lúc đó ngươi có thể khởi đầu đại sự.

Trần-Gia-Cách nghe cả mừng nói:

-Hoàng-Thượng lo liệu kế sách lâu dài sâu sắc và chu đáo thế này thì lo gì đại sự chẳng thành.

Dứt lời, Trần-Gia-Cách quỳ xuống làm lễ vua tôi. Vua Càn-Long vội vàng đỡ dậy. Trần-Gia-Cách lại nói:

-Bây giờ thần xin đưa Hoàng-Thượng về.

Càn-Long gật đầu nói:

-Hay lắm!

Trần-Gia-Cách vỗ tay một cái, Tâm-Nghiện lập tức đem lên một cái rương quần áo, có đầy đủ áo mão của Hoàng-Đế cho Càn-Long thay.

Trần-Gia-Cách sau đó xoay qua quần hùng nói:

-Mời tất cả mọi người đến tham kiến Hoàng-Thượng.

Chờ quần hùng có mặt đông đủ xong, Trần-Gia-Cách kể hết mọi chuyện, nói:

-Sau này chúng ta sẽ phò tá Hoàng-Thượng, chung lo đại sự. Ai lòng dạ đổi dời để lộ cơ mật thì trời tru đất diệt.

Mọi người sau đó thích huyết ăn thề. Càn-Long uống trước một chén rượu. rồi mọi người ai nấy cùng uống theo. Chỉ riêng Trần-Chánh-Đức và Quan-Minh-Mai cười nhạt, đứng sang một bên.

Lục-Phỉ-Thanh nói:

-Mời đại ca cùng đại tẩu uống mỗi bị một hớp.

Trần-Chánh-Đức nói:

-Lời nói của quan lại xưa nay vốn đã khó tin rồi! Huống hồ đây là lời hứa của kẻ cầm đầu quan lại!

Quan-Minh-Mai nói:

-Miễn là Hoàng-Thượng chịu giữa lời, chịu khôi phục lại giang san cho người Hán thì với bổn phận bầy tôi, hai vợ chồng già này làm được gì sẽ chẳng bao giờ từ nan. Nhưng rượu thì chúng tôi không uống.

Thình lình Trần-Chánh-Đức đưa tay vào tường móc ra một viên gạch, bóp cho nát vụn rồi cất tiếng nói:

-Kẻ nào bội ước, bán đứng đồng đạo, tiết lộ tâm cơ để hoảng đại sự sẽ như viên đá này!

Càn-Long nhìn thủ pháp của Trần-Chánh-Đức quá ư lợi hại thì không khỏi giật mình. Nhà vua nói:

-Tất cả hãy vững tin vào ta.

Trần-Gia-Cách nói:

-Thật là quý hóa thay! Chúng ta cùng đưa Hoàng-Thượng ra khỏi tháp.

Vệ-Xuânb-Hoa ra đứng trước tháp gọi lớn:

-Các ngươi mau tới nghênh đón Hoàng-Thượng!

Lý-Khả-Tú và Bạch-Chấn nửa tin nửa ngờ, sợ Hồng Hoa Hội lập quỷ kế nên cho quân phòng bị sẵn sàng rồi mới kéo tới gần tháp. Quả nhiên, vua Càn-Long từ bên trong tháp ung dung bước ra. Lý-Khả-Tú sụp xuống làm lễ tham kiến, Bạch-Chấn đêm đến một con tuấn mã. Quần hùng cũng đưa tiễn Càn-Long ra.

Càn-Long leo lên yên ngựa nói:

-Trẫm hẹn với bọn họ đến đây uống rượu ngâm thơ, nghỉ ngơi vài hôm để lấy lại sức. Các ngươi lại đến quấy phá làm lớn chuyện, phá trẫm mất vui!

Bạch-Chấn sợ hãi tâu:

-Nô tài thật đáng muôn thác, xin bệ hạ tha tội.

Lý-Khả-Tú sau đó hộ giá Càn-Long trở về Hàng-Châu. Quần hùng trở lại tháp. Trần-Chánh-Đức nói:

-Nay việc đã tạm yên ổn. Hai vợ chồng chúng tôi cũng chẳng còn việc gì ở đây nữa. Được quen biết Châu lão anh hùng cùng các vị hào kiệt của Hồng Hoa Hội, và gặp lại người bạn cũ sau năm cách biệt thật là hân hạnh và may mắn vô cùng.

Trần-Gia-Cách nói:

-Nhị vị tiền bối chẳng mấy khi có dịp đến Giang-Nam chơi, sao không nán lại mấy hôm để cho anh em Hồng Hoa Hội chúng tôi được hân hạnh tiếp đãi mà lại về gấp thế?

Trần-Chánh-Đức nói:

-Thôi, xin hẹn có cơ hội khác mình tái ngộ sau. Vô-Trần đạo-trưởng, lúc đó tôi sẽ thi tửu lượng với bạn xem ai hơn ai kém.

Vô-Trần Đạo-Nhân cười đáp:

-Cái đó thì bần đạo xin chịu thua trước.

Vợ chồng Thiên-Sơn Song-Ưng xin cáo từ. Trần-Gia-Cách tiễn hai người ra ngoài. Quan-Minh-Mai thân mật hỏi:

-Chẳng hay Tổng-Đà-Chủ đã yên bề gia thất chưa?

Trần-Gia-Cách đỏ mặt đáp:

-Dạ, chưa!

Quan-Minh-Mai lại hỏi:

-Đã có ý trung nhân chưa?

Trần-Gia-Cách lại đáp:

-Cũng chưa có, thưa tiền bối.

Quan-Minh-Mai mỉm cười bỗng lớn tiếng nói:

-Nếu sau này Tổng-Đà-Chủ mà vô tình vô nghĩa phụ rẫy người tặng kiếm, mụ già này nhất định sẽ không bỏ qua đâu!

Trần-Gia-Cách chưa biết phải ăn nói ra làm sao thì Trần-Chánh-Đức đã lên tiếng thúc giục:

-Mụ già nhiều chuyện quá! Chúng ta mau sớm lên đường đi thôi.

Quan-Minh-Mai khẽ cau mày và huýt gió một tiếng. Bốn con chó từ đâu chạy ra quấn quít bên hai vợ chồng. Bóng hai người cùng bốn con chó càng lúc càng xa dần.

Trở về Lục-Hòa-Tháp, Trần-Gia-Cách bàn với quần hùng:

-Tôi phải đi gặp sư phụ lấy hai vật quan trọng cho Càn-Long như đã hứa. Các anh em hãy cùng tôi đến Thiên-Sơn để thăm Văn tứ ca cùng thập-tứ đệ luôn tiện.

Quần hùng vâng lời. Rồi một chiều, cả đám đột ngột đến Thiên-Sơn. Văn-Thái-Lai ngồi mội mình nét mặt đăm chiêu, thấy mọi người đến đông đủ cả thì rất là vui mừng, đứng dậy đón tiếp. Trần-Gia-Cách kể sơ qua cho Văn-Thái-Lai nghe những chuyện vừa qua , chàng bèn kéo mọi người vào thăm Dư-Ngư-Đồng. Vừa đến trước cửa phòng, mọi người đều nghe rõ có tiếng khóc của Dư-Ngư-Đồng.

Trần-Gia-Cách bước thẳng đến giường, kéo màn ra nhìn Dư-Ngư-Đồng nhỏ nhẹ nói:

-Thập-tứ đệ! Thương tích của em ra sao? Có điều gì làm cho em phiền lòng thế?

Dư-Ngư-Đồng đưa tay gạt lệ, nhưng vẫn không dám quay mặt lại nhìn mọi người, nói:

-Tiểu đệ rất cảm động được Tổng-Đà-Chủ và các anh em đến thăm. Vết thương của đệ đã đỡ nhiều, chỉ hiềm là da mặt đệ bị cháy nám, trông người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ!

Châu-Ỷ cười nói:

-Thập-tứ ca! Trang nam tử cần gì phải có một bộ mặt đẹp. Bộ anh sợ không cưới được vợ sao?

Lục-Phỉ-Thanh nói:

-Dư sư điệt xả thân cứu mạng cho bao nhiêu người, kể cả mạng của sư thúc đây! Sư điệt quả là một trang hào kiệt có một không hai trên đời. Thiên hạ anh hùng ai biết được chuyện này mà không ngưỡng mộ. Mặt của sư điệt càng xấu chừng nào, tất cả mọi người càng kính phục chừng đó. Hà tất phải có được một bộ mặt đẹp mới là hào kiệt được hay sao? Hiền điệt đừng nên nghĩ vẩn vơ mà buồn tủi làm gì!

Dư-Ngư-Đồng nghe nói xúc động khóc òa lên, nói:

-Lời sư thúc dạy rất phải.

Sự thật, trong lòng Dư-Ngư-Đồng mang nhiều tâm sự nan giải. Nạn hỏa tai làm mặt mũi chàng trở nên xấu đi chỉ là một cái cớ để cho chàng mượn mà chứa hết tất cả nước mắt vào trong đó.

Từ lúc lên Thiên-Sơn dưỡng bệnh, ngày nào Lạc-Băng cũng đều săn sóc thương tích cho chàng rất kỹ lưỡng, còn Văn-Thái-Lai thì ngày nào cũng đến nói chuyện giải buồn, tìm lời an ủi.

Dư-Ngư-Đồng vốn mặc cảm chuyện yêu thương Lạc-Băng, lại càng ăn năn hối hận chuyện mình lầm lỗi để suýt nữa đắc tội với nàng. Chàng định liều mạng cứu Văn-Thái-Lai để đền bù lại những chuyện sai lầm, nhưng chẳng ngờ lại không chết, còn làm cho Văn-Thái-Lai phải lo lắng thêm cho chàng. Không những thế, chàng còn được Lý-Mộng-Ngọc cứu sống và đem lòng yêu thương. Dư-Ngư-Đồng rất cảm động, nhưng tự biết khó mà đáp lại được chân tình của Lý-Mộng-Ngọc cho nên lại càng đau khổ. Vì vậy Dư-Ngư-Đồng cảm thấy như mình không được chết như ý muốn mà phải sống thừa...

Quần hùng Hồng Hoa Hội dù thương xót, nhưng chẳng ai biết phải dùng lời gì để an ủi Dư-Ngư-Đồng...

Trần-Gia-Cách thương lượng với Từ-Thiện-Hoằng một lúc rồi cả hai đều tỏ vẻ hớn hở như hài lòng lắm. Họp quần hùng lại, Trần-Gia-Cách phân công:

-Cửu ca và thập-nhị ca mau đi Bắc-Kinh ngay để dò xem Hoàng-Đế có giữ lời hứa không hay là lại tính mưu độc để sát hại bọn ta đây. Ngũ ca và lụa ca chịu khó đi Vân-Nam và Tứ-Xuyên để liên lạc với nhóm hào kiệt vùng Tây-Nam. Bát ca hã đi Tô-Châu, Giang-Nam và Hồ-Bắc, còn thập-tam ca đi Quảng-Đông và Quảng-Tây. Công việc liên lạc với các nghĩa sĩ anh hùng rất quan trọng, xin tất cả cố gắng. Tam ca cùng với hai cha con Mã đại ca liên lạc các vùng Triết-Giang, Mân, Dĩnh. Còng Sơn-Đông và Hà-Nam thì nhờ Lục lão tiền bốt chủ trì. Cách tỉnh thuộc vùng Tây-Bắc xin Châu lão anh hùng, Mạnh đại ca, An nhị ca và Châu cô nương. Văn tứ tẩu và thập ca xin tiếp tục chăm sóc tứ ca và thập tứ đệ. Còn thất ca và Tâm-Nghiện sẽ đi theo tôi sang xứ Hồi. Công tác của tất cả chúng ta chuyến này, tóm lại là để kết giao với anh hùng hào kiệt bốn phương nhằm mục đích tạo vây cánh để dựng lên cơ sở sau này. Hẹn nhau đúng một năm, chúng ta sẽ gặp nhau tại kinh sư. Lúc bấy giờ Văn tứ ca và thập tứ đệ cũng đã hoàn toàn bình phục. Nếu phải sử dụng đến sức mạnh, lực lượng chúng ta cũng vẫn được mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trần-Gia-Cách nói xong hăng hái vỗ bàn một cái mạnh rồi đứng dậy. Mọi người ai nấy đều lên tinh thần, hưởng ứng, thề cùng nhau hoàn thành công tác giao phó.

Châu-Trọng-Anh sau đó đề nghị với Trần-Gia-Cách chính thức làm lễ thành hôn cho Châu-Ỷ sánh duyên cùng Từ-Thiện-Hoằng. Trong khi mọi người hoah hỉ tánh thành vỗ tay ca ngợi thì bên ngoài có tiếng vó ngựa dừng lại.

Lạc-Băng từ ngoài tay bưng một cái hộp chạy vào trong nói:

-Xin mời tất cả đến xem món này hay lắm!

Trước sự ngạc nhiên của tất cả. Lạc-Băng từ từ mở chiếc hộp ra. Một ánh sáng chói lòa rạng lên. Thì ra đó là hai chiếc ngọc bình của Hồi-bộ cống nạp cho Càn-Long để cầu hòa.

Quần hùng trợn tròn đôi mắt hỏi:

-Làm sao lấy được?

Lạc-Băng đáp:

-Tôi nói với tứ ca rằng trên ngọc bình có hình mỹ nhân xinh đẹp như tiên nga, linh động như người thật mà tứ ca không tin.

Từ-Thiện-Hoằng pha trò:

-Thế nào tứ ca cũng bảo: ⬘Ở trên đời làm gì có người nào mà đẹp và linh động như thế, tôi nhất định không tin!⬙. Có phải tứ ca bình phẩm như vậy không?

Lạc-Băng nghe nói phá lên cười. Từ-Thiện-Hoằng biết mình đã đoán đúng liền nói thêm:

-Thế là tứ tẩu đến Hàng-Châu, vào tận phòng của Hoàng-Đế tạm trú ở dinh Tuần-Vũ lấy về đây?

Lạc-Băng đắc ý, gật đầu đáp:

-Phải, vì vậy mà tôi nhất định phải đến lấy về cho tứ ca được nhìn tận mắt để mà tin. Tùy ý Tổng-Đà-Chủ muốn giữ lấy hay đem đến trả cho chị Tiêu-Thanh-Đồng cũng không thành vấn đề.

Văn-Thái-Lai nhìn tỉ mỉ xem xét và trầm trồ khen ngợi. Lạc-Băng hỏi:

-Lời em nói với mình quả là khôn sai chứ?

Văn-Thái-Lai chỉ cười, khẽ lắc đầu và nói vắn tắt:

-Vẫn không đẹp bằng người thật bên anh!

Lạc-Băng nghe nói ửng hồng đôi má, khẽ lườm Văn-Thái-Lai một cái. Trần-Gia-Cách nhìn hai chiếc ngọc bình rồi nghiêm nghị nói:

-Tứ tẩu không nên quá mạo hiểm như vậy chỉ vì trò đùa vui chơi với Văn tứ ca. May mà các thị vệ cao thủ của Càn-Long cùng kéo đến Lục-Hòa-Tháp cả, nếu không thì tứ tẩu nguy rồi. Nếu chẳng may chị có mệnh hệ gì thì có phải Hồng Hoa Hội mất đi một đương gia đắc lực và Văn tứ ca mất một hồng nhan tri kỷ hay không?

Nghe Trần-Gia-Cách nói vậy, Lạc-Băng liền cúi đầu tạ tội:

-Thưa, Tổng-Đà-Chủ dạy rất đúng. Lạc-Băng đã biết lỗi rồi.

Chú thích:

(-) Bát-Kỳ: quân-đoàn mạnh nhất của Mãn-Thanh, chỉ do các Thân-Vương Mã-Thanh cai quản.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio